MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA
(Tóm lược tác phẩm :
“Le Père, Dieu en son mystère”
của F. X. Durrwell,
Ed. Du Cerf, 1987)
Giáo Hội có sứ mạng loan báo “Tin Mừng của Thiên
Chúa” (Rm 1,1), đó là Tin Mừng về một Thiên Chúa là Cha, Đấng đã sinh hạ Con
của Ngài vào trần gian vì chúng ta (Cv 13,33). Để Tin Mừng về Chúa Cha dễ được
đón nhận, cần loại bỏ những hiêåu lầm về Ngài bằng cách tái lập sự thật sâu xa
nhất của khuôn mặt Ngài : Ngài là Cha.
Suy tư
thần học về Mâàu nhiệm Thiên Chúa là Cha khởi nguồn từ biến cố trọng tâm của
Mạc khải Kitô-giáo : cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô. Chính trong
biến cố này mà vai trò làm Cha của Thiên Chúa đối với Con Một của Ngài được
thực hiện và biểu lộ trọn vẹn ở trần gian. Cũng chính nơi mầu nhiệm này mà
Thánh Thần được tuôân đổ vào trần gian để chúng ta được làm con Thiên Chúa.
Chỉ có
thể đạt tới Cha khi chúng ta đi theo Đấng tự nhận là đường, là sự thật, là sự
sống. “Đường và sự thật và sự sống chính là Ta. Không ai đến được với Cha mà
lại không nhờ Ta.” (Ga 14,6). Và cũng không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là
Chúa mà lại không do Thánh Thần. Hiểu biết đích thực về Cha và Con mang dấu ấn
Thánh Thần. Chính trong Thánh Thần mà Thiêân Chúa là Cha và Đức Giêsu là Con.
Thiên
Chúa tự mạc khải cho con người. “Đã lắm phen cùng nhiều kiểu, xưa kia Thiên
Chúa đã nói với cha ông nơi các tiên tri. Vào thời sau hết, Người đã nói với
chúng ta nơi người Con, Đâáng là phản ảnh vinh quang, là ấn tượng của bản lĩnh
Người” (Dt 1,1.2). Người Con đó chính là Mạc khải chung cuộc và trọn vẹn, nơi
Người “mầu nhiệm đã âm thầm dâáu kín từ muôn thưở” được tỏ lộ (Rm 16,25). Khi
sinh hạ Đức Giêsu vào trần gian (Cv 13,33), Thiên Chúa đã cho chúng ta biết
thánh danh Ngài ; Ngài là Cha của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta (2 Cr 1,3).
“Thiên
Chúa là Cha của Đức Giêsu”, đó là mạc khải vô cùng lớn lao, làm đảo lộn mọi suy
nghĩ của người Dothái. Ngài không phải là vị Thiên Chúa xa lạ đối với Israel.
Chính Ngài đã gọi Israel là con đầu lòng của Ngài (Xh 4,22 ; Gr 31,9 ; Is 63,16). Nhưng nói
rằng Thiên Chúa tối cao mà họ tôn thờ, Đấng đã tỏ uy danh của Ngài trong biến
cố vượt qua và trên núi Sinai… lại là Cha của con người Giêsu cụ thể, một tử
tội chết treo trên thập giá thì quả là báng bổ. Họ lại càng không thể ngờ mọi
hoạt động lớn lao của Thiên Chúa, từ việc sáng tạo và bảo tồn vũ trụ, đến mối
thâm tình đầy yêu thương của Ngài đối với Israel đều bắt nguồn từ mối tình Cha
của Ngài đối với con người Giêsu đó. Trong thời Cựu Ước, tôn danh Thiên Chúa là
“Đấng đã đến để đưa Israel ra khỏi đất Aicập” (Xh 20,2 ; Lv 11,45 ; Ds 15,41…),
“Đấng cho chết và cho sống, Đấng đả thương và chữa lành” (Đnl 32,39). Trong
thời Tân Ước, thánh danh Ngài là “Đấng đã phục sinh Đức Giêsu từ trong cõi
chết” (Rm 4,24 ; 10,9). Sứ mạng của Phaolô, cũng là của Giáo Hội, là loan báo
cho muôn dân biết Tin Mừng về một Thiên Chúa là Cha, Đấng để cứu chúng ta, đã
sinh hạ Con của Ngài trong trần gian vì chúng ta.
Việc phục
sinh Đức Giêsu Kitô là công trình của chính Thiên Chúa trong cương vị làm Cha
của Ngài, là mạc khải tuyệt đỉnh về vai trò làm Cha của Thiên Chúa đối với Đức
Giêsu, Con Ngài ; là hành vi Thiên Chúa sinh hạ Đức Giêsu Kitô cho trần gian.
“Chúng tôi loan báo Tin mừng cho anh em, lời hứa đã ban cho cha ông, thì Thiên
Chúa đã làm trọn cho con cháu là chúng ta, khi Người đã cho Đức Giêsu sống lại,
như cũng đã viết trong Thánh vịnh 2 : “Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh
thành ra Con” (Cv 13,32-33). Mầu nhiệm Phục sinh chính là sự Nhiệm sinh vĩnh
cửu được tỏ lộ trong trần gian. Thiên Chúa là tác giả của mầu nhiệm Phục sinh
trong tư cách là Cha ; Đức Giêsu là Đấng được phục sinh trong tư cách là Con
(Rm 1,4). Thiên Chúa đã phục sinh Ngài trong Chúa Thánh Thần (Rm 8,11), nên
Thánh Thần là quyền năng Phục sinh, cũng là quyền năng sinh hạ của Thiên Chúa.
Vì chúng ta mà Thiên Chúa đã phục sinh Đức Giêsu Kitô trong Thánh Thần, vì
chúng ta mà Thiên Chúa sinh hạ Đức Giêsu trong trần gian. Thiên Chúa là “Cha Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (2 Cr 1,3), và trong Đức Giêsu, Ngài là Cha chúng
ta. Đó là thánh danh Ngài.
Trong Tân
Ước, danh xưng Thiên Chúa đồng nghĩa với “Cha của Đức Giêâsu”. Và khi gọi Đức
Giêsu là Con Thiên Chúa có nghĩa là tuyên xưng Ngài là Con của Chúa Cha. Phaolô
quả quyết : “Đối với ta, thì chỉ có một Thiên Chúa là Cha, do tự Người mà có
mọi sự. Và chỉ có một Chúa, Đức Giêsu Kitô, nhờ Ngài mà có mọi sự và cũng nhờ
Ngài mà ta được có” (1 Cr 8,6). Từ nay Thiên Chúa được nhận biết là Cha của Đức
Giêsu, và đó chính là đặc điểm của vị Thiên Chúa mà Giáo Hội tôn thờ và rao
giảng.
Phúc âm
nhất lãm dành riêâng danh xưng Thiên Chúa để gọi Đấng là Cha của Đức Giêsu.
Luca viết : “Đức Giêsu thức suốt đêm để cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12).
Đó chính là vị Thiên Chúa mà khi cầu nguyện Đức Giêsu đã gọi là Abba với tất cả
sự trìu mến, và đã hướng tới khi đau khổ tôät cùng trên thập giá : “Lạy Cha,
Con ký thác hồn Con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Trong tác
phẩm của Gioan, Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha Ta. “Sao người đã được Thiên
Chúa thánh hiến và sai đến trong trần gian, các ngươi lại bảo là ông phạm
thượng ! Vì Ta đã nói Ta là Con Thiên Chúa. Nếu ta không làm các việc của Cha
Ta, các ngươi đừng tin Ta” (Ga 10,36-37). Đức Giêsu là “Lời ở nơi Thiêân Chúa”
(Ga 1,1) cũng là “Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha” (Ga 1,18). “Không phải là
đã có ai được thấy Cha, trừ phi Đấng đã từ nơi Thiên Chúa mà đến, Đấng ấy đã
thấy Cha” (Ga 6,46). Trong mầu nhiệm Vượt qua, Đức Giêsu qua khỏi thế gian này
để đến cùng Cha, cũng là đến cùng Thiên Chúa (Ga 20,17).
Tuy rất
khác nhau trong cách diễn tả, thần học của Phaolô và Gioan lại gặp nhau cách
sâu xa. Đôái với Phaolô, Tin mừng của Thiên Chúa được chứa đựng trong lời rao
giảng Mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giêsu, nơi đó Thiêân Chúa tỏ bày vai trò làm
Cha của Người cho chúng ta. Đối với Gioan, công việc của Chúa Giêsu là mạc khải
thánh danh Thiên Chúa là Cha : “Lạy Cha chí công, thế gian không biết Cha,
nhưng Con biết Cha, và những kẻ này cũng đã biếât là Cha đã sai Con, và Con đã
tỏ cho chúng biết Danh Cha” (Ga 17,25-26). Đối với kitô-hữu, cầu nguyện chính
là “chúc tụng Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Pr 1,3).
Thiên Chúa
là Cha của Đức Giêsu Kitô, Ngài cũng là Cha của các tín hữu. Thiên Chúa đã thể
hiện vai trò làm Cha Đức Giêsu khi phục sinh Ngài, thì cũng chính trong hành vi
sinh hạ đó, Thiên Chúa tái sinh các tín hữu để hưởng gia nghiệp dành sẵn cho họ
ở trên trời : “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha Đức Giêsu Kitô, Đấng đã thêå theo
lượng hải hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống, nhờ sự Phục sinh từ
cõi chết của Đức Giêsu Kitô” (1 Pr 1,3). Nhờ Thánh Thần Thiên Chúa ban nơi Đức
Giêsu, mà các kitô-hữu nhận được quyền làm Con Thiên Chúa, và như Đức Giêsu,
được gọi Thiên Chúa là Abba, và trở nên đồng thừa tự với Đức Kitô thể theo ý
Thiên Chúa (Gl 4,4-7).
Thánh
Gioan làm chứng : Chúa Con ban cho những ai tin Ngài “quyền làm con Thiên Chúa”
(Ga 1,12). Sau khi Phục sinh, Đức Giêsu gọi họ là anh em : “Hãy nói với anh em
Ta, Ta lên cùng Cha Ta và cũng là Cha các ngươi ; Thiên Chúa của Ta cũng là
Thiên Chúa của các ngươi” (Ga 20,17). Các tín hữu là những người “sinh bởi
Thiên Chúa” (Ga 1,13) ; họ là con vì được đảm nhận vào trong sự sinh hạ Con duy
nhâát : “Hãy coi lòng mến lớn lao dường nào, Cha đã ban cho ta, để ta được gọi
là con Thiên Chúa, và thực ta là thế” (1 Ga 3,1).
Theo mạc
khải Tân ước, Thiên Chúa - Cha của Đức Giêsu cũng chính là Chúa của Israel :
“Thiên Chúa của Abraham, của Isaac, của Giacóp, Thiên Chúa của cha ông chúng
ta, đã tôn vinh tôi tớ Người, Đức Giêsu Kitô” (Cv 3,13). Chúa Giêsu khẳng định
: “Chính Cha Ta là Đấng tôn vinh Ta, Đấng mà các ngươi tuyên xưng rằng : Người
là Thiên Chúa chúng tôi” (Ga 8,54). Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa với các tổ
phụ khi Ngài phục sinh Đức Giêsu (Cv 13,32). Thiên Chúa đã mạc khải phần nào
cương vị làm cha của Ngài qua những hoạt đôäng của Ngài trong lịch sử cứu độ,
nhưng đó mới chỉ là lời loan báo, là khởi đâàu của mạc khải trọn vẹn về vai trò
làm cha của Ngài nơi mầu nhiệm Phục sinh.
Thiên
Chúa, Cha của Đức Giêsu cũng là Đấng sáng tạo, là chủ tể vũ trụ. “Lạy Cha, là
Chúa trời đất, Con xin ngợi khen Cha…” (Mt 11,25-27). Khi sáng tạo, Thiêân Chúa
hành động theo chính bản chất của Ngài. Ngài sáng tạo trong tư cách là Cha và
sáng tạo trong chính hành vi sinh hạ ra Con Yêu Dấu : “Mọi sự đã nhờ Ngài mà
thành sự, và không Ngài thì không gì đã thành sự” (Ga 1,3). Dĩ nhiên, sáng tạo
là công trình của Ba ngôi, nhưng nếu côâng trình là chung thì mỗi ngôi hành
động theo bản chất của mình ; chỉ mình Cha là Đấng sinh hạ, chỉ mình Con là
Đấng được sinh hạ, và chỉ Thánh Thần hành động như là Thánh Thần của Cha và của
Con.
B. ĐỨC
GIÊSU, ĐẤNG MẠC KHẢI CHA
“Thiên
Chúa không ai thấy bao giờ, Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính người đã
thông tri” (Ga 1,18). Con người có thể biết Thiên Chúa qua côâng trình sáng tạo
và lịch sử cứu độ, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt Ngài. Chính Chúa Con tỏ bày cho
nhân loại biết sự thật sââu xa của Thiên Chúa : Ngài là Cha tự bản chất (Père
essentiel). Đức Giêâsu nói vì Ngài là Lời, là Mạc khải vì Ngài là Con được sinh
hạ từ lòng Cha. “Lời đã làm người và đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôâi đã
chiêm ngắm vinh quang của Ngài, vinh quang như của người Con Một tự nơi Cha,
tràn đầy ơn nghĩa và sự thật” (Ga 1,14). Theo Kinh Thánh, vinh quang chính là
sự uy linh của Thiên Chúa khi Ngài tỏ mình ra. Nơi Đức Giêsu, các môân đệ được
chiêm ngưỡng chính vinh quang của Thiên Chúa Cha. “Mầu nhiệm được dấu kín từ muôân
đời” (Rm 16,25) được tỏ bày nơi cuôäc đời làm con của Đức Giêsu, và sẽ tỏ bày
trọn vẹn nơi mâàu nhiệm Phục sinh.
Khi được
sinh vào trần gian, Đức Giêsu chính là ân sủng Thiên Chúa ban cho con người.
“ÂÂn nghĩa và sự thật thì nhờ Đức Giêsu mà có” (Ga 1,17). Ân nghĩa đó cho chúng
được quyền làm con Thiêân Chúa (Ga 1,12). Và sự thật chỉ cho chúng ta đường đến
cùng Cha, tức là đêán cùng sự sống. “Sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha,
Thiên Chúa độc nhất và chân thật và Đấng Cha đã sai, Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,13).
Sứ mạng trao ban sự sống của Chúa Giêsu được Ngài tóm tắt : “Con đã tỏ Danh Cha
ra cho những người Cha đã lấy từ giữa thế gian mà ban cho Con” (Ga 17,2). “Cha
Ta” đó là thánh danh cứu độ, đồng thời cho chúng ta biết về Thiên Chúa trong
tương quan với một người Con. Ngài là Thiêân Chúa có ngôi vị, là Thiên Chúa
bằng cách trở nên nguồn suối cho một người Con. Thiêân Chúa là Cha, Đức Giêsu
là Con theo nghĩa tuyêät đối không ai có thể thấn hiểu: “Tất cả đã được Cha Ta
trao phó cho Ta, và không ai biết Con trừ ra Cha và cũng không ai biết Cha trừ
ra Con và kẻ Con muôán mạc khải cho” (Mt 11,27).
C. NHỮNG
NẺO ĐƯỜNG MẠC KHẢÛI
Chúa
Giêsu dạy chúng ta biết về Cha Ngài bằng nhiều cách : bằng lời nói, việc làm,
nhưng nhất là bằng chính phận làm Con. Nhiều lâàn và bằng nhiều cách khác nhau,
Đức Giêsu đã nói với con người vêà Thiên Chúa là Cha, Đấng mà họ phải tin tưởng
phó thác (Mt 6,32), noi gương (Mt 5,45-48), nguyện cầu (Lc 11,2), phải tôn thờ
vì Ngài là Chúa trời đất (Mt 10,28), là Cha đầy quan tâm ân cần (Mt 6,25-32) và
đặc biệt gần gũi những kẻ tội lỗi…
Những tâm
tình đó cũng quen thuộc với Israel và thường được các tiên tri nhắc tới, nhưng
được Đức Giêsu rao giảng bằng một cung cách hoàn toàn khác. Vị chủ tể trời đất
và tốt lành, Đấng đã thương nhận cả Israel là con đầu lòng (Xh 4,22), lại là
Cha của riêng Ngài, và Ngài chính là Người Con, người Con Một Yêu Dấu. Trước
kia Thiên Chúa được nhìn trong mối ân tình với một dân, nay được nhận biết
trong tình cha con với một con người cụ thể - Đức Giêsu. Làm sao có thể tin vào
một lời khẳng định như thế ? Nghe nói chưa đủ. Để tin, cần phải thâáy. Và Gioan
làm chứng : “Chúng tôi đã thấy vinh quang của Ngài, vinh quang như của người
Con Một tự nơi Cha” (Ga 1,14). Các môn đệ đã tin vì họ đã nghe, đã thấy những
việc làm chiếu tỏa vinh quang và đã gặp một Đấng mà nơi đó họ đã nhận ra khuôn
mặt Thiên Chúa : “Chúng tôi đã cung chiêm và chúng tôi đã làm chứng : là Cha đã
sai Con đến làm Đấng cứu thêá gian” (1 Ga 4,14).
Như vậy
lời nói và việc làm của Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm làm Con của Ngài. Mối
liên hệ Cha-Con đó được Đức Giêsu mạc khải qua lời cầu nguyện trong vườn cây
dầu, một lời cầu nguyện phát xuất từ thâm sâu bản thân Ngài. “Abba, lạy Cha,
Cha có thể làm mọi sự, xin cất chén này đi khỏi con,…” Cách xưng hô đó, quá
thân mật để nói với Thiên Chúa, một xúc phạm đối với người Dothái, nhưng với
Chúa Giêsu lại là bình thường. Đức Giêâsu dường như không cầu nguyện cách nào
khác. Tiếng Abba, thực ra chính là lời đáp trả cho sự hiện diện đâày yêu thương
và bao bọc của Thiên Chúa mà Đức Giêsu cảm nhận. Đức Giêsu gọi Abba - Cha ơi,
vì trước đó Thiêân Chúa đã nói : “Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh thành ra
Con” (Cv 13,33).
Theo
Gioan, lời nói và việc làm của Chúa Giêsu không những chứng minh nguồn gốc thần
linh của Ngài mà còn là mạc khải về Cha : “Đạo lý Ta dạy không phải là của Ta,
mà là của Đấng đã sai Ta” (Ga 7,16) ; “và các việc Cha đã ban cho Ta để Ta chu
toàn, chính các việc Cha làm đó chứng thực cho Ta là Cha đã sai Ta. Con không
thể làm điều gì tự mình, nhưng mọi sự vì đã trông thấy Cha làm, vì điều gì
Người làm thì Con cũng làm như thế nữa” (Ga 5,19). Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ
mạng mạc khải Cha bằng cách sống mầu nhiệm bản thân Ngài trong vinh quang của
địa vị làm Con : “Phần Con, Con đã ban cho chúng vinh quang Cha đã ban cho Con”
(Ga 17,22). Các môn đệ đã nhận biết đó là vinh quang mà Con đã nhận từ nơi Cha
(Ga 1,14) và họ hướng về Đấng là nguồn suôái vinh quang. Vinh quang mạc khải đó
sẽ trọn vẹn nơi mầu nhiệm Phục sinh.
D. CHÚA CHA ĐƯỢC MẠC KHẢI TRONG MẦU NHIỆM
VƯỢT QUA CỦA ĐỨC GIÊSU
“Suốt cả
thời gian Chúa Giêsu ra vào giữa các môn đệ”, các ông đã linh cảm được phần nào
sự thực về mầu nhiệm Chúa Giêsu, nhưng phải sau Phục sinh, Gioan mới có thể nói
: “Chúng tôi đã thấy vinh quang của Người, vinh quang như của người Con Một tự
nơi Cha” (Ga 1,14). Khi cuộc thương khó đã cận kề, Chúa Giêsu câàu nguyện :
“Lạy Cha, xin hãy tôn vinh Danh Cha” (Ga 12,28). Bấy giờ có tiếng tự Trời đêán
: “Ta đã tôn vinh Danh Ta, và Ta sẽ lại tôân vinh” (Ga 12,28). Danh Thiên Chúa,
chính là Cha. Cââu trả lời của Chúa Giêsu cho Philip : “Ai thấy Ta là thấy Cha”
được chứng thực trọn vẹn khi Thiên Chúa tôân vinh Đức Kitô của Ngài. Nơi Mầu
nhiệm Vượt Qua, Đức Giêsu tôn vinh Cha Ngài và ngược lại Cha cũng tôn vinh
Ngài. Sáng kiến là của Cha, Đấng sinh hạ ; phần của Con là ưng nhận chương
trình và sáng kiêán của Cha. Chính nơi đó, phận làm con của Đức Giêsu và vai
trò làm Cha của Thiên Chúa được sáng tỏ.
Làm Con
và Vinh quang là hai yếu tố không tách rời. Theo thánh Phaolô “vinh quang của
Thiêân Chúa chói lòa nơi nhan thánh Đức Kitô” (2 Cr 4,6). Tước hiệu làm Con
được bao phủ vinh quang và quyềân năng, và tương đương với tước hiệu Chúa của
Đức Kitô Phục Sinh. “Thiên Chúa trung tín, Đấng đã kêâu gọi anh em đến chung
phần hợp nhâát với Con của Người, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 1,9).
Phaolô là người được Thiên Chúa kêu gọi đêå rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa,
Tin Mừng về Con của Ngài, Đấng xuất tự giống dòng Đavít theo xác phàm, được đặt
làm Con Thiên Chúa trong quyền năng, theo Thánh Khí, do tự phục sinh từ trong
cõi chết (Rm 1,1.4).
Chính
trong vinh quang Phục sinh mà Đức Giêsu Kitô là hình ảnh Thiên Chúa vô hình. Tự
bản chất, vinh quang có tính mạc khải. Nơi Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, không
những vinh quang mạc khải Đức Giêsu là Con Thiên Chúa mà còn mạc khải vai trò
làm Cha của Thiên Chúa, Đấng đã phục sinh Ngài.
Vinh
quang tự bản chất có chiều kích Ba ngôi. Vinh quang phát xuất tự Cha, rạng
chiếu nơi Con và đồng nhất với Thánh Thần mà thánh Phêrô gọi là “Thần khí vinh quang,
thần khí của Thiên Chúa” (1 Pr 4,14). Đức Giêsu “được phục sinh nhờ vinh quang
của Cha” (Rm 6,4), cũng là Đức Giêsu được phục sinh nhờø “quyền năng Thiên
Chúa” (2 Cr 13,4) và biến đôåi trong Thần Khí (1 Cr 15,45). Đức Giêsu được phục
sinh trong quyền năng vì Thánh Thần chính là quyền năng Thiên Chúa. Đức Giêsu
được phục sinh trong sự viên mãn của đời sống làm Con nhờ Quyền năng, Vinh
quang và Thánh Thần của Thiên Chúa. Cả ba không thể tách rời, vì Thánh Thần
chính là quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa trong cương vị làm Cha của
Người. Chính trong Thánh Thần mà Thiên Chúa sinh hạ Con trong mầu nhiệm Ba Ngôi
vĩnh cửu, đã sinh hạ Đức Giêâsu vào trần gian, và đã dẫn đưa Ngài tới tuyệt
đỉnh của phận làm Con khi phục sinh Ngài từ cõi chết. Trong cuôäc Vượt qua của
Chúa Giêsu, “mọi sự đã hoàn tất”. Đức Giêsu đã hoàn thành sứ mạng mạc khải,
Ngài không cần nói về Cha nữa. Ngài chỉ cần là Con là đã đủ. Cha đã được mạc
khải trọn vẹn vì Con đã sống trọn phận làm Con của Ngài.
Qua Mầu
nhiệm Phục Sinh, Thiên Chúa đã sinh hạ Đức Giêsu vào trần gian “Con là Con Ta,
ngày hôm nay Ta đã sinh thành ra Con” (Cv 13,33). Qua mầu nhiệm Phục sinh, Đức
Giêsu thoát mọi tùy thuộc trước kia của thâân phận con người để chỉ sống nhờ
Cha, ngay cả trong thân xác trần ai của Ngài. Việc Đức Giêsu nhập thể trong
lòng Đức Mẹ nhờ quyền năng Thánh Thần của Cha (Lc 1,35) là khúc dạo đầu cho
việc Phục sinh trong quyền năng Thánh Thần. Nhờ việc thụ thai này, nhất là nhờ
biến cố Phục sinh, “Đức Giêsu được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35 ; Rm 1,4).
Ngài sống nhờ và vì Thiên Chúa và là Cha Ngài. Tư cách làm Con của Chúa Giêâsu
có tính tuyêät đối. Ngài là Con do tự bản tính, Ngài hiệïn hữu và sốâng nhờ
Thiên Chúa, Cha của Ngài, trong sự sinh hạ viên mãn. Chúa Giêsu là Con vì Ngài
đón nhận tất cả từ nơi Cha.
Trước khi
Phục sinh, Đức Giêsu cũng đã sống tư cách là Con, nhưng theo khả năng của cuộc
hiện sinh trần thế. Ngài đã gọi Thiên Chúa là Abba, đã là Con trong phận một
con người mang ơn gọi là trở nên Con cách viên mãn trong mầu nhiệïm Phục sinh.
Vai trò làm Cha của Thiêân Chúa cũng tuyệt đối. Quyền năng vô biên của Thiên
Chúa được tập trung và bộc lộ trọn vẹn trong viêäc phục sinh Đức Giêsu. Tất cả
mầu nhiệm Thiên Chúa được gợi ra khi chúng ta gọi Thiên Chúa là “Đấng phục sinh
Đức Giêsu từ trong cõi chết” (Rm 8,11 ; 1 Cr 6,14). Không chỉ quyền năng vô
biên, vinh quang Thiên Chúa, và sự sống của Cha là Thánh Thần (Rm 8,11) mà tất
cả sự viên mãn của thần tính đều quy tụ trong hành vi phục sinh Đức Giêsu. “Bởi
chưng ở trong Người có tâát cả sự viên mãn của tính Thiên Chúa, trong thể lý”
(Cl 2,9). Thánh Thần mà Thiên Chúa dùng để phục sinh Chúa Giêsu bao gồm tất cả
những gì có thể nói về Thiên Chúa : toàn năng, toàn thiện, sự sống, vinh quang,
tình yêu… Do đó, khi tôn vinh Đức Giêsu trong sự viên mãn của Thánh Thần là
Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài (một con người) lên ngang với mình, đã ban cho Ngài
danh hiệu của chính mình, để trước danh hiệu đó mọi gối phải bái quỳ và mọi
miêäng lưỡi phải tôn vinh Đức Giêsu là Chúa mà làm vinh quang cho Thiên Chúa
Cha (Pl 2,9-11). Mầu nhiệm Nhập thể nên trọn vẹn trong mầu nhiệm Phục sinh.
Phục sinh được gọi là sinh hạ vì khi phục sinh Đức Giêsu, Thiên Chúa đã làm cho
nơi Người có trọn vẹn sự sung mãn của thần tính, làm cho thần tính lan toả đến cả
một con người. Mối tương quan giữa Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, Con Ngài, là
cách diễn tả trong thời gian mầu nhiệm sinh hạ vĩnh cửu trong Ba Ngôi Thiên
Chúa.
Tư cách
làm Cha của Thiêân Chúa đồng nhất với chính bản thân Ngài. Ngài là Cha không
được sinh ra, là cội nguồn không cội nguồn, là Thiên Chúa xét như là cội nguồn.
Con người trở thành Cha, còn Thiên Chúa là Cha. Không phải con người đã dùng
hình ảnh cha nhân loại để gọi Thiên Chúa là Cha, mà đúng hơn đã mạo phạm lấy
thánh danh Cha của Thiên Chúa mà gọi con người là cha. Cha, đó là tước hiệu
thần linh dành riêng cho Thiêân Chúa.
Thiên
Chúa là Cha tự yếu tính, nên chúng ta chỉ có thể hiểu Ngài và công việc của
Ngài khi suy nghĩ về Ngài trong tương quan với Con của Ngài là Đức Giêsu. Thiên
Chúa là Cha, công viêäc của Cha là sinh hạ, vì vậy mọi hoạt động của Ngài từ
tạo dựng đến cứu độ, tất cả đều hướng tới và được bao gồm trong hành vi sinh hạ
Con vào trần gian. Thiên Chúa không đích thân đi vào trần gian - vì Đấng là Cha
tự bản chất không thể được sinh ra, Đấng là cội nguồn không thể có cội nguồn -
nhưng Ngài đi vào trần gian và biểu lộ tình cha của Ngài qua công trình sáng
tạo, và nhất là qua việc phục sinh Đức Giêsu. Mầu nhiệm muôn đời được giấu kín
đã vén mở khi Con Ngài vào trần gian : Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, Con
Một, Đấng ngự nơi cung lòng Cha, Chính Ngài đã thông tri (Ga 1,18).
Chúa
Giêsu nói với Philip : Ai thấy Ta là thấy Cha. Chúa Giêsu chính là khuôn mặt
của Chúa Cha ở trần gian. Chiêm ngắm Chúa Giêsu, chúng ta sẽ khám phá ra khuôn
mặt Chúa Cha.
Chiêm
ngắm Chúa Kitô, người môn đệ nhận biết Thiên Chúa là người Cha đầy yêu thương.
Thiên Chúa mà tất cả mầu nhiệm ở tại việc sinh hạ, Ngài là một mầu nhiệm tình
yêu. Ngài là Thiên Chúa trong tư cách là Cha và sinh hạ bằng cách yêu thương.
Khi viết : “Thiên Chúa là Lòng mến” (1 Ga 4,8) Gioan không có ý đưa ra một định
nghĩa siêu hình về bản tính Thiên Chúa. Đó là một “định nghĩa” có tính mô tả và
tường thuật, là kể chuyêän về Ngài qua mối tương quan của Ngài với thế giới :
“Thiên
Chúa là Lòng Mến, nơi điều này, mà lòng mến của Thiên Chúa đã hiện tỏ nơi chúng
ta : là Thiên Chúa đã sai Con Một của Người đến trong thếá gian, ngõ hầu ta
được sống nhờ Ngài” (1 Ga 4,9).
Định
nghĩa này nhắm trước hết các hoạt động của Thiên Chúa, nhưng nó cũng đạt tới
mầu nhiệm thâm sâu của Ngài. Thiên Chúa là Cha, Ngài sinh hạ Con Ngài cho trần
gian và qua đó Ngài cho thấy Ngài là tình yêu. Hành vi sinh hạ này là sự tuôn
trào của mầu nhiệm vĩnh cửu. Nếu Thiên Chúa là tình yêu trong sự tuôn trào, thì
trước hết Ngài là tình yêu trong chính mầu nhiệm của mình.
Tình yêu
của Thiên Chúa trước hết hướng đến Con Chí Ái (Cl 1,13). Cha và Con liên kết
với nhau bằng tương tình yêu. “Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, ấy là vì Ta thí mạng
sống Ta…” (Ga 10,17). Thái độ đáp trả trọn vẹn của Con khơi dậy tình yêu của
Cha, tức là khơi dậy hành vi sinh hạ. Được sinh ra, Con đã lãnh nhận tất cả từ
nơi Cha, để rồi Con lại dâng hiến tất cả cho Cha. Cha là khởi nguồn và Con là
đích điêåm của hành vi sinh hạ. Thánh Thần không là khởi nguồn cũng không là
đích điểm, nhưng Ngài ở khởi nguồn và đích điểm : Ngài là Tình yêu, và mọi sự
hoàn thành ở trong Ngài.
Mọi tình
yêu chân thật đều là tự hiến. Người yêu thương luôn muốn cho đi chính mình mà
không giới hạn. Tự bản chất, lòng mến là một hiến lễ vượt qua. Thiên Chúa là
Cha nhờ Thánh Thần tình yêu, và Ngài như chịu hiến tế trong ngọn lửa Thánh Thần
tình yêu đó. Nhờ cuộc Nhập thể - Cứu chuộc của Chúa Con, chúng ta có thể biết
về lêã hiến tế vĩnh cửu đó. Khi chiêm ngắm Đấng chịu đóng đinh, chúng ta như
nhâän ra hình ảnh Chúa Cha. Người tín hữu biết rằng : tình yêu đã hiến tế Chúa
Con trước hết là tình yêu mà Thiên Chúa dành cho Con và cho thế gian : “Quả vì
Thiên Chúa đã yêu thế gian như thế đó, đến nỗi đã thí ban người Con Một” (Ga
3,16).
Truyền
thống Giáo Hội vẫn coi Abraham là hình ảnh Chúa Cha. Câu chuyện Abraham hiến tế
Isaac là hình ảnh báo trước việc Thiên Chúa trao ban Con Một Ngài. Trong câu chuyện,
dường như Abraham là nguời đau khổ nhất. Khi hiến tế người con một vô tội và
hoàn toàn tín thác nơi mình, Abraham như hiến tế chính bản thân và tương lai
của mình. Củi được chất trên vai con, nhưng gánh nặng lại đè trên vai cha.
Nhưng liệu có thể nói đến mầu nhiệm thập giá
trong cung lòng Thiên Chúa Ba Ngôi, hay nói về một cuộc khổ nạn mà Cha cùng
chịu đau khổ với Con không ? Nên hiểu lời Chúa Giêsu nói : “Ai thấy Ta là thấy
Cha” như thế nào ?
Lời mạc
khải của Chúa Giêsu chỉ có ý nghĩa trọn vẹn nơi thập giá vinh quang. Chỉ nguyên
thập giá thôi, không cho phép chúng ta khám phá khuôn mặt Chúa Cha. Cuộc vượt
qua của Chúa Giêsu bao gồm cả sự chết và sống lại. Chính nơi đó, Chúa Giêsu mới
là ngọn lửa bốc cháy giữa bụi gai mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa, một ngọn lửa
vừa thiêu đốt vừa tác sinh. Chỉ nguyên cái chết sẽ khôâng đưa Đức Giêsu vào
trong vinh quang, nên nó không phải là sinh hạ và không mạc khải Cha. Mâàu
nhiệm Vượt qua là Tin Mừng không chỉ cho con người mà trước hết cho Thiên Chúa
Cha. Niềm hân hoan vui mừng của Cha ở trong Thánh Thần, tức là trong việc sinh
hạ Đức Giêsu vào đời sống làm con viên mãn. Thiên Chúa Cha vui mừng thấy con
của Người sinh hạ nơi trần gian ngang qua đau khổ.
Đối với
Đức Giêsu, thập giá vinh quang vẫn mãi là thập giá. Khôâng thể nói về niềm vui
phục sinh của Thiên Chúa bằng cách bỏ qua đau khổ trước đó. Vinh quang không
miễn cho Đức Giêsu khỏi chết, nhưng thánh hóa cái chết. Thập giá là ngai vua
vĩnh cửu. Khuôn mặt Thiên Chúa tỏ hiện nơi cuộc Vượt qua là khuôn mặt người Cha
toàn năng và chịu hiến tế.
Sự toàn
thiện của Thiên Chúa không phải là sự toàn thiện của một viên kim cương tỏa
sáng nhưng vô hôàn, và trơ trơ gỗ đá. Nhưng nói rằng Thiên Chúa chịu hiến tế
khôâng có nghĩa là nơi Thiên Chúa có đau khổ. Thiên Chúa không thể đau khổ theo
kiểu con người được. Cần phải tránh những hàm hồ khi vội vã đi từ những đau khổ
nhân trần của Chúa Giêsu đến nỗi thống khổ nơi Thiên Chúa Cha. Thiên Chúa siêu
việt ở ngoài tầm với của đau khổ và sự chết. Thiên Chúa không đau khổ. Nếu Ngài
đau khổ làm sao con cái Ngài có thêå hạnh phúc ? Đau khổ là phần riêng của thân
phận phàm trần bất toàn của con người Giêsu. Đau khổ đó không đi vào cuộc sống
vinh quang của Ngài. Rượu mới mà Đức Giêsu uống trong nước Thiên Chúa không pha
đắng cay của chén khổ nạn (Mc 14,36). Không một chút bất toàn nào của trần gian
lại tồn tại nơi Thiên Chúa và những kẻ ở trong Nước của Ngài. “Người sẽ lau
sạch nước mắt họ, chết sẽ khôâng có nữa, phiền muộn, kêu gào và khó nhọc sẽ
không có nữa, vì các điều cũ đã qua đi” (Kh 21,4).
Chúa
Giêsu chỉ là hình ảnh trọn vẹn của Chúa Cha khi Ngài vĩnh viễn đi vào cuộc đời
làm Con viên mãn, nghĩa là trong cái chết vinh quang, lúc con chiên đứng và
chịu sát tế. Nếu trong đau khổ, Đức Giêsu phản ảnh khuôn mặt Chúa Cha thì chúng
ta vẫn không có quyền nói về nỗi đau khổ của Thiêân Chúa như thể nơi Thiên Chúa
có điều gì giống với nỗi đau khổ của Đức Giêsu Kitô, mà phải nói có điều gì đó
trái ngược với đau khổ và yếu đuối của con người. “Vì sự yếu đuối nơi Thiên
Chúa thì mạnh mẽ hơn loài người” (1 Cr 1,24), và chính nơi sự yêáu đuối đó mà
vinh quang và quyền năng của Thiên Chúa được tỏ hiện.
Chúa
Thánh Thần chính là vinh quang và quyền năng của Thiên Chúa. Trong Ngài, Thiên
Chúa là Cha và Đức Kitô là Con. Ngài cũng là lửa toàn thiêu vì Ngài là tình
yêu. Ngài là chính là sự sinh hạ qua đó Chúa Cha ra khỏi mình để đến trong Con,
là sức năng động của Con khi tự hiến cho Cha. Hy lễ thập giá làm hiển hiện
trước mắt chúng ta mầu nhiệm diễn ra nơi cung lòng Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong
Thánh Thần tình yêu cũng là lửa hiến tế, Cha sinh hạ ra Con khi trao ban tất cả
cho Con và Con cũng hiến dâng tất cả cho Cha. Hai Đấng cho đi tất cả mà vẫn
tròn đầy viên mãn, vì Cha ở trong Con và Con ở trong Cha. Đức Ái hoàn hảo vừa
là hiến tế vừa là hiệp thông.
Thiên
Chúa là Đâáng siêu việt, bóng tối đau khổ và sự chết không chạm được tới Ngài.
Nhưng Ngài là tình yêu. Vị Thiên Chúa tình yêu đó hẳn không thể dửng dưng chẳng
chút chạnh thương khi nhìn thấy người Con Chí Ái vượt qua thế gian đến với mình
bằng con đường đau khổ như thế ? Nếu không, Ngài không thể cảm thương đối với
những đứa con đang ngập trong đau khổ giống với đau khổ của Con Ngài là chúng
ta ? Kinh nghiệm của con người dạy chúng ta rằng : tình yêu tạo ra một mối liên
hệ làm cho đau khổ lan từ người này sang người kia. Thiên Chúa là tình yêu.
Những đau khổ của Đức Kitô và của con người hẳn phải có một tác động nơi Thiên
Chúa. Nhưng Thiên Chúa khôâng đau khổ theo kiểu con người. Thần học gọi tâm
tình đó là lòng thương xót (la com-passion).
Trong
thời Cựu Ước, Thiên Chúa nhiều lần bầy tỏ lòng từ bi thương xót của Ngài đối
với dâân riêng (Hs 11,8 ; Xh 34,6…). Trong thời Tân Ước, lòng từ bi thương xót
được tỏ bày nơi Con Thiên Chúa nhập thể là Đức Giêsu. Đức Giêsu thương xót và
tỏ từ tâm thì chính là Thiên Chúa thương xót đó. Tới đây, chúng ta đối diện với
một mầu nhiệm vô cùng lớn lao : Thiên Chúa siêu việt và luôn hạnh phúc viên mãn
lại hoàn toàn nội tại trong một con người đau khổ tột cùng và bị phó nộp cho sự
chết. Không ai có thể tin điều đó nếu không nhờ ơn Thánh Thần (1 Cr 12,3).
Thiên Chúa chạnh thương trước Đức Kitô, trước đau khổ của Israel, và chạnh
thương trước đau khổ của con người, đến nỗi trong Con của Ngài, Ngài đã trở nên
bạn đồng hành trong đau khổ với họ. Hạnh phúc viên mãn có tahể đi đôi với đau
khổ không ?
Thiên
Chúa là Tình yêu. Đặc điểm của môät tình yêu lớn lao là có thể làm cho hạnh
phúc và đau khổ cùng tồn tại như pha trộn với nhau, trong đó hạnh phúc dư tràn
và bao trùm đau khổ. (Kinh nghiệm của người Cha khi tìm lại đựợc đứa con hoang
đàng). Thánh Phaolô nói rằng Ngài tràn đầy vui mừng trong nỗi quâãn bách (1 Tx
1,6). Thánh Phêrô thì khuyên nhủ : “Phúc cho anh em nếu người ta hành khổ anh
em, vì Thánh Thần vinh quang, Thánh Thần của Thiên Chúa ở nơi anh em” (1 Pr
4,14). Tình yêu của Thiên Chúa chắc hẳn vượt trên tình yêu của con người muôn
vàn, nhưng chắc chắn phải có gì giống với tình yêu mà Thánh Thần của Ngài khơi
lên trong lòng tín hữu (Rm 5,5). Do đó chúng ta có thể nói : Thiên Chúa đã ngắm
nhìn Con chí ái vượt qua đau khổ mà đến cùng Ngài với lòng chạnh thương vôâ
biên và niềm vui tràn trề. Đau khổ cùng người mình yêu thương và hạnh phúc vô
hạn khôâng phải là không thể đi đôi với nhau.
Hãy nhìn
vào Chúa Giêsu trong cái chết vinh quang của Ngài, vì nơi đó Ngài là hình ảnh
trọn vẹn của Cha. Nơi mầu nhiệm Vượt qua, Chúa Giêsu vừa sống trong niềm thương
xót vô biên đối với con người, vừa sống trong sự ủi an vô tận của Thần Khí.
Vinh quang không làm cho Ngài khỏi chết và không ngăn Ngài hiệp thông với số
phận con người trong đau khổ và cái chết. Thánh Thần là sự hiệp thông, không
tiêu hủy nhưng tạo nên mối hiệp thông của Ngài với nhân loại. Hạnh phúc phục
sinh là sự hiệp thông, nó thánh hóa lòng thương xót và mối chạnh thương, và đưa
lòng thương xót vào trong hạnh phúc. Đối với Thiên Chúa cũng vậy, lòng thương
xót vô biên là thành phần của hạnh phúc vĩnh cửu khi Ngài yêu thương.
Thiên
Chúa là Cha đầy lòng thương xót và cũng là Đấng đầy từ bi nhân hậu (Père des
miséricordes). Trên núi Sinai, Thiên Chúa đã mạc khải cho Môsê biết Ngài là
Đấng nhâân hậu từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng (Xh 34,6). Kinh Thánh Cựu
Ước diễn tả lòng nhân hậu của Thiên Chúa bằng từ ngữ hesed : Ngài là lòng tốt,
tín trung, hay tha thứ (Gr 31,3.20 ; Nkm 9,31 ; Is 49,15). Thiên Chúa là cha mà
yêu thương như người mẹ (Hs 14,5 ; 11,9). Trong thời Cựu Ước, lòng từ bi nhân
hậu của Thiên Chúa khởi nguồn từ tình Cha đối với Israel, nhưng trước hết đó là
tình Cha đối với Chúa Giêsu. Thiên Chúa Cha của Đức Giêsu là Cha đầy lòng nhân
hậu (2 Cr 1,3), và Ngài đã tỏ lòng từ bi nhân hậu trước hết chính là đối với
Chúa Giêsu. Trong vực sâu của đau khổ, khi Ngài “trở nên tội vì chúng ta” (2 Cr
5,21), thì Thiên Chúa đã đổ tràn trên Ngài lòng từ ái của Người và đã phục sinh
Ngài trong nguồn an ủi vô biên của Thánh Thần.
Thiên
Chúa đã tỏ bày lòng từ bi nhân hậu của Người đối với con người nơi Đức Giêsu.
Chúa Giêsu đã làm những việc lạ lùng không phải để chứng minh sứ mạng của Ngài
cho bằng để bày tỏ lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu được tỏ bày khi tha thứ. Phaolô
là người cảm nhận lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa chẳng những qua ơn tha thứ
mà còn qua việc mạc khải Con của Ngài và trao cho Phaolô một sứ mạng vượt trên
sứ mạng của Môsê (2 Cr 3,7-11).
Dầu sao lòng
kính sợ Thiên Chúa vẫn luôn cần thiết, cho dù là đối với vị Thiên Chúa đầy lòng
thương xót. Tuy nhiên lòng kính sợ đóù là gì ? Đối diện với Đấng đã hạ sinh Con
của Ngài vì chúng ta, điều phải sợ chính là sợ chúng ta khép lòng lại trước sự
từ bi của Ngài. Vậy mà chính lòng tín thác sẽ khiến chúng ta mở cửa lòng và đón
nhận. Người biết đặt lòng tin nơi Thiên Chúa với sự tín thác vôâ biên chính là
người kính sợ Thiên Chúa thật.
Trong
kinh Tin kính, Giáo Hội tuyên xưng : tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn
năng. Toàn năng là đặc tính thiết yếu gắn liền với khuôn mặt Thiên Chúa.
Nơi con
người, quyền lực và sức mạnh chẳng những không đồng nhất với cương vị làm cha
mà đôi khi còn đi ngược lại. Quyền lực và sức mạnh nhiều khi là để thống trị,
trở thành công cụ của sự chết. Nơi Thiên Chúa, quyền năng và sức mạnh đồng nhất
với cương vị làm Cha của Ngài và được thể hiện qua viêäc sinh hạ. Chính trong
việc phục sinh Chúa Giêsu mà quyền năng của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn
nhâát. Quyền năng Phục sinh không là gì khác mà chính là Thánh Thần tình yêu,
Thánh Thần trong đó Thiên Chúa đã sinh hạ. Việc phục sinh Chúa Giêsu trong
quyền năng của Thiên Chúa chính là hoa quả của tình yêu, là sự sinh hạ thần
linh. Như vậy chính khi bộc lộ hết tầm vóc của mình, quyền năng của Thiên Chúa
đồng nhất với vai trò làm Cha, với việc trao ban sự sống. Chính trong ý nghĩa
đó mà Giáo Hội tuyên xưng : “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng
tạo thành trời đất”. Quyền năng của Thiên Chúa mang tính phụ tử và sáng tạo.
Nơi Đức
Giêsu, sự uy nghi của Thiên Chúa tỏ hiện trong khiêâm tốn và yếu đuối cách
nghịch thường. Sự khiêm tốn của quyền năng là một chân lý Tin Mừng không thể
chối cãi. Chúa Giêsu đầy quyền năng nhưng lại xử sự như người đầy tớ : không ngâàn ngại quỳ gối rửa chân cho
môân đệ và hy sinh mạng sống vì tha nhân. (Những cách nói : Ta là người mục tử
tốt thí mạng vì đoàn chiên ; Ta là bánh hằng sống… tự nó diễn tả mầu nhiệm Chúa
Giêsu cao cả và khiêm hạ). Ngài đã bị cám dỗ thống trị thế giới bằng mọi giá
(Lc 4,13), nhưng dầu là Con Thiên Chúa, Ngài vĩnh viễn là Giêsu Nazareth, Đấng
chịu đóng đinh. Nơi Đức Giêsu, quyền tôái thượng đảo ngược thành phục vụ, lớn
lao thành nhỏ bé, sức mạnh và quyềân lực được biểu lộ trong yếu đuối của sự
chết. Ngài khước từ ngay cả một cái chết “anh hùng”. Cung cách sống, chết và
phục sinh đó, Chúa Giêsu đã nhận lãnh nơi Cha là Đấng sinh hạ Ngài. Nơi Con Yêu
Dấu, quyền năng của Thiên Chúa xuất hiện trong sự khiêm tốn tột cùng, trong sự
vâng phục đến chết. Đấng tác sinh mọi loài lại được tôn vinh bằng cái chết trên
thập giá. Quyềân lực của con người thường vấy máu, còn quyền năng của Thiên
Chúa lại được ghi bằng dấu đóng đinh. Quyền năng của Thiên Chúa có thể trở
thành yếu đuối vì Ngài là tình yêu. Tình yêu thì khiêm tốn, sẵn sàng phục vụ và
hiến tế vì người yêu. Là tình yêu vô biên, quyền năng của Thiên Chúa chính là
khả năng tự trao ban đến vô hạn. Thiên Chúa cho đi trọn vẹn bản thân Ngài khi
hạ sinh Con Một. Thánh Thần là quyền năng của Thiên Chúa, là chính sự sinh hạ thần linh đó. Quyền năng và
tự do của Thiên Chúa chỉ được biểu lộ trong tình yêu sinh hạ.
Tin mừng
kêu gọi con người sống khiêm tốn không phải vì sợ sự lớn lao của con người lấn
át sự lớn lao của Chúa. Chúa muốn con người sống khiêm tốn là để chia sẻ cho
con người sự lớn lao của Ngài. Sự tự hạ của chúa Giêsu chính là cách Ngài sống
sự cao cả của Thiên Chúa ở trần gian. Nơi con người, khiêm tốn là đón nhận sự
lớn lao của Thiên Chúa.
Mở đầu
lời nguyện tế hiến Chúa Giêsu khẩn cầu Thiên Chúa : “Lạy Cha Chí Thánh”. Cũng
như “quyền năng”, thánh thiện là ưu phẩm thuộc về bản chất Thiên Chúa. Sự thánh
thiện của Thiên Chúa không chỉ là một đặc tính luân lý hay là tổng hợp các nhân
đức, nhưng là sự viên mãn của hữu thể, của sự sống và sức mạnh. Trong Cựu Ước,
Thiên Chúa tỏ lộ sự thánh thiện của Ngài qua những công việc kỳ diệu Ngài thực
hiện trong trời đất (Is 6,3). Trong Tân Ước, Đức Giêsu chính là hình ảnh Thiêân
Chúa thánh thiện nơi trần gian. Ngài được gọi là Con Thiên Chúa và cũng được
gọi là Đấng Thánh của Thiên Chúa (Cv 3,14 ; Mc 1,24 ; 3,11 ; Ga 6,39).
Cựu Ước
diễn tả sự thánh thiện của Thiên Chúa bằng cách tách biệt Ngài khỏi thế giới
phàm nhân. Ngược lại, nơi Đức Giêsu, Thiêân Chúa thánh thiện tỏ mình ra không
phải bằng cách khép mình trong sự siêu việt của mình, nhưng bằng cách vượt ra
ngoài sự siêu việt theo quan niệm của con người. Thiên Chúa chí thánh cũng là
Cha của Đức Giêsu, Ngài là Thánh vì Ngài là Cha ; và Ngài là Cha vì Ngài thánh
thiện. Sự thánh thiện của Thiên Chúa là chính Thánh Thần. Thiên Chúa là Cha tự
bản chất. Sự thánh thiện của Ngài ở trong hành vi sinh hạ, và sự siêu việt của
Ngài ở trong viêäc ra khỏi mình để tự hiến cách trọn vẹn. Sự thánh thiện khôâng
cô lập Thiên Chúa, nhưng đặt Ngài trong một thực tại tương quan : với Con và
với con người.
Vì sự
thánh thiện của Thiên Chúa là ra khỏi mình, nêân nó bộc lộ rực rỡ nhất khi tìm
đến với điều hoàn toàn trái ngược là các tộïi nhân. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa
chí thánh trở nên người bầu bạn với những kẻ tội lỗi (Lc 15,2). Ra khỏi mình để
đến với thế giới tội lôãi là thể hiện sự thánh thiện cách triệt để nhất. Thiên
Chúa bày tỏ sự thánh thiện của Ngài khi thánh hóa những kẻ tội lỗi và tái lập
tình con thảo nơi họ.
Cuộc thần
hiển trên núi Sinai là mạc khải lớn lao về sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nhưng
Thiêân Chúa chỉ thực sự tỏ mình là Đấng Chí thánh, tức là Đấng hoàn toàn khác
biệt nơi Đức Giêsu Kitô. Thập giá thực sự là một thách đố đối với quan niệm về
siêu việt của con người.
F. CHA CÔNG CHÍNH
Cũng trong lời nguyện tếâ hiến, Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha Công chính (Ga 17,25). Cũng như sự thánh thiện đưa Thiên Chúa đến gần con người và thánh hóa họ, sự công chính của Thiên Chúa cũng được thể hiện khi công chính hóa con người. Thiên Chúa
Thiên
Chúa là “Cha - công chính”. Hai đặc tính đó không thể tách rời. Ngài không biết
đến sự công chính xa lạ với tình Cha.
Trong Cựu
Ước, sự công chính của Thiên Chúa không phải là chuyện “đúng - sai”, nhưng là
“tín trung và nhân hậu” (Hs 2,11), là “đáp cứu kẻ khốn cùng : ngoài Ta ra không
có Chúa nào, Chúa công bình cứu độ” (Is 45,21 ; 46,13 ; 51,4t). Đó không phải
là đức công bằng báo oán. Thánh Kinh cũng nói đến cơn giận của Chúa, nhưng phân
biệt, thậm chí đối nghịch nó với sự công chính (Mc 7,9). Theo cha Lyonnet, công
chính được xếp cùng loại với nhân hậu, lòng tốt, tình yêu. Sự công bằng của con
người trừng phạt lầm lỗi, sự công bằng của Chúa thì thứ tha (Đn 9,16). Công
chính là một khía cạnh của sự thánh thiện nơi Thiên Chúa : “Ta sẽ không buông
thả theo cơn giận dữ của Ta… vì ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Hs 11,9). Cũng
như sự thánh thiện, “đức công chính trước hết là sự trung thành đầy nhân hậu
với ý muốn cứu độ” (Descamps, art. Justice, VTB). Cũng như thánh thiện là thánh
hóa, công chính là công chính hóa.
Đức Giêsu
là mạc khải tối hậu về Thiên Chúa Công chính. Cũng như Cha, Ngài Công chính :
Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh, Đấng Công chính (Cv 3,14). Tin Mừng Gioan làm
chứng nơi Đức Giêsu cuộc xét xử thế gian đang diễn ra, nhưng cũng chính Gioan
làm chứng :
“Thiên
Chúa không sai Con Ngài đến để xét xử thế gian, nhưng để thế gian nhờ Ngài mà
được cứu” (Ga 3,17).
Nơi Đức
Giêsu, sự công chính của Chúa đến ở giữa trần gian, lúc đầu biểu lộ trong xác phàm,
sau đó trong thần khí. Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giêsu chính là làm tuôn
tràn sự công chính và quyêàn năng vào trần gian trong thời cánh chung ; không
có việc công chính nào vượt quá việc Thiên Chúa thực hiện khi tôn vinh Đức
Giêsu. Thiên Chúa chí thánh và công chính làm cho sự công chính của Người hiện
diện nơi Ngài cách tràn đầy và viên mãn (Cl 2,9), đến nỗi Đức Kitô trở thành sự
Công chính của Thiên Chúa (1 Cr 1,30).
Thiên Chúa khôâng thực thi sự công chính của Ngài theo lối thưởng phạt của con người, nhưng bằng cách thông ban sự công chính trong Con chí ái mà Ngài đã hạ sinh. Thưởng phạt phân minh giả thuyết quyền được thưởng. Nhưng trước mặt Thiên Chúa chẳng ai có quyền được thưởng, vì những việc tốt lành họ làm cũng là hoa quả của ân sủng. Nếu đức công chính của Thiên Chúa là thưởng phạt như con người thì nó tùy thuộc vào công tội của con người. Vậy mà Thiên Chúa là Cha, là khởi đầu tuyệt đối. Không có gì đi trước đức côâng chính, không có gì đáng công hay không đáng công vì không có gì đi trước tình Cha của Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa,ï công chính là công chính hóa, thánh thiện là thánh hóa, quyền năng và sức mạnh là để phục sinh từ trong cõi chết. Làm sao quyêàn năng của Thiên Chúa có thể được tôn vinh trong cái chết của một con người nếu không phải bằng cách phục sinh người đó ? Làm sao sự thánh thiện có thêå tỏ bày nơi người tội lỗi nếu không thánh hóa họ ? Cũng vậy, chính khi làm cho tội nhân nên công chính mà Thiên Chúa thực thi đức công chính của Ngài.
Thiên
Chúa công chính hóa không phải bằng cách quên đi tội lỗi hay không kết tội nữa,
nhưng bằng cách sinh hạ Con của Ngài. Ơn tha tội được ban cho thế gian nơi mầu
nhiệm Phục sinh của Đức Kitô và được dành cho những ai hiệp thông với mầu nhiệm
phục sinh của Con Thiên Chúa nhờ lòng tin