XXVI
KÍNH LẠY THÂN XÁC THẬT
SINH BỞI ĐỨC TRINH NỮ MARIA
Thứ
Sáu Tuần Thánh năm 2005, Năm Thánh Thể! Ánh sáng thật lạ lùng chiếu trên hai mầu
nhiệm này khi đưa hai mầu nhiệm lại gần nhau! Nhưng nếu Thánh Thể đúng là
"tưởng niệm cuộc Khổ Nạn," tại sao Giáo Hội không cử hành Thánh Thể
vào chính ngày Thứ Sáu Tuần Thánh? (Như chúng ta biết, giờ đây chúng ta tham dự
không phải một Thánh Lễ, nhưng là một cử hành phụng vụ tưởng niệm cuộc Khổ Nạn,
trong đó chúng ta chỉ rước Mình Chúa Kitô được truyền phép hôm qua).
Chúng
ta thấy ở đây một lý do thần học sâu xa. Đấng hiện diện trên bàn thờ trong tất
cả mọi Thánh Thể là Đức Kitô sống lại và hằng sống, không phải một người chết. Như
vậy Giáo Hội không cử hành Thánh Thể trong hai ngày theo đó chúng ta tưởng niệm
Đức Giêsu nằm chết trong mồ và linh hồn Ngài lìa khỏi xác (cho dù không phải là
trường hợp thần tính của Ngài).
Sự
kiện chúng ta không cử hành Thánh Thể hôm nay, không làm suy giảm nhưng, ngược
lại, tăng cường mối dây ràng buộc giữa Thứ Sáu Tuần Thánh và Thánh Thể. Thánh
thể so với sự chết của Đức Kitô giống như âm thanh và tiếng nói so với lời nói,
khi chúng vang trong không gian thấu đến tai.
Có
một thánh thi Latinh, cũng rất quen thuộc với việc sùng kính Thánh Thể của các
người công giáo như bài Adoro te devote,
làm sáng tỏ dây liên hệ giữa Thánh Thể và thập giá, đó là bài Ave verum. Được sáng tác ở thế kỷ 13 để đi
kèm theo việc nâng cao Mình Thánh trong Thánh lễ, bài hát rất hợp với việc kính
lậy Đức Kitô khi nâng cao thánh giá. Bài này dài không quá 5 câu, tuy vậy chứa
đầy ý nghĩa:
“Kính
lậy Mình Thánh thật, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria,
Ngài
đã thực sự chịu khổ và chịu sát tế trên thập giá vì loài người,
Cạnh
sườn bị đâm thâu của Ngài làm nước và máu chảy ra.
Xin
cho chúng con được nếm thử trước sự dịu ngọt của Ngài trong giờ lâm tử.
Ôi
Chúa Giêsu dịu thay! Ôi Chúa Giêsu nhân thay! Ôi Chúa Giêsu, Con của Đức Maria[1]!”
Câu
thứ nhất là chìa khóa giúp hiểu tất cả phần còn lại. Bérenger thành Tours chối
bỏ sự hiện diện của Đức Kitô dưới dấu chỉ bánh là thật, coi đó chỉ là một sự hiện
diện tượng trưng. Để ngăn chặn mọi hành vi ngả về lạc giáo này, người ta bắt đầu
quả quyết Đức Giêsu trong Thánh Thể và Đức Giêsu trong lịch sử hoàn toàn đồng
nhất với nhau; quả quyết thân xác Đức Kitô hiện diện trên bàn thờ là thân xác
“thật” (verum corpus), phân biệt với
thân xác thuần túy “tượng trưng” của Ngài, cũng như với thân thể “mầu nhiệm” là
Giáo Hội.
Tất
cả những kiểu nói tiếp theo qui chiếu về Đức Giêsu ở trần gian: sinh bởi Đức
Maria, chịu khổ nạn, chịu chết, bị đâm nơi cạnh sườn. Tác giả ngừng lại ở điểm
này: ông không nhắc tới sự sống lại, vì điều này một lần nữa có thể khiến người
ta nghĩ đến một thân xác vinh hiển, thiêng liêng, không đủ "thật".
Ngày
nay thần học đã trở lại với một nhãn quan quân bình hơn về sự đồng nhất giữa thân
xác lịch sử và thân xác Thánh Thể của Đức Kitô, nhấn mạnh tính chất bí tích, chứ
không phải chất thể (cho dù thật sự và bản thể) của sự hiện diện của Đức Kitô
nơi bí tích bàn thờ.
Ngoài
việc nhấn mạnh khác nhau này, chân lý cơ bản được quả quyết trong thánh thi vẫn
nguyên vẹn. Đức Giêsu sinh bởi Đức Maria ở Belem chính là Đấng "đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó"
(Cv 10,38), Đấng đã chết trên thập giá và đã sống lại ngày thứ ba, cũng là Đấng
thật sự hiện diện trong thế giới hôm nay, không phải một sự hiện diện thiêng
liêng mơ hồ, hoặc, như có người nói, trong "sự nghiệp" của Ngài.
Thánh thể là điều Đức Giêsu đã phát minh ra để mãi mãi là Immanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.
Sự
hiện diện này là một bảo đảm và bảo vệ không những cho Giáo Hội, mà còn cho cả
thế giới. “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Câu này làm chúng ta sợ hãi, hầu như không dám nói ra. Đôi khi người ta gán cho
nó một nghĩa độc chiếm: Thiên Chúa ở "cùng chúng ta", theo nghĩa Ngài
không ở với những người khác, thậm chí còn "chống lại" những người
khác, chống lại kẻ thù của chúng ta. Nhưng từ khi Chúa Kitô đến, tất cả đều trở
nên phổ quát. "Trong Đức Kitô, Thiên
Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại
nữa" (2Cr 5,19). Thế giới, chứ không chỉ một phần thế giới, thuộc về
Ngài; mọi người, chứ không chỉ một dân tộc.
"Thiên Chúa ở cùng chúng ta," nghĩa
là ở về phía con người, bạn hữu và đồng minh của Ngài, chống lại các quyền lực
sự dữ. Chỉ một mình Chúa nhân cách hóa tất cả và chỉ mặt trận sự lành chống lại
mặt trận sự dữ. Một điều đã cho phép Dietrich Bonhoeffer đang bị cầm tù, bị xử
tử do “quyền lực sự dữ” của Hitler, quả quyết chiến thắng của quyền lực sự
lành: “Biết mình được quyền lực sự lành bảo vệ cách lạ lùng, chúng ta tin tưởng
nhìn tới tương lai, dù nó có thế nào đi nữa. Thiên Chúa ở với chúng ta cả ban
chiều lẫn ban sáng, và chắc chắn mỗi ngày mới[2].”
Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô viết trong Novo
Millennio Ineunte" (Ngàn năm thư ba đang đến): “Chúng ta không biết những
biến cố nào ngàn năm mới sẽ dành cho chúng ta, nhưng chúng ta chắc chắn rằng ngàn
năm này sẽ được vững chắc trong tay Đức Kitô, “Vua các Vua và Chúa các Chúa” (Kh 19,16)[3]."
***
Trong
thánh thi này, sau lời kính lậy là lời khẩn cầu: "Esto nobis praegustatum mortis in examine - Xin Chúa hãy là khai ân
sự sống đời đời cho chúng con trong giờ lâm tử của chúng con”. Thánh tử đạo
Ignatiô Antiôkia đã từng gọi Thánh Thể là "thuốc trường sinh[4]"
nghĩa là thuốc chữa bệnh tử vong của chúng ta. Trong Thánh Thể chúng ta có
"bảo chứng của vinh quang mai hậu": "futurae gloriae nobis pignus datur".
Một
số thăm dò dư luận tôn giáo đã cho thấy một sự kiện lạ lùng: Ngay cả trong các tín
hữu, một số người tin có Thiên Chúa, nhưng không tin con người có sự sống sau
khi chết. Nhưng làm sao có thể như thế được? Thư Do thái nói Đức Kitô đã chết để
lãnh được "ơn cứu chuộc vĩnh viễn"
cho chúng ta (Dt 9,12). Không phải tạm thời, nhưng vĩnh viễn!
Người
ta có thể thắc mắc: xưa nay không một ai đã trở về từ thế giới bên kia để bảo đảm
với chúng ta tất cả đều là thật chứ không chỉ là ảo tưởng đạo đức. Điều ấy
không đúng. Có một người hàng ngày trở về từ thế giới bên kia để bảo đảm điều ấy
cho chúng ta và lặp lại những lời hứa của Ngài, nếu chúng ta chỉ biết nghe Ngài.
Đấng chúng ta đang trên đường tìm kiếm đến gặp chúng ta trong Thánh Thể để cho
chúng ta nếm thử trước ("praegustatum!")
bữa tiệc cuối cùng của vương quốc.
Chúng
ta cần phải gióng lên niềm hy vọng này cho thế giới; điều này giúp chính chúng
ta, cũng như những con người là anh em chúng ta, khắc phục nỗi ghê sợ sự chết mà
ai nấy đều cảm thấy, và chống lại tâm trạng bi quan đen tối đang bao trùm lên
xã hội chúng ta. Những chẩn đoán tuyệt vọng nhất về tình trạng trái đất gia
tăng: "một tổ kiến đang tan vỡ," "một hành tinh đang hấp hối"…
Khoa học vạch ra với nhiều chi tiết kịch bản khả thi về sự tan vỡ cuối cùng của
vũ trụ. Trái đất và những hành tinh khác sắp nguội đi, mặt trời và các ngôi sao
tất cả sẽ nguội đi. Ánh sáng sẽ giảm, những hố đen sắp gia tăng trong vũ trụ… Một
ngày kia sự giãn nở giảm dần và sự co rút bắt đầu; cuối cùng người ta sẽ chứng
kiến tất cả mọi vật chất và năng lượng hiện có sụp đổ thành một khối dày đặc vô
tận. Khi ấy sẽ là Big Crunch – hoặc khối
thu vào – và tất cả sẽ trở lại trống rỗng, thinh lặng, là những gì đã xẩy ra
trước vụ nổ lớn hay Big Bang cách đây
15 tỉ năm…
Không
ai biết những sự việc sẽ xẩy ra như thế hay theo cách khác. Tuy nhiên đức tin bảo
đảm với chúng ta rằng, ngay cả điều đó xảy ra như vậy, vẫn chưa phải là tận thế.
Thiên Chúa đã không hoà giải thế giới với chính mình rồi để nó đi vào cõi hư vô;
Ngài đã không hứa ở lại với chúng ta cho tới tận thế rồi rút lui, một mình về
trời khi tận thế đến. Thiên Chúa đã nói với con người trong Kinh Thánh: "Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở" (Gr 31,3), và những
lời hứa tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa không phải như những lời hứa của con
người.
Khi
suy niệm về bài Ave verum, tác giả
kinh Dies irae dâng lên Đức Kitô lời
cầu khẩn thống thiết này mà, hơn bao giờ hết trong ngày hôm nay, chúng ta có thể
coi như của chúng ta: "Recordare, Iesu
pie, quod sum causa tuae viae: ne me perdas illa die – Lạy Đức Giêsu nhân từ,
xin nhớ lại Chúa đã chết trên thập giá vì con, xin đừng để con mất đi trong ngày
ấy.” "Quaerens me sedisti lassus,
redemisti crucem passus: tantus labor non sit cassus – Chúa mỏi mệt bởi đi
tìm con, Chúa chết trên thập giá vì cứu chuộc con, chớ gì đau khổ này không bị
lãng phí.”
Kinh
Ave Verum kết thức bằng một tiếng kêu
trực tiếp lên Đức Kitô: "O Iesu
dulcis, o Iesu pie”. Những lời này cho chúng ta thấy một hình ảnh mang tính
chất tin mừng điển hình của Đức Kitô: Đức Giêsu "dịu dàng và nhân từ,"
tức là hiền lành, đầy lòng trắc ẩn, không bẻ gẫy cây sậy đã dập, không dập tắt tim
đèn còn khói (x. Mt 12,50). Cũng Đức Giêsu có hôm đã nói: "Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và
khiêm nhường." (Mt 11,29) Thánh Thể nối dài trong lịch sử sự hiện diện
của Đức Giêsu này. Thánh Thể thật là bí tích của bất bạo động!
Tuy
nhiên, sự hiền hậu của Đức Kitô không biện minh cho bạo lực – ngược lại còn làm
cho nó trở nên lạ lẫm và đáng ghét hơn – một sự bạo động mà ngày nay người ta
nhận thấy xung quanh bản thân Ngài. Đức Kitô đã chấm dứt cơ chế tai ác của kẻ
bung xung, bằng cách gánh lấy những hậu quả của nó[5].
Phải lấy làm buồn mà thừa nhận rằng cơ chế tai ác này đang hoạt động theo một
cách thức mới mẻ nơi những người thân cận của Đức Kitô, dưới một hình thức chưa
từng được biết đến. Mọi sự oán hận của một số tư tưởng thế tục đối với những cuộc
biểu tình mới đây liên kết giữa bạo động và sự thiêng thánh, tập trung chống lại
Ngài. Như quy luật trong cơ chế của kẻ bung xung, người ta chọn yếu tố yếu kém
nhất để ra sức làm khổ Ngài. “Yếu kém” ở đây theo nghĩa người ta có thể chế diễu
mà không bị trừng phạt – không có nguy cơ bị trả đũa – khi mà đã từ lâu người
Kitô hữu không còn dùng sức mạnh bảo vệ đức tin của họ nữa.
Đây
không chỉ là những sức ép ngày hôm nay buộc người ta phải huy bỏ thập giá tại
các nơi công cộng và hang đá trong truyền thống dân gian về Noel. Những tiểu
thuyết, phim ảnh, kịch nghệ không ngừng nối tiếp nhau trong đó ai nấy mặc sức
thao túng hình tượng Đức Kitô, dựa trên cơ sở của cái gọi là những tài liệu mới
và những khám phá không có thật. Điều đó trở thành “mốt”, một loại văn thể mới.
Luôn
có khuynh hướng mặc cho Đức Kitô những trang phục của thời đại mình hay ý thức
hệ của mình. Trong quá khứ, ít ra đó là vì những lý do nghiêm túc và có quy mô
lớn: Đức Kitô con người lý tưởng, nhà xã hội, nhà cách mạng... Thời đại chúng
ta, bị tình dục ám ảnh, đi tới chỗ trình bầy Đức Giêsu như một “gay” ante litteram (đồng tính trước khi có từ
này) hoặc một người rao giảng rằng ơn cứu độ đến từ sự kết hợp với yếu tố nữ, khi
chính mình đã làm gương bằng cách cưới Maria Madalêna.
Một
số người coi mình như những người bảo vệ khoa học chống lại tôn giáo: một yêu
sách gây kinh ngạc khi người ta thấy khoa học lịch sử được bàn luận như thế nào
trong những trường hợp đó. Người ta kể những câu chuyện giả mạo và phi lý nhất,
và nhiều người say sưa với những câu chuyện này như thể chúng là những câu chuyện
có thật, như câu chuyện duy nhất cuối cùng thoát khỏi sự kiểm duyệt và cấm kỵ của
Giáo Hội. Có người nói: "Người nào không còn tin vào Thiên Chúa nữa thì sẵn
sàng tin bất cứ điều gì". Những sự kiện ngày hôm nay cho thấy người ấy có
lý.
Người
ta lợi dụng sự lưu ý khác thường của quần chúng về tên Đức Giêsu, và tên đó có ý
nghĩa gì đối với một phần rất lớn nhân loại, để tin chắc có được sự phổ biến rẻ
tiền hoặc gây ấn tượng giật gân bằng các thông điệp mang tính quảng cáo lạm dụng
những biểu tượng và hình ảnh của Phúc Âm (như chúng ta đã thấy gần đây đối với
hình ảnh của bữa tối cuối cùng). Nhưng tất cả điều này chỉ là "chủ nghĩa ký
sinh" văn chương!
Người
ta lại bán Đức Giêsu với giá ba mươi đồng bạc, chế nhạo Ngài và mặc cho Ngài một
bộ phục nực cười như ở dinh tổng trấn. (Trong một buổi phát sóng mới đây của
đài truyền hình ở một quốc gia châu Âu, người ta thấy Đức Giêsu trên thập giá
mang một cái tã của em bé!) Sau đó, khi các tín hữu phản ứng gọi điện thoại hay
gửi thư phản đối cho những người có trách nhiệm, thì người ta tỏ ra công phẫn,
lớn tiếng cho là bất khoan dung. Đã từ lâu, sự bất khoan dung đã đổi hướng ở
Tây phương: từ một sự bất khoan dung mang tính tôn giáo chuyển sang một sự bất
khoan dung về tôn giáo.
Người
ta đặt vấn nạn với chúng ta: “Không ai được độc quyền về biểu tượng và hình ảnh
của một tôn giáo.” Nhưng người ta cũng nói như vậy về những biểu tượng của một
quốc gia – quốc ca, quốc kỳ – là thuộc mọi người và từng người. Có phải ngẫu
nhiên vì thế mà được phép nhạo báng và đưa ra làm trò cười cho chúng ta khoái
chí?
Mầu
nhiệm chúng ta cử hành hôm nay không cho phép chúng ta sống với một mặc cảm bị
bách hại và dựng lên những bức tường hay pháo đài mới giữa chúng ta và văn hóa
(hoặc phản văn hóa) hiện đại. Có lẽ chúng ta phải bắt chước Thầy chúng ta mà
nói đơn sơ: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ đang
làm." Xin tha cho họ và cho cả chúng ta nữa, bởi chắc chắn vì tội lỗi
chúng ta, hiện tại cũng như quá khứ, mà điều đó xẩy ra. Chúng ta biết rõ là nếu
người ta tấn công Đức Kitô, thì chính là để đánh phá các Kitô hữu và Giáo Hội.
Chúng
ta mạo muội gửi tới những người đương thời, vì lợi ích của họ cũng như của
chúng ta, lời mời gọi mà Tertullianô đã gửi cho những người ngộ đạo thời ông,
chống lại nhân tính của Đức Kitô: “Parce
unicae spei totius orbis - Đừng phá hủy niềm hy vọng độc nhất của toàn thế
giới[6].”
***
Lời
kêu cầu cuối cùng của kinh Ave verum gợi
nhắc cho chúng ta con người của mẹ Ngài: "Ôi Chúa Giêsu, con Đức Maria". Đức Trinh Nữ được nhắc tới hai
lần trong thánh thi khá vắn này: lúc đầu và lúc cuối. Tất cả những tiếng than cuối
của thánh thi là một lời nhắc nhớ những lời cuối cùng của kinh Salve Regina: "O clemens, o pia, o dulcis virgo Maria - Ôi khoan thay, ôi nhân
thay, ôi dịu thay trinh nữ Maria”.
Việc
nhấn mạnh dây liên kết giữa Đức Maria và Thánh Thể không chỉ đáp ứng với một
nhu cầu đạo đức, nhưng cũng với một nhu cầu thần học. Sự sinh ra từ Đức Maria, từ
thời các Giáo Phụ, đã luôn được dùng làm bằng chứng chính yếu chống lại những
người phái Ảo thân chối bỏ thực tại của
thân xác Đức Kitô. Một điều cũng hoàn toàn mạch lạc là chính sự sinh ra này
ngày nay minh chứng cho chân lý về thực tại thân xác Đức Kitô hiện diện trong
Thánh Thể.
Đức
Gioan Phaolô II kết thúc Tông thư "Mane
nobiscum Domine" bằng cách qui chiếu tới những lời của thánh thi. Ngài
viết: "Bánh Thánh Thể chúng ta nhận lãnh là thịt vô tì tích của Con: “Ave verum Corpus natum de Maria Virgine”. Trong năm ân sủng này, Giáo Hội được Đức Maria
nâng đỡ, tìm thấy một đà tiến mới cho sứ vụ của mình và ngày càng nhận biết nguồn
mạch và chóp đỉnh của tất cả sự sống của mình nơi Thánh Thể[7]."
Chúng
ta lợi dụng dịp nhắc tới những lời của ngài để đạo đạt lên Đức Thánh Cha lòng
biết ơn của chúng ta vì hồng ân Năm Thánh Thể, với ước nguyện được thấy ngài
mau bình phục. Thưa Đức Thánh Cha, xin Ngài mau trở lại như trước, vì lễ Vượt
Qua sẽ rất ít “Vượt qua” nếu không có ngài[8].
Để
kết thúc, chúng ta hãy trở lại với bài thánh thi. Dấu chỉ hiển nhiên nhất nói
lên sự hiệp nhất giữa Thánh Thể và mầu nhiệm thập giá, giữa Năm Thánh Thể và Thứ
Sáu Tuần Thánh, là hôm nay chúng ta có thể xướng lên những lời của kinh Ave verum, mà không thay đổi một vần nào, để tán dương Đức Kitô, Đấng mà lát
nữa đây sẽ được nâng cao trên thập giá trước mặt chúng ta. Chính như vậy mà tôi
khiêm tốn kêu mời tất cả anh chị em hợp ý với tôi lớn tiếng công bố, với lòng
biết ơn xúc động, nhân danh tất cả mọi người được Đức Kitô cúu chuộc:
“Ave verum Corpus natum
de Maria Virgine
Vere passum, immolatum
in Cruce pro homine
Cuius latus perforatum
fluxit aqua et sanguine
Esto nobis praegustatum
mortis in examine
O Iesu dulcis! O Iesu
pie! O Iesu Fili Mariae.”
(Raniero
Cantalamessa, Nous prêchons un Christ
crucifié, EdB, 2018, pp. 293-302)
Lm
Micae Trần Đình Quảng
[1] Bản gốc tiếng la tinh: Ave, verum Corpus, natum de Maria Virgine. Vere passum, immolatum, in
cruce pro homine. Cuius latus perforatum fluxit aqua et sanguine; Esto nobis
praegustatum mortis in examine. O Iesu dulcis! O Iesu pie! O Iesu, Fili Mariae!
[2]
Bản văn gốc của D. Bonhoeffer: “Von
guten Machten wunderbar geborgen erwarten wir getrost, was kommen mag. Gott ist
mit uns am Abend und am Morgen und ganz gewiss an jeden neuen Tag”
[3]
Gioan Phaolô II, Tông thư Novo millennio
ineuntem, số 35.
[4]
Ignatiô Antiôkia, Lettre aux
Éphésiens, 20, 2.
[5] X. R. Girard, Des choses cachées depuis la fondation du monde, Lgf poche, Paris
1983.
[6] Tertullianô, De carne Christi, 5, 3 (CCL 2, p. 881).
[7]
Gioan Phaolô II, Tông thư Mane nobiscum
Domine, số 31.
[8]
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời một tuần sau, ngày
2 tháng Tư năm 2005.