GIAO ƯỚC MỚI GIỚI LUẬT CỦA THẦN KHÍ
(Thư Thánh Phalô)
Lm. Giuse Võ Đức Minh
Thiên Chúa muốn mọi người biết Thiên Chúa và
sống hiệp thông với Người.
Đó là ý tưởng căn bản của Lịch sử ơn cứu độ
được diễn tả trong Kinh Thánh , khởi từ ơn gọi và mối tương quan diệu kỳ giữa
Thiên Chúa với một con người tên là
Abraham (St 12, 1-4), để từ đó cả gia tộc của ông biết đến Danh Thiên Chúa và
sống tương quan thân mật với Người (St 15, 17) ; rồi qua dòng lịch sử , sau
biến cố Xuất Hành dưới sự lãnh đạo của Môsê, con cháu thuộc miêu duệ của
Abraham bỡ ngỡ và thấm thía biết bao, khi dưới chân núi Sinai họ được chính
Thiên Chúa của tổ phụ Abrham, Isaac, Giacóp long trọng tuyên bố :
“Vậy bây giờ, nếu các ngươi nghe tiếng Ta mà giữ
Giao Ước của Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu (Am sơgullah) của Ta giữa các dân
hết thảy ...” (Xh 19, 5).
Lời tuyên bố đồng thời là lời hứa của Thiên
Chúa – qua phân tích và đào sâu ý nghĩa – cho phép chúng ta thấu hiểu để đi đến
khẳng định : đó chính là chủ đề căn bản của Lịch sử cứu độ. Nói cách khác :
toàn bộ Thánh Kinh, toàn bộ Lịch sử cứu độ xây
dựng trên Lời Hứa đó được thực hiện.
Như thế, những ai nghe lời của Thiên Chúa và
tuân giữ giao ước của Người sẽ là Am Sơgullah của Thiên Chúa, Dân sở hữu, Dân
riêng, Dân cưng của Thiên Chúa.
Các ngôn sứ không ngừng nhắc nhở Dân riêng
của Thiên Chúa quý trọng và sống trung thành với Giao Ước của Thiên Chúa... để
rồi, đến một ngày kia, tại một nơi thật bé nhỏ, tầm thường (sơgullah), Lời Hứa
của Thiên Chúa lại được công bố cho một thiếu nữ nghèo hèn bé mọn tên là Maria
; khi sứ thần Gabriel tuyên bố : “Vui lên, hỡi
Người Đầy ơn phúc, Chúa ở cùng Người” (Lc 1, 28).
Kekharitômenê, Đầy ơn phúc, Người được diễm
phúc, Biệt sủng, Cưng của Thiên Chúa : tước hiệu này khác nào tước hiệu xưa kia
Dân Chúa đã đón nhận ở Sinai : Sơgullah, và Maria khiêm tốn đáp trả : “Này tôi
là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo Lời Ngài” (= Tôi xin vâng như lời
sứ thần truyền).
Đức Maria đã đón nhận “Giao Ước” đó, đã cưu
mang trong lòng, đã sinh hạ, và Người Con của lòng Trinh Nữ Maria sau này trong
Bữa Tiệc Vượt Qua, Bữa Tiệc đánh dấu biến cố lịch sử Người từ bỏ thế gian mà về
cùng Thiên Chúa Cha qua mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh, sẽ công bố : “Chén này là
Giao Ước Mới trong Máu Ta” (1Cr 11, 25).
Nhờ đó, những ai tham dự vào chén Giao Ước
Mới trong Máu của Đức Giêsu Kitô sẽ thực sự trở nên Am Sơgullah, Kekharitômenê,
Dân riêng, Dân sở hữu thuộc về Thiên Chúa, Dân hiệp thông viên mãn với Thiên
Chúa, Dân có giao ước với Thiên Chúa.
Từ cái nhìn tổng quát đó, chúng ta có một số
khái niệm về Giao Ước :
- Cắt Giao Ước : St 15, 17 “ngang qua”
- Lập, dựng Giao Ước : St 17, 21 “lập”
- Ban Giao Ước : St 17, 11
- Ăn Giao Ước : Bơrit do từ Barah, nghĩa là ăn,
từ đó, vai trò quan trọng của Máu (= sự sống) trong nghi lễ Giao Ước.
- Sợi dây nối kết : Gr 13, 1 , sợi dây thắt
lưng, sợi dây nối kết hai bên lại với nhau để không bao giờ tách lìa nhau.
Wellhausen giải thích :
Tai ương hoạn
nạn -> Giao Ươc
Giao Ước ->
Lề Luật
Lề Luật -> Trung tín
Trung tín -> Tôn giáo của người Dothái
Vì thế, ta có thể nói : tôn giáo của người Dothái
dựa trên sự trung tín trong việc tuân giữ Lề Luật của Giao Ước.
Trung tín
(Khêsed) -> Lòng mến (Agapê)
Thấm nhuần niềm tin của tôn giáo Dothái ;
khám phá ra mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô (= Agapê) nhờ tác động của Thánh Thần ;
hiệp thông cùng toàn thể Hội Thánh thời
Tân Ước ; Thánh Phaolô đã trình bày toàn bộ giáo lý của mình trên cơ sở Giao
Ước Mới mà người gọi là : “Giới luật của Thần Khí”.
I. GIAO ƯỚC MỚI ĐƯỢC
LOAN BÁO TRONG CỰU ƯỚC.
A.GIAO ƯỚC MỚI ĐƯỢC
TRÌNH BÀY NHƯ MỘT GIỚI LUẬT.
1. Luật nội tâm, luật
viết trên tâm lòng
(Gr 31, 31-34).
Gr 31, 1 : Công thức mở đầu Giao Ước.
Gr 31, 3
: Giao Ước mới : Dấu chỉ tình yêu muôm đời.
Gr 31, 20
: Giao Ước mới : tình yêu có mãnh lực xoáy động tâm can.
Gr 31, 22
: Giao Ước mới : chính là việc Thiên Chúa dựng nên điều mới lạ : tình
yêu không rời nhau, tình yêu mãi mãi bên nhau. Đó sẽ là con đường để Dân Chúa
biết mà đến cùng Thiên Chúa.
Gr 31, 31
: Giao Ước mới.
Gr 31, 32
: Khác với Giao Ước cũ.
Gr 31, 32a
: Ban luật của Thiên Chúa, luật nội tâm, luật viết trên tâm lòng (để
không thể quên được).
Gr 31, 33b
: Công thức của Giao Ước.
Gr 31, 34a
: Mọi người sẽ biết Thiên Chúa.
Gr 31, 34b
: Tha tội.
Phát xuất từ tình yêu, một tình yêu muôn đời,
Giao Ước Mới được ban cho Dân Chúa. Giao Ước này khác với Giao Ước cũ, vì nó
chính là Luật mới được ban cho Dân, Luật được ghi trên trái tim, ghi trong tâm
khảm nhờ đó Dân Chúa biết Thiên Chúa và được ơn tha tội.
2. Cắt bì tâm lòng.
Điều kiện để đón nhận Luật nội tâm, Dân Chúa
phải cắt bì tâm lòng :
Gr 4, 4 : Hãy cắt bì lòng các ngươi !
Đnl 10, 16 : Cắt bì lòng các ngươi và đừng cứng đầu cứng cổ nữa !
Đnl 30, 6-14 : Đây không phải là việc của con người, mà là việc của Thiên
Chúa.
Công việc do Thiên Chúa làm : tạo điều kiện
để cho Dân Chúa trở nên dễ dạy, không còn cứng đầu cứng cổ với Thiên Chúa nữa.
B. GIAO ƯỚC MỚI, MỘT
VẤN ĐỀ THUỘC LÃNH VỰC TRÁI TIM VÀ THẦN KHÍ.
1. Cắt bì tâm lòng (như trên)
2. Tấm lòng mới, Thần
Khí mới (Ed 36,
23-28).
Thần Khí mới chính là Thần Khí của Thiên
Chúa.
Khoảng 30 năm sau Giêrêmia, xuất hiện ngôn sứ
Êdêkiel. Ông đã giải thích sâu lời sấm của Giêrêmia về Giao Ước Mới. “Giới
luật” mà Giêrêmia đã loan báo, Êdêkiel đã làm cho Dân Chúa hiểu rõ hơn khi nói
: Giới luật, từ ngữ đó có thể làm cho dân hiểu lầm... vì nó phát xuất từ bên
ngoài... nhưng đã nói “Giao Ước Mới” là giới luật nội tâm, giới luật mà Thiên
Chúa ghi khắc vào bên trong con người. Êdêkiel đã thay từ “giới luật” bằng từ
“Thần Khí” :
Ed 36, 26
: “Ta sẽ ban cho các ngươi một tấm lòng mới. Bên trong các ngươi Ta sẽ
ban xuống một Thần Khí mới”.
Gr 31, 33
: “Ta sẽ đặt luật của Ta bên
trong chúng”.
Ed 36, 27
: “Bên trong các ngươi, Ta sẽ ban xuống Thần Khí của Ta”.
Từ đó, giới luật nội tâm chính là Thần Khí
của Giavê Thiên Chúa.
Trong Giao Ước cũ, Thiên Chúa ban Luật cho
Dân ; trong Giao Ước Mới, Thiên Chúa ban Thần Khí của Người cho Dân.
C. GIAO ƯỚC MỚI, MỘT
VẤN ĐỀ THUỘC LÃNH VỰC TÌNH YÊU PHU PHỤ.
1. Mối tình đầu của
tuổi thanh xuân (Hs
2, 16-25 ; x. Rm 9, 25).
Hs 2, 1a
: Con cái Israel sẽ sản sinh phát triển đông đảo như cát biển. Kết quả
của tình yêu vợ chồng.
Hs 2, 1b
: Không phải Dân Ta ->
con cái Thiên Chúa sống (Lô-ammi).
Hs 2, 3 : Dân của Ta -> được dủ thương.
Hs 2, 14-15 : Bất trung và hối cải. Trở về
với người chồng ban đầu.
Hs 2, 16-17 : “Cho nên, Ta sẽ dụ dỗ nó, đem
nó vao sa mạc”. Nhắc lại mối tình đầu thời Xuất Hành.
Gr 2, 2-3
: Vị tình, Ta nhớ lại tiết nghĩa thiếu thời của ngươi, mối tình vào buổi
đính hôn. Làm sao ngươi theo Ta trong sa mạc... Israel là của Thánh dành kính
Giavê.
“Và kề lòng nó, Ta nói khó với nó”. Nói vào
tim nó như những ngày của buổi đính hôn của thời thanh xuân, của mối tình đầu.
Hs 2, 18
: Ngươi sẽ gọi : “Chồng tôi”.
Hs 2, 20
: Giao Ước hoà bình, công việc của Đấng Messia.
Hs 2, 21
: Ta sẽ đính hôn với ngươi mãi mãi, Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng công
chính (khêsed), công minh, nhân
Nghĩa, xót thương.
Hs 2, 22
: Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín (khêsed) và ngươi sẽ biết
(yada) Giavê.
Hs 2, 25 : Ta sẽ đoái
thương Lô-Rukhama. Ta sẽ nói với Lô-Ammi : ngươi là Dân Ta. Còn nó sẽ thưa :
“Lạy Thiên Chúa tôi thờ”.
2. Lòng chung thuỷ
của Thiên Chúa (Ed
16, 8-14 x. Ep 5, 25-27).
Ed 16, 4-6
: Israel – người con bị bỏ rơi.
Ed 16, 8-14
: Ta đã thề với ngươi và Giao Ước với ngươi (Giao Ước vợ chồng – Sinai).
Ed 16, 15t : Sự bất trung của Israel.
Ed 16, 60 : Ta sẽ nhớ Giao Ước Ta đã kết với ngươi vào những ngày thơ
bé của ngươi ; Ta sẽ giữ vững Giao Ước cho ngươi đến muôn đời.
Ed 16, 62-63 : Ta sẽ giữ vững Giao Ước của Ta với ngươi, và ngươi sẽ
biết Ta là Giavê, ngõ hầu ngươi ghi nhớ ... khi Ta ân xá cho ngươi tất cả những
gì ngươi đã từng làm – sấm của Đức Giavê.
Tóm lại, các bản văn Cựu Ước đã loan báo,
đồng thời giải thích cho ta thế nào là “Giao Ước Mới”.
- Giao Ước Mới chính là một giới luật. Giới luật
xuất phát và là dấu chỉ của một tình yêu muôn đời, được Thiên Chúa đóng dấu và
ghi khắc, không phải trên bia đá hay bằng chữ viết, nhưng trong tâm khảm của
Dân Chúa : nhờ đó, họ biết Thiên Chúa một cách tường tận, trọn vẹn, đón nhận
Thánh Ý Thiên Chúa, biến ý muốn của Thiên Chúa làm tiêu chuẩn sống, luật sống
cho mình. Mọi bức tường ngăn cách giữa họ và Thiên Chúa bị phá vỡ, vì : họ được
cắt bì tâm lòng và được tha thứ mọi tội lỗi.
- Giới luật kỳ diệu đó chính là Thần Khí của
Thiên Chúa, Thần Khí tác động trên một tấm lòng mới.
- Từ đó, tương quan giữa Thiên Chúa và Dân là
một tương quan tình yêu, tương quan ân nghĩa và trung thành – thuỷ chung như
tương quan phu phụ, cha con...
II. GIAO ƯỚC MỚI,
GIỚI LUẬT CỦA THẦN KHÍ.
Những nội dung sâu xa của Giao Ước Mới mà các
ngôn sứ đã loan báo được toàn Dân Chúa đón nhận và trông chờ.
Phaolô, “con người Dothái, sinh ra tại Tarsô,
xứ Kilikia, đã được nuôi nấng trong thành này (Giêrusalem), đã thụ giáo dưới
chân Gamaliel, lập theo khuôn phép nhặt nhiệm của Lề Luật cha ông, nhiệt tâm
thờ Thiên Chúa” (Cv 22, 3 ; x. 26,4-5). Chính Phaolô, sau biến cố Đamas (Cv 9),
đã đọc lại lịch sử Dân ông dưới ánh sáng mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh của Đức
Giêsu Kitô, đã tiếp nối các ngôn sứ mà quả quyết : Giao Ước Mới mà Thiên Chúa
đã ban cho mọi người qua cuộc khổ nạn, Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô,
chính là Giới Luật mới, Giới Luật của Thần Khí.
A. SỰ TỰ DO CỦA CON
CÁI THIÊN CHÚA.
Khi ban giới luật nội tâm, luật viết trên tâm
lòng (= Thần Khí của Thiên Chúa) cho Dân Chúa, thì Người cho họ điều kiện đầu
tiên là khám phá ra chính mình là con cái của Thiên Chúa. Chính nhờ Thần Khí
được đổ vào tâm hồn mà ta có thể hướng về Thiên Chúa và gọi Người bằng một danh
hiệu thật là âu yếm : “Abba, Lạy Cha” (Gl 4, 6).
Đó là quyền nghĩa tử, quyền của người con, và
nếu đã là con, tức không còn là nô lệ. Vì thế, nhờ Thần Khí, ta được hưởng sự
tự do của con cái Thiên Chúa :
“Anh em đã được kêu gọi để được tự do” (Gl 5,
13) vì “Đâu có Thần Khí của Chúa thì có tự do” (2Cr 3, 17).
Để hiểu sự cao quý của quyền được tự do,
Thánh Phaolô mời gọi ta so sánh hai Giao Ước , hai Giới Luật.
1.Đối với người
Dothái của Giao Ước cũ, thì tự do luôn gắn liền với Lề Luật ; Tự Do là nhờ Lề
Luật.
Hãy xem lời giải thích của một thầy Rabbi Do
Thái khi ông giới thiệu tự do của Dân cũ (liên quan đến lễ Vượt Qua) :
“Sự việc giống như một nhà vua kia giải thoát
người con của mình khỏi tù ngục, rồi nói với nó : Kể từ hôm nay, hằng năm con
hay cử hành một ngày lễ ; ngày đó là ngày con ta từ vực sâu tối tăm được dẫn
đến sự sáng ; từ xiềng xích gông cùm được dẫn đến sự sống ; từ kiếp nô lệ đến
đời sống tự do ; từ cuộc sống bị áp bức đến ơn cứu độ”.
Cũng thế Thiên Chúa đã giải thoát Israel ra khỏi
tù ngục, như lời Thánh Kinh đã nói : “Thiên Chúa kéo tù đày vào hưởng cảnh hanh
thông” (Tv 68, 7), hoặc cũng như lời khác nói rằng : “Người kéo họ ra khỏi chốn
tối tăm u ám, xiềng xích họ Người đã bật tung” (Tv 107, 14).
Như thế có nghĩa là : Thiên Chúa đã bật tung
chiếc gông bằng sắt trên cổ Israel để ban cho họ chiếc gông Lề Luật ; Người đã
giải thoát họ ra khỏi cảnh nô lệ để đem họ vào sự tự do, như có lời viết : “Các
ngươi là những người con của Giavê Thiên Chúa của các ngươi” (Đnl 14, 1).
Vậy, người dân của Giao Ước cũ cũng ý thức họ
là con của Thiên Chúa, được Thiên Chúa đem đến hưởng sự tự do dựa vào việc tuân giữ Lề Luật của
Người : “Môsê lấy huyết mà rảy trên dân. Ông nói : Này là máu giao ước đã kết với
các ngươi, thể theo mọi lời ấy” (tức thể theo Luật của Giao Ước) (Xh 24, 8).
2. Trong khi đó, đối
với người dân được lãnh nhận Thần Khí, lãnh nhận Đức Giêsu Kitô trong tâm hồn
mình, Thánh Phaolô quả quyết: người đó sống trong Giao Ước mới thực hiện trong
Máu Đức Giêsu Kitô.
Bởi thế, họ là Con của Thiên Chúa vì họ mang
hình ảnh Thiên Chúa, khác nào Đức Giêsu mang hình ảnh của Chúa Cha nhờ lãnh
nhận Thần Khí trong lúc đầu thai cũng như trong cuộc đời của Người. Họ được tự
do va tự do này không chỉ hệ tại ở việc
được tha thứ khỏi mọi tội lỗi mà còn tự do ngay cả đối với Lề Luật vốn là điều áp đặt từ bên ngoài.
Khi được tha thứ khỏi mọi tội lỗi, được khả
năng không phạm tội (x. 1Ga), thì Lề Luật trở nên dư thừa đối với họ. Vì thế,
thay vì ban Lề Luật, Thiên Chúa đã đổ Thần Khí của Người vào tâm khảm họ :
“Luật Thần Khí ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu đã cho ngươi được tự do thoát
khỏi luật sự tội và sự chết” (Rm 8, 2).
Một cách cụ thể, Thánh Phaolô đưa ra hai hình
ảnh thật sống động trong lịch sử Dân Chúa khi Ngài so sánh sự khác biệt cơ bản
giữa Sara và Agar, một bên là chính
thất tự do, một bên là tỳ nữ : Agar đã sinh cho Abraham một người con là Ismael, người con theo luật thường
tình, xác thịt ; Sara nhờ bởi lời hứa, đã sinh cho Abraham Isaac, người con của
lời hứa, người con trọn quyền thừa hưởng gia sản của cha, phát huy sản nghiệp
của cha để miêu duệ trở nên đông đảo như sao trời cát biển (Gl 4, 21-30 ; St
15, 4).
B. SỰ TÁC SINH BỞI
THẦN KHÍ.
Thánh Phaolô đề cập đến sự sống phong phú của
con người trong Giao Ước Mới một cách rất sâu xa. Nhờ tác động của Thánh Thần,
họ được Phaolô xem như “Tác phẩm của Đức Kitô”, “bức thư của Đức Kitô”, bức thư
viết “không phải bằng mực, nhưng là bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống ;
không phải trên bia đá, mà là trên những bia lòng, bia thịt” (2Cr 3, 2-3).
Thần Khí luôn hoạt động, luôn tác sinh và
Thần Khí là sự sống. Chỉ cần việc so sánh con người sống theo Lề Luật và sống
dưới tác động của Thần Khí, ta có thể thấy tính chất sung mãn của Giao Ước Mới
:
Giao Ước cũ |
Giao Ước Mới |
(2Cr) |
(2Cr) |
- Bia đá |
- Tâm hồn bằng thịt |
- Chữ viết thì giết chết (3, 6) |
- Thần Khí làm cho sống (3, 6) |
- Phục vụ án chết (3, 7) |
- Phục vụ giới Thần Khí (3, 8) |
- Phục vụ án phạt (3, 9) |
- Phục vụ sự công chính (3, 9) |
- Điều chóng tàn (3, 11) |
- Điều còn mãi (3, 11) |
- Cái màn còn rủ xuống khi đọc Giao Ước cũ (3, 14) |
- Tối tăm hãy bật sáng. Chính Người làm bật sáng nơi lòng chúng tôi
(4, 6). |
- Vinh quang chóng tàn (3, 7) |
- Vinh quang của Thiên Chúa (4, 6) |
- Trên mặt Môsê (3, 7) |
- Nơi Nhan Thánh Đức Kitô (4, 6). |
C. MÔN SINH CỦA THIÊN
CHÚA.
“Vậy cho nên, kẻ khinh miệt, ắt không khinh
miệt một người, mà là chính Thiên Chúa, Đấng ban Thánh Thần của Chúa xuống trên
anh em. Còn về tình huynh đệ, anh em không cần để ai viết cho anh em, vì chính
anh em là môn sinh của Thiên Chúa, để biết yêu mến nhau” (1Tx 4, 8-9).
Ý tưởng này rõ ràng Thánh Phaolô muốn trích
dẫn các sấm ngôn của Giêrêmia và Êdêkiel khi công bố Giao ƯớcMới (Gr 31, 34 ;
Ed 36, 27).
Môn sinh của Thiên Chúa phải ưu việt hơn môn
sinh của Môsê. Môsê đào tạo ra những người công chính nhờ lề luật ... Còn môn sinh của Thiên Chúa sẽ
được Người “cắt bì tâm lòng” (Đệ nhị luật), được trao ban chính Thần Khí của
Người để họ biết đường sống theo Luật Chúa (Eâdêkiel).
Tóm lại, môn sinh của Thiên Chúa chính là
người học trò đón nhận trọn vẹn chính Tình Yêu, lòng mến của Người - Đức Giêsu Kitô – để lòng mến đó – Thần Khí
của Đức Kitô – hoạt đông mạnh mẽ trong tâm hồn họ. Đó chính là lý do Thánh
Phaolô đã tự nhận : “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Đức Kitô
sống trong tôi. Đời sống của tôi lúc này trong thân xác, tôi sống nó trong lòng
tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và phó nộp mình vì tôi (Gl 2, 20).
D. GIỚI LUẬTCỦA THẦN
KHÍ.
Được hưởng sự tự do của con cái Thiên Chúa,
được Thần Khí tác sinh, được làm môn sinh của Thiên Chúa là để Thần Khí hướng
dẫn mà “sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa” (1Tx 4, 1).
Ý muốn của Thiên Chúa, lòng của Thiên Chúa là
“sự thánh hoá của anh em” (lTx 4, 3) : “Thiên Chúa đã chọn anh em để được ơn
cứu rỗi, nhờ sự thánh hoá của Thần Khí” (2Tx 2, 13).
Vì thế, Thánh Phaolô khuyến cáo bất cứ ai
chối từ con đường này, bởi lẽ họ : “không khinh miệt một người, mà là chính
Thiên Chúa, Đấng ban Thánh Thần của Người xuống trong anh em” (1Tx 4, 8).
“Ban Thánh Thần của Người xuống trong anh
em”, đó là cách thế Thiên Chúa cư xử trong Giao Ước Mới; đó là hồng ân tạo điều
kiện cho con người biết hướng dẫn đời sống của mình sao cho đẹp lòng Thiên Chúa
– “biết yêu mến nhau” (1Tx 4, 9).
Với quan điểm đó, ta có thể nói : Thiên Chúa
ban Thánh Thần của Người xuống trong lòng chúng ta để Thánh Thần trở nên Giới
Luật, trở nên tiêu chuẩn, phương thế dạy ta biết sống đẹp lòng Thiên Chúa bằng
cách chúng ta yêu thương nhau : “Yêu mến là chu toàn Lề Luật” (Rm 14, 10).
Thật vậy, một khi trong tâm hồn ta có Thánh
Thần - nguồn tình yêu của Cha và Con – làm sao chúng ta không yêu thương được ?
Nếu Thánh Thần trở nên giới luật, nếu Thánh Thần là động cơ mọi hành đông, thái
độ và cả đời sống chúng ta, thì đời sống chúng ta, hoạt động của chúng ta chỉ
là tình yêu, khác nào như Đức Giêsu Kitô Đấng “đã yêu mến các kẻ thuộc về Ngài
còn trong thế gian, thì Ngài yêu mến họ đến cùng” (Ga 13, 1).
“Tôi sống, nhưng
không phải tôi |
Tôi yêu (nhưng
không phải tôi) mà là trong Thánh Thần |
mà là chính Đức
Kitô sống trong tôi”
(Gl 2, 20) |
Chính Đức Kitô yêu
qua con người của tôi. |
Qua Giao Ước Mới, với việc Thiên Chúa ban
Thánh Thần, ta có thể nói : trước kia, Giavê Thiên Chúa đã dùng ngón tay Người
mà viết luật trên bia đá, thì ngày nay, nhờ việc ban Thánh Thần, “ngón tay của
Chúa Cha” (Digitus paternae dexternae) xuống trong chúng ta. Chính Người lại
ghi khắc luật yêu thương của Người trên tấm bảng mới là “bia lòng của chúng ta”
(2Cr 3, 3).