VỀ MẦU NHIỆM THÁNH THỂ
Lm. Antôn
Nguyễn Đức Khiết
NHẬP ĐỀ
Trong suốt 5 thế kỷ đầu của Giáo Hội,
cử hành Phép Rửa và Thánh Thể là một cử hành duy nhất, không ngắt quãng. Thánh
Thể là “chóp đỉnh” hoàn tất hành trình khai tâm Kitô giáo. Bí tích Thánh Thể là
mầu nhiệm rất thánh chỉ dành cho những người đã chịu phép Rửa tội (Sancta
sanctis). Người dự tòng và hối nhân không được phép dự Tiệc Thánh.
Họ phải ra về khi phó tế tuyên bố “Ai không được phép tham dự Tiệc Thánh, hãy
ra về !”.
Như vậy,
trong suốt 5 thế kỷ đầu, không một người tín hữu nào nghi ngờ về sự hiện diện
thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Trong thời kỳ dự tòng, các ứng viên
Phép Rửa được giảng dậy về “giáo lý Phép Rửa” hay “giáo lý dự tòng”. Trong tuần
bát nhật phục sinh, các tân tòng được giảng dậy về “giáo lý nhiệm huấn”, tức là
những bài giáo lý liên hệ trực tiếp đến các mầu nhiệm mà họ vừa mới lãnh nhận
trong đêm Phục sinh.
Do đó, mục
đích của các giáo phụ là giúp các tin hữu gặp gỡ chính Chúa Kitô mỗi khi họ lãnh nhận Thánh Thể,
bằng cách nhấn mạnh nhiều đến hiệu quả của Bí tích Thánh Thể hơn là hệ thống
hoá như thời Kinh viện.
Didachè hay “giáo lý của 12 tông
đồ” là một cuốn sưu tập nhỏ của “giáo lý Do thái – Kitô giáo” gồm 16 chương. Có
nguồn gốc từ các cộng đoàn tại Antiokia Syria, đượïc viết cho các Kitô hữu gốc
dân ngoại vào cuối thế kỷ I hay đầu thế kỷ II. Tác phẩm này được khám phá vào
năm 1873 tại Constantinople. Didachè để lại cho chúng ta chứng từ đầu
tiên liên quan đến những kinh để “tạ ơn” (eucharistia) trong hai chương 9 và
10. Còn chương 14, 1 thì cho chúng ta chứng từ về ngày Chúa nhật, ngày Hội
Thánh quy tụ lại để bẻ bánh và tạ ơn.
+ Didachè 9,
1-5 :
“Về vấn đề Lễ tạ ơn (eucharistia),
hãy tạ ơn như thế này :
Trướùc hết vì ly rượu :
lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha
vì cội nho thánh thiện của Đavít, tôi tớ Cha
mà Cha đã mạc khải cho chúng con,
nhờ Đức Giêsu, tôi tớ Cha !
Chúc tụng Cha vinh hiển đến muôn đời
! Amen !
Rồi vì tấm bánh đã được bẻ ra :
Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha,
vì sự sống và sự hiểu biết
mà Cha đã mạc khải cho chúng con,
nhờ Đức Giêsu, tôi tớ Cha !
Chúc tụng Cha vinh hiển đến muôn đời
! Amen !
Cũng như tấm bánh được bẻ ra đây,
Trước tiên được gieo vãi trên khắp ruộng đồng,
giờ đượïc thu lượm và trở thành một tấm bánh
thì xin cho Hội thánh Cha từ muôn phương
đượïc tụ họp về trong nước Cha,
Chúc tụng Cha vinh hiển
và uy quyền đến muôn đời ! Amen !
Bởi vì vinh quang và quyền năng thuộc
về Chúa.
Những ai chưa được rửa tội trong Danh Chúa,
thì không đượïc ăn
và uống trong bữa tiệc tạ ơn của anh em.
Đây là điều mà Chúa đã phán :
“Không được đưa của thánh cho chó” (Mt 7,6).
Trong
chương 9 này, Didachè nhắc tới bữa tiệc tạ ơn chỉ dành cho những người đã
chịu Phép Rửa nhân danh Chúa Giêsu. Tiệc tạ ơn này là “sự thánh”, do đó chỉ
dành cho những “người thánh” (Sancta sanctis). Sự hiệp nhất trong đức
tin Phép Rửa là điều kiện cần thiết để “ăn và uống trong bữa tiệc tạ ơn”. Tấm
bánh được bẻ ra trong bữa tiệc tạ ơn là dấu chỉ sự hiệp nhất của Hội Thánh.
+ Didachè 10,
1-7
“Sau khi ăn uống xong, hãy tạ ơn như sau :
Lạy Cha chí thánh, chúng con tạ ơn Cha,
vì Danh thánh Cha đã ghi vào lòng chúng con
và tạ ơn Cha vì sự hiểu biết, niềm
tin và ơn bất tử
mà Cha đã mạc khải cho chúng con,
nhờ Đức Giêsu, tôi tớ Cha !
Chúc tụng Cha vinh hiển đến muôn đời
! Amen !
Kính lạy Cha là Chúa cả toàn năng,
Cha đã tạo thành vũ trụ, vì Danh thánh Cha
Chính Cha đã ban cho con cái loài người
của ăn thức uống để họ tạ ơn Cha
Nhưng với chúng con,
Cha đã ưu đãi bằng của ăn thức uống thần linh
của sự sống đời dời, nhờ Đức Giêsu,
tôi tớ của Cha !
Chúng con tạ ơn Cha
vì quyền năng Cha trổi vượt trên tất cả,
Chúc tụng Cha vinh hiển đến muôn đời
! Amen !
Lạy Cha, xin nhớ đến Hội Thánh Chúa
Xin giải thoát Hội Thánh khỏi mọi sự dữ,
và kiện toàn trong tình thương của Chúa.
xin quy tụ Hội Thánh từ bốn phương trời
vào trong Nước Chúa
mà Chúa đã chuẩn bị sẵn cho,
Vì Chúa là uy quyền và vinh hiển đến
muôn đời ! Amen !
Ước gì ân sủng của Chúa mau đến
và trần gian này qua đi ! Amen !
Hosanna, con nhà Đavít !
Xin Đấng Thánh mau đến !
Ai chưa nên thánh, hãy sám hối !
Maranan-tha !
Amen !
Hãy để các ngôn sứ tuỳ nghi đọc lời chúc lành”
Trong chương 10 này, chúng ta thấy
niềm tin của tác giả sách Didachè vào Thánh Thể : Thánh Thể thực sự
là của ăn của uống thần linh, đem lại sự sống vĩnh cửu cho những ai lãnh nhận.
Ngoài ra, chúng ta thấy cấu trúc căn bản của lời kinh tạ ơn trong Didachè
như sau : chúc tụng, tạ ơn và cầu xin. Cấu trúc này rất gần với lời chúc tụng
sau bữa ăn của người Do thái được gọi là Birkat ha- Mazon.
+ Didachè
14, 1 :
“Ngày của Chúa, anh em hãy tụ họp lại để bẻ bánh và để
tạ ơn”
Trong câu này, chúng ta có
được chứng từ về ngày Chúa nhật. Ngày Chúa nhật là ngày Giáo Hội tụ
họp lại để cử hành bẻ bánh và tạ ơn, tên gọi của Thánh Thể.
Trong thời kỳ giáo phụ, mầu nhiệm Thánh Thể được suy tư
xoay quanh những điểm chính sau đây :
- Sự hiện diện đích
thực của Chúa Kitô trong Thánh Thể ;
- đặc tính Hy tế
của Thánh Lễ ;
- và hiệu quả của
việc hiệp lễ
Chúng ta chỉ nói
đến một số giáo phụ tiêu biểu
Thánh Inhaxiôâ, giám
mục thứ hai của Antiokia sau Phêrô, đã bị bắt dưới thời hoàng đế Trajan, bị
giải sang Rôma và tử đạo năm 110, với hình phạt thả cho thú dữ cắn xé. Trên
đường bị áp giải, từ Syria về Rôma để chịu hành hình, ngài đã viết thư cho các
Giáo Hội tỏ tình huynh đệ với ngài khi ngài ghé qua, cho một số giám mục, chẳng
hạn như Polycarpô thành Smyrna và cho Giáo Hội Rôma nơi ngài đang đi đến và yêu
cầu họ đừng vận động để xin ân xá phóng thích ngài. Trong số 7 lá thư, có 4
đoạn nói về Bí tich Thánh Thể
Các thư của Inhaxiô không phải là những khảo luận thần
học, nhưng là chứng từ của một người đang đi đến cái chết và chỉ còn quan tâm
đến những gì chính yếu. Qua các thư này, chúng ta thấy được tâm trạng của một
vị tử đạo, những xác tín của một tín hữu và một số bận tâm lớn của mục tử. Đó
là những bản văn đơn sơ, thường viết theo lối ám chỉ sống động và rất cô động.
- Eph 13, 1 :
“Anh em hãy năng hội họp để dâng Thánh Thể và nhiều lời
chúc tụng lên Thiên Chúa. Bởi vì càng hội họp nhiều, anh em càng tiêu diệt được
sức lực và công trình huỷ hoại của Satan bằng chính sự hiệp thông đức tin của
anh em”
Mối quan tâm chính của
Inhaxiô là duy trì sự hiệp nhất đoàn kết trong Giáo hội. Sự hiệp nhất này họa
theo sự hiệp nhất của Thiên Chúa, được xây dựng trên Bí tích Thánh Thể, được
bảo vệ nhờ sự đồng tâm với giám mục. Việc năng hội họp dâng Thánh Thể sẽ củng
cố sự hiệp nhất trong đức tin, chiến thắng những chia rẽ gây ra bởi Satan.
-
Philadelphia 4, 1-2 :
“Anh em hãy cẩn thận ! Chỉ tham dự
vào một cử hành Thánh Thể mà thôi, bởi vì chỉ có một Thân thể của Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta, chỉ có một chén duy nhất để hiệp nhất chúng ta trong Máu
thánh Người, chỉ có một bàn thờ cũng như chỉ có một giám mục cùng với linh mục
đoàn và các phó tế là những bạn phục vụ của tôi ; như thế, những gì anh em thực
hiện, anh em thực hiện theo như ý Chúa”
Theo
Inhaxiô, cộng đoàn Thánh Thể là dấu chỉ sự hiệp nhất cho Giáo hội
địa phương, bởi vì Mình và Máu Đức Kitô chỉ là một, cũng như chỉ có một bàn thờ
và một giám mục. Ngài nói rằng cử hành Thánh Thể quanh giám mục là để thực hiện
và bày tỏ tính hiệp nhất của Giáo hội.
- Smyrna 7, 1 :
“Họ
(những người theo Ảo thân thuyết = Docétisme) xa lìa Thánh Thể, xa lìa việc cầu
nguyện, bởi vì họ không tuyên xưng Thánh Thể là thân xác Chúa. Thân xác đã chịu
đau khổ vì tội chúng ta và đã được Thiên Chúa nhân từ cho phục sinh. Như thế,
ai chối từ hồng ân Thiên Chúa, sẽ chết trong các tranh luận của họ. Họ cần phải
thực tập đức ái, để chính họ cũng được phục sinh”
Trong đoạn này, thánh
Inhaxiô nói lên niềm tin của Giáo Hội để chống lại những người chối thân xác
thực sự của Chúa, họ là những người theo Ảo thân thuyết : Thánh Thể là Thân
Mình đích thực của Chúa, Thân Mình đã bị nộp vì chúng ta và đã được Thiên Chúa Cha
phục sinh.
- Smyrna 8, 1 :
“Không có gì thuộc về Hội Thánh mà lại được thực hiện
ngoài ý của giám mục. Thánh Thể chỉ có hiệu lực, khi được cử hành dưới sự chủ
tọa của giám mục hay vị đại diện của ngài. Nơi nào có giám mục, nơi đó có Hội
Thánh, cũng như nơi nào có Đức Giêsu, nơi đó có Hội Thánh công giáo. Không được
phép cử hành Thánh Tẩy cũng như Agapê ngoài ý muốn của giám mục ; tất cả những
gì ngài chấp thuận đều đẹp lòng Thiên Chúa”
Trong đoạn này, Inhaxiô nói đến sự hiệp
nhất hữu hình của Hội Thánh địa phương quanh giám mục. Cử hành các bí tích khai
tâm Kitô giáo chỉ có hiệu lực khi được cử hành trong sự hiệp thông với giám
mục.
Justinô là người Palestine, quê ở Flavia
Neapolis. Được hấp thụ nền văn hoá Hy lạp, nhưng nguồn gốc Palestine của ngài
có lẽ phần nào đã đóng góp vào kiến thức về các truyền thống chú giải Do thái -
Kitô giáo của ngài.
Vào khoảng năm 132-135,
ngài trở thành Kitô hữu. Việc trở lại Kitô giáo là thành quả của cả một hành
trình tri thức và thiêng liêng được mô tả ở đầu cuốn “Đối thoại với Tryphon”.
Sau năm 150, ngài viết cuốn Hộ giáo thứ nhất (1 Apologie) gửi hoàng đế Antonin nhằm bảo vệ
Kitô giáo và các Kitô hữu. Tiếp đến là cuốn “đối thoại với Tryphon” (dialogue avec Tryphon), một người Do thái
mà chắc hẳn ngài đã gặp ở Ephêsô (k. 130) vào lúc có cuộc nổi dậy thứ hai của
người Do thái. Trên thực tế, cuốn này được viết vào cuối đời của ngài (k.
155-160). Cuộc tranh luận giữa Kitô hữu và người Do thái là một cuộc tranh luận
sẽ còn kéo dài rất lâu nơi các giáo phụ. Sau đó, khoảng trước năm 165, ngài
xuất bản cuốn Hộ giáo
thứ II, bổ xung cuốn thứ I, đệ lên hoàng đế Marc-Aurèle, vào dịp
ba Kitô hữu bị hành quyết tại Rôma.
Thánh Justinô
cuối cùng đã định cư tại Rôma, Trong môi trường sôi động của các bậc thầy về
triết học và của các nhà thuyết giảng sự khôn ngoan, ngài phải đương đầu với sự
thù nghịch của một triết gia ngoại đạo, tên là Crescens (x. Hộ giáo II). Sự thù nghịch này, có lẽ đã
đưa ngài đến cái chết tử đạo, khoảng năm 165 cùng với sáu môn sinh.
Didachè, chương 14, 1, để lại cho chúng ta chứng từ về ngày của
Chúa là để “bẻ bánh” và “tạ ơn” :
“Ngày của Chúa, anh em hãy tụ họp lại để bẻ bánh và để
tạ ơn “
Nhưng chỉ
với thánh Justinô, trong tác phẩm 1 Hộ giáo (1Apologie), chương 67, 3-7, viết
vào khoảng năm 155 tại Rôma mà ngài gửi cho hoàng đế Antoniô le Pieux
(138-161), lần đầu tiên, chúng ta mới có đượïc chứùng từ về diễn tiến của việc
tập họp ngày chúa nhật của các Kitô hữu :
3. “Trong ngày mà người ta gọi là ngày của Mặt Trời, những
người thuộc nhóm chúng tôi,
dù ở thành thị hay thôn quê,
đều hội họp lại ở một nơi.
Người ta đọc lại hồi ký của các tông đồ
và sách các ngôn sứ,
tùy theo thời giờ cho phép.
4. Đọc sách xong,
vị chủ sự lên tiếng nhắn nhủ và khuyến khích
những người hiện diện sống theo các giáo huấn
và gương lành tốt đẹp này.
5. Sau đó chúng tôi đứng lên,
dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa
cho chính chúng tôi
và cho mọi người khắp trên thế giới,
để xứng đáng trở thành những người công chính
và trung thành tuân giữ lề luật ngay trong cuộc sống hầu
đạt được ơn cứu độ vĩnh cửu.
Sau lời nguyện,
chúng tôi hôn và chúc bình an cho nhau
Rồi như chúng tôi đã nói,
khi đã cầu nguyện xong,
một tín hữu mang bánh và một chén rượu
có pha nước cho vị chủ sự.
Vị chủ sự cầm lấy bánh ruợu,
nhân danh Chúa Con và Thánh Thần,
dâng lời chúc tụng và tôn vinh Chúa Cha
là Chúa tể càn khôn.
Ông đọc một lời tạ ơn dài
về việc Thiên Chúa cho chúng ta
xứng đáng lãnh nhận các hồng ân.
Khi vị chủ sự kết thúc lời nguyện và kinh tạ ơn,
mọi người hiện diện đều đồng thanh đáp : Amen
Sau khi vị chủ sự hoàn tất nghi thức tạ ơn
và toàn dân thưa Amen,
các vị mà chúng tôi gọi là phó tế
phân phát bánh và ruợu có pha nước
đã “trở thành Thánh Thể” (La distribution des choses eucharistiés)
cho mọi người hiện diện hưởng dùng
và đem về cho những người vắng mặt.
6. Những người dư giả sẽ ban phát
cho kẻ khác tùy nhu cầu.
Tất cả những gì được thu nhận
đều được đem đến cho vị chủ tọa ;
ngài sẽ cứu giúp các trẻ mồ côi,
các bà goá bụa
và những ai cần thiết
như đang bệnh hoạn hay vì nhiều lý do khác ;
tắt một lời, ngài giúp đỡ cho những ai cần thiết.
7. Chúng tôi họp nhau vào mỗi ngày Mặt trời,
bởi vì đó là ngày thứ nhất,
Thiên Chúa rút chất liệu từ bóng tối sáng tạo vũ trụ và
cũng là ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi, đã sống lại từ cõi chết” (1 Hộ giáo 67,
3-7)
Thánh Justinô đã mô tả
lại diễn tiến việc cử hành Thánh Thể vào ngày Chúa nhật và nói lên lý do cử
hành trong ngày này, vì ngày Chúa nhật là ngày của sáng tạo và ngày Chúa sống
lại. Ngài cũng nhắc đến việc đọc “hồi ký của các tông đồ” (Mémoires des
apôtres) có nghĩa là các “Phúc âm” (x. 1 Hộ giáo 66, 3) và sách các ngôn sứ (Ecrits
des prophètes) có nghĩa là Cựu ước. Qua việc đọc Cựu ước, Giáo Hội thuở ban đầu
muốn loan báo “ngày hôm nay” của việc hoàn tất lời hứa nhờ Đức Kitô, trong Mầu
nhiệm Vượt qua của Ngài.
Buổi hội họp mà Justinô
vừa mô tả vẫn là cấu trúc cơ bản của việc cử hành Thánh Lễ cho tới ngày nay.
Thánh Lễ chia làm hai phần, nhưng là một toàn thể thống nhất :
- Tập họp, phụng vụ Lời
Chúa với các bài đọc, bài giảng và lời nguyện chung.
- Phụng vụ Thánh Thể với
việc hiến dâng bánh rượu, truyền phép với lời kinh tạ ơn và hiệp lễ.
Phụng vụ Lời Chúa và
Phụng vụ Thánh Thể là “một hành vi phượng tự duy nhất” (PV 56). Bàn tiệc Thánh Thể
vừa là bàn tiệc Lời Chúa vừa là bàn tiệc Mình Chúa Kitô (x. MK
21).
Thánh Justinô trong chương 66, 1-3
của tác phẩm “1 Hộ giáo” đã nói lên niềm tin của Giáo Hội vào sự hiện diện
đích thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, những điều kiện để lãnh nhận và hiệu
quả của việc hiệp lễ :
1.“Chúng tôi gọi
lương thực này là Thánh Thể (eucharistie), không ai được chia phần vào Bánh
này, trừ những kẻ tin điều chúng tôi dạy là chân lý và đã lãnh nhận thánh tẩy
để được tha tội, được tái sinh vào đời sống mới và và sống theo giáo huấn của
Chúa Kitô.
2. Chúng tôi không lãnh nhận bánh này
như lương thực thường dùng, cũng như không nhận rượu này như thức uống bình thường,
nhưng đã trở thành thịt máu nhờ Ngôi Lời của Thiên Chúa, Chúa chúng tôi ; Đức
Giêsu Kitô ban thịt và máu để cứu độ chúng ta, thì lương thực này được tạ ơn
(eucharistié) nhờ một bài cầu nguyện xuất phát từ Người – Lương thực này nuôi
dưỡng chúng ta bằng cách đồng hóa máu và thịt chúng ta với Máu và Thịt của
Chúùa Giêsu nhập thể ; đó là giáo lý của chúng tôi.
3. Các tông đồ, như trong ký ức của
họ đã ghi chép lại mà chúng tôi gọi là Phúc âm, đã kể lại cho chúng tôi những
gì mà Chúùa Giêsu đã nhắn nhủ các ngài ; Người cầm lấy bánh và sau khi đã tạ ơn
; Người nói với các ông : “anh em hãy làm việc này
để tưởng nhớ đến Thầy. Này là Mình Thầy”. Cùng một thể thức như vậy, Người cầm
lấy chén rượu, và sau khi đã tạ ơn, Người nói : “Này là Máu Thầy” và Người chỉ
ban cho họ mà thôi”(1 Hộ giáo 66, 1-3).
Trong lời giải thích này, thánh Justinô nhấn mạnh đến đức
tin của Giáo Hội : Giáo Hội cử hành “tạ ơn” trong đức tin. Đức tin và việc gia
nhập vào Giáo Hội là những điều kiện để lãnh nhận lương thực này. Lương thực này
kết hiệp mật thiết những người tham dự vào Thân Mình Đức Kitô. Giáo Hội không
coi Thánh Thể như của ăn thức uống thông thường, nhưng như lương thực thiêng
liêng và đích thực nuôi dưỡng Giáo Hội.
Giáo Hội, ngay từ những thế kỷ đầu tiên đã nhìn Thánh Thể
như bánh nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng mến cho Dân Chúa lữ hành.
Nhiều chứng từ cho chúng ta thấy, ngay từ thế kỷ thứ II, trong nhiều Giáo Hội,
đã xuất hiện thói quen đem về nhà một phần bánh được hiến thánh để được hiệp
thông mỗi ngày, hay dành cho những người đau yếu không thể đếùn trong các buổi
tụ họp ngày chúa nhật hay là dành cho những tín hữu chuẩn bị chấm dứt hành
trình trần gian như “của ăn đường” (x.1 Hộ giáo 67, 5).
Trong tác phẩm “Đối thoại
với Tryphon”, ta gặp nhiều đoạn nói về Thánh Thể, nhưng đặc biệt là các đoạn
41, 1-3 ; 117, 1-4. Tác phẩm này là một tác phẩm hộ giáo nhằm chống lại sự tấn
công của Do Thái giáo.
1. Luật buộc
những ai khỏi bệnh phong cùi phải dâng một của lễ bằng bột mì ; đó là hình ảnh
Thánh Thể. Chúa Giêsu đã truyền cho chúng tôi cử hành Lễ Tạ ơn, tưởng nhớ cuộc
khổ nạn Người đã chịu, để loài người được thanh tẩy khỏi tội lỗi ; cử hành để
chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ vạn vật vì loài người, cũng như
đã giải thoát chúng tôi khỏi mọi tội lỗi mà chúng tôi đã được sinh ra trong đó
; cử hành để tạ ơn về việc Người đã phá hủy tuyệt đối các quyền thần và dũng
thần nhờ Đấng đã vâng phục
2. Thiên Chúa đã nói về
các lễ vật mà anh em dâng lên qua ngôn sứ Malachie như sau : “Các ngươi đã
không sống theo ý muốn của Ta và Ta không châp nhận lễ vật từ tay các ngươi.
Chính vì thế, từ khi mặt trời mọc đến khi lặn, muôn dân sẽ ca tụng Danh Ta ;
khắp mọi nơi sẽ dâng tiến lễ vật để ca tụng Danh Ta, lễ vật tinh tuyền, vì Danh
Ta thật vĩ đại giữa muôn dân, còn các ngươi, các ngươi đã bôi nhọ Danh Ta”
3. Lễ vật mà chúng tôi
dâng tiến khắp nơi trong các dân tộc, đó là Bánh Thánh Thể cũng như Chén Thánh
Thể. Chính vì thế, Thiên Chúa phán : chúng tôi ca tụng Danh Người, còn các anh
bôi nhọ Danh Người” (41, 1-3).
Trong đoạn này, thánh
Justinô nói đến việc cử hành Thánh Thể. Cử hành Thánh Thể là để tưởng nhớ cuộc
khổ nạn của Chúa Kitô và để tạ ơn Thiên Chúa. Lý do để tạ ơn vừa liên hệ đến
công cuộc sáng tạo vừa liên hệ đến công cuộc cứu độ nhờ Đức Giêsu. Thánh Thể là
lễ vật tinh tuyền được dâng lên Thiên Chúa và chỉ lễ vật này mới làm đẹp lòng
Thiên Chúa, bởi vì Lễ vật này chính là Đức Giêsu Kitô.
1. Thiên Chúa sẽ chấp
nhận mọi lễ vật mà Đức Giêsu Kitô truyền dạy phải dâng tiến nhân Danh Người,
tức là Bánh Rượu Thánh Thể (L’eucharistie du pain et de la coupe) mà các tín
hữu khắp nơi trên địa cầu dâng lên
2. Chúng tôi cũng tuyên
bố : chỉ có những kinh nguyện và của lễ tạ ơn (les eucharistiés) do tay những
kẻ xứng đáng dâng lên, mới là những của lễ thiện hảo và đẹp lòng Thiên Chúa mà
thôi
3. Người kitô hữu được
truyền dạy chỉ dâng những của lễ này mà thôi là bánh và rượu để tưởng niệm Con
Thiên Chúa đã chịu khổ nạn vì họ
4. Không còn một chủng
tộc nào mà nơi đó không có những kinh nguyện và của lễ tạ ơn, nhân danh Đức
Giêsu Kitô chịu khổ nạn, dâng lên Thiên Chúa Cha, Đấng sáng tạo vũ trụ” (117,
1-4)
Thánh Irênêô sinh khoảng
130-135, sống thời niên thiếu tại Smyrna, thuộc Tiểu Á, (nay thuộc Thổ nhĩ Kỳ),
bên cạnh thánh giám mục Polycarpô và các “presbyteri” khác (trưởng lão). Từ Tiểu Á, ngài di cư sang Tây
phương, không rõ vì lý do gì và từ lúc nào. Vào năm 177, ngài được giám mục
Pothin truyền chức linh mục tại Lyon (Pháp). Sau khi Pothin chịu tử đạo, ngài
kế nhiệm và đảm nhận trách nhiệm mục tử Lyon cho tới khoảng năm 200.
Môi trường Irênêô xuất
thân chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của thánh Phaolô và thánh Gioan. Irênêô là nhà
thần học đầu tiên sử dụng các thư Phaolô một cách có hệ thống, coi đó như nguồn
suối thần học, và đã góp phần phổ biến các tác phẩm của Gioan ở Tây phương.
Ngài coi việc mình gắn bó với các tông đồ, qua các “trưởng lão”, nhất là
Polycarpô, một môn đệ của Gioan là điều hết sức quan trọng. Irênêô sẽ là một
nhà thần học đầu tiên về “Truyền thống” của Giáo Hội.
Thánh Irênêô tiên vàn là
một mục tử, chính những bận tâm mục vụ đã khiến ngài viết các tác phẩm mà chúng
ta còn lưu giữ. Tác phẩm quan trọng nhất, xét về mọi phương diện, thường được
gọi là cuốn Adversus haereses
(Chống các lạc giáo) Tác phẩm này nhằm chống lại sự truyền bá của Ngộ đạo
thuyết, và ta có thể coi như một “tổng luận” chống Ngộ đạo thuyết. Tác phẩm này
ảnh hưởng trên các thần học gia về sau như Tertulianô, Hippôlitô thành Rôma,
Athanasiô.
“Các người Do thái cũng
như mọi cộng đồng lạc giáo không còn được phép dâng một lễ vật nào nữa : tay họ
đã vấy máu ; họ đã không đón nhận Ngôi Lời của Thiên Chúa, qua Người mà chúng
ta dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Làm thế nào mà họ tin nhận được tấm bánh, trên
đó chúng ta đọc lời kinh Tạ ơn, là Thân Mình của Chúa họ, và chén là Máu, nếu
như họ không công nhận Người là Con Thiên Chúa, tức là Ngôi Lời của Thiên Chúa,
nhờ Người mà cây đem lại hoa trái, các nguồn suối tuôn chảy, trái đất cho mạ xanh
tươi, rồi nhánh lúa trĩu hạt” (Chống các lạc giáo IV 18, 4)
Thánh Irênêô đã nại tới
Thánh Thể để xác quyết thực tại của mầu nhiệm nhập thể, để chống lại với nhóm
Ngộ đạo thuyết, những người chối mầu nhiệm nhập thể. Đoạn văn này cho thấy các
lạc giáo vì không tin vào Chúa Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa, nhờ Người mà
muôn vật được dựng nên, nên họ không thể tin rằng bánh và rượu sau lời truyền
phép là Thân Mình và Máu Đức Kitô. Qua đoạn văn này, chúng ta cũng thấy được
niềm tin của Giáo Hội vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể và Thánh
Lễ là một hy tế.
“Khi tấm bánh phát xuất
từ đất nhận lấy lời khẩn cầu (Epiclèse) lên Thiên Chúa, sẽ không còn là bánh
thông thường nữa, nhưng là Thánh Thể, nơi phối hợp hai yếu tố trời và đất. Như
thế, khi thân xác chúng ta lãnh nhận Thánh Thể, sẽ thoát được sự hư hoại, chỉ
vì chúng có niềm hy vọng vào cuộc phục sinh vinh hiển” (Chống các lạc giáo IV 18,
5).
Qua đoạn văn trên, thánh
Irênêô cho rằng chính lời khẩn cầu Thánh Thần (Epiclèse) làm cho bánh và rượu
trở nên Mình Máu thánh Chúa. Thánh nhân còn đề cập đến chiều kích cánh chung
của bí tích Thánh Thể : hiệu quả của việc hiệp lễ là làm cho chúng ta được sống
muôn đời”
Tertulianô là vị tiên
phong xuất sắc của các giáo phụ La tinh. Sống ở Carthage, ông là người trở lại
đạo giống như nhiều Kitô hữu đương thời. Tertulianô rất thông thạo tiếng Hy
lạp. Nhờ ông, thần học La tinh bước đầu đã không bị cắt đứt bởi các nguồn Hy
lạp.
Tertulianô có một kiến
thức vững vàng về triết học cũng như về pháp luật. Là một nhân vật tự do, không
bảo thủ, có gia đình, hoạt động của ông trải dài cả 20 năm, khoảng từ 197-220.
Các tác phẩm của ông – khoảng 30 tác phẩm có tầm cỡ khác nhau – phần lớn được
soạn thảo do hoàn cảnh bút chiến.
Về các Bí tích khai tâm,
Tertulianô có những cách nói rất sống động khi nhấn mạnh đến hiệu quả của các
Bí tích khai tâm Kitô giáo đối với linh hồn con người. Vai trò thân xác được đề
cao trong nhiệm cục cứu độ cũng như trong nhiệm cục bí tích :
“Thân xác được rửa để linh hồn được thanh tẩy ; thân xác
được xức dầu để linh hồn được hiến thánh ; thân xác được ghi dấu để linh hồn
được trang bị ; thân xác được đặt tay để linh hồn được Thánh Thần chiếu sáng ;
thân xác được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Đức Kitô để linh hồn được no đầy” (Về sự phục
sinh của thân xác 8 ).
Theo ông, bánh và rượu
trở nên Mình và Máu Đức Kitô là nhờ những lời thiết lập bí tích Thánh Thể của
Đức Kitô (Lời truyền phép) :
“Bánh mà Đức Kitô cầm và trao cho các
môn đệ, Ngài biến thành Thân Mình của Ngài, khi nói “Này là Mình Thầy” (Chống
Marcion 4,40).
Nhưng sau đó ông lại thêm
câu : “id est figura corporis mei” (đây là hình ảnh của Thân mình Thầy). Cách
nói này đã tạo ra nhiều tranh luận.
Thực ra, nếu như trong
đoạn Chống
Marcion 4, 40, ông gọi Thánh Thể là “figura corporis” thì
chúng ta đừng nghĩ rằng ông cho thực tại của Thánh Thể là biểu trưng, ngược lại
ông muốn nhấn mạnh và đảm bảo thực tại này.
Khi nhấn mạnh như thế,
ông có ý chống lại những luận chứng của nhóm Ngộ đạo (gnosticisme) cho rằng
thân xác lịch sử của Đức Kitô là siêu thực và chỉ là ảo giác (Docétisme). Một
“figura” không phải là một ảo ảnh (fantôme) nhưng có điều kiện tiên quyết là sự
xuất hiện của corpus (thân xác) và corpus phải là một thực tại. Như thế, Thánh
Thể hướng vào thân xác lịch sử của Đức Kitô. Ông xác tín về sự hiện diện thực
sự của Đức Kitô đến nỗi ông khiển trách những người theo Marcion là mâu thuẫn,
khi họ chối thân xác Đức Kitô chịu đóng đinh trên thập gía mà vẫn tiếp tục cử
hành Thánh Thể. Theo ông, nếu những người của nhóm Ngộ đạo chối thân xác thực
sự của Đức Kitô trên thập gía, thì làm sao có thể cho rằng thân xác ấy hiện
diện trong Bí tích Thánh Thể ? Bánh với tư cách là dấu chỉ của thân xác giả
thiết rằng Đức Kitô có một thân xác thực sự.
Một chỗ khác, cũng trong
tác phẩm Chống Marcion (1, 14), ông nói đến “bánh mà Đức Kitô làm nên thân mình
Ngài” (panem quo ipsum corpus repraesantat) thì ta phải hiểu chữ repraesantare
ở đây có nghĩa là “làm cho hiện diện” (rendre présent). Ta có thể trình bầy tư
tưởng của ông cách chính xác như sau : Đức Kitô đã làm cho thân mình của Ngài
hiện diện nhờ bánh.
Kinh tạ ơn trong “Truyền
thốùng tông đồ” (Tradition apostolique) được gán cho Hippôlitô thành Rôma viết
vào khoảng năm 215.
Sau khi nói đến nghi thức
tấn phong cho một giám mục (x. số 2-3), tác phẩm này cho chúng ta một mô hình
kinh tạ ơn mà vị tân giám mục sẽ đọc để cử hành Thánh Thể (x. số 4) :
“Sau khi đã thành giám
mục, mọi người hãy dâng ngài cái hôn bình an, chào ngài vì ngài đã trở nên cao
trọng. Các phó tế hãy đưa lên cho ngài lễ vật : ngài đặt tay trên lễ vật cùng
với linh mục đoàn và tạ ơn như sau :
Chúa ở cùng anh chị em
Đ/ Và ở cùng thần trí Cha
Hãy nâng tâm hồn lên
Đ/ Chúng ta đang hướng về Chúa
Hãy tạ ơn Chúa
Đ/ Thật là chính đáng.
Rồi ngài tiếp tục như sau :
Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha,
nhờ Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Cha
Đấng Cha cử đến trần gian làm Đấng
Cứu chuộc
và làm Sứ Giả đem mệnh lệnh của Cha
cho chúng con
Người là Lời, không bao giờ lìa xa Cha
Nhờ Người, Cha đã sáng tạo muôn loài,
và do thánh ý của Cha,
Người là Đấng Cha đã từ trời cử đến
nhập thể trong lòng một trinh nữ,
Người đã tỏ mình là Con Cha
sinh bởi Chúa Thánh Thần do lòng trinh nữ.
Người đã chu toàn thánh ý Cha
và đã gầy dựng cho Cha một dân tộc
thánh thiện,
đã dang tay ra, chịu khổ hình
để giải thoát nhữõng ai tin vào Cha
khỏi mọi đau khổ
Khi tự ý nộp mình chịu khổ hình
để phá hủy sự chết,
bẻ gãy xiềng xích ma quỷ, đạp nát địa ngục,
đưa người công chính tới ánh sáng,
thiết định giới luật và biểu dương sự sống lại,
Người cầm lấy bánh, tạ ơn Cha và nói :
“Hãy cầm lấy mà ăn,
Này là Mình Thầy được bẻ ra cho anh em !”.
Cùng một thể thức ấy,
Người cầm lấy chén và nói :
“Này là Máu Thầy đổ ra vì anh em !
Khi anh em làm việc này,
hãy làm để tưởng nhớ đến Thầy !”
Vậy giờ đây,
khi chúng con tưởng nhớ đến
sự chết và sự sống lại của Người,
chúng con dâng lên Cha
bánh và chén này
để tạ ơn Cha
vì Cha đã cho chúng con xứng đáng
đứng trước tôn nhan Cha và phụng sự Cha
Chúng con nài xin Cha cử Thánh Thần
xuống trên lễ vật của Hội thánh.
Xin Cha ban cho những người tham dự
vào mầu nhiệm thánh và tham dự bàn thánh
được kết hợp với nhau
để họ được đầy tràn Thánh Thần,
mà vững tin chân lý,
hầu chúng con đượïc chúc tụng và tôn vinh Cha,
nhờ Đức Giêsu-Kitô, Con Cha
Nhờ Người,
Mọi vinh quang và danh dự đều quy về Cha
cùng với Chúa Thánh Thần,
bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.”
Trong bản văn này, Giáo
Hội (le nous ecclésial) được nhắc đến nhiều lần, như để cho thấy giữa Giáo Hội
và Thánh Thể có một mối dây liên kết bất khả phân ly. Sau lời truyền phép, Giáo
Hội cầu xin Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến trên lễ vật của Hội Thánh để làm
cho Hội Thánh xứng đáng dâng lễ vật lên Chúa Cha.
Kinh này có cấu trúc Ba
ngôi. Tạ ơn Chúa Cha vì công cuộc cứu độ của Đức Giêsu, trong Chúa Thánh Thần.
Và lời khẩn cầu Thánh Thần đượïc hình thành theo hai nhịp, liên hệ mật thiết
với nhau : vừa trên lễ vật vừa trên cộng đoàn Thánh Thể. Thánh Thể là để cho
Giáo Hội, cho Giáo Hội đượïc đầy tràn Thánh Thần.
Thánh Cyrillô sinh tại
Palestine khoảng năm 313. Thụ phong linh mục năm 345. Sau đó, ngài được đề cử
phụ trách các dự tòng. Ngài đã soạn các bài giáo lý dành cho họ. Năm 348 được
bổ nhiệm làm giám mục Giêrusalem. Bị lưu đầy 3 lần (357, 360 và 367).
Tác phẩm nổi tiếng nhất
của thánh Cyrillô là 23 bài huấn giáo, gồm 18 bài huấn giáo cho các dự tòng kéo
dài suốt Mùa Chay được khai triển dựa trên Kinh Tin Kính và 5 bài giáo lý nhiệm
huấn dành cho các tân tòng trong tuần lễ Phục sinh nhằm giải thích ý nghĩa của
ba bí tích khai tâm mà họ vừa lãnh nhận trong đêm Phục sinh.
Thánh Cyrillô diễn tả sự
hiện diện đích thực (présence réelle) của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể rất
rõ ràng. Sau khi trích dẫn 1Cr 11, 23-25, ngài viết :
“Bởi vì
chính Chúa Giêsu đã tuyên bố, chính Ngài đã nói về bánh : “Này là Mình Thầy”,
còn ai có thể nghi ngờ lâu hơn nữa ? Vì Ngài đã khẳng định và đã nói : “Này là
Máu Thầy”, ai dám phản đối và tuyên bố đó không phải là Máu của Ngài” (Giáo lý
nhiệm huấn IV 1).
Ngỏ lời với các tân tòng,
thánh Cyrillô nói đến hiệu quả của việc lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa là làm
cho họ trở nên một với Đức Kitô, sống sự sống của Đức Kitô, tham dự vào bản
tính Thiên Chúa, trở nên những người mang Chúa Kitô :
“Như vậy, chúng ta hãy đến thông phần Mình và Máu Đức Kitô
với tất cả lòng xác tín. Thân Mình của Ngài được ban cho anh em dưới dạng bánh.
Máu của Ngài được phân phát cho anh em dưới hình rượu. Thông phần Mình và Máu
của Chúa, anh em trở nên một thân mình duy nhất, một dòng máu duy nhất với
Ngài. Quả thật, chúng ta trở nên những con người mang Chúa Kitô, vì Thịt và Máu
của Ngài nằm trong các chi thể của ta” (ibid, IV, 3).
Cũng trong bài giáo lý
nhiệm huấn thứ tư này, thánh Cyrillô đã chiêm ngắm sự hiện diện thực sự của
Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể bằng đức tin, chứ không bằng suy luận :
“Bạn đừng nhìn trong bánh và ruợu những yếu tố thuần tuý
tự nhiên, bởi vì Chúa đã nói rõ đó là Mình và Máu Người ; đức tin bảo đảm cho
bạn, mặc dù giác quan bạn trông thấy thể khác” ( Ibid. IV, 6)
“Bánh này không còn là bánh, dù bằng
chứng của vị giác thế nào đi nữa, nhưng là Thân Mình Chúa Kitô. Rượu này không
còn là rượu, dù giác quan có nói thế nào đi nữa, nhưng chính là Máu Chúa Kitô”
(ibid.
IV, 9).
Qua cách mô tả của thánh
Cyrillô về cách thức rước lễ, ta thấy được lòng tin của Giáo Hội trong 5 thế kỷ
đầu về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô mà bánh và rượu biểu thị vững chắc
như thế nào, đồng thời biểu lộ tâm tình tôn thờ và yêu mến khi hiệp lễ :
“Sau đó anh em nghe ca xướng viên mời
gọi anh em đến hiệp thông các mầu nhiệm thánh bằng một giai điệu thần linh. Ông
nói : “Hãy nếm thử và hãy nhìn coi Chúa thiện hảo dường bao” (Tv
34,9). Anh em đừng phán đoán dựa vào miệng lưỡi xác thịt, nhưng theo đức tin không
thể nghi ngờ. Vì khi thưởng nếm, không phải anh em thưởng nếm bánh và rượu,
nhưng là Mình và Máu Chúa Kitô mà chúng biểu thị. Vậy khi anh em lại gần, anh
em đừng đưa những lòng bàn tay mở rộng tới trước, cũng đừng xoè những ngón tay
ra, nhưng hãy dùng tay trái của anh em làm thành chiếc ngai cho bàn tay mặt, vì
bàn tay này phải đón nhận Đức Vua, và trong vũm bàn tay anh em, anh em hãy đón
nhận Thân Mình Chúa Kitô, trong khi nói : “Amen”. Khi đó, anh em hãy lo thánh
hoá đôi mắt anh em bằng sự tiếp xúc với Thân Mình thánh thiện, rồi hãy chịu lấy
Mình Chúa và hãy chăm chú đừng để mất đi chút gì. Vì điều anh em làm mất là như
anh em bị mất đi một trong các chi thể của chính anh em. Thật vậy, anh em hãy
nói cho cha nghe, nếu người ta cho anh em những miếng vụn bằng vàng, anh em lại
chẳng giữ chúng cẩn thận tối đa để đừng mất đi chút gì và đừng phải chịu thiệt
hại vì sự mất mát đó sao ? Vậy chẳng lẽ anh em lại không trông chừng thật cẩn
thận hơn nữa một vật quý hơn vàng và hơn đá quý để đừng làm mất đi mảnh vụn nào
sao ?
Tiếp đến, sau khi đã thông hiệp vào Thân Mình Chúa Kitô,
anh em cũng hãy đến gần chén Máu của Ngài. Anh em đừng đưa tay ra, nhưng cúi
xuống, và trong một cử chỉ tôn thờ và kính trọng, thưa ‘Amen’, anh em cũng hãy
thánh hoá bản thân anh em khi lãnh nhận Máu Chúa Kitô. Và trong khi đôi môi anh
em còn ẩm ướt, anh em hãy dùng đôi bàn tay lướt qua trên chúng và thánh hoá mắt
anh em, trán anh em và những giác quan khác của anh em. Rồi, trong khi chờ đợi
lời nguyện, anh em hãy tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã xét rằng anh em xứng đáng với
những mầu nhiệm lớn lao dường ấy” (Giáo lý nhiệm huấn V 20-22).
Theo thánh Cyrillô, sự
hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể là kết quả của một sự biến đổi
các yếu tố do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ngài là người đầu tiên giải thích
sự biến đổi theo chiều hướng “biến thể” mà dấu lạ Cana là hình ảnh :
“Ngày xưa ở Cana xứ
Galilê, Ngài đã biến đổi nước thành rượu chỉ bằng ý muốn. Và khi Ngài biến rượu
thành Máu của Ngài, thì chúng ta dám cho là không đáng tin sao ? (ibid. IV, 2).
Theo thánh Cyrillô, lời
cầu khẩn Chúa Thánh Thần xuống trên lễ vật (Kinh Epiclèse) làm cho bánh và rượu
trở nên Mình và Máu Chúa Kitô :
“Bánh và rượu của Bí tích Thánh Thể,
trước lúc dâng lời khẩn nguyện (épiclèse) thánh thiện lên Ba Ngôi đáng tôn
thờ, là bánh và rượu thông thường, nhưng sau lời khẩn nguyện, bánh trở nên Mình
Chúa Kitô và rượu trở nên Máu Chúa Kitô” (ibid, V, 7).
Qua chứng từ của thánh
Cyrillô, chúng ta biết được cơ cấu nền tảng đầu tiên của lời cầu khẩn Chúa
Thánh Thần là : lời cầu khẩn được thưa lên với Chúa Cha để xin Người sai Chúa
Thánh Thần xuống trên lễ vật mà biến đổi bánh và ruợu trở nên Mình và Máu Chúa
Kitô :
“Sau khi được thánh hoá bởi những ca khúc thiêng liêng,
chúng tôi khẩn nài Thiên Chúa nhân từ cử Thánh Thần ngự xuống trên lễ vật trước
mặt chúng tôi, để Người biến đổi bánh thành Mình Đức Kitô và rượu thành Máu
thánh Đức Kitô. Thực vậy, điều gì được Thánh Thần chạm đến thì sẽ được thánh
hoá và biến đổi hoàn toàn” (Ibid. V, 7)
Về Hy tế Thánh Thể, thánh
Cyrillô nói rằng Thánh Lễ là hy tế không đổ máu, hy tế thiêng liêng, hy tế đền
tội, hy tế giao hoà, hy tế xoá tội được dâng lên để cầu cho mọi người :
“Khi lễ vật thiêng liêng và hy lễ không đổ máu đã được
dâng tiến, chúng tôi cầu khẩn Thiên Chúa trên lễ vật đền tội này, để cầu bình
an cho Hội Thánh, cho vũ trụ thái hoà, cho các hoàng đế, các chiến sĩ và các
đồng minh, cho các kẻ tàn tật và đau khổ, tắt một lời, chúng tôi cầu nguyện và
dâng lễ vật này để cầu cho những ai đang cần sự trợ giúp.
Tiếp đến, chúng tôi nhớ tới những kẻ đã qua đời, với niềm
tin tưởng rằng trước mặt chúng tôi có lễ vật rất thánh và rất đáng kính sợ ;
lời cầu nguyện của chúng tôi dâng lên sẽ giúp đặc lực cho các linh hồn này…
Chúng tôi xưng tội lỗi minh ra với Đức Kitô tư tế và như vậy, chúng tôi dâng lễ
đền tội lên Thiên Chúa hay thương xót, để cầu cho kẻ chết và cho chính chúng
tôi” (Giáo
lý XXIII, 20-23)
Théodore sinh tại
Antiokia khoảng năm 350 và là bạn đồng môn của Gioan-Kim Khẩu. Năm 392, ông
được đề cử làm giám mục thành Mopsueste (ngày nay thuộc Thổ nhĩ Kỳ). Ông để lại
cho chúng ta 16 bài giảng huấn giáo (homiliae catecheticae), gồm 10 bài giải
thích kinh Tin Kính, 1 bài giải thích kinh Lạy Cha và 5 bài về ba bí tích khai
tâm.
Các bài huấn giáo của Théodore
giúp chúng ta đi vào thần học bí tích của ông. Ông nói rõ ràng về sự hiện diện
đích thực (présence réelle) của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể và đặc tính
Hy tế của Thánh Lễ. Ông bác bỏ lối giải thích tượng trưng về Bí tích Thánh Thể.
Ông nói :
“Thật là một điều quá hiển nhiên là Đức Kitô khi trao bánh
không nói “Này là hình ảnh của Mình Thầy” mà nói “Này là Mình Thầy”. Cũng vậy
khi trao chén, Ngài không nói “Này là hình ảnh của Máu Thầy” mà nói “Này là Máu
Thầy”. Ngài muốn rằng bánh và rượu, khi đã lãnh nhận ơn Thánh Thần, khi Thánh
Thần đến, thì chúng ta không còn nhìn vào bản tính tự nhiên của chúng nữa mà
chúng ta coi chúng là Mình và Máu của Chúa chúng ta. Vậy chúng ta không được
phép coi đó là bánh và chén ruợu nữa, mà phải coi đó là Mình và Máu Đức Kitô ”
(Bài
giảng giáo lý 15, 10-11 : PG 66, 713).
Cũng như đại đa số các
giáo phụ Hy lạp, ông xem sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Đức Kitô là
do lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần (Kinh Epiclèse) xuống trên lễ vật :
“Linh mục cầu xin Chúa Cha sai Thánh
Thần đến và ân sủng xuống trên bánh và rượu để chúng ta nhận ra chính Mình và
Máu Thánh Chúa là bảo chứng sự sống đời đời” (ibid. 16, 11).
Théodore khẳng định rằng
khi rước lễ, người tín hữu lãnh nhận trọn vẹn Đức Kitô, chứ không phải một phần
thân thể của Ngài :
“Mỗi người trong chúng ta cầm một
miếng bánh nhỏ và tin rằng mình đón nhận trong miếng bánh ấy trọn vẹn Chúa
Kitô. Người đàn bà loạn huyết, khi đụng tới gấu áo của Chúa, chứ không phải một
phần thân thể của Chúa, mà đã nhận được môt tặng phẩm thần linh, cho nên, nếu
chúng ta không tin rằng trong một phần thân thể của Ngài, chúng ta lãnh nhận
trọn vẹn bản thân Ngài, thì thật là kỳ lạ” (PG 66, 561).
Theo ông, sự hiện diện
thực sự của Chúa trong Thánh Thể được thực hiện vừa do sức mạnh thánh hoá của
cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô vừa do lời cầu khẩn Thánh Thần
(Epiclẻse), lời cầu khẩn làm cho mọi người được hiệp nhất thành cộng đoàn hiệp
thông thánh thể. Đối với ông, đời sống mới của Phép Rửa được nuôi dưỡng nhờ
Thánh Thể (x. Bài giảng giáo lý 15 và 16).
Thánh Gioan - Kim Khẩu
sinh tại Antiokia vào khoảng năm 349. Ngài được chọn làm giám mục
Constantinople năm 397. Hai lần bị bắt đi lưu đầy.
Ba điểm chính được ngài
nhấn mạnh hơn cả là sự hiện diện đích thực của Đức Kitô trong Bí tích Thánh
Thể, tính chất Hy tế của Thánh Lễ và hoa quả đức ái của Thánh Thể.
Ngài thường xuyên căn dặn
tín hữu phải có lòng kính sợ và yêu mến khi đến gần Bí tích Thánh Thể. Ngài gọi
Bí tích Thánh Thể là “những mầu nhiệm đáng sợ” (Bài giảng 25 : PG
57, 331) ; “những mầu nhiệm đòi hỏi lòng tôn kính và run sợ” (Bài giảng
25 : PG
49, 391). Rượu sau khi truyền phép được gọi là “Máu châu báu” (Về chức tư tế
3,4 : PG
48, 642), “ Máu gợi lên lòng kính sợ” (Bài giảng 82 : PG 58, 746).
Bí tích Thánh Thể được
gọi là “hy tế đáng sợ và kinh hãi” (Bài giảng 24 : PG 61, 203), “hy tế đáng
kinh hãi hơn cả” (Về chức tư tế 6,3 : PG 48, 661).
Khi giảng dậy giáo lý về
Thánh Thể trong nhà thờ, ngài chỉ bàn thờ và nói : “Đức Kitô chịu sát tế ngự ở
đây” (PG
49, 381) ; “Cái chứa đựng trong chén, chính là máu chảy ra từ cạnh sườn Đức
Kitô” (Bài
giảng 24 : PG 61, 200) ; “Hỡi bạn, hãy coi xác thân
chịu sát tế mà bạn cầm trong tay ! hãy coi bạn đến gần thứ bàn nào ! Hãy nhớ
bạn là tro bụi mà bạn được lãnh nhận thực sự Mình và Máu Đức Kitô” (PG
49, 361).
Thánh Gioan kim khẩu nhấn
mạnh rằng chỉ có một hy tế đích thực là Chúa Kitô được hiến dâng hằng ngày, chứ
không phải hôm nay có một hy lễ và ngày mai một hy lễ khác, luôn luôn là một hy
lễ, vì thế chỉ có một hy tế duy nhất. Chỉ có một hy tế đích thực là Đức Kitô
được hiến dâng, dù được dâng ở nhiều nơi khác nhau, ở mọi nơi cũng chỉ có một
Đức Kitô, nơi này trọn vẹn, nơi kia cũng trọn vẹn, một thân thể duy nhất :
“Ở khắp nơi cũng chỉ có một Đức Kitô,
trọn vẹn ở đây và ở đó, một thân thể duy nhất và đồng nhất. Cũng một thân thể
tự hiến mình khắp mọi nơi, thì cũng chỉ có một hy tế khắp mọi nơi. Hy tế được
hiến dâng ngày hôm nay chính là hy tế được hiến dâng ngày Chúa cứu chuộc và
không bao giờ bị hao mòn… Chúng ta không hiến dâng một hy tế khác, như tư tế
thời Cựu ước, chúng ta luôn dâng hiến cùng một hy tế” (Bài giảng 17, 3 : PG
63, 31).
Về sự hiện diện thực sự
của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể thì thánh Gioan-Kim khẩu cho rằng do lời
Đức Kitô (Lời truyền phép) mà bánh và rượu trở nên Mình và Máu Đức Kitô. Ngài
nói :
“Không phải con người làm cho các lễ
vật trở thành Mình và Máu Đức Kitô, nhưng do chính Đức Kitô, Đấng đã chịu đóng
đinh vì chúng ta. Vị linh mục, hiện thân của Đức Kitô, đọc lời truyền phép, nhưng
hiệu quả và ân sủng là do Thiên Chúa. Chính lời “Này là Mình Thầy” biến đổi các
lễ vật” (x. GL
1375).
Còn các linh mục chỉ là tôi tớ :
“Chúng tôi đảm nhận vai trò tôi tớ, còn chính Ngài mới là
Đấng chúc phúc và biến đổi” (Bài giảng 82 : PG 58, 744).
Thánh Thể và đức ái :
Trong một bài giảng nổi
tiếng, thánh Gioan-Kim khẩu đã làm nổi bật mối liên hệ giữa việc Chúa Giêsu
hiện diện trên bàn thờ và hiện diện nơi người nghèo khó. Đây chính là linh đạo
thánh thể của thánh nhân. Thánh Thể là trường học dạy về tình bác ái. Ngài đặt
câu hỏi cho các tín hữu của ngài :
“Anh chị em có ước muốn tôn vinh Minh Thánh Chúa Kitô
không ? Vậy thì anh chị em đừng rước Mình Thánh Chúa Kitô để rồi lại khinh dể
Ngài trong các chi thể của chính Ngài, tức trong những người nghèo khó, những
người không có gì che thân. Anh chị em đừng tôn vinh Ngài trong nhà thờ với
những lụa là, rồi sau đó lại bỏ mặc Ngài ở ngoài đường đang lúc cóng buốt và
trần trụi. Đức Kitô được lợi lộc gì từ bàn thờ đầy dẫy những chén vàng giữa lúc
Ngài đang chết vì đói khát nơi những người nghèo khó ? Tiên vàn, anh chị em hãy
cho những người đói khó được ăn no đủ, rồi sau đó còn lại gì hãy trang hoàng
bàn thờ. Anh chị em sẵn lòng dâng cho Ngài chén thánh bằng vàng, rồi lại từ
chối không chịu cho Ngài một ly nước lã hay sao ? Bàn thờ Chúa cần gì phải
trang hoàng bằng vàng, trong lúc anh chị em không chịu dâng cho Ngài một ít vải
cần thiết ? Vì thế, trong khi anh chị em trang hoàng nơi phượng tự thì cũng
đừng đóng chặt cửa lòng trước người anh em đang đau khổ của anh chị em. Họ là
đền thờ còn sống động và quý giá hơn nơi phượng tự của anh chị em” (Bài giảng
50,3-4 :
PG
58, 508).
Nơi các giáo phụ La-tinh,
tư tưởng căn bản về Thánh Thể là Mémorial : Thánh Thể là việc tưởng nhớ cái
chết và sự phục sinh của Đức Kitô.
Thánh Cyprianô sinh tại
Carthage khoảng năm 210 trong một gia đình ngoại giáo. Xuất thân từ một gia
đình giầu có, ngài sớm trở thành một nhà hùng biện. Trở lại đạo khoảng năm 245,
ngài phân phát gia tài cho người nghèo, và tuy không từ bỏ học thức của mình,
ngài say mê Thánh Kinh. Ngài trở thành giám mục Carthage khoảng năm 248 hoặc
249. Bị đầy khỏi Carthage năm 257 và bị trảm quyết năm 258.
Chúng ta biết Cyprianô
hầu như chỉ qua di sản văn chương của ngài, chủ yếu trong thời kỳ làm giám mục.
Di sản này đặc biệt bao gồm một Tuyển
tập các bức thư, (gồm 81
lá thư, trong đó có 16 thư trao đổi).
Tác phẩm quan trọng trong lịch sử thần học về Bí tích
Thánh Thể là “Thư 63” của thánh Cyprianô với tựa đề : “về Bí tích chén của
Chúa” (De
sacramento calicis Domini). Trong thư này, để chống lại nhóm lạc
giáo Aquariens
chỉ sử dụng nước, chứ không có rượu, trong thánh lễ, thánh Cyprianô cấm dùng
nước để thay thế rượu. Máu cứu độ của Chúa Giêsu chỉ hiện diện trong chén thánh,
khi chén chứa đựng rượu mà thôi, vì rượu đã được Cựu ước xem như biểu trưng của
máu. Rượu quy hướng cách đặc biệt vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Thư này là
tài liệu duy nhất trước Công đồng Nicée, hoàn toàn dành cho việc cử hành Thánh
Thể.
Tư tưởng chủ yếu trong
thư này là ý tưởng “hy tế” của Thánh Thể. Hy tế của linh mục lập lại bữa tiệc
ly của Chúa, lúc mà chính Chúa đã tự hiến cho Chúa Cha :
“Nếu Đức Kitô là Chúa và là Thiên Chúa chúng ta làm Thượng
tế của Chúa Cha, đã tự hiến cho Cha làm hy lễ, như vậy chắc chắn linh mục đóng
vai trò của Đức Kitô, hoàn tất điều mà Đưc Kitô đã làm. Ngài dâng lên Chúa Cha,
trong Giáo Hội, hy tế chân thật và viên mãn, như chính Đưc Kitô đã hiến dâng” (thư 63,
14).
Thánh Cyprianô gọi Bí
tích Thánh Thể là “Bí tich cuộc khổ nạn của Chúa và ơn cứu chuộc chúng ta”. Vì
Bí tích Thánh Thể là hy lễ, cho nên, nếu không có rượu trong chén, thì thân
mình của Đức Kitô không được hiến dâng. Hy tế của Chúa không được cử hành với
sự hiến thánh đúng đắn, nếu hy lễ của chúng ta không phù hợp với cuộc khổ nạn
của Người (x. Thư 63, 9).
Thánh Cyprianô coi bánh
thánh là dấu chỉ sự kết hiệp giữa Đức Kitô và các kitô hữu, dấu chỉ hiệp nhất
trong Giáo Hội. Thánh Thể là Bí tích của sự hiệp nhất các kitô hữu :
“Nhờ đó có hình ảnh sự duy nhất của dân kitô. Như nhiều
hạt lúa mì gom lại, nghiền nát và hòa lẫn với nhau, làm thành một bánh duy
nhất, cũng vậy, trong Đức Kitô là Bánh bởi trời, anh em hãy biết rằng chỉ có
một Thân Mình, với Thân Mình ấy, số nhiều của chúng ta được hiệp nhất lại và
hòa lẫn với nhau” (Thư 63, 13).
Khi cử hành Thánh Lễ, dấu
chỉ kết hiệp giữa Đức Kitô và các tín hữu còn được diễn tả qua việc pha nước
vào rượu :
“Khi trong chén, nước được pha với
rượu, đó là Dân Chúa hòa lẫn với Chúa Kitô, đó là đám đông tín hữu gắn liền và
kết hiệp với Đấng mà họ tin” (Thư 63, 13).
Thánh Cyprianô nhiều lần
nói đến sự hiện diện đích thực của Chúa trong bí tích Thánh Thể và 2 hiệu quả
của việc hiệp lễ : sức mạnh của các vị tử đạo và sự hiệp nhất các kitô hữu (x. Thư 63,
13 : PL
4, 383-384).
Ambrôsiô sinh tại Trèves
khoảng năm 330 trong một gia đình qúy tộc Rôma. Cha ngài là một Kitô hữu xuất
thân từ một trong những gia đình nổi tiếng nhất của Nghị viện Rôma và lúc bấy
giờ làm Tổng trấn xứ Gaules tại Trèves. Sau khi thân phụ qua đời vào năm 354,
ngài được mẹ đưa về Rôma cùng với em trai là Satirô và em gái là Marcellina.
Năm 370, Ambrôsiô được bổ nhiệm làm Tổng đốc (gouverneur) vùng Ligura và Emilia
ở Milan. Năm 374, khi giám mục Aussentiô, người theo phái Ariô qua đời, nhiều
cuộc tranh chấp nổi lên khiến vị tổng đốc phải dàn xếp. Lúc đó, một em bé la
lên : “Ambrôsiô giám mục” và dân chúng hò reo đề cử ngài làm giám mục. Hoàng đế
Valentinianô I chiều theo ý dân, chấp thuận cho Ambrôsiô lên kế vị. Vị tổng đốc
liền được rửa tội, và tuần lễ sau, được tấn phong làm giám mục.
Trong tác phẩm “De
mysteriis” (Về các mầu nhiệm), thánh Ambrôsiô nói khá nhiều về sự hiện diện
đích thực của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Theo thánh nhân, chân lý chắc
chắn về sự hiện diện đích thực được xây dựng trên chính Lời của Chúa và được
thực hiện do lời truyền phép. Theo ngài, sự hiện diện đích thực của Đức Kitô
trong Thánh Thể là kết quả của sự biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu
Thánh Chúa, nhờ quyền năng Lời hiến thánh của Chúa :
“Một lời chúc phúc của con người cũng có thể thay đổi bản
chất của sự vật, phương chi là sự hiến thánh thần linh bằng chính những lời của
Đấng Cứu Thế ! Bí tích mà anh em nhận lãnh được hoàn thành bởi Lời của Chúa
Kitô – lời của Elia còn có thể khiến lửa từ trời xuống, lời của Đức Kitô lại
không thể thay đổi bản tính của các yếu tố sao ? Anh em đã đọc thấy : “Ngài
phán, mọi sự đều có, Ngài ra lệnh, và tất cả đều được tạo thành”. Lời của Đức
Kitô có khả năng sáng tạo từ hư không, chẳng lẽ lời đó lại không biến đổi những
sự vật đang có thành những sự khác được sao ? Biến đổi một vật thì dễ hơn sáng
tạo ra nó” (Về
các mầu nhiệm 9,52 : PL 16,406).
Linh mục đọc lời truyền
phép, nhưng thực ra, chính là Đức Kitô đọc và chỉ Ngài mới có quyền năng biến
đổi bánh và rượu trở nên Mình Máu Ngài :
“Bánh là bánh trước khi lời truyền được tuyên đọc … Thế
thì lời nào đã làm cho việc truyền phép trở nên hiệu lực và lời ấy là lời của
ai ? Đó là lời của Chúa Giêsu ! Mọi lời được đọc trước giây phút đó là lời của
linh mục : ngài ca tụng Thiên Chúa, cầu nguyện cho các tín hữu, cho vua chúa và
những người khác. Nhưng chính trong thời điểm mà bí tích cực trọng được thành
hiện thực, thì không phải linh mục sử dụng những lời của mình, nhưng là lời của
Chúa Kitô. Vì thế, chính những lời ấy làm nên bí tích… Hãy xem những lời của
Chúa Kitô hiệu quả dường nào ! Thân thể Chúa Kitô không hiện diện trước khi
truyền phép, nhưng hiện diện sau khi truyền phép. Vì chính Chúa tuyên đọc và thành sự.
Ngài truyền lệnh và đã xảy ra” (x. Tv 33,9) [Về các bí
tích IV, 14-16 : PL 16,439]
Thánh Augustinô là một
giáo phụ lớn nhất của Tây phương, không những vì số các tác phẩm đã biên soạn
mà còn vì ảnh hưởng của ngài đến tư tưởng thần học trong lịch sử Giáo hội.
Augustinô sinh năm 354
tại Thagaste, xứ Numidie, nay là Souk-Ahras, Algérie. Cha ngài là người ngoại
đạo (Patrixiô). Mẹ ngài là Monica, một người rất sùng đạo. Cuộc đời của thánh
Augustinô (354-430) có thể được phân chia thành ba giai đoạn : (1) từ thiếu
thời đến khi được rửa tội năm 387, khi đã ngoài 30 tuổi, (2) từ lúc trở lại đến
lúc thụ phong linh mục năm 391, (3) thời gian thi hành tác vụ linh mục và giám
mục
Thần học của thánh
Augustinô về Bí tích Thánh Thể tựu chung xoay quanh ba điểm chính : sự hiện
diện thực sự của Đức Kitô trong các dấu chỉ bí tich, việc biến đổi bánh và rượu
thành Mình và Máu Chúa Kitô và mối tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội.
-
Về sự hiện diện
đích thực :
“Tôi không bỏ qua lời đã hứa với anh em. Tôi đã hứa với
những anh em đã chịu phép Rửa tội là sẽ nói một bài về mầu nhiệm tiệc thánh của
Chúa mà anh em đang thấy trước mắt và đã tham dự đêm vừa qua. Anh em có nghĩa
vụ phải hiểu biết điều gì mình đã lãnh nhận, sẽ lãnh nhận và lãnh nhận mọi
ngày. Bánh mà anh em thấy trên bàn thờ, một khi đã được lời Thiên Chúa thánh
hiến, là Mình Thánh Đức Kitô. Chén thánh hay đúng hơn là rượu trong chén ấy,
một khi đã được lời Thiên Chúa thánh hiến, là Máu Thánh Đức Kitô. Nhờ vào các
phương thế này mà Đức Giêsu Kitô đã muốn ban cho chúng ta Mình và Máu Người đã
đổ ra để tha tội cho chúng ta. Vậy, nếu anh em đã lãnh nhận Mình và Máu Người
cách xứng đáng, anh em cũng trở nên điều mà anh em lãnh nhận” (Bài giảng 227)
- Về hy tế Thánh lễ :
“Có người nghĩ : dâng cho bụt thần những hiến tế hữu hình
là phải, còn đối với Thiên Chúa vô hình, chỉ nên dâng những hiến tế vô hình,
như lòng thành kính của một tâm hồn trong sạch hay của một ý chí ngay thẳng. Đó
là những vinh dự cao cả và hoàn mỹ tuyệt đối. Những người đó lầm tưởng hết. Họ
không biết rằng hiến tế hữu hình phải tuỳ thuộc ở hiến tế vô hình như ngôn ngữ
phải tuỳ thuộc tư tưởng. Khi ta cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa, thì những lời
cầu nguyện và ca tụng ấy, tuy phát xuất từ đáy lòng, nhưng cũng phải biểu lộ
bằng lời nói. Cũng vậy, khi ta dâng một của lễ hữu hình, thì lòng ta cũng phải
dâng lên một của lễ vô hình. Chính vì thế mà Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian
duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, đã vui lòng mặc lấy hình thức tôi đòi,
mặc dù do thiên tính, Người cũng là Đấng nhận của lễ như Chúa Cha, nhưng Người
đã muốn đứng ra làm của tế lễ hơn là đứng ra nhận lễ tế, để không ai có thể nói
được rằng lễ dâng kia có ý tôn kính một thụ tạo nào. Người là vị chủ tế, vừa là
của lễ hiến tế. Đó là chân lý đang diễn ra dưới tấm màn nhiệm tích trong hiến
tế mà Hội Thánh vẫn dâng hiến hằng ngày. Hội Thánh vì là thân mình của Đầu, nên
cũng bắt chước Đầu mà tự hiến mình làm của lễ… Mọi hiến tế hình bóng xưa đã
biến đi hết, để nhường chỗ cho hiến tế cao cả đích thực này” (Thành trì
của Thiên Chúa X, 19-20)
- Tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội
Bí tích Thánh Thể là
nhiệm tích tình yêu (sacramentum pietatis), là hy tế đích thực (verum
sacrificium) mà Giáo hội dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày. Khi cử hành Thánh thể,
Giáo hội dâng Mình và Máu Chúa Kitô, dâng bản thân Đức Kitô lên cho Thiên Chúa.
Bí tích Thánh Thể là dấu
chỉ hiệp nhất (signum unitatis), mối dây đức ái (vinculum caritatis), bởi vì
nối kết tình yêu người tín hữu lại với tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Đó là hy
tế đức ái, hy tế bình an. Hoa quả của hy tế ấy là tình yêu và sự bình an.
Hiệp lễ thiêng liêng là
nỗ lực sống theo Thần Khí Chúa Kitô, là để cho Thánh Thần thúc đẩy và hướng
dẫn. Augustinô nhấn mạnh đến “hiệp lễ thiêng liêng” cũng vì quan niệm thiêng
liêng của ngài về hy tế. Hy tế đích thực là hành vi của linh hồn hướng về Thiên
Chúa (x. Thành
trì của Thiên Chúa X, 4-6). Sát tế các lễ vật không quan trọng bằng
việc hiến dâng bản thân :
“Thánh lễ đích thực là hy tế, nhưng là hy tế nhiệm tích,
là dấu chỉ thánh nhờ đó mà hy tế độc nhất của Đức Kitô trở nên hiện thực hằng
ngày trong Giáo Hội, để các kitô hữu được thông phần. Nhờ dấu chỉ ấy và tác
động của nó, mà kitô hữu mỗi ngày kết hiệp với nhau làm nên một thân mình tư tế
và hy lễ là Giáo Hội” (Thành trì của Thiên Chúa X,
20).
Là một mục tử, thánh
Augustinô nhấn mạnh đến chiều kích giáo hội của Bí tích Thánh Thể. Giáo hội
sống nhờ Thánh Thể. Thánh Thể là sự sống của Giáo hội và cho Giáo Hội.
“Nếu các tín hữu cẩn thận cung kính Minh Thánh Chúa Kitô
thì họ hiểu biết Mình người. Nếu họ sống bằng Thần Khí Chúa Kitô, thì họ phải
trở nên Thân mình Người. Chỉ có Thân mình Đức Kitô mới có thể sống bằng Thần
khí của Người. Vì thế, khi dạy cho ta biết bản chất của bánh này, ngài nói thêm
: “Tất cả chúng ta chỉ là một tấm bánh và một thân thể”. Ôi ! Nhiệm tích tình
yêu ! Dấu chỉ hiệp nhất ! Mối dây bác ái ! Ai muốn sống thì nên tự biết đâu là
nguồn mạch sự sống. Họ phải đến đây, phải tin và rồi sát nhập vào đó để được
sống” (Ga,
26, 13)
“Nếu anh em đã lãnh nhận Mình và Máu Người cách xứng đáng,
anh em cũng trở nên điều mà anh em đã lãnh nhận. Thánh tông đồ đã nói : chỉ có
một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều, nhưng cũng chỉ là một thân thể. Anh em
phải nhớ, khi lãnh nhận bánh thánh này, anh em phải quý trọng sự đoàn kết Có
phải một hạt miến làm nên bánh này đâu ? Phải có nhiều hạt chứ ? Trước khi thành
bánh, chúng còn rời nhau, nước (rửa tội) đã làm cho chúng gắn chặt lại với
nhau” (Bài
giảng 227).
KẾT LUẬN
Chúng ta vừa tóm tắt tư
tưởng của các giáo phụ về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta thấy rằng đối với các
ngài, Bí tích Thánh Thể thực sự là nguồn mạch, trung tâm và chóp đỉnh của đời
sống Kitô giáo, là mầu nhiệm rất thánh chỉ dành cho những người đã được thánh
tẩy.
Đối với các giáo phụ, Bí
tích Thánh Thể là Bí tích của sự gặp gỡ, gặp gỡ giữa Chúa và người tín hữu.
Tiệc Thánh không phải là bàn tiệc thông thường nhưng là Bàn Tiệc của Chúa.
Thánh Thể là lương thực thần linh, bảo chứng cho cuộc sống mai sau. Cử hành
Thánh Thể là cử hành Lễ Tạ ơn và cử hành hy tế của Đức Kitô.
Đối với các giáo phụ, mầu
nhiệm Thánh Thể tiên vàn là để sống, để gặp gỡ, để lãnh nhận, chứ không phải để
lý luận.
Thánh Thể không chỉ như
một hồng ân giữa những hồng ân khác, nhưng là một hồng ân tuyêt hảo, vì hồng ân
đó chính là Chúa Giêsu.