GIÁO HỘI VÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

 

“Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” : Thánh Thể bắt nguồn từ những lời này của Đức Giêsu trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ. Thánh Thể hiện tại hóa mầu nhiệm trung tâm của đức tin Giáo Hội, hiện tại hóa cái chết của Chúa để cứu độ nhân loại và sự sống lại vinh hiển của Người. Các Kitô hữu đầu tiên đã không cử hành Thánh Thể chiều ngày thứ năm như để diễn tả lại bữa tiệc ly, nhưng ngay từ thuở ban đầu, họ đã cử hành lễ tạ ơn vào ngày chúa nhật, ngày Chúa Phục Sinh (x. Cv 20,7 ; Didachè 14,1)

Thánh Thể tháp chúng ta vào mạch sống của mầu nhiệm phục sinh. Và cũng chính từ mầu nhiệm phục sinh mà Giáo Hội đượïc hình thành. Mầu nhiệm phục sinh trở thành nền tảng cho cả việc cử hành Thánh Thể và xây dựng Giáo Hội trở thành cộng đoàn những  kẻ tin vào Đức Kitô  là “Chúa Phục sinh”.

Trong bài này, chúng tôi muốn suy nghĩ về mối tương quan giữa Giáo Hội và Thánh Thể. Một trong nhữõng quan niệm rộng rãi nhất về Thánh Thể, có khả năng diễn tả tất cả vẻ phong phú mà Giáo Hội nhận thấy nơi Thánh Thể là quan niệm được Henri de Lubac tóm tắt trong cái đượïc gọi là thần học của các giáo phụ về Thánh Thể : Thánh Thể làm nên Giáo Hội và Giáo Hội làm nên Thánh Thể.

Nhưng trước hết chúng ta  hãy hỏi xem Giáo Hội tiên khởi đã cử hành Thánh Thể như thế nào ? Các Kitô hữu đầu tiên đã hiểu như thế nào về Thánh Thể ?

I. GIÁO HỘI TIÊN KHỞI VÀ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH THỂ

Giáo Hội – “Ekklèsia” là sự tập họp cộng đoàn những kẻ tin vào Đức Giêsu là Chúa Phục sinh.

Tân Ước đã không gọi “Ekklèsia” là sự tập họp những kẻ tin vào Đức Giêsu trước biến cố khổ nạn. Tân ướùc chỉ dùng từ này để gọi nhóm người tin vào sự phục sinh của Đức Kitô. Vào lúc Nhất lãm được viết ra thì từ này đã đượïc sử dụng. Trường hợp Luca là điển hình : từ Ecclesia không xuất hiện chỗ nào trong quyển thứ nhất, nhưng ngược lại đượïc sử dụng 16 lần trong quyển thứ hai tức Tông đồ công vụ. Trường hợp Mt 16,18, nhiều nhà chú giải cho rằng từ này hướng về tương lai ; còn Mt 18,17 có lẽ sử dụng từ Ecclesia để nói về cộng đoàn Syrie-Palestine của thập niên 80 (x. TILLARD, Eglise d’Eglises, Paris, Cerf, 1987, p. 17-18)

Đây có phải là tình cờ không ? Đọc lại các bản văn chính của Tân Ước, trong toàn bộ các truyền thống hình thành Tân Ước, ta tin rằng đối với các tác giả Tân Ước, thực tại Ecclesia hoàn toàn không thể tách khỏi biến cố chết và sống lại của Đức Giêsu. Như vậy, mầu nhiệm vượt qua của Đức Giêsu làm nền tảng cho sự hiện hữu của Giáo Hội. Giáo Hội trước hết là “Giáo Hội phục sinh”, Giáo Hội được xây dựng trên một biến cố.

Đến ngày lễ Ngũ Tuần, với việc nhận lãnh Chúa Thánh Thần, cộng đoàn của “Giáo Hội – phục sinh” đã xuất hiện như sự biểu lộ mở ra thời đại mới, thời đại của ơn cứu độ. Ba nhân tố làm nên “Giáo Hội ngũ tuần” là Thánh Thần, lời chứng của các tông đồ về cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu và sự hiệp thông Giáo Hội (x. Cv 2,14-47). Ba nhân tố này thuộc về bản chất của Giáo Hội. Giáo Hội của Chúa Phục sinh cũng là Giáo Hội của Thánh Thần. Giáo Hội đượïc liên kết thành một dân mới. Các nhà chú giải đã cho rằng đây chính là lý do các giáo phụ của những thế kỷ đầu xem tường thuật lễ Ngũ tuần như đối nghịch lại tường thuật Babel (x. St 11, 1-9 ; Cv 2,1-13).

Giáo Hội hiệp thông, một Giáo Hội của Thánh Thần, hiệp thông trong liên đới, trong cầu nguyện, trong đứùc tin và đứùc ái. Giáo Hội cũng được mô tả như là một Giáo Hội đượïc xây trên sự chuyên cần : chuyên cần nghe lời giáo huấn của các tông đồ, luôn luôn hiệp thông với nhau, bẻ bánh và cầu nguyện.

“Bẻ bánh”, một danh từ ám chỉ đến Thánh Thể. Giáo Hội ngũ tuần cử hành bẻ bánh và chính việc chuyên cần này đã xây dựng Giáo Hội tiên khởi (Cv 2,42-47 ; 4,32-35 ; 5,12-16).

Mặc dù sách Công vụ tông đồ không nói rõ, nhưng hình như việc “bẻ bánh”, tên gọi của Thánh Thể đã đượïc cử hành đều đặn mỗi ngày chúa nhật. Chúng ta không có những chi tiết về những gì diễn ra trong cử hành Thánh Thể hay tạ ơn ngày chúa nhật, có thể việc cử hành vẫn còn gắn liền với các bữa ăn.

Thánh Phaolô đã trách cứ các Kitô hữu Corintô đã không cử hành đúng cách “bữa ăn của Chúa”. Ngài viết : “Khi anh em họp nhau thì không phải để ăn bữa tối của Chúa nữa” (1 Cr 11,20). Ngài trách họ điều gì ? Trách rằng thái độ của họ không phù hợp với sự cử hành của họ. Họ hiệp thông với Đấng dạy rằng: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”, vậy mà trong thựïc tế “mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế kẻ thì đói, người lại say. Hay anh em khinh dể Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của” (1 Cr 11,12).

Trong đoạn này, thánh Phaolô cho ta thấy có mối tương quan giữa “bữa ăn của Chúa” và Giáo Hội. Cử hành “bữa ăn của Chúa” không đúng cách là làm cho Giáo Hội bị thương tổn.

II. Giáo HỘi đưỢc tẬP hỌp vào “ngày cỦa Chúa” đÊ cỬ hành

Didachè, chương 14, 1, để lại cho chúng ta chứng từ về “ngày của Chúa” là để “bẻ bánh” và để “tạ ơn” :

          “Ngày của Chúa, anh em hãy tụ họp lại để bẻ bánh và để tạ ơn”.

Trong chương 67 của tác phẩm 1 Apologie (Minh giáo), được viết vào khoảng năm 150 tại Rôma mà thánh Justinô gửi cho hoàng đế Antoniô le Pieux (138-161), lần đầu tiên, chúng ta có đượïc chứùng từ về diễn tiến của việc tập họp ngày chúa nhật của các Kitô hữu :

“Trong ngày mà người ta gọi là ngày của mặt trời, tất cả mọi người ở thành thị cũng như thôn quê, đều hội họp lại ở một nơi. Người ta đọc hồi ký của các tông đồ và các bài viết của các ngôn sứ, tùy theo thời giờ cho phép. Đọc sách xong, vị chủ tọa lên tiếng và khuyên mọi người hãy bắt chước các lời giáo huấn tốt lành đó. Sau đó tất cả chúng tôi đứng lên, và cùng nhau cầu nguyện lớn tiếng. Rồi như chúng tôi đã nói, khi đã cầu nguyện xong, người ta mang tới bánh mì, rượu nho và nước. Vị chủ tọa dâng lên trời những lời cầu nguyện và cảm tạ tùy sức của người, và tất cả dân chúng đáp lại bằng lời hô lớn : Amen. Sau đó là việc phân phối và chia phần các thứùc ăn đã đượïc thánh hiến cho mỗi người, và giữ phần cho các người vắng mặt, nhờ thừa tác vụ của các phó tế” (1 Apologie 67).

Thánh Justinô, trong chương này đã nhắc đến việc đọc các “hồi ký của các tông đồ” (Mémoires des apôtres) có nghĩa là các “phúc âm” (x. 1 Apologie 66) và bài viết của các ngôn sứ (Ecrits des prophètes) có nghĩa là Cựu Ước. Qua việc đọc Cựu Ước, Giáo Hội thuở ban đầu muốn loan báo “ngày hôm nay” của việc hoàn tất lời hứa nhờ Đức Kitô, trong mầu nhiệm Vượt qua của Người. Buổi hội họp mà Justinô vừa mô tả vẫn là cấu trúc cơ bản của việc cử hành Thánh Thể cho tới ngày nay : sự tập họp, phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc, bài giảng và lời nguyện chung, phụng vụ Thánh Thể với việc mang tới bánh và rượu, kinh tạ ơn, thánh hiến và hiệp lễ.

Qua chứùng từ của thánh Justinô, chúng ta thấy “ngày của mặt trời” trở thành “ngày của Chúa”. Và “ngày của Chúa” trở thành “ngày của Giáo Hội”, ngày của sự tập họp (Eglise = rassemblement).

Tập họp để cử hành bẻ bánh và tạ ơn trở thành “nơi” ưu tiên của Giáo Hội. Như thế, Giáo Hội “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” biểu lộ căn tính của mình không chỗ nào rõ bằng lúc cử hành Thánh Thể hay Tạ ơn.

Từ những gì nói ở trên, chúng ta có thể rút ra ba điểm thần học quan trọng :

A. Trước hết, một Giáo Hội không có một cộng đoàn đượïc tập họp sẽ là một mâu thuẫn ngay trong từ ngữ. Vì thế, “sự tập họp” hay “Giáo Hội” của Thiên Chúa  hay của Đức Kitô  là đặc tính của người kitô hữu. Từø cái nhìn này, chúng ta có thể nói, ngườøi kitô hữu là người đến tập họp với anh em mình nhân danh Đức Kitô và để tưởng nhớ công trình cứu chuộc của Người mà cao điểm là cái chết trên thập giá và sự sống lại.

B. Mô hình mẫu của Giáo Hội là sự tập họp ngày chúa nhật, ngày của Chúa, ngày mà người kitô tưởng nhớ Đức Giêsu như là “Chúa” phục sinh. Ngày này mang một ý nghĩa thần học và phụng vụ. Nó như nền tảng cho đời sống phụng vụ của Giáo Hội tiên khởi và đã trở thành một thói quen cho cộng đoàn kitô hữu từ những năm 50 (x. 1 Cr 16,1-2) : đoạn văn này cho ta thấy rằng Phaolô đã đề cập đến thói quen này đã có nơi giáo đoàn Corintô cũng như tại Galat) ; sách công vụ cho thấy Phaolô cùng cử hành “bẻ bánh” ngày chúa nhật khi ngài ghé qua thành Troa (Cv 20,7-12). Như thế, với việc tưởng niệm Chúa Kitô Phục sinh, ngày thứù nhất trong tuần của người Do thái trở thành ngày trung tâm và nền tảng của đờøi sống Giáo Hội Kitô, ngày Giáo Hội đượïc tập họp, ngày Giáo Hội đượïc quy tụ lại, được xây dựïng.

Chắc hẳn việc “bẻ bánh” (Thánh Thể) đã trở thành trung tâm cho ngày này (x. Didachè 14,1). Nhiều chứng từ của các giáo phụ cho biết rằng việc cử hành Thánh Thể trước hết nằm vào ngày chúa nhật tại tất cả các Giáo Hội, sau đó đến ngày thứ tư và thứù sáu, rồi thứ bảy, rồi đến mỗi ngày trong tuần. Tuy nhiên, đối với các ngày khác ngày chúa nhật thì tùy thuộc vào các Giáo Hội khác nhau và tùy vào từng thời đại (x. Augustin, Lettre 54,2 : “tại một vài nơi, không có ngày nào qua đi mà không có hy lễ (Thánh Thể), ở những nơi khác, chỉ có hy lễ ngày thứù bảy và chúa nhật, và một số nơi thì chỉ có ngày chúa nhật” ; Basile, Lettre 93 (372). Thánh lễ hằng ngày dườøng như đượïc thánh Cyprianô ở Carthage nói đến vào giữa thế kỷ thứ III, nhưng thói quen này được phổ biến trong các Giáo Hội rõ ràng nhất kể từ thế kỷ IV (cf R. TAFT, Concilium, 172, 1982, p.27-44).

Nhưng nếu Thánh Thể chiếm một vị trí trung tâm của ngày chúa nhật thì Thánh Thể cũng là trung tâm cho cộng đoàn cử hành biến cố vượt qua của Chúa mình. Ta thấy có một sự liên hệ mật thiết giữa ngày của Chúa, Thánh Thể ngày của Giáo Hội.

Các chứng từ của các giáo phụ trong 4 thế kỷ đầu đều cho thấy có mối liên hệ sâu xa giữa “ngày của Chúa” – “cử hành Thánh Thể” – “việc giảng dạy” (thánh kinh, luân lý, các mầu nhiệm) và đời sống Giáo Hội và cộng đoàn. Phụng vụï ngày chúa nhật là nơi đào luyện, duy trì và củng cố khuôn mặt của kitô hữu và của Giáo Hội Chúa Kitô (x.Cyrille de Jérusalem, Les catéchèses mystagogiques )

Chúng ta có thể tóm tắt như sau: là kitô hữu có nghĩa là thuộc về Giáo Hội và thuộc về Giáo Hội có nghĩa là tham dự vào việc cử hành ngày Chúa sống lại để bẻ bánh và để tạ ơn.

Tác giả cuốn La Didascalie hay là Doctrine catholique des douzes apôtres et des saints disciples de notre Sauveur, có lẽ là một giám mục thuộc vùng Syrie vào khoảng giữa thế kỷ III đã viết như sau :

“Hỡi vị giám mục, khi ngài giảng dạy, hãy truyền dạy và khuyến dụ dân chúng phải trung thành tới hội họp trong cộng đoàn Giáo Hội : họ đừng vắng mặt, mà hãy trung thành tớùi hội họp, để không một ai làm cho Giáo Hội nhỏ bé đi vì tại mình không tới, và đừng để thân thể Chúa Kitô  thiếu mất một chi thể  (… ).

Vì anh em là chi thể của Chúa Kitô , anh em đừøng để mình hư mất ở ngoài Giáo Hội, do sự anh em không tới hội họp. Bởi vì Chúa Kitô là Đầu của anh em đúng như Ngài đã hứa, Ngài hiện diện và hiệp thông với anh em. Vậy anh em đừøng coi thường bản thân mình và đừng để Chúa Cứu Thế bị mất đi các chi thể của Người. Đừng xé nát và đừng phân tán chi thể của Người” (Didascalie 13).

Như thế, sự thuộc về Giáo Hội đượïc bày tỏ và đượïc thựïc hiện bằng sự thuộc về cộng đoàn cử hành Thánh Thể.

Mỗi cộng đoàn Thánh Thể biểu lộ thựïc tại Giáo Hội với điều kiện được cử hành trong sự hiệp thông với giám mục và với những cộng đoàn khác của Giáo Hội. Điều này muốn nói lên rằng Giáo Hội của Chúa Kitô không ở đâu xa xôi nhưng ngay trong chính cộng đoàn cử hành tạ ơn.

Thánh Ignatiô, giám mục thành Antiokia (+110), trong thư gửi cộng đoàn tín hữu Ephesô cho ta những thông tin về những cuộc họp của các tín hữu quanh giám mục và linh mục đoàn để  “bẻ bánh” (x. Ignace  d’Antioche, Eph. 20,2 trong  ‘coll. Littératures chrétiennes’, Paris, 1957).

Bây giờ chúng ta tìm hiểu nền thần học của giáo phụ được Henri de Lubac trình bày lại : Thánh Thể làm nên Giáo Hội và Giáo Hội làm nên Thánh Thể.

III. Thánh Thể làm nên Giáo Hội

(L’eucha-ristie fait l’Eglise)

Trong vế thứ nhất này, chữ “Thánh Thể” phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Thánh Thể ở đây là sự tập họp các tín hữu để cử hành thánh lễ, để lắng nghe Lời Chúa, lấy Lời Chúa soi sáng cuộc sống của mình, múc lấy trong Lời Chúa những nghị lực để cảm tạ Thiên Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần, vì những gì Chúa Kitô làm cho họ : họ đi vào tâm tình Chúa Kitô  khi hiệp lễ, rồi họ được sai đi vào môi trường của thế giới để xây dựng tình thương, công lý và hoà bình ; để đến với những người nghèo và phục vụ họ, để chia sẻ với họ bánh của trái đất và bánh tình thương, để loan báo Tin Mừng cho một thế giới được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc. Thánh Thể chỉ làm nên Giáo Hội thực sự trong chiều hướùng Thánh Thể đượïc cử hành trong bầu khí bác ái của Giáo Hội. Lý do bởi vì Thánh Thể làm nên sựï hiệp nhất và do đó bác ái phải trở nên động cơ của đờøi sống Giáo Hội. Thánh thể quy tụ lại những ai tham dự vào Thân Mình của Đức Kitô như những chi thể của một thân thể

A. Thánh Thể xây dựng Giáo Hội và làm tăng trưởng dân Kitô

Sống Thánh Thể là sống sự hiệp thông trong Giáo Hội và của Giáo Hội như là hồng ân của Thiên Chúa. Truyền thống luôn luôn phủ nhận một sự cắt  đứt căn bản giữa việc thuộc về Đức Kitô, nguồn mạch ơn cứu độ và thuộïïc về Giáo Hội. Bởi vì làm sao có thể thuộc về Đức Kitô mà lại không tháp nhập vào Người một cách nào đó ? Làm sao có thể thuộc về Đức Kitô  mà lại không thuộc về Giáo Hội của Người ? Chúùa Giêsu không thể nào phân ly khỏi Giáo Hội.

Như vậy, sẽ thực sự là mâu thuẫn khi tách thân thể Chúa Kitô trong bí tích khỏi thân-thể-Giáo-hội của Người. Hay nói cách khác, Thánh Thể làm nên Giáo Hội.

Chúng ta cũng cần chắc lại rằng từ những thế kỷ đầu, người ta đã hiểu từ “ex-communion” theo hướùng Thánh Thể rồi dần dà theo hướng Giáo-hội-học. Từ đó chúng ta sẽ thấy Giáo-hội-học không thể tách ra khỏi thần học về Thánh Thể. Giáo-hội-học của Vatican II là Giáo Hội học hiệp thông hay nói khác đi là Giáo Hội Thánh Thể (Eglise eucharistique) theo nghĩa rộng của từ ngữ này.

Hiểu như thế, với sức năng động của Thánh Thần, thì rõ ràng Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Thánh Thể biến đổi các người tham dự thành thân thể Đức Kitô. Kinh tạ ơn III đã diễn tả như sau:

“Và khi chúng con được Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng,

đượïc đầy tràn Thánh Thần của Người,

xin cho chúng con

trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”.

Thánh Augustinô đã trình bày cách tuyệt hảo về mối tương quan giữa thân thể Chúa Kitô  mà chúng ta nhận lấy một cách bí tích và thân thể Giáo Hội của Chúa Kitô  mà chúng ta trở thành khi hiệp lễ trong bài giảng 272 :

“Bạn muốn hiểu thân thể Chúa Kitô là gì không ? thì bạn hãy nghe thánh tông đồ nói với các tín hữu : “anh chị em là thân thể Chúa Kitô và là các chi thể của Người” (1 Cr 12,27). Vậy nếu anh chị em là thân thể Chúa Kitô và là chi thể của Người, thì chính mầu nhiệm của anh chị em đang ngự trị trên bàn tiệc của Chúa. Anh chị em nhận lấy mầu nhiệm của mình. Anh chị em thưa Amen để đáp lại lời nói về bản thân anh chị em, và lời đáp này nói lên sựï chấp thuận của anh chị em. Bạn nghe nói “Mình thánh Chúa Kitô” và bạn hãy là chi thể của Chúa Kitô, để lời thưa Amen của bạn là chân thật” (sermon 272).

Giáo Hội là một biến cố : Giáo Hội đượïc tạo thành khi các kitô-hữu họp nhau nghe Lời Chúa Kitô, đón nhận Thân mình Người và hiệp thông với mầu nhiệm chết đi và sống lại của Người.

Không những Thánh Thể quy tụ và xây dựng Giáo Hội, nhưng theo nghĩa chặt, Thánh Thể còn là lương thựïc của Giáo Hội.

B. Thánh Thể, lương thựïc của Giáo Hội lữ hành

Chúng ta sẽ đi từ chứùng từ của các giáo phụ :

Giá trị cứu chuộc của Thánh Thể rất rõ nét trong tư tưởng của các giáo phụ khi các ngài gợi lên tư tưởng sau đây : Thánh Thể như là sự cứu rỗi cho Giáo Hội và là sự hiệp nhất cho Giáo Hội.

Thánh Ignatiô thành Antiôkia cho rằng tường thuật về việc thành lập Thánh Thể nói lên bánh và rượu Thánh Thể chứa đựng Mình và Máu Đức Kitô . Ngài nói rằng cử hành Thánh Thể là để thực hiện và bày tỏ tính hiệp nhất của Giáo Hội. Tư tưởng này đượïc viết trong thư gởi người thành Philiphê :

“Anh chị em  hãy cẩn thận chỉ tham dự vào một cử hành Thánh Thể mà thôi, bởi vì có một nhục thể của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, chỉ có một ly rượu để hiệp nhất chúng ta trong máu Người, chỉ có một bàn thờ cũng như chỉ có một giám mục cùng với linh mục đoàn và các  phó tế là những bạn cùng phục vụ với tôi” (Phil 4,2).

Thánh Justinô trong cuốn 1 Apologie chú thích như sau :

“Chúng tôi gọi lương thực này là Thánh Thể (eucharistie = tạ ơn), không ai có thể tham dự mà không tin vào chân lý của giáo huấn của chúng tôi và không được rửa trong giếng của ơn tha tội và của ơn tái sinh và không sống theo giáo huấn của Chúa Kitô. Bởi vì chúng tôi không cầm lấy lương thực này như bánh thường và của uống thường… Thức ăn này nuôi dưỡng chúng ta bằng cách đồng hóa máu và thịt chúng ta với Máu và Thịt của Chúùa Giêsu nhập thể ; đó là giáo lý của chúng tôi. Trong các sách hồi ký của các ngài mà người ta gọi là sách phúc âm, các tông đồ đã kể lại cho chúng ta những gì mà Chúùa Giêsu đã nhắn nhủ các ngài ; Chúa cầm lấy bánh và sau khi đã tạ ơn ; Người nói với các ông : anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy. Cũng thế, Chúa cầm lấy chén rượu, và sau khi đã tạ ơn, Người nói : Đây là Máu Thầy và Người đã ban các thứù đóù cho họ mà thôi” (1Apologie 66).

Trong lời chú thích này, thánh Justinô nhấn mạnh đến đức tin của Giáo Hội : Giáo Hội cử hành “tạ ơn” trong đức tin. Đức tin và việc gia nhập vào Giáo Hội là những điều kiện để lãnh nhận lương thực này. Lương thực này kết hiệp mật thiết những người tham dự vào Thân mình Đức Kitô. Giáo Hội không coi Thánh Thể như của ăn của uống thông thường, nhưng như lương thực thiêng liêng và đích thực nuôi dưỡng Giáo Hội.

Giáo Hội, ngay từ những thế kỷ đầu tiên đã nhìn Thánh Thể như bánh nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng mến cho Dân Chúa lữ hành. Nhiều chứng từ cho chúng ta thấy, ngay từ thế kỷ thứ II, trong nhiều Giáo Hội, đã xuất hiện thói quen đem về nhà một phần bánh được hiến thánh để được hiệp thông mỗi ngày, hay dành cho những người đau yếu không thể đếùn trong các buổi tụ họp ngày chúa nhật hay là dành cho những tín hữu chuẩn bị chấm dứt hành trình trần gian như “của ăn đường” (x. 1 Apologie 67).

Thánh Thể là lương thực nuôi dưỡng đức ái của Giáo Hội, vì Thánh Thể đưa Giáo Hội vào kinh nghiệm sự viên mãn của tình yêu dâng hiến mà cao điểm là mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô. Khi cử hành Thánh Thể, Giáo Hội được mời gọi sống khai mở cho Thiên Chúa và cho thế giới. Là lương thực nuôi dưỡng đức ái của Giáo Hội, Thánh Thể xây dựng một Giáo Hội hiệp thông và không ngừng canh tân khuôn mặt của Giáo Hội này.

Vì vậy mà cộng đoàn Kitô hữu thựïc sự trở thành Hội Thánh của Thiên Chúa nơi cử hành Thánh Thể. Khi người tín hữu tham dự Thánh Thể, Chúa Thánh Thần liên kết họ vào thân thể Chúa Kitô và làm cho họ trở nên thân thể Hội Thánh của Người. Kinh tạ ơn III đã diễn tả mối tương quan này như sau :

 “Và khi chúng con đuợc Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng,

được đầy tràn Thánh Thần của Người,

xin cho chúng con trở nên

một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”

Tóm lại, Thánh Thể cung cấp năng lực sống và liên kết các phần tử của Giáo Hội như Giáo Hội là cộng đoàn bác ái (Eglise = communauté de charité). Thánh Thể xây dựng Giáo Hội xét như là thân thể Đức Kitô.

IV. GIÁO HỘI LÀM NÊN THÁNH THỂ

Thánh Thể làm nên Giáo Hội nhưng ngược lại, chính Giáo Hội làm nên Thánh Thể. Giáo Hội, chứ không phải một cá nhân nào. Toàn thể Giáo Hội là người cử hành Thánh Thể. Chủ thể của việc cử hành tạ ơn là Giáo Hội, có nghĩa là cộng đoàn cụ thể của nhữõng người đã được rửa tội nhân danh Chúa Kitô. Chắc chắn, linh mục có một vai trò đặc biệt, đó là “chủ sự” nhân danh Đức Kitô. Nhưng chức vụ này không đặt ngài ở trên Giáo Hội, nhưng về phương diện thần học, ngài ở trong lòng Giáo Hội. Chỉ có một chủ sự, nhưng tất cả đều cử hành (un seul préside, mais tous célèbrent). Hay nói theo Vatican II thì chủ thể của phụng vụ là Giáo Hội cử hành. Sách Lễ Rôma, trong quy chế tổng quát, đã nhấn mạnh về điểm này khi nói: “Thánh lễ là sựï cử hành của dân Chúa được tổ chức có phẩm trật” (x. Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma, ch. I, 1 ).

Không có Thánh Thể nếu không có Giáo Hội. Giáo Hội làm nên Thánh thể trước hết bằng cách mời gọi các tín hữu tụ họp quanh Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh thập giá và đã sống lại, Đấng mà họ tuyên xưng là “Chúa” (Kyrios) và là Thiên Chúa (Théos) của họ. Lời mời gọi này gắn chặt với “ngày của Chúa”. Lẽ dĩ nhiên, sự tập họp của cộng đoàn thánh thể trước hết là do lời mời gọi của Thiên Chúa, bởi vì Giáo Hội là Dân đuợc Thiên Chúa tuyển chọn và kêu gọi nhờ việc Đức Giêsu chịu chết và sống lại trong quyền năng Chúa Thánh Thần.

Giáo Hội làm nên Thánh Thể khi mà Thánh Thể đượïc cử hành trong bối cảnh của đứùc bác ái, vì bản chất của Giáo Hội là hiệp thông sự sống như hiến chế về phụng vụ đã viết :

“Tại bữa ăn sau cùng, trong đêm Người bị nộp, Chúa Cứu Thế của chúng ta đã lập hy lễ Thánh Thể Mình và Máu Người, để tồn tại muôn đời lễ hy sinh thập giá của Người cho tới khi Người lại đến, và cũng là để ủy thác cho Giáo Hội, hiền thê chí ái của Người, việc tưởng niệm sự chết và sựï sống lại của Người : đó là bí tích tình yêu, dấu chỉ của hiệp nhất, dây ràng buộc của đứùc ái, bữa tiệc phục sinh, trong đó Chúa Kitô  đượïc người ta ăn, linh hồn ta đượïc tràn đầy ân sủng, và bảo chứùng của phúc vinh quang sau này đã được ban cho chúng ta” (PV 47).

Chúng ta sẽ dễ hiểu vế này : Giáo Hội làm nên Thánh Thể khi chúng ta hiểu Giáo Hội như là “bí tích của ơn cứu rỗi” hay “bí tích của Nước Thiên Chúa”. Đây không phải là bí tích thứ tám, nhưng là “bí tích căn bản” (sacrement fondamental), bí tích bao gồm các bí tích khác. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội chỉ là “bí tích căn bản” do sự lệ thuộc hoàn toàn và mãi mãi vào “bí tích uyên nguyên” (sacrement-source) của Thiên Chúa và sự gặp gỡ giữa con ngườøi với Thiên Chúa là Đức Kitô .

Giáo Hội mạc khải và thể hiện ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho nhân loại trong Con của Người là Đức Giêsu nhờ sức mạnh của Thánh Thần. Chính trong cử hành Thánh Thể và các bí tích khác mà Thánh Thể là trung tâm mà Giáo Hội tưởng nhớ đến Chúa của mình, nhớ  đến mầu nhiệm Đức Kitô, mầu nhiệm đã làm nên sự hiện hữu của Giáo Hội như là Giáo Hội của Chúa Kitô và hiện tại hóa mầu nhiệm này để sống lấy mỗi ngày.

Thánh thể cũng như các bí tích khác đều được cử hành trong Giáo Hội, với Giáo Hội và bởi Giáo Hội (dans l’Eglise, avec l’Eglise et par l’Eglise).

Sau khi đã tìm hiểu hai vế trong tư tưởng thần học của giáo phụ về Thánh Thể, chúng ta hỏi xem vậy đâu là thần học của mối tương quan này.

V. TRUYỀN THỐNG THẦN HỌC VỀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÁNH THỂ VÀ GIÁO HỘI.

A. Thánh Thể : điểm tới của các bí tích khai tâm kitô giáo (initiation chrétienne)

Truyền thống phụng vụ trong 6 thế kỷ đầu luôn luôn cử hành các bí tích khai tâm kitô giáo mà ngày nay ta gọi là Rửa tộâi – Thêm sức – Thánh Thể như một toàn thể thống nhất. Bộ ba này đã trở thành khuôn mẫu và quy tắc cho việc nhập Kitô-giáo.

Thánh Augustin đã diễn tả bằng một biểu tượng tuyệt vời để nói lên tính năng động gắn bó của bộ ba này :

“Như những hạt lúa mì, anh em đã đượïc chứa vào các kho lẫm khi bước vào bậc dự tòng ; rồi trong suốt thời gian dự tòng, anh em đã đượïc nghiền nát bởi các cuộc chay tịnh và các lần trừ tà ; sau đó anh em tới giếng rửa tội để được thấm nước, rồi đượïc nướng chín trong lửa Chúa Thánh Thần. Anh em đã trở nên tấm bánh của Chúa. Vậy anh em hãy là những gì anh em xem thấy và hãy nhận lấy những gì mà anh em là” (sermons 227 và 272).

Như vậy, từ rửa tội, bí tích của sự gia nhập vào Giáo Hội đến Thánh Thể tạ ơn là một hành trình duy nhất gồm nhiều giai đoạn. Nếu rửa tội là điểm khởi hành thì Thánh Thể là điểm tới của hành trình. Vấn đề cốt yếu là trở thành những chi thể của thân thể Giáo Hội của Chúa Kitô bằng cách tham dự vào thân thể Thánh Thể.

Hành trình đi vào Giáo Hội phải dẫn người tân tòng đến Thánh Thể. Đến với Giáo Hội để đến với Chúa Kitô và kết hiệp với Chúa Kitô để trở nên chi thể trong thân-thể-giáo-hội của Người. Chính bằng cách hiệp thông với Thân mình Đức Kitô mà người tân tòng hoàn toàn trở thành thành viên của Giáo Hội. Bí tích Thánh Thể xác định chúng ta thuộc về Giáo Hội. Cả hai bí tích đều được xây dựng trên mầu nhiệm chết và sống lại của Chúa Kitô .

Bí tích rửa tội – thêm sức tìm thấy hướng đi nơi Thánh Thể. Thánh Phaolô nói : Rửa tội là một sự ngụp lặn vào trong sự chết với Chúa Kitô, rồi Ngài nói chúng ta cùng được “mai táng” (Rm 6,3), “cùng đóng đinh” (Rm 6,6), “cùng tháp vào Người” (Rm 6,5) để được “cùng sống với Người” (Rm 6,8).

Chết với Đức Kitô và sống lại với Đức Kitô (x. Rm 6,4-6), người Kitô hữu đượïc mời gọi hiến dâng thân xác mình như mộïït của lễ dâng hiến trong hy tế Thánh Thể. Khi dâng Thánh lễ, ngườøi kitô hữu dâng chính mình với Đức Kitô. Thánh Tôma nói rằng tất cả ơn các bí tích đều bắt nguồn từ Thánh Thểû và cốt yếu là ơn làm con trong Giáo Hội.

B. Truyền thống La-tinh về tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội

Truyền thống thần học Tây phương về Thánh Thể đã nhìn Thánh Thể như phần trung tâm, thánh thiện nhất của toàn bộ đời sống Giáo Hội : Giáo Hội phổ quát cũng như Giáo Hội địa phương và đối với từng tín hữu (x. Quy chế tổng quát sách lễ Rôma, ch. I, 1 ; PV 41 ; GH 11). Chỉ có bí tích Thánh thể mới thực hiện trong con người sự hiệp thông viên mãn với Đấng mà con người tuyệt đối cần để được sống và sống dồi dào sung mãn. Truyền thống còn nhìn bảy bí tích của Giáo Hội lữ hành bắt nguồn trong sự phục sinh của Đức Kitô và Thánh Thể là bí tích tuyệt vời, là chóp đỉnh của mọi bí tích. Các giáo phụ luôn nhìn trong Máu và Nước từ cạnh sườn Đức Kitô  trên thập giá như nguồn mạch phát sinh các bí tích, và Máu Đức Kitô tượng trưng cho Thánh Thể và Nước cho bí tích Rửa tội.

Bí tích Rửa tội đưa ta vào cuộc tạo dụng mới trong mầu nhiệm Vượt qua của Đức Kitô, Thánh Thể kết hiệp ta với Đức Kitô và là “mầm mống ơn trường sinh bất tử” và là lương thực cho ta được phục sinh (x. Ga  6, 54-48  : diễn từ về bánh hằng sống).

Như thế, các bí tích đều chất chứa ân sủng đến từ phục sinh của Đức Kitô. Vì vậy, tất cả mọi bí tích đều hoàn tất và viên mãn trong Thánh Thể.

C. Truyền thống Đông phương về tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội

Cũng đồng ý với thần học Tây phương, Jean Zizioulas 1, một nhà thần học nổi tiếng của Đông phương, trong tác phẩm “l’être ecclésial” thêm rằng : Thánh Thể như là biến cố của hiện xuống ( événement de Pentecôte) và ông nhấn mạnh đến chiều kích vũ hoàn của Thánh Thể.

Chính vì Thánh Thể liên kết Giáo Hội một cách mật thiết với sức sống phục sinh của Đức Kitô mà Giáo Hội, dưới sức mạnh của Thánh Thần, được củng cố và canh tân sứ mạng thừa sai của mình. Cũng như Giáo Hội – ngũ tuần đã để cho Thánh Thần đổi mới để thực sự trở thành Giáo Hội của Chúa Phục sinh thì nếu Giáo Hội ngày nay cũng chấp nhận để cho Thánh Thể canh tân chính mình, Giáo Hội cũng tìm lại được căn tính và ơn gọi nguyên thủy của mình.

Đồng thời, khi cử hành Thánh lễ tạ ơn, Giáo Hội dược mời gọi để hy vọng : cùng với Đức Kitô, Giáo Hội tham dự vào sự hình thành một nhân loại được cứu độ và được tập họp trong niềm mong đợi ngày mà Thiên Chúa sẽ là tất cả trong tất cả (1 Cr 15, 28).

   Giáo Hội tìm thấy trong mầu nhiệm tạ ơn lương thực nuôi dưỡng niềm tin tưởng và hy vọng của mình. Khi tham dự vào biến cố cứu độ được hiện tại hóa trong bữa ăn của Chúa, các chi thể của thân thể Giáo Hội đã được kết hiệp với Đấng giải thoát họ và họ hướng về ngày mà mọi con cái của Thiên Chúa sẽ cởi mở hoàn toàn để đón nhận tình thương của Chúa Cha. Tuy vẫn là Giáo Hội lữ thứ, nhưng trong sự mong đợi, Giáo Hội đã có chân trong cuộc biến đổi vĩ đại sẽ làm cho vũ trụ này thay hình đổi dạng .

Cuối cùng, theo ông, cộng đoàn Thánh Thể chính là thân thể của Đức Kitô tuyệt hảo nhất và Giáo-hội-học của Đông phương luôn hướng về Thánh Thể.

 

1 ZEAN ZIZIOULAS, thần học gia chính thống, giáo sư thần học tín lý tại Đại học Glasgow. Ông sinh tại Hy lạp năm 1931. Sau khi tốt nghiệp tại Đại học Athena, ông chuyên về lịch sử giáo hội trong ba thế kỷ đầu tại Đại học Harward, Hoa Kỳ. Tác phẩm đầu tay của ông: “Sự duy nhất của Giáo hội trong Thánh Thểû và trong chứùc giám mục trong ba thế kỷ đầu” đã đóng một vai trò quyết định trong việc soi sáng thần học và lịch sử về khoa Giáo hội học Thánh Thể (ecclésiologie eucharistique).

 

KẾt luẬn

Thánh Thể là kho tàng xây dựng Giáo Hội, nghĩa là nguồn suối và cùng đích của đời sống Kitô hữu, là kinh nguyện tạ ơn, là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.

Thánh Thể, bánh của Lời Chúa và Bánh của Mình và Máu Chúa Kitô (x. Origène, Homélie XIII, 3 ; Ambroise, Traité sur l’évangile de saint Luc)â, nuôi dưỡng cuộc sống Giáo Hội và tạo nên khuôn mặt tín hữu của các chi thể. Thánh Thể là thức ăn đem niềm vui đến cho Giáo Hội mỗi ngày, là lương thực hàng ngày giúp Giáo Hội lữ hành bướùc tới phía trước, hôm nay và ngày mai.

Thánh Thể làm cho Giáo Hội mạnh sức tiến về Nướùc Trời và đặt Giáo Hội luôn hướùng về Nước Trời. Nơi Thánh Thể, Giáo Hội nhận được sự hiểu biết, niềm tin tưởng và tính bâát tử. Thánh Thể hiệp nhất tạo vật đã đượïc tạo thành với tạo vật đang hình thành, hiệp nhất sự phục vụ Thiên Chúa với sự phục vụï anh em.

Và để kết luận những gì chúng ta vừa trình bày, chúng ta hãy nghe lại một trong những suy tư của Thánh Phaolô về Thánh Thể và Giáo Hội :

“Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ bánh thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân thể Người sao ? Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,17-19).

 


Mục Lục