SỰ KHIÊM NHƯỜNG CỦA THIÊN CHÚA

(Giới thiệu tác phẩm của F. Varillon : Lhumilité de Dieu, Edition Le Centurion. Paris. 1974)

Lm. Giêrađô Trần Công Dụ

TÁC GIẢ

François Varillon, dòng Tên, sinh tại Lyon, 28.7.1905, thụ phong Linh mục : 24.6.1937. Cử nhân văn chương. Cử nhân thần học (1938). Qua đời tại Lyon : 17.7.1978. Đã được trao tặng Giải thưởng Công giáo về văn chương cho toàn bộ công trình của Ngài, sau khi xuất bản cuốn Lhumilité de Dieu năm 1974.

GIỚI THIỆU TỒNG QUÁT.

Cha Varillon không phải là một nhà thần học chuyên nghiệp nhưng đúng hơn là một nhà tư tưởng Công giáo, một bậc thầy linh đạo chuyên hướng dẫn các khóa linh thao cho linh mục, tu sĩ và giáo dân, một nhà giảng thuyết sáng giá trong khắp nước Pháp, đã thiết lập những nhóm giáo dân sống đạo.

Trong sách này, tác giả bàn luận về câu hỏi chủ yếu : Thiên Chúa là ai ? Tác phẩm đề cập những vấn đề cơ bản nhất mà con người ngày nay đặt ra : con người có thể nhận biết Thiên Chúa không ? Ngôn từ chúng ta dùng để diễn tả Thiên Chúa mang ý nghĩa gì ? Việc tìm kiếm Thiên Chúa có ý nghĩa gì ? Ta có thể nói gì về Thiên Chúa ? Thiên Chúa và đau khổ, đau khổ của Thiên Chúa và đau khổ của con người. Những vấn đề này được bàn luận một cách đúng đắn và sâu sắc, bởi một con người rất quân bình, có tầm hiểu biết sâu rộng, đưa ra những suy tư độc đáo, mới lạ đối với nhiều người. Một độc giả lương thiện, có văn hóa sẽ phải suy nghĩ khi đọc cuốn sách này.

Đây không phải là một cuốn sách thần học chuyên môn, trình bày theo kiểu cổ điển hay biện giáo nhưng pha trộn cả văn chương, âm nhạc, hội họa với những vấn đề triết học, thần học và tu đức. Vì thế, sách hơi khó đọc đối với ai không quen thuộc với nền văn hóa Pháp hay Tây phương nói chung.

Ngay trang đầu của cuốn sách, tác giả trích một tư tưởng của Maýtre Eckhart :

"La vertu qui a nom Humilité est enracinée au fond de la Déité" (Nhân đức có tên là Khiêm nhường đâm rễ trong nơi sâu thẳm của Thần tính).

Sách được chia làm ba phần nhưng không có chương mục, tiểu đề hay mục lục. Tác giả triển khai tư tưởng của mình hết điểm này đến điểm khác, theo một lôgic nội tại. Ta có thể tóm tắt và tạm đặt những tiểu đề cho ba phần như sau :

I. Những điều kiện tiên quyết để nhận biết Thiên Chúa.  

II. Những khía cạnh của sự khiêm nhường nơi Thiên Chúa.      

III. Những biểu hiện của sự khiêm nhường nơi Đức Giêsu Kitô.

NỘI DUNG

I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA

Ngay từ những hàng đầu, tác giả nhấn mạnh một điểm : "Tôi nghĩ có thể nói : Thiên Chúa khiêm nhường. Khi cầu nguyện, tôi thưa với một Đấng khiêm nhường hơn tôi. Khi xưng tội, tôi xin một Đấng khiêm nhường hơn tôi tha thứ cho tôi. Nếu Thiên Chúa không khiêm nhường, tôi ngần ngại mà nói rằng Ngài yêu thương vô cùng".

Cần tránh hai thái độ đối nghịch : loại trừ mọi thắc mắc và do đó mọi xao xuyến về tôn giáo, hoặc luôn chạy theo cái mới, hoài nghi tất cả Truyền thống, loại bỏ di sản của quá khứ, mọi quy tắc.

- Nói về Thiên Chúa : Mọi lời nói với Thiên Chúa phải bao hàm một lời nói về Thiên Chúa. Nếu không, chúng ta sẽ tôn thờ một thần linh lai căng, ngoại giáo hay Dothái-giáo chứ không phải Kitô-giáo. Ngày nay nhiều người, thay vì nói về Thiên Chúa cho người khác, lại chỉ thích nói đến việc cải tạo thế giới, công bình xã hội, cách mạng kinh tế hay chính trị, một cám dỗ rất mạnh, vì chung quanh mình, ít ai chú tâm đến Thiên Chúa. Con người nô lệ cho cái "hữu ích", không còn chỗ cho cái nhưng không, vô cầu trong một thế giới như thế. Phải thay đổi cuộc sống, nhưng không từ bỏ nói về Thiên Chúa. Bao lâu con người còn là con người thì còn ước muốn Thiên Chúa, vì chính ước muốn này làm cho con người là con người. Đức tin Kitô-giáo không cung cấp một phương sách cho những ai nỗ lực giảm thiểu những bất công xã hội bằng các đường lối kinh tế và chính trị. Tuy nhiên có một Đấng khác ở trong tôi, nói với tôi ; tôi nói với Ngài và nói về Ngài. Ngài ở trong nơi sâu thẳm của tôi hơn chính tôi với tôi, vì thế, Ngài không ở bên ngoài những lý do hành động của tôi. Sự hiện diện của Ngài là Ngôn và Hành. Ngài nói với tôi rằng tôi sống trên đời để yêu thương như Ngài yêu thương. Ngài ban ân sủng cho tôi có khả năng yêu thương như thế. Thiên Chúa là sự Nhưng không thuần túy (Dieu est pure Gratuité). Ngài thông ban cho tôi bản thể nhưng không của Ngài, cho tôi được thông dự vào sự sống của Ngài, nhờ đó con người mới là người cách sung mãn.

- Đức tin bao hàm một chiều kích trần thế nhưng không được giản lược đức tin vào chiều kích này. Một sự bành trướng trong lãnh vực trần thế phải đi đôi với một sự tập trung trong lãnh vực thiêng liêng. Một nền thần học giản dị nhưng vững mạnh, chú tâm đến mầu nhiệm về Thiên Chúa và về con người, sẽ được say mê hưởng ứng.

- Tính Nhưng không (Gratuité) có lẽ diễn tả thích đáng nhất mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm con người : nó nói lên tình yêu tinh tuyền, sự tự do, không tính toán. Cần thiết lập một nền sư phạm dạy con người ta biết sống cách nhưng không, vô vị lợi, hào phóng, trong một thế giới chỉ trọng cái hữu ích hay cần thiết.

- Quyền năng xóa mình : Bản chất thâm sâu của Thần tính (Maiâtre Eckhart) là Quyền năng xóa mình đi mà thần học, theo thánh Phaolô, gọi là tự hủy (kénose). Vì thế, ta chỉ có thể gợi lên sự khiêm nhường của Thiên Chúa với thái độ khiêm tốn. Thinh lặng (silence) không phải là câm nín (mutisme). Khi người ta không nhận thấy ngôn từ về Thiên Chúa phát sinh từ thinh lặng và chìm đắm trong thinh lặng, thì không ai muốn nghe.

- Thuyết Duy Giêsu (Jésuisme) và cái chết của Thiên Chúa : Ngày nay nhiều người quan niệm Đức Giêsu chỉ là một con người, một con người siêu đẳng, phi thường, độc nhất vô nhị trong lịch sử, khai phá cho con người con đường tự do, thậm chí giải phóng con người khỏi một Thiên Chúa toàn năng, khư khư nắm giữ uy quyền và áp bức con người. Đức Giêsu là mẫu gương vô song về sự vị tha, vừa bày tỏ ý nghĩa đời sống con người vừa loan báo cái chết của Thiên Chúa. Theo họ, Tin Mừng là thế đó. Ngược với thứ thần học về cái chết của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trình bày sự khiêm nhường của Thiên Chúa được mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô.

- Hữu thần tự nhiên và duy tín : Thuyết Hữu thần tự nhiên (Déisme) chủ trương một Thiên Chúa không có Đức Kitô : Thiên Chúa của các nhà triết học và khoa học. Đấng Tuyệt đối mà nhập thể thì Ngài không còn là tuyệt đối. Trước những thách đố đó, nhiều người rơi vào thái độ duy tín (fidéisme), phản trí thức (anti-intellectualiste). Một đức tin không có nền tảng như thế chỉ tồn tại trên bình diện cảm tính hoặc sẽ tiêu tan khi những phân tích tâm lý cho thấy chỉ là ảo tưởng. Vì thế, không được coi nhẹ tình cảm hay lý trí, nhưng trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, cả hai phải liên kết chặt chẽ với nhau.

- Thiên Chúa là đối tượng của việc tìm hiểu : đó vừa là điều cần thiết, vì nếu không, ta buộc phải im lặng, vừa là điều không thích đáng, vì Thiên Chúa không phải là một đối tượng giữa các đối tượng khác. Ngài là Đấng tuyệt đối, không thể định nghĩa được. Đàng khác, ta chỉ lên đường tìm kiếm Thiên Chúa khởi đi từ Thiên Chúa, tuy chưa nhận ra Ngài.

- Chú tâm đến cuộc sống đang trào dâng. Không ai bị ép buộc, mà chỉ được mời gọi ; một điều tự do. Hơn nữa, chú tâm đến câu hỏi cơ bản nhất : đâu là ý nghĩa của cuộc sống đang trào dâng ? Từ đâu đến ? Đi về đâu ? Không ai tránh đặt những câu hỏi đó, nhưng có người không muốn chú ý đến, tìm quên lãng, tiêu khiển (divertissement theo nghĩa Pascal), vì con người có tự do. Khi đó, câu hỏi về ý nghĩa mờ tan đi. Người ta không cảm thấy có nhu cầu.

Sự chú tâm đến ý nghĩa của hiện hữu là một hành vi tự do và hợp lý trí, nhưng cũng là một hành vi đức tin : chấp nhận cuộc sống có ý nghĩa, nếu không thì là vô nghĩa, phi lý.

- Ý nghĩa và vô nghĩa. Kinh nghiệm trước mắt vừa là kinh nghiệm về ý nghĩa (sens) và vô nghĩa (non-sens). Có ý nghĩa : Khoa học khám phá những định luật, cơ cấu, tổ chức trong thế giới tự nhiên. Nỗ lực kiến tạo một xã hội công bình, huynh đệ, hiệp nhất hơn. Những quan hệ giữa con người, tình bạn, tình yêu ; nghệ thuật, văn chương, hội họa, âm nhạc. Điều này cũng không thể chối cãi được. Vô nghĩa : bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, tàn sát, hận thù. Điều này cũng không chối cãi được. Ý nghĩavô nghĩa hòa lẫn với nhau nhưng cuối cùng cái vô nghĩa thắng thế (chết). Cái vô nghĩa của toàn thể chi phối cả những ý nghĩa đặc thù, mang tính bất tất (contingence). Nếu tất cả đều vô nghĩa, thì phải chấp nhận tất cả đều phi lý, nhưng cái có ý nghĩa không thể chối cãi được. Vậy cuộc hiện hữu không phi lý mà chỉ có mâu thuẫn.

Tôi có thể dừng lại ở đó và chỉ còn cách im lặng, nếu không muốn khắc phục mâu thuẫn. Như thế, tôi xóa bỏ câu hỏi về con người, nghĩa là hủy diệt con người có lý tính. Không thể chấp nhận được. Vậy tôi khẳng định : Đấng Tuyệt đối là nguồn mạch và nền tảng của mọi ý nghĩa. Nói cách khác, tuyên xưng sựï bất tất và nhìn nhận Đấng Tuyệt đối là cùng một hành vi bất khả phân của lý trí và tự do.

Luận cứ này không có tính bó buộc, và có thể bị phê phán là phóng thể (projection) hay vong thân (aliénation). Ta không khẳng định có Thiên Chúa vì Ngài có ích và phủ nhận ngài vì Ngài vô ích. Đó là hai hình thức đối nghịch của sự tầm thường. Khi cái vô cầu (gratuit) không là cần thiết cho con người thì đó là dấu con người chỉ mới bắt đầu làm người hay đang tụt hậu để không còn là người.

- Thiên Chúa là Đấng khác, không những hoàn toàn khác, nhưng hoàn toàn khác những cái khác, và do đó là Đấng không-khác (le Non-Autre). Thiên Chúa cũng không có một bản tính như tạo vật vì Ngài không có sinh ra ("natura" bởi động từ "nascor" có nghĩa là "sinh ra"). Ngài là lý do của chính mình ("ratio sui"). Thiên Chúa là mầu nhiệm, Đấng vô biên khôn tả (lIneffable), khôn dò (linexhaustible). Không thể chuyển từ hữu thần tự nhiên qua đức tin.

- Mạc khải : May thay, Đấng khôn tả phát ngôn và lý trí con người lắng nghe Lời mạc khải. Có gì cấm cản Ngài tự do bộc lộ chính mình và quyết định đi vào trong tương quan với con người ? Liệu có thể quan niệm một Thiên Chúa không là Tình yêu ? Mạc khải cho ta biết tình yêu đó đã đi đến mức độ nào (cái chết của Đức Kitô) và ban tặng cho con người được thông dự vào sự sống thần linh. Khi lòng đại độ của Thiên Chúa đượïc biểu lộ cho chúng ta, nó bắt gặp một điểm sâu nhiệm nơi bản thân chúng ta chờ đón ân huệ đó, vì Thiên Chúa đã ghi khắc ước muốn đó trong ta khi khắc ghi hình ảnh Ngài trong ta.

- Ý niệm loại suy : Thiên Chúa đã làm người để con người được làm Thiên Chúa. Thiên Chúa làm người nói ngôn ngữ của con ngườøi. Ngài chờ đợi con người nói với Ngài và về Ngài bằng ngôn ngữ của con người. Do đó, chẳng có gì là vong thân.

Tuy nhiên, khi khẳng định Thiên Chúa khiêm nhường, chúng ta ý thức Thiên Chúa không khiêm nhường như con người (nhớ lại thuyết về loại suy của thánh Tôma). Ý niệm khiêm nhường, cũng như ý niệm khôn ngoan, quyền năng hay tốt lành, chỉ áp dụng cho con người. Không có ý niệm nào bao hàm cả cái hữu hạn và cái vô hạn, ngay cả ý niệm hữu thể. Mọi khẳng định về Thiên Chúa phải kèm theo lời phủ định ngay sau đó, nhưng phủ định không xóa bỏ khẳng định vì Thiên Chúa là nguồn mạch của tất cả những gì nơi tạo vật. Kinh nghiệm thần bí cũng không cho con người chiêm ngắm Thiên Chúa hay có một tri thức ưu biệt về Ngài. Một tín hữu bình thường, thuận theo ý Thiên Chúa, cũng có thể cảm nghiệm về sựï hiện diện của Ngài hơn một nhà thần học đầy những ý niệm trừu tượng trong đầu. Thần học Đông phương nhấn mạnh đến sựï sa đọa của trí tuệ con người bị tội lỗi làm tổn thương, không những bị giới hạn mà còn tội lỗi. Vì thế mọi quan năng của con ngườøi cần được chữa lành. Một ánh sáng sâu sắc của trí tuệ có thể đi đôi với những tăm tối của tâm hồn.

- Các tín điều trong Giáo Hội có nhiệm vụ không để cho ai lầm tưởng về tình yêu. Chúng có chức năng đạt những cột mốc cho tính chủ quan thái quá, đừng khẳng định điều gì theo ý riêng. Giáo Hội chỉ quan tâm cho mọi người ở mọi thời, mọi nơi đón nhận đượïc ánh sáng của Đức Kitô mà Giáo Hội là bí tích. "Các tín điều gợi lên những bí nhiệm về Thiên Chúa cũng như tri giác gợïi lên những bí mật trong thiên nhiên" (Blondel). Cũng vậy, chính tín điều về Đức Kitô và về Ba Ngôi đã gợi ý cho tác giả đi sâu về hướng bí nhiệm trên mọi bí nhiệm, là sự khiêm nhường của Thiên Chúa.

II.NHỮNG KHÍA CẠNH CỦA SỰÏ KHIÊM NHƯỜØNG NƠI THIÊN CHÚA

- Thiên Chúa mạc khải Ngài là ai qua điều Ngài làm, cách riêng nơi Đức Kitô. Nơi Thiên Chúa, hành động và hữu thể gắn liền với nhau. Nếu Nhập thể là một hành vi khiêm nhường, thì điều đó nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng khiêm nhường. Cần ghi nhớ lời Đức Giêsu đã nói : "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14,9). Vậy, khi thấy Đức Giêsu khiêm nhường rửa chân cho các môn đệ, ta thấy Thiên Chúa, một cách nhiệm mầu, đời đời là ngườøi tôi tớ khiêm nhu trong vinh quang sâu thẳm của Ngài. Kinh nghiệm về tình yêu cho ta linh cảm rằng yêu thương một cách kiêu căng không thực sựï là yêu thương. Vậy, nếu Thiên Chúa là Tình Yêu thì Ngài khiêm nhườøng.

- Quyền năng xóa mình : Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhưng chính sự hoàn tất bất lực (la toute-impuissance) trên thập giá mới biểu lộ bản chất đích thật của sựï toàn năng nơi Thiên Chúa. Chính sự khiêm nhườøng của tình yêu đem đến cho ta giải đáp : chỉ cần ít quyền năng để phô trương, nhưng lại cần rất nhiều để xóa mình đi. Thiên Chúa là quyền năng vô biên xóa mình đi.

- Tình yêu vô điều kiện : Cũng phải gọi là thần linh tình yêu nào mạnh mẽ đến độ không đòi sựï đáp trả như là điều kiện để trường tồn. Vì là tình yêu khiêm nhường nên vẫn trước sau như một, cho dù người yêu có thay đổi hay bất trung. Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô điều kiện. Nơi Thiên Chúa, cường độ và sự tinh tuyền của tình yêu là bất khả phân ; tình yêu khiêm nhường không đòi gì cho mình.

Cúi đầu trước sựï cao trọng của kẻ khác không phải là khiêm nhường, nhưng kẻ lớn cúi đầu trước kẻ nhỏ cách tự phát, điều này nói lên tình yêu đầy tràn tự do và quyền năng.

- Thiên Chúa là Đấng Vô hình vì Ngài là Tinh thần và hiện diện trong ta (nội tại tính), nhưng Ngài cũng ở thâm sâu hơn nơi sâu thẳm nhất nhất của ta ("Deus intimior intimo meo"). Ngài ôm ấp linh hồn trong tình yêu. Ngài là Đấng khác nhưng không có khoảng cách. Ngài ẩn mình ("Deus absconditus") vì con người không thể nhìn thấy Ngài mà vẫn còn tự do. Sự vô hình hay giấu ẩn của Thiên Chúa chính là sựï khiêm nhườøng tôn trọng tự do của ta.

- Ta không thể tưởng tượng một Thiên Chúa tự mãn về sự giàu có của mình. Ngài cũng không nhìn ngắm mình (như Narcisse) chan chứa tình yêu. Người khiêm nhường không hạ nhục kẻ khác. Thiên Chúa là như thế. Nếu Thiên Chúa không khiêm nhường, làm sao ta có thể có những tình cảm thân hữu với Ngài, điều mà Platon cho là thiết yếu đối với con người.

- Tình yêu thì khó nghèo, lệ thuộc và khiêm tốn. Yêu thương là muốn hiện hữu bởi kẻ khác (đón nhận) và cho kẻ khác (hiến dâng) : hai khía cạnh của khó nghèo. Tương quan giữa Ba Ngôi là tương quan nghèo khó. Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối nghèo khó. Cũng không thể nói yêu thương mà lại muốn hoàn toàn độc lập với ngườøi mình yêu. Người có tình yêu lớn lao nhất là ngườøi lệï thuộc nhất. Một tình yêu vô biên không phải là lệ thuộc, nhưng là muốn lệ thuộc tuyệt đối. Nếu Thiên Chúa là chính tình yêu, thì bản thân Ngài là muốn lệ thuộc, không phải như một nhu cầu tất yếu, nhưng đơn thuần hướng đến hay chú tâm đến kẻ khác. Cũng không thể nói yêu ai mà lại nhìn xuống người đó từ trên cao. Tắt một lời, Thiên Chúa là Đấng mà sự giàu có (tình yêu), tự do và quyền năng (yêu thương) chỉ có thể được diễn tả qua sự khó nghèo, lệ thuộc và khiêm hạ của Đức Giêsu Kitô.

- Cái nhìn của Thiên Chúa : Đôi khi người ta hình dung cái nhìn của Thiên Chúa như một cái nhìn soi mói, rình rập, hủy diệt con người, như Nietzsche nói : "Cái nhìn của Thiên Chúa tước đoạt nhân tính và danh dự của con người". Thiên Chúa làm con người xao xuyến, cho nên phải tiêu diệt Thiên Chúa, vì nếu con người phải hiện hữu thì Thiên Chúa không được hiện hữu.

- Nếu Thiên Chúa chỉ là Đấng khác, thì con người phải gạt bỏ niềm tin như là điều kiện của tự do, nhưng đức tin Kitô-giáo mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa không cạnh tranh với tạo vật. Tình yêu siêu việt bao hàm tha tính (altérité : tính khác biệt) nhưng đồng thời ở sâu thẳm trong tôi hơn chính cõi sâu thẳm nội tại của tôi (immanence : tính nội tại).

- Ba cấp độ của tình yêu. Thánh Augustinô phân biệt ba cấp độ của tình yêu : thích được yêu (amare amari), thích yêu (amare amare) và yêu. Không có khiêm nhường trong hai cấp độ đầu. Chính khiêm nhường đem đến sự tinh tuyền cho cấp độ thứ ba. Được yêu bởi một người rất khiêm nhường là một điều thật cảm động, khiến cho con người ý thức sự bất xứng của mình.

- Giao ước : Giữa Thiên Chúa và con người có một sự trao đổi thực sự dựa trên một mối liên hệ hỗ tương mà ý tưởng giao ước là chủ yếu. Kinh Thánh, các giáo phụ và các nhà thần bí đều nói đến một niềm tin của Thiên Chúa : Thiên Chúa trao niềm tin cho con người và đáp lại con người trao niềm tin cho Thiên Chúa. Trao niềm tin là cam kết lệ thuộc. Trung tín là sống sự lệ thuộc này, tuy không phải là một nhu cầu tất yếu. Con người có thể làm tổn thương Thiên Chúa vì Ngài muốn.

- Thiên Chúa là tình yêu. Khi thánh Gioan nói : "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1 Ga 4,8.16), thì tình yêu không phải là một thuộc tính của Thiên Chúa. Các thuộc tính của Thiên Chúa là các thuộc tính của tình yêu : tình yêu toàn năng, khôn ngoan, nhân hậu, xinh đẹp. Khiêm nhường cũng là một thuộc tính của tình yêu nhưng còn hơn thế nữa vì liên kết cách nội tại với chủ thể và là chiều sâu của tình yêu, mà nếu không có thì các thuộc tính kia cũng băng rã.

- Đấng Tối Cao (le Très-haut) : Tước hiệu này gợi lên sự siêu việt (transcendance) và chiều sâu (immanence). Song cái nhìn của Thiên Chúa không ở trên người yêu, mà là một cái nhìn khiêm nhường. Chính trong sự khiêm nhường đó mà sự cao cả được biểu lộ.

- Vinh quang (gloire) : Là sự biểu hiện của hữu thể. Nếu hữu thể là sự sáng, thì vinh quang là sự tỏa sáng, cháy sáng. Vinh quang Thiên Chúa là sự thánh thiện của Ngài, là sự sống sung mãn, là cường độ, mật độ. Vinh quang, theo tiếng Hipri, có nghĩa là sức nặng, nhưng không phải sức nặng của sở hữu, hay trọng lượng của bản thân (sở hữu chính mình), mà là sức nặng của tình yêu. Nơi Thiên Chúa, có một Vinh quang vượt trên mọi vinh quang, vinh quang chỉ muốn là tình yêu. Khi nhập thể và chết trên thập giá, Thiên Chúa khước từ vinh quang, nhưng tỏ bày Vinh quang vượt trên mọi vinh quang.

- Toàn năng (puissance) : Phải có một kinh nghiệm khá lâu dài để dần dần hiểu được rằng, trong lãnh vực tình yêu, quyền năng là yếu đuối, cũng như giàu có là nghèo khó. Khi nghĩ đến Thiên Chúa toàn năng, con người có khuynh hướng ra khỏi lãnh vực của tình yêu và gán cho Thiên Chúa những thuộc tính không phải của tình yêu. Phải mất nhiều thế kỷ để người ta nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa các đạo binh (le Dieu des armées : Yahweh sabbaoth) như là Thiên Chúa không vũ khí (le Dieu désarmé). Cũng như có Vinh quang vượt trên mọi vinh quang, thì cũng có một Quyền năng vượt qua mọi quyền năng. Đó là sự hoàn toàn bất lực của Thiên Chúa (la toute-impuissance), vì tình yêu không có quyền năng nào để tiêu diệt điều mình tạo dựng. Sự khiêm nhường không cạnh tranh với bất cứ ai. Đỉnh điểm quyền năng của Thiên Chúa là : đứa trẻ thơ nằm rét run trong máng cỏ và một thanh niên bị đóng đinh vào thập giá.

- Toàn tri (omniscience) : Có nhiều ngộ nhận về điểm này. Nếu Thiên Chúa thông biết mọi sự quá khứ, hiện tại và tương lai thì làm sao con người thoát khỏi số mệnh ? Cái biết của Thiên Chúa hủy diệt tự do của con người. Lịch sử loài người chỉ là trò chơi của Thiên Chúa. Làm sao còn có thể khẳng định Thiên Chúa là tình yêu ? Điều này chỉ kéo đến nổi loạn và chối từ, vì không ai yêu mến một tình yêu như vậy. Nơi con người, có thể có hiểu biết mà không có yêu mến, hay yêu mến mà không hiểu biết. Nơi Thiên Chúa, không có sự phân cách giữa động tác yêu mến và động tác hiểu biết. Thiên Chúa trong suốt với chính mình, biết mọi sự nhưng không chiêm ngắm chính mình, không nhìn xem bất cứ gì như một cảnh tượng bày ra trước mắt Ngài. Mầu nhiệm về sự khiêm nhường của Thiên Chúa là nơi Ngài, sự đơn thuần của tình yêu (= không quy hướng về mình) loại trừ mọi thái độ ái kỷ (narcissisme), như trong cách hiểu biết của con người.

- Vẻ đẹp (beauté) : Ta khó diễn tả cái đẹp của Thiên Chúa vì cái đẹp liên hệ đến cái khả giác. Cũng như nơi con người có sự cách biệt giữa hiểu biết và tình yêu, thì giữa tình yêu và vẻ đẹp cũng có cách biệt. Thế nhưng, những thuộc tính của cái đẹp đích thật cũng là những thuộc tính của tình yêu. Thẩm mỹ (esthétique) và đạo đức (éthique) trùng hợp với nhau. Một vẻ đẹp tự mãn sẽ lu mờ ngay. Đức Trinh Nữ Maria diễn đạt tuyệt vời vẻ đẹp của Thiên Chúa. Một Thiên Chúa không khiêm nhường không làm cho ai hứng thú ca tụng, ngợi khen.

- Uy nghi (majesté) : Pascal phân biệt những sự cao trọng thiết định (les grandeurs détablissement) và những sự cao trọng tự nhiên (les grandeurs naturelles). Hai vẻ uy nghi khác hẳn nhau, kéo theo hai thái độ kính trọng khác nhau. Về sự uy nghi của Thiên Chúa cũng vậy, chỉ cần chiêm ngắm Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, tuy bên ngoài chẳng có vẻ gì oai phong lẫm liệt. Chính trong cái chết của Ngài, cường độ và sự tinh tuyền của tình yêu được biểu lộ, mà nếu không có, thì không có sự uy nghi thực sự. Con người không thể tôn thờ một Thiên Chúa không khiêm nhường.

- Kín đáo (discrétion) : Thiên Chúa tuyệt đối tôn trọng sự tự do của con người, không hề áp đặt hay cưỡng bách, chỉ gợi ý, đề nghị, mời gọi. Cần hiểu cho đúng những cái gọi là lệnh truyền, giới răn hay ý muốn của Thiên Chúa, theo nghĩa của tình yêu. Ngài luôn ẩn mình âm thầm vì không muốn trở nên bất khả kháng đối với con người. Sự vô hình của Thiên Chúa nói lên sự kín đáo, "e thẹn của Ngài. Ngài không muốn ta có thể chứng minh sự hiện hữu của Ngài khiến lý trí bị cưỡng bách. Tiếng nói của Thiên Chúa là tiếng nói thì thầm trong thinh lặng.

- Âu yếm (tendresse) : Đối với Thiên Chúa cũng như đối với tạo vật, người ta gặp thấy bốn thái độ, cử chỉ âu yếm đã đượïc tinh luyện, không máy móc, không quy về mình, mang tính nhân bản sâu xa và do đó cũng mang tính cách thần linh. Ta không được chối từ sự âu yếm nơi Thiên Chúa. Thái độ này được biểu lộ rõ nét nơi Đức Giêsu.

- Thơ ấu (enfance) : Chúng ta biết, nhất là kể từ Freud, trẻ thơ không ngây thơ vô tội ; tuy nhiên nó vẫn còn đủ sự trong trắng để biểu hiện điều mà người lớn đã đánh mất. Sự ngây thơ trong trắng đầu đời không có tình yêu và tự do, nhưng sự trong trắng cuối đời, vào giờ hấp hối gần gũi với tình yêu tinh tuyền và sự tự do mà không có gì cản trở.

Thiên Chúa đến từ một thế giới không có vũ khí, không tính toán, thủ đoạn hay dối trá. Ngài lại thật gần gũi với con người, là dấu chiû của tha nhân nghèo khó, vô phương tự vệ. Ta không thể nghi ngờ Thiên Chúa có hậu ý gì, vì tình yêu Ngài trao tặng không phải là một điều gì của Ngài mà là chính bản thân thâm sâu của Ngài.

Nếu tình yêu muốn tinh tuyền thì nhất thiết không biết mình yêu, ta cũng phải nói Thiên Chúa không biết yếu tính của mình, cũng như biết mình khiêm nhường đương nhiên hủy bỏ sự khiêm nhường nơi mình. Như thế, ta phải nói Thiên Chúa chỉ có thể khiêm nhường nếu Ngài tuyệt đối không biết gì về mình (vì biết mình yêu sẽ làm lu mờ tình yêu) và nếu sự khiêm nhường là cốt yếu đối với tiønh yêu, thì phải khẳng định rằng ai nói : "tôi yêu" thì cũng nói : "Tôi khiêm nhường".

- Thiên Chúa có yêu chính mình không ? Malebranche chủ trương một Thiên Chúa yêu chính mình bằng một tình yêu quy kỷ (égocentrique) và lý luận như sau : Nếu Thiên Chúa yêu thương, thì Ngài toàn hảo. Ngài không thể không yêu chính mình, vì không yêu thương mình là Đấng toàn hảo thì có sự bất toàn. Còn Fénelon trái lại thì nói : Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì sự toàn hảo của Ngài là yêu thương. Tình yêu là hình thái cao cả nhất của hữu thể ; tình yêu chỉ tinh tuyền nếu loại trừ mọi dấu vết quy về mình.

Vậy phải chăng Thiên Chúa không yêu chính mình ? Có, nhưng Thiên Chúa không đơn độc mà là Ba Ngôi. Không quy kỷ, trong tình yêu cũng như hiểu biết, nếu Thiên Chúa là chính mình bằng cách quy hướng về Đấng khác. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm của sự đơn thuần (simplicité : không nếp gấp, không quy kỷ), nghĩa là mầu nhiệm của sự khiêm nhường nơi Thiên Chúa. Ba Ngôi đồng bản thể trong sự nghèo khó đón nhận. Đón nhận là dâng hiến và dâng hiến là đón nhận. Không hề có chiếm hữu. Vì thế, Thiên Chúa cũng không chiếm hữu con người.

- Sáng tạo : Sáng kiến tạo dựng của Thiên Chúa trùng hợp với sự vĩnh cửu của Ngài, không có một quyết định trong thời gian hay lúc khởi đầu thời gian. Tạo dựng không phải là chế tạo hay làm saün cách hoàn chỉnh vì điều này bất xứng với tình yêu. Tình yêu không thể không muốn tạo vật tự sáng tạo chính mình (créatures créatrices). Có thể nói, khi tạo dựng, Thiên Chúa không làm gì nhưng hiện hữu "cách lây lan" (contagieusement), như những nhà giáo dục chân chính. Thiên Chúa không phải một ngôi sao, tạo cho mình những vệ tinh. Cần nhiều khiêm nhường. Phải nói đến sự khiêm nhường sáng tạo (humilité créatrice). Thiên Chúa xóa mình đi khi từ chối là tất cả. Sự từ bỏ đó làm nên chính bản thể của Ngài. Sự toàn năng của Thiên Chúa không phải để phô trương nhưng để rút lui.

Sáng tạo khác với thuyết Phiếm thần (panthéisme) hay lưu xuất (émanatisme), vì tình yêu vừa tạo khác biệt vừa làm nên một. Trong mọi tình yêu, vừa có khẳng định vừa phủ nhận tha tính (altérité). Thiên Chúa Ba Ngôi là sự duy nhất vĩnh cửu của sự khác biệt vĩnh cửu. Đức Kitô là một với Chúa Cha trong sự khác biệt. Ngài đã bị đóng đinh thập giá. Ở đây, chúng ta thấy rõ Thiên Chúa bị tổn thương và đời đời phải hấp hối, vì tình yêu không điều động những con ngườøi tự do mình tạo dựïng. Khi ban cho tạo vật đượïc tự tạo, Thiên Chúa chấp nhận nguy cơ thấy con ngườøi xa lánh mình, thậm chí chống lại mình. Vì thế một tình yêu sáng tạo chỉ có thể là một tình yêu đau khổ, tình yêu hiến tế, như Đức Kitô chết trên thập giá. Hiến tế của Thiên Chúa có thể thất bại vì con ngườøi có thể khướùc từ và do đó đem lại tai họa cho chính mình và cơn hấp hối triền miên của Chúa Cha. Vì lẽ đó, niềm hy vọng (lespérance) cũng không xa lạ vớùi Thiên Chúa. Thiên Chúa và ta cùng hy vọng sự cứùu độ của ta. Thiên Chúa là một trái tim bồi hồi thổn thức.

- Thiên Chúa không yêu thương như chúng ta muốn Ngài yêu. Ngài không tránh cho con người khỏi đau khổ, vì làm như thế không xứng đáng với tình yêu. Thiên Chúa quá tôn trọng con người nên không thể tránh cho con người khỏi đau khổ và Ngài cũng quá tôn trọng mình nên cũng không tránh cho chính mình khỏi đau khổ vì nỗi thống khổ của ta, nhất là sự dữ do con ngườøi tự do gây nên, càng làm cho tình yêu sáng tạo phải đau khổ nhiều hơn. Ở đây, chúng ta đi vào trọng tâm của mầu nhiệm về sự khiêm nhường nơi Thiên Chúa.

- Niềm hoan lạc của Thiên Chúa cũng khiêm nhu và bao la. Mỗi ngôi vị trong Ba Ngôi là hoan lạc của hai ngôi kia và con người là niềm hoan lạc của Thiên Chúa. Song, vì Thiên Chúa không chế tạo saün tự do của con người nên tự do này có thể làm tổn thương cho lòng Chúa.

- Tự hủy (kénose) : Đức Kitô tự hủy (Pl 2,6-8) có nghĩa là, trong thân phận con người, Ngài đã cởi bỏ, không phải bản tính Thiên Chúa, nhưng vinh quang Ngài có quyền nhận đượïc. Tuy nhiên các giáo phụ Đông và Tây cũng như một số nhà thần học ngày nay (Boulgakov, Urs Von Balthasar) mời gọi chúng ta đặt sự tự hủy trong chính Thiên Chúa, bởi vì những gì được biểu hiện nơi Đức Kitô tương ứng với bản thể của Thiên Chúa. Nếu có một sự tự hủy nơi Đức Kitô, điều đó cho thấy rằng Thiên Chúa, Cha, Con và Thánh Thần đời đời ở trong tình trạng tự hủy nghĩa là trao hiến chính mình, bởi lẽ không một ai đi vào niềm vui yêu thương mà không cùng một trật đi vào niềm đau của yêu thương. Đức Kitô không phải là Đấng mà Ngài diễn đạt nhưng là điều Ngài diễn đạt nghĩa là Thiên Chúa (Balthasar). Ngài ở trong tình trạng tự hủy với tư cách là Hình ảnh của Chúa Cha, nhưng là hình ảnh của một sự tự hủy. Boulgakov thì nói đến một Golgotha siêu hình và vĩnh hằng mà Golgotha lịch sử biểu đạt trên bình diện hiện tượng.

- Đau khổ và hạnh phúc : Người ta thường lý luận : Hạnh phúc là thiết yếu cho sự toàn hảo, mà Thiên Chúa là Đấng toàn hảo, vậy Ngài phải hạnh phúc. Nếu Thiên Chúa hạnh phúc thì Ngài không đau khổ. Một Thiên Chúa đau khổ không phải là Thiên Chúa.

Chúng ta phải khẳng định Thiên Chúa tuyệt đối hạnh phúc, không gì có thể làm lu mờ mầu nhiệm niềm vui của Ngài, nhưng niềm vui này khác hẳn với niềm vui của con người. Đau đớn và khóai lạc không thể đồng hiện hữu nơi một người, nhưng liên quan đến tình trạng thuộc cảm tính, niềm vui và đau đớn đôi khi có thể tương đồng. Trên bình diện việc hy sinh được ưng thuận vì tình yêu, người ta có thể cảm nghiệm đau khổ và niềm vui hòa nhập vớùi nhau. Khi người ta không còn quy hướùng về mình, khi người kia là tất cả đối với mình, thì khi đó, đau khổ được xem như thiết yếu cho niềm vui, và giới hạn cuối cùng, người ta cảm nhận niềm vui được chết vì yêu. Đau khổ chính là hạnh phúc.

Chúng ta không được quan niệm một Thiên Chúa bất khả thụ (= không thể đau khổ), chỉ gán cho Ngài trí tuệ mà khước từ không cho Ngài có trái tim hay lòng dạ, trái với mạc khải của Kinh Thánh (Is 49,15). Một Thiên Chúa Cha, ngự trên tòa vinh hiển, ngắm nhìn cảnh tượng diễn ra trong vườn Gethsemani hay trên đồi Golgotha mà không chút đau đớn, thì làm sao có thể gọi là Cha ? Có thể nói Thiên Chúa đồng hành với chúng ta xuống tận đáy vựïc thẳm, âm thầm kín đáo. Ngài không thể ở bên chúng ta mà không đi vào cơn hấp hối, vì nếu không thì Ngài hoàn toàn lãnh đạm, thờ ơ trướùc nỗi khốn cùng của con người. Như thế làm sao có thể gọi Ngài là Cha ?

III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ KHIÊM NHƯỜNG NƠI ĐỨC KITÔ

Thuận theo Tin Mừng không phải là điều đương nhiên. Phải phấn đấu cam go chống lại những mê hoặc của cái khả giác trước mắt. Nhiều khi ta có cảm tưởng như thả mồi bắt bóng, nhất là đứng trước những nhiệm vụ cấp bách của xã hội trần thế, như tranh đấu chống lại những bất công ngay trong thế giới. Ngay cả Têrêxa Hài Đồng Giêsu trong Nhà Kín cũng trải qua cơn thử thách của đức tin. Đối với chúng ta thì chỉ là bức màn của vật chất che khuất. Lý do sâu xa là sự khiêm nhường của Thiên Chúa, kêu mời sự tự do của đức tin. Đức Kitô chẳng có vẻ gì oai phong lẫm liệt. Trong Tin mừng cũng như nơi Thiên Chúa, chỉ có điều cốt yếu : đó là sự Nhưng không.

Tự hủy : Đức Kitô hoàn toàn tự hủy trong cái chết của Ngài, vì thế cái chết này bày tỏ cách viên mãn Vinh Quang của Thiên Chúa như là quyền năng hư vô hóa chính mình. Nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh, ta thấy hiển hiện việc Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ sống cho kẻ khác, không sống cho chính mình.

Cuộc đời ẩn dật của Đức Giêsu trong ba mươi năm cũng là tự hủy (Bêlem và Nazareth).

Uy quyền của Ngài : Điều mà Charles Dodd gọi là "một phẩm chất cá nhân khó xác định" chính là sự khiêm nhường. Thuật ngữ "tôi hiện hữu" (ego eimi) mà Đức Giêsu thường dùng chính là hiện hữu nhiệm mầu của một sự khiêm nhường tuyệt đối mà Ngài vén tỏ và là bản chất đích thật của uy quyền nơi Ngài.

Không thể phạm tội (impeccabilité) : Việc Đức Kitô không thể phạm tội cũng cho thấy sự tự hủy của Ngài, bởi lẽ làm sao một Đức Kitô phạm tội, nghĩa là kiêu ngạo, lại tự hủy hoàn toàn hơn một Đức Kitô không phạm tội ? Điều làm nên thân phận tội lỗi của chúng ta chính là từ chối sự tự hủy ngay từ đầu.

Toàn tri : Một số lớn các nhà thần học ngày nay nhìn nhận một sựï vô tri nào đó nơi Đức Kitô. Đức Giêâsu không biết gì hơn ngoài những điều Ngài cần phải biết để chu toàn sứ mạng là chính bản thân Ngài.

Sự tự hủy của Đức Kitô khởi đầu từ trong lòng Mẹ Ngài và hoàn tất trên cây thập giá. Giữa hai sự kiện này, tất cả đều là tự hủy. Đức Trinh Nữ Maria là người hơn ai hết phản ánh sự thánh thiện, đơn sơ và khiêm nhường của Thiên Chúa.

Thơ ấu và hấp hối (enfance et agonie) kết hợp chung với nhau nói lên cuộc chiến đấu đối với người trưởng thành, làm nên yếu tố thiêng liêng hay thần bí. Không được tách rời đạo đức khỏi thần bí. Con người muốn hiện hữu một cách tự do thì cần nhận định và đưa ra những quyết định, trong bối cảnh phức tạp của cuộc sống. Hấp hối (= chiến đấu) nằm ngay bên trong sự nhận định và những quyết định này. Cuộc đời Đức Giêsu được đan dệt bằng những quyết định do hoàn cảnh đưa tới và được Thánh Thần linh hứng. Nơi Người, vâng phục và tự do trùng hợp với nhau mà gốc rễ là sự khiêm nhường. Vì không hề mảy may quy về mình, nên sự nhận định (hay biện biệt) của Ngài không bao giờ sai lầm.

Phép Rửa : Việc Đức Giêsu chịu phép rửa không muốn nói lên, như người ta thường trình bày, sự hạ cố của con người vô tội hòa mình với đám đông tội lỗi trong dòng nước sông Giođan, mặc dù đó không phải là chỗ của Ngài. Sự khiêm nhường không còn tinh tuyền nếu người ta tìm kiếm nó vì chính nó. Sự khiêm nhường của Thiên Chúa chính là cách thế hiện hữu của Ngài ; mà cách hiện hữu của Thiên Chúa chính là "ở với", chứ không phải "cúi mình xuống". Đức Giêsu không cúi mình xuống với người tội lỗi, Ngài ở với họ. Ngài không rời bỏ chỗ riêng của Ngài, mà chỉ cho ta thấy chỗ đó.

Các cuộc cám dỗ : Những gợi ý của Satan trong sa mạc Giuđa chủ yếu cũng là những gợi ý của chúng ta. Có nhiều hình thức nô lệ trên nhung lụa : nô lệ vinh hoa, nô lệ sự thực dụng, hưởng thụ (thiên đàng), theo đạo thì có lợi. Đó là những khía cạnh chính yếu của một Thiên Chúa hữu ích. Chính vì "ở với" các tội nhân, Đức Giêsu sống tự bên trong tình trạng tội lỗi của họ, tuy chính Ngài không phạm tội. Sự tương phản sâu xa này giữa kinh nghiệm sống và sứ mạng, Tin mừng gọi là cám dỗ. Đức Kitô là Đấng Cứu độ, giải cứu sự tự do nơi con người. Vì thế, Ngài khước từ những sự khải hoàn, đắc thắng, để sự "Nhưng không" có thể hiện hữu, tồn tại và lên ngôi. Đó là người tôi tớ khiêm nhường và đau khổ, phục vụ sự tự do được tạo dựng, và qua đó phục vụ Thiên Chúa, Đấng tạo tự do của con người.

Giáo huấn của Đức Giêsu nhằm làm cho ta tìm lại sự tự do của trẻ thơ mà ta đã đánh mất do bản tính (Mt 18,3). Từ bản tính trẻ thơ đến sự tự do của trẻ thơ phải vượt qua sự chết và tái sinh. Tinh thần thơ ấu chỉ tinh tuyền nếu Đấng mà ta là con thơ lại còn thơ ấu hơn mình. Nói cách khác, nếu Thiên Chúa không là Đấng khiêm nhường vô cùng, thì ta không thể làm con cái của Ngài, với tâm tình tin tưởng, phó thác, vui mừng và kính trọng (Người Cha của đứa con hoang đàng tỏ ra thơ ngây hơn đứa con trở về).

Phép lạ : Trong Tin Mừng, việc Đức Giêsu từ chối làm phép lạ nổi bật hơn các phép lạ. Giữa cảnh khai mạc sứ vụ (các cám dỗ trong sa mạc) và cảnh cuối cùng (cái chết thập giá), tất cả cuộc đời của Đức Giêsu được ghi dấu bởi sự không can thiệp của Thiên Chúa. Ngõ hầu việc không làm phép lạ biểu lộ bí mật thâm sâu của tình yêu, thì phép lạ phải chọc thủng bức màn của sự xem ra như là vắng bóng Vinh quang, để nói cho chúng ta biết vinh quang đích thật là gì : chú tâm đến con người, lòng trắc ẩn đối với con người, quyền năng chữa lành, tha thứ. Như thế, khi Đức Giêsu chữa lành một người mù hay một người bất toại, ta có thể nghe thấy nhịp đập của trái tim Thiên Chúa. Ngài không mời gọi ta chú ý đến những việc kỳ diệu. Phép lạ chứng tỏ một Thiên Chúa nhạy cảm và biết rung động, đau khổ khi thấy con người đau khổ và vui mừng vì phục hồi sức khỏe cho họ, đem lại cho họ niềm vui sống giản dị.

Biến hình : Mầu nhiệm biến hình chủ yếu cho thấy sự khiêm nhường của con người Đức Giêsu là trung tâm điểm của vinh quang Thiên Chúa. Thiên Chúa đã mang lấy trong thời gian hình hài của người tôi tớ, nhưng đồng thời hình thái người tôi tớ như ta thấy xuất hiện nơi Đức Kitô cũng là hình thái vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trong cảnh này, tất cả đều tập trung vào cuộc thương khó gần kề. Điều cốt yếu là những chứng nhân của sự vinh quang trên núi mai ngày sẽ là những chứng nhân của sự yếu đuối thánh thiện của Đức Kitô trong vườn cây dầu, đồng thời, giữa sự yếu đuối và vinh quang này, không có đối nghịch nhưng liên kết làm một với nhau một cách bất cả phân ly.

Phép Thánh Thể : Chúng ta nhận thấy những lời nói và cử chỉ hết sứùc đơn sơ trong việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể chính là hình ảnh của sự đơn sơ không thể thấu hiểu của Thiên Chúa.

Phục sinh : Biến cố Phục sinh cũng không phải là một phép lạ hiển nhiên, bởi vì nếu thế thì đâu còn sự tự do của đức tin. Ta không còn có thể tin vào sự khiêm nhường của một Thiên Chúa cưỡng bách lý trí của chúng ta phải chấp nhận. Thật ra không có ai đã trông thấy Đức Kitô ra khỏi mồ, Đức Giêsu Phục Sinh không phô diễn vinh quang chói lọi của Ngài bởi lẽ vinh quang rực sáng đó là quyền năng xóa mình đi thay vì phô trương.

LỜI KẾT

Nếu Thiên Chúa không khiêm nhường, ta có thể hoài nghi ơn tha thứ của Ngài và dường như khước từ ơn tha thứ đó thì cao cả hơn là đón nhận. Thiên Chúa cần nhiều quyền năng để tha thứ hơn là để tạo dựng. Đúng hơn, quyền năng tha thứ nằm bên trong quyền năng sáng tạo, như một quyền năng tái tạo siêu đẳng (sur-puissance de re-création). Thiên Chúa phục hồi cho con người quyền tự tạo mà Ngài đã ban cho họ. Ơn tha thứ luôn hiện diện nơi Thiên Chúa như là ơn huệ hoàn hảo (par-don : don parfait). Khi trả lại cho con người sự tự do sáng tạo, Thiên Chúa biểu lộ một tình yêu khiêm nhường hơn là khi tạo dựng nên những sự tự do đó, vì ơn tha thứ của Thiên Chúa không phải chỉ là một lời nói hay một ý muốn mà là một hành vi : cái chết của Đức Kitô nói cho ta biết bản thân của Thiên Chúa là thế nào.

Ý thức về sự bất xứng của tôi lớn lao đến độ tôi cần đến ơn tha thứ hơn là cơm bánh hàng ngày. Nếu chỉ một thân một mình, tôi chán ngán chính con người của tôi. Đối thoại với một Thiên Chúa khiêm nhường hơn tôi, tôi cảm thấy từng giây từng phút của cuộc đời là một sự tái sinh để sống nhưng không cách sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa.