Chim bồ câu hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần
Hình ảnh thường được dùng như dấu chỉ diễn tả về một người,
về ý nghĩa trong đời sống. Đức Chúa Thánh Thần là một người, Ngôi thứ ba Thiên
Chúa. Nhưng không ai biết hình thể của Ngài như thế nào. Nên hình ảnh con chim
bồ cầu là một trong những hình ảnh được dùng để chỉ diễn tả về Ngài.
Nhưng đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa chim bồ câu cho đời
sống tinh thần đạo giáo?
Hình ảnh chim bồ câu xưa nay trong dân gian được dùng là
dấu chỉ ẩn chứa ý nghĩa sâuj thẳm dưới nhiều phương diện khía cạnh trong đời
sống từ thời xa xưa, và không chỉ riêng giới hạn trong nền văn minh văn hóa
Kytô giáo.
Từ thời thượng cổ xa xưa, chim bồ câu được vẽ tạc đứng trên
đầu vị thần Ischar như dấu chỉ sự sinh sản phì nhiêu.
Ở bên Hylạp chim bồ câu được coi như thần thánh hiện thân
của thần Aphrodite.
Ở bên Ấn độ chim bồ câu mầu đen là hình ảnh của con chim
mang lại bất hạnh, mang đến sự chết chóc.
Bên đạo Hồi giáo trái lại xem chim bồ câu là con chim
thánh, vì chim bồ câu gìn giữ che chở Tiên Tri Mahommed trên đường tỵ nạn chạy
trốn.
Thời xa xưa, có quan niệm chim bồ câu còn non nhỏ chỉ về
người phụ nữ , và người ta thả chim bồ câu cho bay đi lên trời vào ngày lễ
cưới. Tập tục này có lẽ cho rằng chim bồ câu sẽ sống chung song đôi với nhau
như vợ chồng luôn mãi. Chim bồ câu là hình ảnh của nữ thần tình yêu.
Chim bồ câu còn được gọi là con cừu của loài chim trên thế
giới, vì tính tình hiền từ của chúng. Chim bồ cầu xưa nay là loài giữ lòng
trung thành với nhau. Hình ảnh thường vễ diễn tả hai chim bồ chuyền qua miệng
mỏ đưa chuyền cho nhau giây sợi khi đan tổ xây nhà cho nhau. Hình ảnh này giống
như hai người đang yêu thương nhau hôn nhau.
Thời thượng cổ hình chim bồ câu được chạm khắc chung quanh
cỗ áo quan người qua đời như dấu chỉ linh hồn người qua đời bay bổng về thiên
đàng.
Trong Kytô giáo hình chim bồ câu ngậm cắn triều thiên các
Thánh Tử đạo ở mỏ của nó. Và hình ảnh chim bồ câu còn là hình ảnh diễn tả vẽ về
Đức Chúa Thánh Thần.
Chim bồ câu được trình bày là hình tượng của Đức Chúa Thánh
Thần tạo nguồn thần hứng cho bốn vị Thánh sử viết Phúc âm của Chúa Giêsu, và
cho Thánh giáo phụ trong Hội thánh – đôi khi hình chim bồ câu được vẽ tạc đậu
trên vai các vị đang khi quay đầu nói rót vào tai các ngài.
Trong tranh ảnh diễn tả cảnh Thiên Thần truyền cho Đức Mẹ
hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần như chim bồ câu cũng là hình ảnh bay đậu trên
không trung nơi đỉnh đầu Đức Mẹ Maria. Bức tranh vẽ hinh ảnh Chúa Ba ngôi, hình
chim bồ câu là ngôi thứ ba ở giữa Đức Chúa Cha, ngôi thứ nhất và Chúa Giêsu,
ngôi thứ hai. Trong bỡ ngỡ ngạc nhiên có thể nói được rằng, hai ngôi bản tính
Thiên Chúa của đức Chúa Cha và Đức Chúa con, được trình bày là con người, đang
khi ngôi thứ ba, Đức Chúa Thánh Thần, lại là chim bồ câu, một con vật.
Như thế phải hiểu thế nào về Đức Chúa Thánh Thần?
Trong Kinh Thánh diễn tả Đức Chúa Thánh Thần bay lượn trên
khoảng không gian còn hỗn độn lúc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ ( St 1,2). Điều
này nói lên, Chúa Thánh Thần như một con chim dương cánh bay lượn nhẹ nhàng,
chiếu tỏa sự sống động đầy sức năng động, mang đến sự biến chuyển thay đổi cho
vụ trụ được thành hình.
Chim bồ câu báo tin cho gia đình Ông Noah cơn lụt đại hồng
thủy kéo dài 40 đêm ngày đã chấm dứt. Điều này nói lên chim bồ câu là sứ gỉa
của sáng tạo mới. Trong bài tường thuật về sáng tạo thiên nhiên, từ hư không
Thiên Chúa đã tão thành vũ trụ. Qua lụt đại hồng thủy nước bao phủ toàn vũ trụ
40 ngày đêm, mọi sự chìm ngập trôi đi trong biển nước. Sau khi nước lụt rút đi,
mặt đất khô trồi lên và Thiên Chúa bắt đạo một tạo dựng mới.
Phúc âm thuật lại, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa tội ở sông
Giordan, Đức Chúa Thánh Thần như hình con chim bồ câu bay đậu trên Chúa Giêsu (
Lc 3,22). Chim bồ câu được dùng là hình ảnh chỉ về đức Chúa Thánh Thần muốn nói
lên sự bén nhạy thiên nhiên đã bẩm sinh nơi con vật này. Cũng vậy, công việc
rao giảng phục vụ của Chúa Giêsu được nhấn mạnh ngay từ lúc đầu là sự bén nhậy,
cảm thông của Chúa với con người. Không hẳn qua sự chữa lành làm phép lạ của
Chúa Giêsu, nhưng còn qua sự dấn thân sẵn sàng hy sinh đời sống mình làm hiến
lễ mang lại ơn cứu chuộc cho con người.
Hình ảnh chim bồ câu tượng trưng cho Đức Chúa Thánh Thần
bay đậu trên các Thánh Tông đồ và Đức Mẹ Maria ngày lễ Ngũ tuần.
Hình ảnh chim bồ câu bay đậu trên đỉnh đầu Đức Mẹ Maria khi
Thiên Thần đến truyền tin cho Maria sẽ thụ thai Giêsu làm người bởi phép Đức
Chúa Thánh Thần. Chim bồ câu là hiònh ảnh vẽ diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần.
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 2012
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long (www.songductin.de)