CÁC
HOA TRÁI CỦA THÁNH LINH
Thời sự
Thần học - số 76, tháng 05/2017, tr. 87-106
_Raffaele
Calabro_
Dựa
theo truyền thống, Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo (số 1830-1832) gắn liền các
nhân đức với các ân huệ và hoa trái của Thánh Linh. Trong bài này, tác giả giải
thích ý nghĩa của các hoa trái ấy: Thân thiện, Hoan lạc, Bình an,
Nhẫn nhục, Nhân hậu, Từ tâm, Trung tín, Hiền hoà, Tiết độ, đặc biệt chú
ý đến khía cạnh nhân bản trong tương quan xã hội, rất cần thiết cho những người
mang sứ mạng làm chứng cho Tin Mừng[1].
Đời
sống tâm linh Kitô giáo được hiểu như là đời sống trong Thánh Linh, nghĩa là
đời sống được Thánh Linh hướng dẫn để đạt đến sự tăng trưởng trong đức mến. Một
khía cạnh của đời sống trong Thánh Linh có thể được diễn tả qua những hoa quả
mà thánh Phaolô đề cập trong chương Năm của bức thư gửi các tín hữu Galát:
Anh em
thân mến, hãy đi theo Thần khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thỏa mãn những
ước muốn của tính xác thịt nữa. Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái
ngược với Thần khí, còn Thần khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính
xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn.
Nếu anh
em để cho Thần khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề luật nữa. Những
việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng,
thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia
rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén, và những điều khác như vậy. Tôi bảo
trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: những kẻ làm các điều ấy sẽ không được
thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Còn hoa quả của Thần khí là: bác ái, hoan lạc, bình
an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ; không có luật
nào chống lại những điều như thế.
Những
ai thuộc về Đức Kitô Giêsu thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với
các dụng vọng và đam mê. Vì thế, nếu chúng ta sống nhờ Thần khí, thì cũng hãy
tiến bước theo Thần khí (5,16-25).
Trước
khi đi vào vấn đề, thiết tưởng nên nói qua bối cảnh của các tín hữu Galát.
Galát là một tỉnh thuộc Đế quốc Rôma, được thánh Phaolô mang Tin Mừng đến đây
trong chuyến truyền giáo lần thứ nhất (xem Công vụ Tông đồ, chương 13). Thánh
Tông đồ nhắm đến một môi trường cụ thể, đó là các người Do Thái sống ở nước
ngoài. Thời ấy, đừng kể tôn giáo của Nhà Nước, Đế quốc Rôma chỉ cho phép một
tôn giáo ngoại lai được hoạt động (religio licita), đó là đạo Do Thái, có lẽ do
ảnh hưởng mạnh của họ trong lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị. Dựa trên lợi
điểm ấy, thánh Phaolô muốn mang Tin Mừng đến cho họ, tìm cách thuyết phục họ
chuyển từ Lề luật sang Chúa Kitô như là một bước tiến hiển nhiên từ giao ước cũ
sang giao ước mới. Tuy nhiên, không phải tất cả các thính giả đều chấp nhận lập
luận đó. Thực ra có một số người Do Thái nhận ra sự tương hợp giữa Tin Mừng
Chúa Kitô với tín ngưỡng của tổ tiên (đó là những người Kitô hữu gốc Do Thái),
cũng như một số người ngoại (gốc Hy Lạp) sẵn sàng đón nhận Tin Mừng vì không cảm
thấy bị ràng buộc bởi gánh nặng của Lề luật. Thế rồi những xung đột đã nảy lên,
và phe cứng rắn đã thắng thế; họ buộc thánh Phaolô phải rời Galát.
Cuộc
xung đột vẫn còn để lại âm vang trong bức thư, tức là sự tương khắc giữa Lề
luật và ân sủng được ban nhờ đức tin vào Chúa Kitô. Giả như Lề luật (Tora) đã
đầy đủ rồi, thì đâu cần đến cuộc Nhập thể và Cứu chuộc của Chúa Kitô nữa. Theo
thánh Phaolô, Lề luật truyền khiến và ngăn cấm vài hành động nhưng không ban
sức mạnh để thực thi; vì thế Lề luật biến thành nguyên do để tố cáo và luận
tội. Duy chỉ có ân sủng là hoa quả của ơn Cứu chuộc, mới mang lại sức mạnh để
thi hành không những các mệnh lệnh và giới răn mà cả các công tác tự nguyện, mà
thánh Phaolô gọi là hoa quả của Thánh Linh: chúng tượng trưng cho
sự phong phú của Luật mới, biểu lộ sự tự do mà Chúa Kitô đã mang lại, nhờ đó
chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa như là con cái thảo hiếu chứ không như nô
lệ nữa.
Trong
sách Tin Mừng, hình ảnh “hoa quả” cũng được sử dụng nhiều lần, chẳng hạn như
trong bài giảng trên núi, khi đưa ra tiêu chuẩn phân biệt các ngôn sứ giả
hiệu: cứ xem hoa quả của họ thì anh em sẽ nhận biết (Mt
7,15-28); hoặc khi nói đến kết quả của kẻ để cho Lời Chúa bén rễ trong cuộc đời
(dụ ngôn hạt giống: Mc 4,20); hoặc khi Chúa Giêsu nói đến sứ mạng của các môn
đệ: “Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái,
và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16).
Thực ra
trong thư gửi Galát, thánh Phaolô chỉ nói đến hoa trái của Thánh Linh (ở số ít)
được diễn tả ra 9 nhân đức. Bản dịch Latinh đề cập đến 12 hoa trái (ở số
nhiều), có lẽ vì muốn móc nối với con số 12 hoa quả của cây hằng sống được đề
cập trong sách Khải huyền (22,1-2), và đưa ra danh sách như sau: “bác ái, hoan
lạc, bình an, kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ, từ tâm, khoan dung, trung tín,
khiêm nhu, tiết độ, khiết tịnh”[2].
Vào
thời Trung cổ, thánh Tôma đã đưa các hoa quả Thánh Linh vào toàn bộ đời sống
tâm linh Kitô giáo, được kết thành bởi 7 nhân đức, 7 ân huệ Thánh Linh, và 12
hoa trái Thánh Linh. Ngài giải thích như sau “các công việc của các nhân đức
được gọi là hoa trái bởi vì nó mang lại sự thích thú thỏa thuê cho người thực
hành”[3]. Có thể ví các ân huệ như là các phương tiện; còn các hoa trái như là
thành quả do Thánh Linh tác động nơi chúng ta. Các hoa trái có thể phân biệt
thành ba loại, xét theo các mối tương quan:
Với
Thiên Chúa: bác ái, bình an, hoan lạc, kiên nhẫn, quảng đại, trung tín;
Với tha
nhân: nhân từ, từ tâm, khoan dung;
Với các
thực tại thấp hơn: khiêm nhu, tiết độ, khiết tịnh.
Tuy
nhiên trong bài này, chúng tôi muốn phân tích các hoa trái này dưới khía cạnh
nhân bản trong đời sống Kitô hữu: đây là những đức tính cần thiết trong mối
tương quan xã hội để làm chứng nhân cho Tin Mừng. Chúng tôi chỉ giới hạn vào
chín đức tính theo nguyên bản Hy Lạp của Tân Ước[4].
1. Thân
thiện
Thánh
Phaolô liệt kê bác ái (yêu thương) như là hoa quả đầu tiên của Thánh Linh. Nói
đúng ra, đây không phải là hoa trái đầu tiên mà là hoa trái độc nhất. Trong Tân
Ước, agape là cốt lõi của đời sống Kitô hữu. Từ ngữ này mang một
ý nghĩa rất súc tích. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn chú trọng đến một khía cạnh, đó
là thân thiện. Đành rằng đức bác ái sâu xa hơn là những thái độ
hoặc cử chỉ, nhưng đức bác ái cũng bao hàm cả những tâm tình và bộc lộ thành
những cử chỉ nhã nhặn nữa.
Có người
có đức tính thân thiện hòa nhã do bản tính tự nhiên hoặc do rèn luyện, bộc lộ
một tình cảm phong phú, biết đón nhận cảm tình cũng như biết thông đạt cho
người khác. Tiếc thay, có những người nghĩ rằng mình là người “đạo đức” hoặc
“bác ái”, nhưng tỏ ra lạnh lùng trong cách tiếp xúc với tha nhân. Hẳn nhiên,
đây là một thứ hiểu biết lệch lạc về đức bác ái.
Trong
Kinh Thánh, trái tim[5] ám chỉ không những tâm tình dành cho tha
nhân, mà còn muốn nói đến trung tâm của tình yêu, các cảm xúc, những ước muốn
và lo âu, những niềm vui và nỗi buồn. Khi Chúa Giêsu nói rằng: “Kho tàng của
ngươi ở đâu, thì trái tim cũng ở đó” (Mt 6,21), thì Người muốn nói đến cả tư
tưởng và tâm tình hướng đến điều thân thiết nhất của mình. Khi nhắn nhủ các tín
hữu Rôma rằng: “Anh em hãy thương yêu nhau bằng mối tình huynh đệ” (Rm 2,10),
thánh Phaolô muốn nhắm đến cái gì đáng quý nhất đối với người tín hữu đến nỗi
trở nên động lực cho mọi hành động. Trái lại, khi diễn tả tội lỗi của dân
ngoại, thánh Tông đồ gọi họ là những con người “không có tim” (Rm 1,31) và “vô
tâm vô tình” (2Tm 3,3), theo nghĩa là một khi họ khước từ không tin vào Chúa
thì cũng đâm ra cứng cỏi.
Một đặc
trưng của tình bác ái Kitô hữu là sự thân thiện, như thánh Phêrô khuyên nhủ các
tín hữu: “Anh em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau
như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn” (1Pr 3,8). Thông cảm hệ ở chỗ chia
sẻ những niềm vui và đau khổ của người khác, hòa đồng với những tâm tình của
tha nhân.
Để kết
luận, chúng tôi muốn trưng dẫn nhận xét của thánh Augustinô, theo đó “hoa trái
của đức ái cũng hệ tại chiếu tỏa tình cảm dạt dào ra bên ngoài, bởi vì lòng mến
Chúa đã biến đổi toàn thể con người thấu tận các cảm xúc đến nỗi người ngoài
cũng nhận ra được”[6].
Điều này muốn nói rằng Thánh Linh không chỉ thanh luyện các tình cảm của con
người cũ mà còn “thiên hóa” chúng, nhờ đó con người có thể yêu mến tha nhân với
tâm tình giống như Chúa. Nhờ vậy, không những người khác nhận ra rằng họ được
chúng ta yêu mến, mà ngay cả chúng ta cũng nhận ra tình cảm của mình đã được
biến đổi để yêu mến Chúa và tha nhân cách chân thực hơn.
Mối
tình cao thượng dễ dẫn đến tình bạn. Theo Tân Ước, tình bạn hướng đến cuộc gặp
gỡ, thiết lập những tương quan bền vững. Chỉ ai đã được đào tạo bởi tình yêu
Chúa mới có thể đến gần trái tim người khác với tình yêu âu yếm, khiêm tốn, và
sẵn sàng trao ban.
2. Hoan
lạc
Con
người bẩm sinh muốn tìm kiếm hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc một đàng là kết
quả của một cố gắng của con người, đàng khác cũng là hồng ân của Thiên Chúa.
Tâm hồn bình an và thanh thản, biểu hiện của hạnh phúc, cũng là một ân huệ do
Chúa ban.
Trong
một bài giảng, thánh Gioan Kim khẩu khẳng định rằng: “Không ai có thể làm cho
ta bất hạnh nếu chúng ta không làm cho mình bất hạnh. Cũng vậy, không ai làm
cho chúng ta hạnh phúc nếu chúng ta không tự làm cho mình hạnh phúc”.[7]
Hoan
lạc không phải là một nhân đức có thể thủ đắc nhờ lặp đi lặp lại các hành vi.
Nếu chúng ta đặt hoan lạc như là mục tiêu cho hành động, thì sẽ thấy rằng nó
vụt khỏi tay chúng ta. Thật vậy, hoan lạc là một trạng thái tâm hồn đi kèm theo
hành động, và phát sinh từ một cuộc sống nhất quán với những thâm tín của mình.
Những hoàn cảnh bên ngoài (chẳng hạn như sức khỏe, tiền của, v.v.) có thể góp
một phần nào trên lãnh vực tự nhiên, nhưng không thể tạo ra nó. Hoan lạc gắn
với tinh thần, gắn với ý thức rằng mình sống hợp với lẽ phải.
Hoan
lạc (cũng như hạnh phúc) nằm ở trong ta, và được nâng đỡ nhờ các động lực nội
tại mang lại một lý tưởng sống cao thượng. Mỗi người chúng ta có nhiệm vụ diễn
đạt lộ trình ấy hợp với hoàn cảnh cá nhân của mình. Hiểu như vậy, hoan lạc là
một nghệ thuật sống, gắn kết với sự thanh luyện khuynh hướng
tự nhiên cứ muốn khép chặt trong bản thân và tìm kiếm của cải, tức là một thứ
hạnh phúc ở bên ngoài mà ta muốn chiếm đoạt bằng mọi giá.
Hoan
lạc và hạnh phúc dựa trên bản lĩnh nội tại chứ không dựa trên chiếm hữu của cải
bên ngoài; chúng gắn liền với đời sống nội tâm của ta. Nói cách khác, cuộc
thăng tiến đời sống thánh thiện cũng là con đường để đạt hoan lạc với hạnh
phúc. Kẻ sống thánh thiện thì cũng sống hoan lạc và hạnh phúc.
Hạnh
phúc cùng với tha nhân
Kinh
nghiệm cho thấy rằng con người không thể cảm thấy hạnh phúc lâu dài cho riêng
mình: hạnh phúc hướng đến chia sẻ hạnh phúc với tha nhân. Con người mang chiều
kích xã hội, sống trong tương quan với tha nhân, tăng trưởng và phát triển nhờ
liên lạc với tha nhân, truyền thông với tha nhân. Con người có những nhu cầu vật
chất và tinh thần mà chỉ có thể thỏa mãn nhờ có tha nhân. Tình yêu luôn luôn
hướng đến người khác. Người nào chỉ biết đóng khung trong chính mình, để trầm
trồ nhìn ngắm bản thân mình, là người bệnh hoạn. Người cô lập, cắt đứt mọi liên
lạc với người khác, sẽ gặp nhiều đau khổ, bế tắc, khủng hoảng. Tôn giáo cũng là
một tương quan với Ai khác và với tha nhân, như Emmanuel Levinas và nhiều triết
gia khác đã nêu bật.
Các văn
hào thế kỷ XIX (chẳng hạn Byron, Stendhal) cho thấy khuôn mặt căng thẳng cau có
của những con người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến cái tôi. Đối lại, niềm vui lộ
trên khuôn mặt của những người hiền hòa, nhã nhặn, sẵn sàng đến giúp đỡ những
người khác. Nói cho cùng, niềm vui là một hoa trái của tình yêu, ánh sáng phát
ra từ đức ái và tạo nên sự thông hiệp.
Để đạt
được trạng thái như vậy, ta cần có một trái tim thanh thản, như tác giả sách
Châm ngôn đã nói: “Lòng mừng vui làm hân hoan nét mặt, lòng sầu muộn khiến tâm
trí rã rời” (Cn 15,13). Vì thế phải chống lại sự buồn phiền, như sách Huấn ca
đã dạy: “Chớ để tâm hồn con chìm đắm trong phiền muộn, đừng để mình nặng trĩu
những ưu tư … bởi vì nỗi buồn chán đã làm cho nhiều kẻ vong mạng, chứ không đem
lại ích lời gì” (Hc 30,21-25).
Hân
hoan, hoa quả của Thánh Linh
Cần nêu
bật rằng niềm vui, như là ân huệ của Chúa Kitô Phục sinh, không phải là một đồ
vật được ban cho các môn đệ, mà là một sự hiện diện của Chúa
Phục sinh. Niềm vui Kitô hữu phát sinh từ niềm xác tín rằng Thiên Chúa yêu
thương chúng ta và gần gũi chúng ta. Kể cả sau khi Chúa Giêsu lên trời, “các
môn đệ vẫn ngập tràn niềm vui và Thần khí”, như chúng ta đọc thấy trong Công vụ
Tông đồ (Cv 13,52).
Niềm
vui thanh thản trong tâm hồn, là một ân ban của Thánh Linh, không có nghĩa là
loại bỏ hết mọi đau khổ và gian truân. Trong thư thứ nhất gửi các tín hữu
Thexalonica, thánh Phaolô viết: “Anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương
Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Linh”
(1Tx 1,6). Vì thế, cần phải dè dặt khi an ủi những người đang chịu đau khổ, kẻo
lời nói của ta trở nên vô nghĩa. Không dễ mà duy trì được sự bình thản nội tâm
khi mà các tai ương ập xuống, các thù hận nổi lên xung quanh ta. Duy chỉ đức
tin khiêm tốn vào sự hiện diện của Chúa, tin vào tình yêu của người cha nhân
lành mới có thể giúp đương đầu những hoàn cảnh khó khăn của cuộc đời. Vào giờ
thử thách, Chúa không bỏ rơi chúng ta nhưng luôn đứng kề bên chúng ta ngõ hầu
ta có thể thưa giống như Người: “Xin vâng theo ý Cha”.
3. Bình
an
Trong
khung cảnh của Giao ước mới, bình an không chỉ đối nghịch với chiến tranh,
không chỉ giới hạn vào an bình trong tâm hồn, nhưng còn là và nhất là bình an
của Vương quốc Thiên Chúa, vương quốc của Dân Chúa, bình an mà Chúa ban cho
những kẻ sống như con cái Chúa. Xét như ân huệ Thánh Linh, bình an giả thiết
rằng Vương quốc Thiên Chúa và công cuộc cứu chuộc hòa giải đã đến trên địa cầu.
Thánh Phaolô nhận xét: “Một khi được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được
bình an nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Rm 5,1).
Bình
an, do Thánh Linh mang lại, giúp người tín hữu trở nên men giữa đời, thực hiện
những công tác hòa giải và bình định trong Hội thánh và giữa mọi người. Bình an
của Thánh Linh thấm nhập các tâm hồn, giúp cho họ tìm ra những giải đáp cho
công bằng xã hội. Xét về mặt tâm lý, phần lớn các cuộc xung đột bắt nguồn từ những
bất mãn, bực bội trong tâm hồn, và rồi từ đó bộc lộ ra bên ngoài, chuyển sang
lãnh vực tương quan với tha nhân. Những người gây gỗ hung hăng thường mang
trong mình cái gì quấy động, gây ra bất ổn trong mình.
Con
người hòa bình loại trừ khỏi tư tưởng và hành động của mình tất cả những gì gây
hấn, trừng phạt, loại khỏi ngôn ngữ tất cả những gì mang tính yêu sách, đòi
hỏi. Họ không tấn công ai, dù bằng lời nói hoặc tư tưởng, nhưng cố gắng tìm
hiểu người khác, không xét đoán nhưng tôn trọng mỗi người.
Con
người hòa bình biết giữ trong lòng những điều phật lòng, khi những phản ứng này
chỉ là hậu quả của tình trạng ấu trĩ của mình, vì không biết thích nghi với
những môi trường văn hóa và những thế hệ mới. Người hòa bình tỏ ra bao dung và
nhẫn nhục với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn.
Tóm
lại, hành động hòa bình và xây dựng hòa bình là một phương thế để diễn tả điều
kiện làm con cái Thiên Chúa, theo gương nhân lành của Cha trên trời.
4. Nhẫn
nhục
Nếu
muốn dịch sát từ ngữ tiếng Latinh, có lẽ nên gọi là “độ lượng” (hoặc: đại
lượng, đại độ), magnanimitas (ghép bởi magna và anima):
tâm hồn rộng lớn, cao cả; cũng tương tự như trong tiếng Hy Lạp makrothymia (con
tim rộng lớn).
Trong
văn hóa Hy Lạp thời cổ, độ lượng được xếp vào số những nhân đức rèn luyện con
người, bao gồm: kiên nhẫn, nhẫn nại, cương quyết, bền chí.
Trong
bản Kinh Thánh LXX tiếng Hy Lạp, đức độ lượng nêu bật nơi Thiên Chúa việc hãm
lại cơn thịnh nộ, bởi vì ngài bao dung rộng lượng với dân Israel (Ed 34,6-7).
Trong Tân Ước, danh từ này ám chỉ lòng nhân hậu của Thiên Chúa, mặc dù có lý do
để giận con người tội lỗi, nhưng Ngài đã nhẫn nhục đối xử với nó, ban cho nó cơ
hội để thống hối ngõ hầu được sống. Ngài mong muốn cho con người hối cải để
được sống.
Về phía
con người, xét trên bình diện tự nhiên, nhẫn nhục là một nhân đức thủ đắc để
rèn luyện nhân cách, theo khuôn mẫu của các triết gia Hy Lạp Roma. Dưới viễn
tượng Kitô giáo, đức nhẫn nhục là một cách biểu lộ đức bác ái và là hoa trái
của Thánh Linh. Theo Thánh Tôma, đức nhẫn nhục (độ lượng) là một nhân đức giúp
ta biết kiên nhẫn, bền chí giữa những lao nhọc, dựa trên niềm hy vọng vào những
điều tốt lành mà Chúa hứa ban[8].
Trong
tương quan với tha nhân, đức nhẫn nhục chẳng những không để cho ta thoái lui
trước những nghịch cảnh, mà còn kiên trì theo đuổi lý tưởng với nhiệt khí luôn
luôn đổi mới. Khi nhìn dưới cặp mắt tự nhiên, ta muốn bỏ rơi người tội lỗi để
mặc họ buông trôi, nhưng do đức độ lượng thúc đẩy, ta không đành chịu bó tay,
song tín thác vào ý định cứu chuộc của Thiên Chúa, để tiếp tục công tác tông
đồ. Công tác tông đồ gặp nhiều ngăn trở; các lực lượng thế gian sẽ tìm cách
chống cự con đường Tin Mừng. Vì vậy thánh Phaolô khuyên nhủ: “Anh em hãy kiên
tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực vào công việc của Thiên Chúa, vì biết
rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em không trở nên vô ích” (1Cr 15,58).
5. Nhân
hậu
Thánh
Hiêronymô đã mô tả đức nhân hậu (benignitas) như sau: “Nhân
hậu, cũng gọi được là êm dịu, (bởi vì tiếng Hy Lạp chrestotes bao
hàm cả hai nghĩa) là một nhân đức hiền từ, dễ tính, hấp dẫn người khác nhờ lời
nói nhỏ nhẹ, cung cách bao dung”[9].
Nhân
hậu xem ra không khác gì với từ tâm (như sẽ thấy dưới đây) bởi vì cả hai đều
hướng đến hành động. Tuy vậy, hai bên khác nhau ở chỗ là người “từ tâm” có thể
có khuôn mặt nhăn nhó vì đã trải qua cuộc đời nhiều gian truân; họ sẵn sàng
giúp đỡ tha nhân mỗi khi cần đến. Người nhân hậu thì dễ gây cảm tình do thái độ
vui tươi hòa nhã của mình, khiến người khác thích đến gần để kết thân.
Thánh
Phaolô không ngại thâu tóm tất cả chương trình cứu độ của Đức Kitô như là sự
biểu lộ “lòng nhân hậu (benignitas) và yêu thương (humanitas) của
Thiên Chúa” đối với chúng ta (Tt 3,4), ra như muốn nêu bật rằng Chúa muốn kết
nghĩa với con người, Ngài muốn tỏ ra như kẻ âu yếm quan tâm đến con người.
Trong đời
sống xã hội, lòng nhân hậu được bộc lộ qua lời nói: nó diễn tả mối quan tâm và
kính trọng đối với tha nhân. Qua lời nói, con người bộc lộ chính bản thân của
mình. Lời nói không chỉ chuyển tải một sứ điệp mà nhất là chuyển tải bản thân
của sứ giả. Điều này có thể thấy rõ trong “Lời của Thiên Chúa”, tức là Đức
Kitô. Theo thánh Gioan, Ngôi Lời chuyển đạt cho chúng ta những chuyện thân mật
của Chúa, tình yêu giữa Ba ngôi. Lời ấy là chân lý và tình yêu: Đức Kitô không
chỉ nói đến tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà cả tình yêu của Người
đối với Thiên Chúa. Ngoài ra, sách Tin Mừng còn mô tả lời nhân hậu của Đức
Giêsu, khi đón tiếp người tội lỗi (lc 15,1-2), những người bệnh tật (Lc
18,35-43), các trẻ nhỏ (Mc 10,13-36). Những đối thủ của Người, tuy bất đồng ý
kiến trong cách giải thích đạo lý, nhưng nhìn nhận rằng lời lẽ của Người có sức
thu hút đám đông.
Đức
nhân hậu biết sử dụng lời lẽ hòa nhã để tiếp xúc với tha nhân. Hẳn nhiên, kẻ
nhân hậu sẽ không dùng lưỡi để nói xấu người khác hay để gây ra tranh cãi (Tt
3,2). Họ cũng biết sử dụng lời lẽ cách khôn khéo để phục vụ Lời Chúa. Họ biết
lắng nghe người khác, tuy không ngại phát biểu những điều xác tín của bản thân.
Trong tâm tình truy tầm chân lý, họ sẵn sàng để cho người khác sửa sai mình. Họ
cũng không thiếu lần cảm thấy mình cô đơn, vì không được người khác hiểu biết.
Lòng
nhân hậu còn tìm những hình thức khác để giúp đỡ mọi người, chẳng hạn bằng cách
đón tiếp những người di dân, những ngoại kiều chưa tìm được công ăn việc làm.
Tóm
lại, đức nhân hậu bắt nguồn từ tâm hồn đạo đức, từ nếp sống chính trực, từ tính
ngoan ngoãn với Thánh Linh. Linh hồn đã được Thánh Linh rèn luyện sẽ bộc lộ ra
bên ngoài, qua nét mặt hồn nhiên, cởi mở với mọi người, tế nhị trong cách giao
tiếp.
6. Từ
tâm
Trong
ngôn ngữ thường nhật, thật khó phân biệt các từ ngữ “nhân hậu”, “từ tâm”, “nhân
lành”, “tốt lành”. Một thí dụ: khi một người kia đến thưa với Chúa Giêsu: “Thưa
Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp”, và
Người đáp lại: “tại sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả,
ngoại trừ Thiên Chúa” (Mt 10,17-18). Ở đây, có lẽ phải dịch là “tốt lành”, bởi
vì, theo thánh Ambrosiô, chỗ này đang bàn về sự trọn lành theo Phúc âm. Tuy
nhiên, thánh nhân viết tiếp, người trọn lành là người sống thân thiện với người
thân cận, không áp đặt điều gì nặng nề[10]. Sự tốt lành (bonitas),
xét như hoa trái của Thánh Linh, không chỉ tác dụng trong con tim, mà còn bộc
lộ qua những mối tương quan với người khác (lời giảng, việc giúp đỡ, sự tận
tụy). Được đâm rễ sâu trong Thánh Linh, con người tốt lành không chỉ bày tỏ qua
đôi ba việc phúc đức, nhưng còn qua ý chí cương quyết sống theo lý tưởng của
mình giữa một xã hội đầy gian ác: họ không lấy ác báo ác, nhưng dùng điều thiện
để đáp lại điều ác, theo như lời khuyên của thánh Tông đồ (Rm 12,17-21).
7.
Trung tín
Bản
dịch Vulgata đặt tên cho hoa trái này là “đức tin” (fides) và
đã gây ra nhiều tranh cãi: làm thế nào một nhân đức hướng Chúa (đối thần) lại
trở thành một hoa trái Thánh Linh được? Thật ra, trong tiếng Hip-ri,
“tin” (pistis) mang nhiều nghĩa: tin tưởng, tín thác, nương
tựa. Tin không chỉ là chấp nhận một chân lý dựa vào uy tín của người khác; tin
còn là dựa vào, bám chặt vào ai. Tin cũng gắn liền với hy vọng. Ngoài ra, tin
cũng mang theo ý tưởng kiên trì, chứ không thay đổi lập trường.
Với
nhiều ý nghĩa hàm súc như vậy, cho nên không lạ gì đặc tính này cũng được Kinh
Thánh áp dụng cho Thiên Chúa: Ngài “trung tín” với lời hứa, bất chấp những lần
con người vi phạm lời thề. Thiên Chúa là Đấng trung tín, không thay đổi ý muốn
cứu độ (Gc 1,17). Dựa trên lòng trung tín ấy mà biết bao nhiêu thánh vịnh đã
kêu cầu Chúa: “Lạy Chúa xin nhớ lại tình thương của Ngài, xin nhớ lại lòng
trung tín của Ngài, xin hãy đến để giải thoát chúng con” (Tv 26,6). Trong Tân
Ước, Đức Kitô được tuyên xưng như lời Amen vĩnh viễn của Thiên Chúa trung tín
với các lời hứa: “Đức Kitô, Con Thiên Chúa … không phải là vừa là ‘có’ vừa là
‘không’, nhưng nơi Người chỉ toàn là ‘có’. Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa
đều là ‘có’ nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng tôi tung hô lên ‘Amen’
để tôn vinh Thiên Chúa” (2Cr 1,19-20). Nói cho cùng, Thiên Chúa trung tín vì
Ngài là Chân lý, đồng thời Ngài cũng là Tình Yêu. Vì là Tình yêu, Ngài muốn
thông ban chính mình cho chúng ta; Ngài yêu thương chúng ta, vì thế không muốn
lường gạt chúng ta.
Lòng
trung tín của Thiên Chúa trở thành nền tảng cho lòng trung tín của chúng ta,
không những đối với ngài mà còn đối với tha nhân nữa. Trong đời sống xã hội,
lòng trung thành với lời cam kết rất quan trọng: sự bền vững của các mối tương
quan đặt nền tảng trên sự trung thành của mỗi phần tử. Điều này đòi hỏi những
nghĩa vụ hỗ tương. Ta có nghĩa vụ trung thành với điều đã cam kết, và phải cư
xử thế nào để người khác có thể tin tưởng vào ta. Đồng thời, chúng ta cũng hãy
tin tưởng nơi người khác, dựa trên lòng thành thực và tốt lành của họ. Thái độ
này sẽ mang lại cho ta những nghị lực mới, khuyến khích ta mạnh dạn tiến lên,
hướng về những chân trời mới.
Dĩ
nhiên, lòng tin tưởng vào người khác không miễn cho ta khỏi thận trọng khôn
ngoan, như chính Chúa đã dạy: “Hãy khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu”
(Mt 10,16). Tuy vậy, thánh Ambrosiô nhận xét rằng, nếu chúng ta thành thực, cởi
mở, trân trọng người khác, thì họ cũng sẽ đặt tin tưởng vào chúng ta, và sẽ cố
gắng để xứng đáng với lòng tin tưởng mà ta đặt nơi họ[11].
8. Hiếu
hòa
Hiếu
hòa (hoặc hiền lành) nằm trong danh sách bát phúc. Hiền lành, kèm theo khó
nghèo trong tinh thần, tương ứng với cùng một từ ngữ trong tiếng Hípri: Kẻ nào
khó nghèo trước mặt Chúa thì đương nhiên cũng hiền lành đối với anh em.
Vì thế
chúng ta có thể nói rằng sự hiền lành được coi như một đặc trưng của Thánh
Linh, một tâm tình đối với tha nhân được thể hiện trong cung cách cư xử với tha
nhân.
Đức
hiền lành có thể diễn tả theo cách tiêu cực là khả năng không để cho mình bị
lôi cuốn bởi cơn giận dữ quá đáng so với nguyên nhân gây ra nó, nghĩa là không
để cho mình bị lôi cuốn theo một cảm xúc phi lý. Giận có thể là một phản ứng
chính đáng, vì thế cần có đức hiền lành để điều hành nó trong chừng mực dựa
theo chân lý và bác ái. Đôi khi sách Tin Mừng kể lại Chúa Giêsu giận, chẳng hạn
như khi đuổi con buôn ra khỏi đền thờ (Mt 21,12-13; Mc 11,15-19; Gv 2,1-36);
nhưng cơn giận này nhằm bảo vệ các giá trị cao quý hơn đã bị xâm phạm. Nó phát
xuất từ một tâm hồn luôn kết hiệp với Chúa Cha, vì thế không phải là một cơn
đam mê, nhưng là một lời cảnh báo cho những kẻ vi phạm đến các quyền lợi của
Chúa.
Đức
hiền lành cần nổi bật nơi những người giữ vai trò chỉ huy. Thánh Biển Đức nhắc
nhở viện phụ hãy làm thế nào để được các đan sĩ yêu mến hơn là sợ sệt: “studeat
plus amari quam timeri”[12]. Trong lãnh vực giáo dục, đức hiền lành khuyến
khích ta nên dùng đường lối thuyết phục dựa theo chân lý và lòng nhân từ, thay
vì sử dụng đường lối của sức mạnh hoặc cưỡng bách.
9. Tiết
độ
Danh
từ enkrateia được bản dịch Vulgata chuyển dịch thành hai từ
ngữ: continentia (tiết chế) và castitas (khiết
tịnh). Trong văn chương Hy Lạp cổ điển, enkrateia mang nhiều
nghĩa, nhưng tựu trung là bao hàm ý tưởng “làm chủ chính mình”. Danh từ này ít
được sử dụng trong Tân Ước và hoàn toàn vắng bóng trong các sách Tin Mừng.
Trong thư gửi Galát mà chúng ta đang bàn, thánh Phaolô sử dụng từ này như một
hoa trái Thánh Linh, đối lại với các việc làm của xác thịt, nhưng tác giả không
ám chỉ đích xác công việc nào. Phải chăng nó bao hàm tất cả các nết xấu “dâm
bôn, ô uế, phóng đãng, say sưa chè chén và những thứ như vậy”?
Dựa
theo bản dịch Vulgata, thần học luân lý đem áp dụng vào lãnh vực của đức tiết
chế và khiết tịnh, và bao gồm không những các tội liên quan đến phạm vi tính
dục mà cả đến phạm vi ăn uống nữa. Có những tác giả khác thì hiểu enkrateia như
là tự chủ, và áp dụng vào bất cứ tội nào làm theo xúc động, vượt khỏi sự kiểm
soát của lý trí, chẳng hạn như: giận dữ, hung bạo, chửi bới.
Thực
ra, người ta có thể hiểu sự “tự chủ” theo nhiều nghĩa:
- Trước
hết là làm chủ các đam mê dục vọng dưới mọi hình thức. Thánh Phaolô sử dụng
hình ảnh của các lực sĩ phải kiêng khem đủ mọi thứ ngõ hầu giật được giải
thưởng (1Cr 9,25). Điều này mời gọi khước từ cả những điều được phép làm, nhằm
đạt tới phần thưởng trên trời.
- Tự
chủ cũng có nghĩa là từ bỏ “ý định bá chủ”, khuynh hướng muốn thống trị người
khác. Thay vào đó là tâm tình tôn trọng tha nhân, nhận biết rằng họ cũng là con
cái Chúa.
- Sự tự
chủ cũng muốn nói lên rằng việc khước từ những điều được phép làm (hạn chế sử
dụng của cải, hạn chế ăn uống) không chỉ có giá trị chế ngự bản năng mà còn có
giá trị xã hội, đó là nhằm chia sẻ, phục vụ những anh chị em túng thiếu.
Dù sao,
đức tự chủ rất cần thiết cho cuộc chung sống trong xã hội: các phần tử sẽ không
tìm cách thống trị người khác, áp đặt quyền lực của sức mạnh; đối lại, họ tìm
cách phục vụ công ích, đặc biệt nâng đỡ những kẻ cô thân cô thế, khích lệ những
người nhút nhát rụt rè.
Sau khi
phân tích những hoa trái của Thánh Linh dựa theo thư thánh Phaolô gửi tín hữu
Galát, ta thấy phảng phất những đặc tính của đức ái, mà thánh Tông đồ đã viết
trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô:
Đức mến
thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không
làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù,
không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha
thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả (1Cr 13,4-7).
Một
danh sách tương tự cũng gặp thấy nơi 2Pr 1,5-7. Dù nói gì đi nữa, các hoa trái
của Thánh Linh bắt nguồn từ trên cao, chứ không thành hình hoàn toàn nhờ sự tập
luyện của chúng ta. Để kết thúc bài này, thiết tưởng không gì tốt hơn là cầu
xin Thánh Linh bằng bài ca-tiếp-liên lễ Hiện Xuống (tác giả: Hồng y Stephen
Langton, thế kỷ XIII; bản dịch của Nhóm Giờ Kinh Phụng vụ):
Veni,
Sancte Spiritus, |
Muôn
lạy Chúa Thánh Thần, |
Et
emitte caelitus |
xin
ngự đến trần gian, |
Lucis
tuae radium. |
tự
trời cao gửi xuống, |
|
nguồn
ánh sáng tỏa lan. |
Veni,
pater pauperum, |
Lạy
Cha kẻ bần hàn, |
Veni,
dator munerum, |
Đấng
tặng ban ân điển, |
Veni,
lumen cordium. |
và
soi dẫn nhân tâm, |
|
cúi
xin Ngài ngự đến. |
Consolator
optime, |
Đấng
ủi an tuyệt diệu |
Dulcis
hospes animae, |
thượng
khách của tâm hồn, |
Dulce
refrigerium. |
ôi
ngọt ngào êm dịu |
|
dòng
suối mắt chảy tuôn. |
In
labore requies, |
Khi
vất vả lao công, |
In
aestu temperies, |
Ngài
là nơi an nghỉ, |
In
fletu solatium. |
Gió
mát đuổi cơn nồng, |
|
tay
hiền lau giọt lệ. |
O lux
beatissima, |
Ôi
hào quang linh diệu, |
Reple
cordis intima |
xin
chiếu giãi ánh hồng |
Tuorum
fidelium. |
vào
tâm hồn tín hữu, |
|
cho
rực rỡ trinh trong. |
Sine
tuo numine |
Không
thần lực phù trì |
Nihil
est in homine, |
kẻ
phàm nhân cát bụi, |
Nihil
est innoxium. |
thật
chẳng có điều chi |
|
mà
không là tội lỗi. |
Lava
quod est sordidum, |
Hết
những gì nhơ bẩn, |
Riga
quod est aridum, |
xin
rửa cho sạch trong, |
Sana
quod est saucium. |
tưới
gội nơi khô cạn, |
|
chữa
lành mọi vết thương. |
Flecte
quod est rigidum, |
Cứng
cỏi uốn cho mềm, |
Fove
quod est frigidum, |
lạnh
lùng xin sưởi ấm, |
Rege
quod est devium. |
những
đường nẻo sai lầm, |
|
sửa
sang cho ngay thẳng. |
Da
tuis fidelibus |
Những
ai hằng tin tưởng |
In te
confidentibus |
trông
cậy Chúa vững vàng, |
Sacrum
septenarium. |
dám
xin Ngài rộng lượng, |
|
bảy
ơn thánh tặng ban. |
Da
virtutis meritum, |
Nguyện
xin Chúa thưởng công |
Da
salutis exitum, |
cuộc
đời dày đức độ, |
Da
perenne gaudium. |
ban
niềm vui muôn thuở |
|
sau
giờ phút lâm chung. |
[1] Tác giả là Giám mục giáo phận Andria (Italia).
Ngài viết bài suy niệm dành cho các giáo sĩ nhân ngày thánh hóa linh mục (ngày
17/6/2011). Nguồn: I frutti dello Spirito. Meditazione. Giornata per la
santificazione sacerdotale, Andria 2011.
[2] [ND] Các từ ngữ trên đây được trích theo bản
dịch Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo của Ủy ban Giáo lý Đức
tin thuộc HĐGMVN. Bản gốc Latinh là: “caritas, gaudium, pax, patientia,
benignitas, bonitas, longanimitas, mansuetudo, fides, modestia, continentia,
castitas”. Như sẽ thấy sau, các từ này có thể dịch ra nhiều từ ngữ khác
trong tiếng Việt.
[3] Summa Theologiae, I-II, 70.
[4] [ND] Bản dịch Latinh Nova Vulgata trở về với bản
Hy Lạp, chỉ kê chín hoa trái: “caritas, gaudium, pax, longanimitas,
benignitas, bonitas, fides, mansuetudo, continentia”. Như vậy là loại
bỏ: patientia, modestia, castitas.
[5] [ND] Tác giả đang bàn đến sự “thân thiện” (cordialità).
Theo tầm nguyên Latinh, cordialitas gốc bởi cor, có nghĩa là
“trái tim”.
[6] T. Augustinô, De spiritu et littera,
4.
[7] Homilia 18, PG 49,186.
[8] [ND] Thánh Tôma bàn về đức “magnanimitas” ở Summa
Theologiae, II-II, q.129 như là một nhân đức phụ thuộc đức hùng mạnh.
[9] In Epist. ad Gal.: PL 26, 420.
[10] De Jacob et vita beata, II, 5-21.
[11] De officiis, III, 10.
[12] Regula, c. 64,15.