VÀI Ý KIẾN VỀ HÌNH ẢNH

THIÊN CHÚA CHA

TRONG TƯ TƯỞNG CỦA SIGMUND FREUD

Lm. G.B Nguyễn Trung Kiên

 

 Hình như không được thích hợp cho lắm, mà còn mỉa mai nữa việc đặëc biệt dành năm sau cùng của thiên niên kỷ và của thế kỷ XX để học hỏi, tìm hiểu và tôn vinh tư cách làm cha của Thiên Chúa… Sigmund Freud đã lý luận chặt chẽ khi nhạo cười và nghi ngờ về ý niệm tư cách làm cha của Thiên Chúa.

 

Đó là nhận xét của linh mục Paul O’ Callaghan, giáo sư tín lý ở Athénée de la Sainte Croix, Roma, ngay ở phần mở đầu bài viết của ngài trong tài liệu “Chú giải thần học và mục vụ tông huấn Tiến Đến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II” do Hội Đồng Chủ Tịch Năm Thánh 2000 biên soạn gửi đếân các giám mục và các ủy ban quốc gia cũng như giáo phận chuẩn bị mừng đại năm thánh 2000. Nhận xét này, quả thực, đã gợi cho chúng tôi, những người không chuyên môn, một số thắc mắc :

 

- Sigmund Freud là ai ? Tại sao lại nhắc đến ông như đại diện cho thời đại về vấn đề này ?

 

- Tại sao Freud lại nhạo cười và nghi ngờ tư cách làm cha của Thiên Chúa ? - Đâu là lý luận của Freud và lý luận ấy chặt chẽ đến mức nào ? - Học thuyết Freud còn có giá trị nào đối với chúng ta hôm nay ?

 

Thiết tưởng để có thể trả lời những thắc mắc trên chúng ta cần phải tìm hiểu xem đâu là hình ảnh người cha trong tư tưởng của Sigmund Freud. Thật vậy, theo giáo sư Alphonse de Waelhens, điều phân biệt công trình của Freud với những khuynh hướng phân tâm khác, chính là vị trí chủ yếu mà Freud dành cho hình ảnh người cha trong diễn biến lịch sửû hay tiền sửû, từ cội nguồn cho tới khi cấu tạo đầy đủ nhân cách tâm lý của mỗi người chúng ta.

 

I. SIGMUND FREUD LÀ AI ?

 

Ông sinh tại Tiệp Khắc năm 1856, có quốc tịch Áo, nhưng gốc Dothái, mất tại Luân Đôn năm 1939. Ông là một bác sĩ y khoa chuyên nghiên cứu hệ thần kinh trung tâm của con người và các bệnh thần kinh. Sau một thời gian nghiên cứu chữa chạy cho các con bệnh của mình, từ năm 1896 đến 1905 ông đã đưa ra những lý thuyết đầu tiên của phân tâm. Chính ông là người đầu tiên dùng từ “psychanalyse” (phân tâm) và cũng là cha đẻ của ngành này. Phần lớn các tác phẩm của Freud về kỹ thuật phân tâm xuất hiện trong khoảng từ năm 1912 đến 1919. Và khoa phân tâm đã gây một ảnh hưởng lớn vào những năm 1920 nhất là trong giới tâm thần học và ngay cả trong nhiều lãnh vực khác.

 

Nhưng phân tâm là gì ?

Là một ngành nghiên cứu về vô thức, tức cái phần tâm linh không bao giờ hiện lên ý thức. Phần tâm linh này nằm ở đáy sâu tăm tối, nên phân tâm còn được gọi là tâm lý chiều sâu (psychologie des profondeurs). Trước đây, tâm lý học chỉ để ý tới các sựï kiện tâm linh có ý thức. Freud là người đầu tiên để ý tới các sựï kiện tâm linh vô thức. Hơn nữa ông chủ trương vô thức mới là yếu tố quyết định trong việc tìm hiểu con người. Qua đó, ông lật ngược cách nhìn về con người. Ông thực sựï đã làm một cuộc cách mạng về tâm lý học. Chủ thuyết của ông thường được gọi là cuộc cách mạng thứ ba (sau Copernic và Darwin) và thực sựï nó đã gây nhiều chấn động và mau chóng lan truyền trong xã hội.

 

Ngày nay những khái niệm phân tâm xâm nhập các lãnh vực hoạt động khác của con người : giáo dục, sư phạm, văn chương, nghệ thuật, thần thoại học, phong tục học, luân lý, tôn giáo, v.v… Ít còn ai xa lạ với những khái niệm căn bản của phân tâm như vô thức, dồn nén, bù trừ, thăng hoa, v.v… Đây là những điều mà Freud đã nêu ra, dựa vào quan sát thực tiễn, cụ thể, chứ không phải chỉ căn cứ vào suy đoán. Hơn nữa, việc Freud chữa trị thành công bằng phân tâm là một sựï kiện không thể chối cãi. Điều này chứng tỏ khoa phân tâm không phải là không có cơ sở vững vàng.

 

Không kể đóng góp to lớn và mới mẻ của nó cho tâm bệnh học, phân tâm còn giúp ích nhiều cho con người hiểu biết mình. Sự hiểu biết mình ở đây không phải chỉ có tính cách lý thuyết là thỏa mãn tính tò mò trí thức, nhưng còn giúp can thiệp vào chính diễn tiến tâm lý của con người do việc nhận thấy hoặc khám phá được những đòi hỏi và những xung đột giữa các xung lực (pulsions) nơi bản thân, và tìm ra những lối thoát có thể có.v.v…

 

Về tôn giáo, tuy công khai tuyên bố mình vô thần nhưng ông lại viết rất nhiều về tôn giáo. Ông nhân danh khoa học lên án tôn giáo. Theo Freud, tôn giáo là một bệnh loạn thần kinh ám ảnh của nhân loại (x. Totem et Tabou, tr. 40), là một hiện tượng bù trừ lại những xung đột của thời ấu nhi không được giải quyết ổn thỏa. Đối với người Công giáo, ông đã nêu ra những câu hỏi lớn về luân lý và tôn giáo. Chung quy với ngòi bút sắc bén của mình, ông cho tôn giáo là bệnh hoạn, ấu trĩ, thiếu trung thực, ảo tưởng. Thực ra ông tra hỏi về thái độ sống của mọi người chứ không riêng gì con người tôn giáo. Ông tra hỏi đến cùng, không để ai yên. Ông gây ý thức về những ngụy trang mà mỗi người có thể đang sống. Người ta cảm thấy khó chịu khi ông soi mói từng cử chỉ nhỏ nhặt cũng như sâu kín nhất của mình, không bỏ sót điều nào. Vâng, Freud có thể viết một cách hoàn toàn khiêm tốn rằng, ông thuộc về những người làm rối loạn giấc ngủ của thế giới. Chắc chắn là thế giới sẽ không bao giờ ngủ được trở lại ngon giấc như trước đây, hay là ý thức con người cũng sẽ không bao giờ lấy lại được vẻ hồn nhiên và ngây thơ của nó từ khi Freud nêu lên cái cơ chế đàn áp và dung hòa của nó giữa phi ngã, cái ấy (le ça) và siêu ngã (le surmoi).

 

Hans Kušng cho rằng phê bình của Freud cần phải được coi như một lời cảnh báo luôn gắn liền với niềm tin vào Thiên Chúa như bóng với hình, chứ không phải như một thời kỳ quá độ dễ vượt qua. Cuộc cách mạng phân tâm đã có những ảnh hưởng kéo dài mãi trên tôn giáo và niềm tin vào Thiên Chúa (x. H. Kušng, Freud and the Problem of God, Yale University Press. 1979, tr. 93).

 

Nhận định đó cho thấy việc chuẩn bị hành trang đức tin để tiến vào thiên niên kỷ thứ ba không thể bỏ qua việc tìm hiểu Freud. Tuy nhiên, chắc chúng ta không thể tìm hiểu mọi vấn đề của Freud nơi đây. Chúng ta sẽ dừng lại nơi hình ảnh người cha vì Freud quan niệm rằng người cha nguyên thủy là nguyên mẫu (prototype) của Thiên Chúa, là cái mẫu dựa vào đó, các thế hệ sau này vẽ lại khuôn mặt Thiên Chúa (L’Avenir d’une illusion, tr. 60).

 

II. HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TƯ TƯỞNG CỦA SIGMUND FREUD

 

Totem et Tabou (Vật tổ và Cấm kỵ) là tác phẩm lớn đầu tiên (1913) của Freud đề cập tới vấn đề tôn giáo và đây cũng là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong lý thuyết của ông. Vì vậy chủ yếu chúng ta sẽ dừng lại nơi tác phẩm này để phân tích hình ảnh người cha cũng là hình ảnh Thiên Chúa trong tư tưởng của ông.

 

Cuốn Totem et Tabou, khởi từ dữ kiện sợ loạn luân, đưa ra giả thuyết về nguồn gốc xã hội. Giả thuyết này dựa vào những dữ kiện không thuộc phân tâm. Chủ yếu là giả thuyết của Darwin về những phát hiện đầu tiên của đời sống xã hội, và những quan sát của Frazer và Roberton Smith về việc thờ vật tổ và về hôn chế dị tộc (exogamie). Theo giả thuyết của Darwin, những con người đầu tiên sống giống như những con khỉ cấp trên, họ kết thành những nhóm nhỏ trong đó người đứng đầu là một người đàn ông quyền lực, chuyên chế và độc chiếm phụ nữ.

 

Atkinson (x. Totem et Tabou, tr. 163) nghĩ rằng tình trạng trên phải có kèm theo việc người chủ đoàn, chủ lũ (horde), tức người cha, cấm đoán những người phái nam trẻ tuổi hơn, tức những con cái, không được giao hợp với mấy người đàn bà kia. Đó là luật cấm loạn luân.

 

Phần đóng góp của Freud là ở chỗ ông đưa ra giả thuyết rằng các người con, vì chán ngán việc phải sống trong sựï tiết dục và phục tùng, nên đã hùa nhau giết và ăn thịt cha. Những cuộc lễ và những hy lễ vật tổ (sacrifices totémiques) trong đó vật tổ được giết và ăn thịt theo nghi thức, là sựï nhắc lại cái biến cố lịch sửû kia ; những biểu lộ thương tiếc, rồi vui mừng, đều tương ứng với thái độ trước kia của những người con sau khi đã giết cha.

 

Nhưng khi những phản ứng bồng bột của chiến thắng bắt đầu nguôi đi thì tình cảm quý mến cha chiếm lại ưu thế và gây cho các người con cảm thức tội lỗi. Do cảm thức tội lỗi này, những người con bỏ lơ thành quả của cuộc chiến thắng và tái lập sựï cấm đoán trước kia của người cha mà họ đã có lần muốn giũ bỏ bằng cách giết cha đi. Nói cách khác, họ khước từ quan hệ tình dục với những người vợ của cha mà họ đã chiếm được. Họ bị đẩy tới chỗ phải khước từ vì sợ một người nào đó trong bọn họ sẽ đứng ra chiếm địa vị người cha và bá chủ họ. Do đó có hai điều trở nên cấm kỵ (tabou) : một là phải tránh giết một thành viên của nhóm, hai là phải tránh việc một người đứng ra độc chiếm các phụ nữ trong nhóm.

 

Nhờ sựï bắt buộc phải tìm vợ ở ngoài bộ lạc của mình (hôn chế dị tộc) mà không còn nguy hiểm tranh đua chiếm hữu phụ nữ, là điều làm mất tình đoàn kết của bộ lạc và làm phai lạt những tương quan giữa các thành viên.

 

Nhưng giữa các thành viên nam giới, sựï đồng tính luyến ái thêm mạnh do việc khước từ đàn bà trong bộ lạc, và có lẽ do vậy mà đã có thời kỳ mẫu quyền. Tuy vậy sựï bình đẳng giữa các thành viên nam giới không được bao lâu. Thay vào vật tổ, bây giờ có các thần cha (divinités paternelles) được tôn thờ trong một xã hội không cha hoặc không quyền bính của cha. Sự kiện này đã giúp cho xã hội trở về với trật tự phụ quyền trước kia. Và gia đình đã trở nên nơi tái lập đoàn lũ sơ khai (horde primitive), vì trong đó người cha thu hồi lại được hầu hết quyền hành xưa kia của mình.

 

Như vậy theo Freud, những quy luật nhằm giúp cho có thể có đời sống xã hội, đã được ban bố ra chỉ là để tránh quay trở lại thời kỳ đã xảy ra việc giết cha vì ước vọng chiếm hữu đàn bà. Điều đó, theo ông, có nghĩa là ngay từ khởi nguyên của xã hội cũng đã có những dữ kiện của tình trạng Êđíp, tức tình trạng giết cha lấy mẹ và đây là tình trạng trên bình diện tập thể (xin xem phụ chú cuối bài). Từ đó Freud kết luận rằng : “Mặc cảm Êđíp là khởi đầu của tôn giáo, luân lý, xã hội và nghệ thuật” (x. Totem et Tabou, tr. 179-180).

 

Trong nhãn quan trên Freud cho thấy :

 

- Cha là đối thủ đáng sợ, là tình địch của con.

- Cha là mối đe dọa cho con ; không khéo con sẽ bị thiến hoạn, móc mắt.

- Cha là người bạo lực, độc ác, tàn nhẫn

- Cha là người độc chiếm các phụ nữ.

- Cha là chúa tể tuyệt đối.

 

Tóm lại, cuốn Totem et Tabou đã cho thấy người cha nguyên thủy là một con người hoàn toàn bị dục lực (libido) chi phối : từ chỗ độc chiếm phụ nữ trở nên độc đoán, độc tài, độc hại. Độc hại vì bệnh hoạn và làm cho con cái ấu trĩ. Nói cách khác cha không có gì đáng yêu trái lại cha là đối tượng của sựï sợ hãi và thù địch, đáng ghét, hơn thế nữa, đáng chết. Cha là người bị con cái ghét bỏ, giết chết. Cần phải giết cha để mình có đất sống, để mình được an toàn, để mình có thể thực hiện được những ước vọng của mình. Tắt một lời cuốn Totem et Tabou tiết lộ một ảo ảnh (fantasme) về người cha, và ảo ảnh đó có liên quan tới ảo ảnh Êđíp, và ảo ảnh đó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách tâm lý của con người.

 

[Lưu ý : Ảo ảnh ở đây hiểu là một hình ảnh hay câu chuyện hoang đường do trí tưởng tượng của trẻ con tạo ra trong vô thức, nhằm giúp nó vượt qua áp lực của thực tế. Đây là một cơ chế phòng vệ trong quá trình hình thành cái Tôi, một cách thỏa hiệp giữa cái tôi và các xung lực bản năng và thực tế. Ảo ảnh chi phối hành vi và sự phát triển nhân cách. Có người dịch nó là “huyễn tưởng” (x. Từ điển tâm lý, Nguyễn Khắc Viện chủ biên, NXB ngoại văn, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em. Hà Nội 1991)]

 

Dù sau này trong cuốn “L’avenir d’une illusion” (tương lai của một ảo tưởng), Freud có đề cập tới những khía cạnh khác của người cha như khôn ngoan, tốt lành, bao bọc con thì hình ảnh người cha trong Totem et Tabou vẫn nổi cộm, vì theo ông, xét cho cùng, các tính chất này chỉ là những phóng chiếu khát vọng của người con muốn được yêu thương, dẫn dắt, che chở mà thôi.

 

Dầu sao, theo Freud, tình cảm con người rất phức tạp, cùng một lúc có nhiều mặt (ambivalence) : lũ con giết cha không phải để loại trừ cha cho bằng để chiếm lấy những gì cha đang được hưởng : uy quyền tuyệt đối, độc chiếm các phụ nữ. Như thế, cha không những là đối tượng của sựï căm ghét mà còn là đối tượng của sựï ngưỡng mộ. Con đề cao, tôn sùng cha để được như cha. Những tình cảm đó đã được phóng chiếu, vẽ nên Thiên Chúa.

 

Với quan niệm trên, trong tác phẩm Totem et Tabou, Freud cho thấy một Thiên Chúa đáng sợ, độc đoán, ghen tương quá quắt như người cha của “đoàn lũ nguyên thủy” ; còn trong cuốn L’avenir d’une illusion, người cha mà con người tìm kiếm nơi Thiên Chúa, là sựï phóng đại của người cha trần thế, được quan niệm như người che chở toàn năng và nhân hậu. Như vậy, một đàng là mặc cảm tội lỗi, sợ hãi còn đàng kia là khát vọng được bảo vệ, tất cả được phong chiếu vào Thiên Chúa.

 

Trong phần kết luận tác phẩm Totem et Tabou, Freud viết : “Qua khảo sát phân tâm từng cá nhân, ta thấy rất rõ rằng Thiên Chúa của mỗi con người là hình ảnh người cha của họ, rằng thái độ riêng tư của mỗi người đối với Thiên Chúa tùy thuộc vào thái độ của họ đối với người cha trần thế của mình, nó biến thiên và thay đổi theo thái độ ấy, và rút cuộc, Thiên Chúa chỉ là một người cha có phẩm giá cao cả hơn… Chúng ta phải thừa nhận rằng hình ảnh người cha là một nhân tố đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quan niệm Thiên Chúa” (x. Totem et Tabou, tr. 169).

 

III. MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TƯ TƯỞNG CỦA SIGMUND FREUD

 

A. NHẬN XÉT VỀ LÝ THUYẾT CỦA FREUD NÓI CHUNG

“Jean Hippolyte đã nêu bật lên một sự kiện quan trọng rằng suy tư của Freud mang trong bản thân nó một tính chất hàm hồ : nó là của một nhà khoa học chính xác hay của một triết gia ? Thật sựï Freud luôn luôn tự xem mình là một nhà khoa học chính xác hơn là một triết gia, nhưng việc khảo cứu các công trình tư tưởng của ông lại khiến chúng ta nghĩ đến Freud như một triết gia nhiều hơn. Có lẽ vì thế nên Jean Hippolyte đã đưa Freud vào bộ lịch sửû triết học viết hết sức công phu của ông.

 

Thật vậy, phân tâm của Freud là một phương pháp trị liệu các bệânh loạn thần kinh ; nó chủ yếu làm cho bệnh nhân ý thức về những tình cảm vô nghĩa đã bị dồn nén trong vô thức. Nhưng trong phương pháp trị liệu này có cả một lý thuyết về nguyên nhân các bệnh loạn thần kinh, có cả một hệ thống tâm lý với nhiều tư tưởng mới mẻ làm nổi bật vai trò của vô thức. Phần này ông gọi là Siêu Tâm Lý (métapsychologie). Đây là phần lý thuyết mà ông đã suy đoán ra vì thế cũng gây khá nhiều tranh cãi.

 

B. VÀI Ý KIẾN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TƯ TƯỞNG CỦA SIGMUND FREUD

 

1. Nơi những nhà phân tâm

Ngay trong giới phân tâm có nhiều người không đồng quan điểm với Freud cả về lý thuyết lẫn phương pháp, tiêu biểu là Adler và Jung. Ở đây chúng tôi chỉ để ý tới ý kiến của hai tác giả này về vấn đề Êđíp là vấn đề then chốt trong lý thuyết của Freud nói chung và là chỗ dựa cho tư tưởng tôn giáo của ông, nói riêng.

 

a. Alfred Adler (1870-1937).

Ông là môn đệ của Freud nhưng cũng là người đầu tiên đoạn tuyệt với tư tưởng của Freud (1911). Theo ông, chính ước muốn quyền lực (volonté de puissance) và mặc cảm tự ti (complexe d’infériorité) mới là nguồn gốc và nguyên nhân của bệnh loạn thần kinh chứ không phải là dục lực (libido) như Freud chủ trương. Như thế, không phải dục tính, nhưng ước muốn quyền lực mới là động cơ của mọi hoạt động con người. Thật vậy, ông cho thấy ngay trong hành vi dục tính, động cơ chi phối nó cũng không phải là sựï kích thích về tính dục cho bằng việc đi tìm sựï trổi vượt, thống trị trong hành vi tính dục. Ông không đặt lại vấn đề mặc cảm Êđíp, nhưng giải thích mặc cảm này trong viễn tượng ước muốn quyền lực : đứa trẻ tìm cách khiến người mẹ quy phục nó và tìm cách thoát khỏi sựï thống trị của người cha để rồi thống trị lại người cha ấy.

 

Sở dĩ bệnh loạn thần kinh phát sinh là tại chủ thể tham vọng, theo đuổi những mục đích quá cao xa. Vì vậy, sựï trị liệu cốt ở chỗ điều chỉnh lại những mục đích đó cho phù hợp. Cách trị liệu này không cần phải dò tìm nguyên nhân nơi vùng sâu thẳm của vô thức nên không kéo dài như cách trị liệu phân tâm của Freud. Adler gọi lý thuyết của mình là tâm lý cá nhân (psychologie individuelle).

 

b. Carl Gustave Jung (1875-1961)

Theo Jung, mỗi người có hai thứ vô thức : vô thức cá nhân và vô thức tập thể. Và vô thức tập thể có ảnh hưởng lớn hơn vô thức cá nhân. Nó đặc biệt tàng trữ những nguyên tượng (archétypes), tức những khuynh hướng và tiềm lực kế thừa từ ngàn xưa, làm thành một khung quy chiếu mà mỗi người dùng để nhìn thế giới.

 

Jung chống mấy quan niệm chính của Freud như :

 

+ Lý thuyết về dục tính ấu nhi.

+ Thuyết phiếm dục (pansexualisme).

+ Sựï nhấn mạnh vào việc làm thỏa mãn các ước vọng.

+ Sựï thâm tín rằng vô thức chính là nguồn các xung lực.

+ sựï thu hẹp các nội dung tâm linh vào những kinh nghiệm bản thân.

 

Ngược lại, theo Jung :

 

+ Nhân cách được đúc khuôn không phải chỉ do những kinh nghiệm của cuộc đời, nhưng còn do những cái của lịch sửû ngàn xưa để lại ;

+ Những giá trị luân lý và tôn giáo có thể là những động cơ mạnh hơn cả những bản năng nền tảng. Theo Jung, tôn giáo đem lại việc chữa lành các tâm bệnh và ngăn ngừa phát sinh tâm bệnh, chứ không phải gây ra tâm bệnh và là tâm bệnh như Freud chủ trương.

+ Mục đích của đời sống mỗi người là thực hiện được sựï kết hợp (intégration) giữa cái ý thức và cái vô thức ; điều này trái với Freud, vì Freud nhấn mạnh đến việc kiểm soát có ý thức của bản ngã và nhấn mạnh đến sựï biểu hiện của những xung lực dục tính.

 

Chính vì thế, theo Jung, mục đích của tiến trình trị liệu là thể hiện sựï hội nhập rộng lớn của nhân cách. Để đạt được sựï hội nhập này, điều chính yếu là dám nhận thức và đương đầu với những khó khăn thông thường, và dám phơi bày ra những tiềm lực giấu ẩn và vô thức của nhân cách, những tiềm lực đó sẽ giúp cá nhân giải tỏa các vấn đề và thể hiện tiềm lực của họ. Vì thế, trái với Freud, Jung chủ trương không cần quan tâm đến dục tính ấu nhi, đến mặc cảm Êđíp, đến sựï lo âu thiến hoạn.

 

Ngoài ra ông cũng điều chỉnh lại khái niệm libido. Ông vẫn dùng từ libido của Freud nhưng gán cho nó một nội dung mới. Theo Freud, libido là một thứ năng lượng liên hệ mật thiết với các xung lực dục tính ; trái lại, Jung hiểu libido là năng lượng tâm linh nói chung, có mặt trong hết các tiến trình tâm linh có hay không có tính cách dục tính.

 

Ngoài hai tác giả trên, những nhà phân tâm học ngày nay như Erich Fromm (1900-1980), Victor E. Frankl (1905), v.v… cũng không đồng quan điểm với Freud về libido. Họ cho rằng những căn bệnh đặc trưng của thời đại chúng ta không phải là sự dồn nén của libido và tội ác cho bằng thiếu định hướng, quy chuẩn, ý nghĩa cho cuộc sống. Để chữa trị cần giúp con bệnh tìm lại căn tính, hội nhập vào xã hội.

 

2. Nơi những nhà tư tưởng khác

 

a. Paul Ricoeur

 

(1) Khuôn mặt cha có nhiều ý nghĩa.

Qua tiểu luận La paternité : du fantasme au symbole (Aubier, Ed. Montaigne, 1969), Paul Ricoeur, đã chứng minh một cách khá thuyết phục rằng khuôn măïït người cha không phải là một khuôn mặt mà ta đã thấu đáo như Freud và một số người nghĩ. Ý nghĩa của khuôn mặt đó không phải là bất biến mà là có những thay đổi, tiến hóa, và nó có thể có những cấp độ ý nghĩa rất khác nhau, có thể chuyển biến từ ảo ảnh về một người cha khắc nghiệt cần phải giết đi đến biểu tượng về một người cha chết vì lòng thương xót.

 

Và để hiểu được sựï chuyển hóa thành biểu tượng đó, ta cần đặêt lại hình ảnh người cha vào trong bối cảnh của những mẫu khác của mối tương quan giữa con người với. Theo Paul Ricoeur, sự tiến hóa nội tại của biểu tượng cha là kết quả của một hấp lực ngoại tại ; hấp lực này là tác động của những khuôn mặt khác. Chính những khuôn mặt không có liên hệ với người cha đã phá vỡ cái vỏ của hình ảnh cha và phóng thích biểu tượng người cha.

 

Paul Ricoeur đã xét vấn đề hình ảnh người cha trên ba bình diện khác nhau : bình diện phân tâm, bình diện hiện tượng luận tinh thần và bình diện triết học tôn giáo. Nói cách khác, ông đã nhìn vấn đề hình ảnh người cha từ góc độ cơ chế của ước vọng (économie du désir), từ những hình tượng văn hóa căn bản (figures culturelles de base) và từ những tên gọi thần linh hay từ những cách biểu thị Thiên Chúa (noms divins ou désignations de Dieu). Ông phân tích cho thấy trên cả ba bình diện này đều có cùng một tiến trình hình thành nên hình ảnh người cha, nhưng hình ảnh ấy có những cấp độ ý nghĩa rất khác nhau, xét về chức năng và nội dung. Về chức năng, nó có thể là một ảo ảnh, một hình tượng văn hóa hay một biểu tượng. Về nội dung, nó là cái tưởng tượng ban đầu của trẻ con đối với cha mình, hoặc là cái hình ảnh đã được “lọc sạch” hết mọi thứ nhân hình (anthropomorphisme), và đã được phong phú hóa bởi những hình ảnh khác để trở nên một biểu tượng.

 

(2) Quá trình hình thành việc gọi Thiên Chúa là Cha.

Ta có thể minh họa quá trình hình thành hình ảnh Thiên Chúa Cha qua kinh nghiệm tôn giáo của dân Israel.

 

Người Dothái buổi đầu có lẽ cũng như những dân tộc chung quanh, quan niệm Thiên Chúa là người Cha. Nhưng rồi họ đã sớm nhận ra giữa những kinh nghiệm họ có về Thiên Chúa và quan niệm đó không khớp với nhau. Đó là lý do tại sao họ tỏ ra rất dè dặt trong việc gọi Thiên Chúa là Cha. Khi Môsê nhân danh dân Chúa để hỏi tên Chúa. Chúa đã cho biết tên của Chúa là :  “Ehyéh ashher éhyéh” (Ta có sao Ta là vậy. Ta là Đấng có mặt đây. Je suis ce que je suis) (Xh. 3,13-15). Nhưng tên gọi này cũng huyền nhiệm như bản thân Ngài vậy : đó vừa là tên gọi mà Chúa bày tỏ cho ta, vừa là một sựï từ chối không cho ta biết tên Ngài. Tên đó của Chúa nói lên một điều gì đóù, mà không chỉ rõ là gì cả (connotation sans dénotation).

 

Theo Paul Ricoeur, việc mạc khải tên như thế là sựï chấm dứt mọi hình thức nhân hình, mọi hình tượng và mọi biểu hiện bằng hình ảnh, ngay cả hình ảnh cha. Tên gọi này chống lại ngẫu tượng. Như thế, mọi tư cách con không có tính ẩn dụ, mọi con cháu hiểu theo nghĩa đen đều bị khử. Trong diễn biến hình thành biểu tượng, đây là thời gian thanh luyện hình ảnh cha. Nhưng quá trình này không dừng lại ở đó, còn phải cho nó một nội dung. Thiên Chúa là Đấng khôn tả, không một khái niệm nào, một hình ảnh nào, một định nghĩa nào có thể lột tả nổi Thiên Chúa. Chính vì vậy, khi phải nói về Thiên Chúa, Kinh Thánh thường dùng loại văn tường thuật, kể chuyện ; qua đó người ta nói lên phần nào kinh nghiệm mình có về Thiên Chúa.

 

Đối với Israel, Thiên Chúa là Chúa của Abraham, của Isaác, của Giacóp, là Đấng Anh Hùng quyền năng đã giải thoát họ khỏi kiếp nô lệ, là Đấng rất gần gũi họ, nhưng cũng thật oai nghiêm, Đấng đã tuyển chọn họ và ký giao ước với họ nhưng cũng là Đấng ra Lề luật cho họ, Đấng là cột lửa đáng sợ nhưng cũng là ngọn gió hiu hiu thổi, Đấng là uy quyền tuyêït đối nhưng cũng thật là âu yếm và đầy thương cảm (pitié), như thể là cha mà cũng là mẹ. Khuôn mặt người cha đã mang lấy nhiều nét phong phú khác. Dần dần họ mang những tình cảm lệ thuộc, coi Chúa là thiết yếu, là chốn nương thân, là nơi tin cậy, là ơn nhưng không, là sựï thân thiện.

 

“Mới đây há ngươi đã không gọi Ta là : “Cha tôi”, bạn thanh khí tuổi thiếu thời của tôi chính là Người” (Gr 3,4).

 

Thiên Chúa, Đấng chỉ có một tên gọi, chỉ là một tên gọi, nay đã nhận lấy một khuôn mặt, cùng lúc với việc hình tượng này hoàn thành chuyển động của nó từ ảo ảnh đến biểu tượng (x. La paternité… tr. 234).

 

Dĩ nhiên chúng ta cũng không được quên đó mới chỉ là những phát biểu của Thiên Chúa về mình qua môi miệng của các tiên tri. Người ta vẫn chưa thực sựï, chưa dám gọi Thiên Chúa là cha. Đành rằng qua các bản văn tiên tri, Thiên Chúa Giavê không những được biểu thị là cha mà chính Ngài tự công bố mình là cha, nhưng việc công bố này dường như nhắm đến một tương lai đang tới. Thật vậy, cả ba lần công bố việc gọi Thiên Chúa là cha, tiên tri Giêrêmia đều dùng thì tương lai : “Ta là cha của Israel, ngươi sẽ gọi Ta “cha của tôi” và ngươi sẽ không bị tách rời khỏi Ta” (Gr 3,4.19). Nếu chúng ta dõi theo hướng lời tiên tri đã chỉ cho và nhìn về bữa tiệc cánh chung, thì sẽ chẳng nhận ra rằng chính hình tượng người cha cũng được cuốn vào trong chuyển động đó, và nó không còn chỉ là khuôn mặt của thuở ban đầu (Thiên Chúa của tổ tiên chúng ta) nhưng là hình tượng người cha của việc tạo dựng mới ?

 

Người cha không những không còn là tổ tiên, mà còn không phân biệt với người chồng, với người tình (xem Ôsê, Giêrêmia). Nhờ sự ïtan biếán vào nhau một cách lạ lùng này của hai hình tượng chỉ mối thân thuộc đó mà cái vỏ của hình ảnh (cha) được phá vỡ và trở nên biểu tượng. Khi cha là người chồng thì không phải là kẻ sinh thành nữa, cũng không còn phải là một kẻ thù của con ; tình yêu, sựï quan tâm và lòng thương cảm vượt lên trên sựï thống trị và sựï nghiêm khắc. Bản văn tuyệt vời sau đây của Isaia sẽ cho thấy sựï đảo ngược của những tương quan tình cảm đó. “Chính Người là Cha chúng tôi” (Is 63,16). Thế nhưng, chúng ta vẫn ở ngưỡng cửa của sựï khẩn cầu. Lời khẩn cầu chỉ mới xuất hiện trong một ngôn ngữ gián tiếp : “Ngài kêu khấn cùng Ta : Người là Cha tôi. Thiên Chúa của tôi, Đá tảng tế độ cho tôi” (Tv 89,27).

 

Chỉ trong Tân Ước, với lời kêu cầu của Chúa Giêsu : Abba (Cha ơi ), ta mới có lời khẩn cầu đích thực. Đừng quên tính cách táo bạo và khác thường của lời khẩn cầu này ngay cả trong bối cảnh của các sách Tin Mừng. Nói cách khác, với mạc khải Thiên Chúa là Cha của Đức Giêsu qua lời khẩn cầu này và với sựï cho phép của Ngài, các môn đệ mới dám gọi Thiên Chúa là Cha và mới dám cất lời khẩn cầu Ngài như là Cha của mình.

 

Chúng ta tạm ngưng thí dụ trên nơi đây để tóm kết một vài suy tư của Paul Ricoeur.

 

Trước hết, rõ ràng hình ảnh Thiên Chúa Cha trong tư tưởng của Freud không phải là hình ảnh Thiên Chúa Cha trong niềm tin của chúng ta. Đó mới là ảo ảnh cha chứ chưa phải là biểu tượng về cha. Freud có quyền, thậm chí có toàn quyền đứng trên bình diện phân tâm để nhìn tôn giáo, chỉ xin ông nhớ còn có thể đứng trên những bình diện khác nữa. Vì thế phân tâm không được phép giản lược những ý nghĩa của phạm vi tôn giáo, cũng như không có quyền tước khỏi chúng những ý nghĩa riêng tư của chúng, dù cho mức độ vây hãm của dục tính có đến đâu đi nữa. Về phương diện này, ta có thể trách Freud, nhất là trong cuốn Moise et le Monothéisme (Môsê và độc thần thuyết), vì ông đã muốn trực tiếp tiến hành một cuộc phân tâm trên người tín hữu mà bỏ qua con đường chú giải những bản văn trong đó đức tin của người ấy được nuôi dưỡng.

 

b. Antoine Vergotte (1921)

 

Ông là một giáo sư về tâm lý tôn giáo, triết học tôn giáo, nhân học của đại học Louvain. Cuốn sách của ông được nhiều người biết tới là Psychologie religieuse (tâm lý tôn giáo). Và sau 25 năm nghiên cứu với nhiều công trình khác nhau, ông cho ra đời cuốn Religion, Foi, Incroyance (1987).

 

Về hình ảnh Thiên Chúa Cha, Vergotte có một số nhận định sau :

 

(1) Thiên Chúa là một người cha mang phẩm chất người mẹ :

 

Kitô-giáo, cũng như nhiều tôn giáo khác, dùng hình tượng người cha như một biểu tượng ưu việt để chỉ Thiên Chúa. Thế nhưng, qua các điều tra nghiên cứu, điều lạ lùng là chính nơi môi trường Kitô-giáo, các bản trả lời lại nhấn mạnh nhiều đến chiều kích mẹ của Thiên Chúa trong khi truyền thống Kitô-giáo đã dành cho biểu tượng người cha một vị trí ưu việt độc nhất.

 

Có hai dữ kiện có thêå chỉ cho thấy những người chúng tôi điều tra hình dung Thiên Chúa có nhiều tính cách mẹ hơn là cha : nơi hình ảnh Thiên Chúa, thấy chan chứa những phẩm chất của người mẹ hơn là những phẩm chất của người cha, và khi phân tích các nhân tố của hình ảnh ấy, ta thấy nổi bật trước tiên là nhân tố “sẵn sàng đáp ứng tình cảm” (disponobilité affective) ; còn nhân tố “luật-uy quyền” (loi-autorité) đến sau, thứ yếu. Tuy nhiên, những dữ kiện khác lại chỉ cho thấy hình tượng người cha tượng trưng tốt hơn cho việc hình dung Thiên Chúa. Nhân tố luật-uy quyền thuộc riêng về Thiên Chúa, có thể nói nhân tố này xác định bản chất hình tượng người cha. Luật, uy quyền và hiểu biết là những phẩm chất thường được nhìn nhận là đặc trưng của cha, thế nhưng, khi tổng kết câu trả lời các bản điều tra, ta thấy chúng được quy về cho Thiên Chúa mạnh mẽ hơn là quy về cho cha.

 

Tóm lại, đây là điểm phức tạp nhất của hình tượng người cha, vì hình tượng người cha cũng bao hàm những phẩm chất của người mẹ, dù cho nơi người cha những phẩm chất ấy ít dữ dội hơn là nơi người mẹ ; nhưng những phẩm chất của người cha được quy về cho người mẹ lại ít hơn nhiều so với những phẩm chất của người mẹ được quy về cho người cha. Hơn nữa, người mẹ thể hiện chức năng quyền bính trong sựï quy chiếu về với cha, mà chức năng này được nhìn nhận là đặc trưng của người cha.

 

(2) Hình ảnh người cha cần nhưng chưa đủ :

 

Theo truyêàn thống Kitô-giáo, Thiên Chúa đã tỏ lộ đầy đủ và thể hiện tư cách người cha thần linh của mình khi tự tỏ lộ ra nơi Đức Giêsu Kitô và khi trao ban cho Ngài vinh quang và quyền năng của Con Thiên Chúa. Chính qua Đấng là Con Thiên Chúa một cách viên mãn, mà phận làm con Thiên Chúa được thông ban cho con người. Như thế theo Kitô-giáo, tư cách cha của Thiên Chúa được thể hiện trong một biến cố lịch sửû mà tín hữu tháp nhập đời mình vào đó.

 

Kết quả việc nghiên cứu xem hình tượng người cha, người mẹ đóng góp như thế nào vào việc hình thành ý tưởng Thiên Chúa trong tôn giáo cho phép kết luận rằng việc gắn bó với nội dung “mạc khải Kitô-giáo” dựa trên hình ảnh người cha, biểu tượng của Thiên Chúa (symbole paternel de Dieu), nhưng hình ảnh biểu tượng này là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để có sựï gắn bó với “Danh Cha” một cách thực sựï theo nghĩa Kitô-giáo.

 

(3) Không như Freud tưởng.

 

Biểu tượng người cha được chuyển vị nên Thiên Chúa qua sựï kết hợp giữa tiến trình ẩn dụ hóa trong ngôn ngữ và tiến trình chuyển dời tình cảm trong tâm lý. Sự ẩn dụ hóa hệ ở việc tạo ra một nghĩa mới qua sựï tương tác giữa hai chuỗi ngôn ngữ. Trong trường hợp của chúng ta, một lịch sửû lâu đời về văn hóa và tôn giáo đã đưa cái quy chiếu về Thiên Chúa và những hình tượng khác nhau của con người vào tương tác với nhau, để tạo ra cái hình ảnh cha làm ẩn dụ trong tôn giáo mà Đức Giêsu Kitô lấy lại và cho nó một nội dung mới. Nếu tên cha có một ý nghĩa nào đó đối với con người hôm nay, đó là do mức độ họ tự làm lại cái quá trình ẩn dụ hóa ấy ; sựï tương tác rõ ràng được thực hiện nơi họ giữa một đàng là Thiên Chúa, Đấng được qui chiếu và đàng khác là hình tượng người cha người mẹ, đến mức chúng chuyển dịch nên Thiên Chúa những phẩm chất của cha mẹ, trong chừng mực ý tưởng Thiên Chúa mời gọi họ. Qua các bản trắc nghiệm, ta thấy những phẩm chất càng cụ thể càng ít được chọn quy về cho Thiên Chúa hơn là cho cha mẹ, nên những nét đặc thù của hình ảnh Thiên Chúa chắc là do một sựï chọn lọc được thực hiện qua tác động nội tại giữa ý tưởng Thiên Chúa và một lô các phẩm chất đặc trưng của cha mẹ ; và nhờ sự chọn lọc này biểu tượng Thiên Chúa được thanh lọc khỏi một thứ duy thực nhân hình nào đó (réalisme anthropomorphique).

 

Vì liên hệ tới những phẩm chất của các mối tương quan, nên việc ẩn dụ hóa trong ngôn ngữ còn đi đôi với tiến trình tâm lý của việc chuyển dời tình cảm. Theo nghĩa đen, chuyển dời và ẩn dụ có nghĩa như nhau. Thế nhưng tiến trình tâm lý không cùng một bản chất với tiến trình ngôn ngữ. Chuyển dịch tâm lý không chọn lọc nhưng nó đem đến cho đầu kia toàn bộ những hình thái của tương quan. Những hình thái này tạo nên những phương hướng năng động cho của tâm lý. Như thế, sựï chuyển dịch lên Thiên Chúa được hướng về Ngài trong chừng mực Ngài được sứù điệp tôn giáo làm cho hiện diện. Hình ảnh người cha trong ẩn dụ quy sựï chuyển dịch tâm lý về một cực và chính sựï chuyển dịch này đem lại cho ẩn dụ đó sức sống của nó. Hai tiến trình ấy không thể tách rời nhau (x. A. Vergotte, Religion, Foi et Incroyance, Ed. Pierre Mardaga, 1987, tr. 207).

 

Khi giải thích tôn giáo như một sựï hoài niệm, luyến tiếc cha (nostalgie du père), Freud đã thoáng thấy một động năng căn bản nào đó (un dynamisme fondamental), nhưng ông đã dồn ép nó vào những khía cạnh thứ yếu của hình tượng người cha người mẹ và của tôn giáo, và ông đã không nhận ra tác dụng kết cấu của ẩn dụ trong tôn giáo trên những ước muốn được chuyển dời (désirs de transfert).

 

Tóm lại, một lần nữa Vergotte cùng với các tác giả nói trên, cho thấy quả đúng là hình ảnh Thiên Chúa đã được hình thành từ hình ảnh người cha. Tuy thế, hình ảnh người cha chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để hiểu Thiên Chúa. Nói cách khác hình ảnh Thiên Chúa không thu hẹp vào hình ảnh người cha như Freud trình bày.

 

Như vậy, những nhận định của Freud về tôn giáo, nhất là những ý tưởng của ông về Thiên Chúa Cha còn có giá trị gì đối với chúng ta ?

 

IV. FREUD VẪN CÒN TIẾNG NÓI

 

Đã hẳn Freud cách ta cả 100 năm. Hoàn cảnh xã hội, tôn giáo thời ông rất khác thời ta. Hôm nay người cha không còn giữ địa vị độc tôn. Thậm chí người cha đã biến mất hay cũng chỉ còn một chỗ đứng rất lu mờ. Bây giờ người ta đề cao người phụ nữ, người mẹ. Trong lãnh vực thần học, phong trào thần học nữ giới đã ra sức chứng minh và muốn gọi Thiên Chúa là Mẹ chứ không phải là Cha. Ngoài ra, ngay cả giới thần học cũng có nhận định là Chúa Cha bị lãng quên. Phải chăng những hiện tượng trên lại chẳng phản ánh phần nào chính cái mà Freud gọi là xu hướng tâm lý tất yếu của con người sau khi giết cha và đăng đàn thờ cha ? Xu hướng muốn đồng hóa mình với cha, tiếm quyền của cha. “Tôn giáo thờ con thay cho tôn giáo thờ cha” ? Như thế, phải chăng Freud vẫn còn tiếng nói với chúng ta hôm nay !

 

Dĩ nhiên giữa quan niệm của Freud với niềm tin của chúng ta có một điểm khác biệt căn bản : không phải người cha là Thiên Chúa như ông nghĩ, nhưng Thiên Chúa là Cha. Chúng ta tuyên xưng một Thiên Chúa là Cha và là một người cha giàu lòng thương xót, yêu thương con hết mực. Một người cha say mê lo cho hạnh phúc của con, sẵn sàng chịu mọi thiệt thòi miễn sao con được hạnh phúc, ngay cả khi cắt tỉa con, phạt con, cũng là để con sinh hoa trái hơn (Ga 15,2), đến độ có thể nói hạnh phúc của con là lẽ sống của cha. Nhiều trang Kinh Thánh cho ta thấy rõ điều đó (Ga 15,11 ; 10,10).

 

Giáo phụ Irênê vẫn nói : “Vinh quang Thiên Chúa là sự sống con người. Gloria Dei homo vivens”. Đó là niềm tin, niềm xác tín của chúng ta. Thời Freud hay thời nay, nội dung đức tin của chúng ta vẫn là một. Thế nhưng dựa trên chứng cứ của các bệnh nhân của mình, Freud có lý để nói đến khía cạnh ấu trĩ, bệnh hoạn nơi con người sống niềm tin tôn giáo. Vậy vấn đề không phải là nội dung khách quan của đức tin, nhưng là điều chúng ta sống, điều chúng ta tuyên chứng. Nói cách khác, tôi phải rao giảng như thế nào đó, tôi phải ăn ở cách nào, để có thể trình bày cho người khác thấy được khuôn mặt đích thực của Đấng mình tôn thờ.

 

Trước hết, để được như thế tôi cần phải hiểu biết đúng đắn về Thiên Chúa của mình. Hiểu biết đây không phải chỉ là những nỗ lực tìm hiểu qua sách vở và bằng cái đầu, nhưng phải bằng con tim và nhất là phải có kinh nghiệm về Thiên Chúa của mình. Freud lên án thái độ duy tín, mù quáng của chúng ta. Quả vậy, chúng ta cần có kinh nghiệm bản thân về một người cha nhân hậu, giàu tình thương như đứa con hoang đàng đã cảm nghiệm trong Luca 15,11-32. Có được kinh nghiệm đó, chúng ta mới hy vọng không trình bày một Thiên Chúa đáng sợ, một thứ Thiên Chúa cảnh binh, chỉ soi mói rình rập để trừng phạt con người.

 

Khi viết tác phẩm L’avenir d’une illusion, Freud chỉ có một mục đích duy nhất là giúp người ta nhận thấy sựï cần thiết phải ra khỏi ảo tưởng tôn giáo vì tôn giáo giữõ người ta lại trong sựï ấu trĩ. Thật đáng tiếc khi ông nhận định như thế ! Nhưng chính các kitô-hữu mà ông đã gặp làm ông không thể quan niệm khác được. Họ để lại trên ông cái ấn tượng về một đứa con nít, ấu trĩ thay vì trình bày cho ông hình ảnh một người con trưởng thành. Họ đã sống sai tinh thần thơ bé của Tin Mừng.

 

Lời Chúa giải thoát ta khỏi kiếp nô lệ và cho ta được làm con trong Đức kitô và nhờ Đức Kitô. Filii in Filio. Qua Đức Kitô, Thiên Chúa mời gọi con người nên giống Ngài : hãy nên trọn lành như Cha trên trời (Mt 5,48). Đó mới thực là Tin Mừng. Nói cách khác, Chúa muốn ta sống trưởng thành (x. 1 Cr 14,20 ; Ep 4,14). Thế mà cách trưởng thành của người kitô-hữu là bỏ thân nô lệ, bỏ tình trạng ấu nhi, ấu trĩ để trở nên con, sống phận làm con. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng đã hiểu rất rõ điều đó, đã sống và đã truyền đạt cho chúng ta qua giáo lý con đường thơ ấu thiêng liêng. Trong địp công bố tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh cho thánh nữ, Đức Thánh Cha đã nêu rõ : con đường này mau chóng giúp ta trưởng thành trong đời sống đức tin. Giáo lý ấy đáp ứng được những nhu cầu thiêng liêng của thời đại. Và Ngài tiếp : giáo lý đó phải được sống và giảng dạy, và làm cho được biết đến mọi nơi, mọi lúc. Vâng, không thể là “tình yêu giữa lòng Hội Thánh” như Têrêsa hằng ước mong, không thể xây dựng một “thế giới tình thương” như Đức Thánh Cha đang mời gọi, mà thiếu trưởng thành kitô.

 

Ấu trĩ không thể yêu thương. Đó là điều ai cũng thấy rõ. Và để ra khỏi cái ấu trĩ này, ngoài những nguyên tắc của đời sống đức tin, đời sống thiêng liêng như tất cả chúng ta đã rõ, thì phân tâm học có thể giúp chúng ta rất nhiều vì điểm tích cực nhất của nó là giúp con người hiểu cái tôi của mình ở chiều sâu của con người. Nó cũng sẽ chỉ cho ta thấy những lệch lạc ấu trĩ của ta và cũng chỉ cho ta cách vượt qua. Freud cho rằng để có thể trưởng thành, trước tiên ta phải sống trung thực và phải học chấp nhận thực tế đời ta, không trốn chạy trách nhiệm của ta trước cuộc đời, không ẩn núp sau những mặt nạ. v.v… Những lời của Freud có khi làm ta nhức nhối khó chịu, nhưng nếu khiêm tốn lắng nghe ông với tinh thần tự phê, biết đâu ta lại chẳng được chữa lành.

 

Hơn nữa, là linh mục, những người vẫn được gọi là cha, chắc chúng ta được mời gọi cách riêng để nhìn lại tư cách cha của mình. Tôi đã phản ánh được khuôn mặt của Thiên Chúa, Đấng là Cha giàu lòng thương xót chưa ? Tôi có cho họ cảm nghiệm được một Thiên Chúa đầy tình thương chưa ? Tôi có quan tâm lo cho con chiên của mình được lớn lên không ? Tôi tôn trọng họ đủ chưa ? Tôi có để cho họ có tiếng nói trong việc xây dựng cộng đoàn giáo xứ ? Tôi có khích lệ, mời gọi họ đóng góp khi biết họ có những giới hạn nhất định và vụng về không ?.v.v…

 

Ngoài ra, có môït điều tuy không trực tiếp liên quan đến bài này, nhưng lại quan hệ đối với đời sống chúng ta. Việc cử hành các nghi lễ phụng vụ của chúng ta. Freud cho đó là những hành vi mang tính ám ảnh, bêïnh hoạn vì nó máy móc, mang tính ma thuật (x. S. Freud, Actes obsédants…). Đành rằng cái nhìn của Freud là không đúng. Nhưng có lẽ đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại cách cử hành phụng vụ của mình. Cử hành phụng vụ hằng ngày của tôi đã diễn tả được một đức tin trưởng thành và nhất là có giúp cho người ta trưởng thành trong đời sống đức tin chưa ? Nếu chưa thì rõ ràng là phải khiêm tốn điều chỉnh lại, nhưng ngay cả đã đạt thì mỗi ngày chúng ta còn phải cố gắng hơn một chút để cộng đoàn phụng vụ của ta và ta được lớn lên hơn từng ngày trong Đức Kitô như lòng Chúa mong ước.

 

LỜI KẾT

 

“Sự tự do của con cái Thiên Chúa là một quà tặng, một ân huệ của Thiên Chúa, nhưng sựï tự do này được thể hiện nơi cuộc sống của con người, con người với cả hai chiều kích tâm linh và thể xác, vì thế nó chỉ được thể hiện đầy đủ khi con người biết gạt bỏ những gì cản trở nó. Điều này giả thiết con người phải chiến đấu nơi bản thân, phải dẹp đi những gì kìm hãm hoặc gây khó khăn cho những quyết định tự do. Vậy chính tâm lý học có một vị trí trong vấn đề này do ở chỗ nó giúp con người biết mình. Con người, linh hồn, quả tim, thật là phức tạp và thật là khó hiểu cho chính mình. Chẳng ai biết mình đầy đủ, chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng dò xét được tâm can mỗi người. Dù sao tâm lý học, đúng hơn, phân tâm học, giúp con người khám phá những ảo tưởng, những chi phối vô thức để họ có được sựï sáng suốt lớn hơn mãi, để họ đón nhận sựï tự do đích thực bên trong, để họ luôn luôn dễ dàng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa” (J. F. Catalan, Expérience spirituelle et psychologie, Paris, DDB, tr. 28-29).

 

“Trước đây, Freud củng cố niềm tin của người vô tín. Nay ông lại thanh tẩy niềm tin Kitô-giáo”.

 

Ông Paul Ricoeur đã dí dỏm nhận xét như thế.

 

Quả vậy, Chúa luôn mời gọi chúng ta hoán cải. Và có thể nói chính Freud đã bắt chúng ta phải xét lại nhiều điều. Có thể học thuyết của ông có nhiều nghi vấn, nhưng rõ ràng những vấn đề ông đặt ra cho chúng ta thật nghiêm túc. Nếu biết khiêm tốn lắng nghe với tinh thần tự phê chắc mỗi ngày chúng ta sẽ có cái nhìn đứng đắn hơn về Thiên Chúa và sẽ trưởng thành hơn trong đời sống đức tin. Xin cám ơn Sigmund Freud đã nhắc nhở chúng ta về một thứ tôn giáo ấu trĩ và bệnh hoạn, về cái mong manh của phận người. Khỏe đó mà bệnh đó, rất dễ bị nhiễm, bị nhiễu. Cám ơn ông vì đã cho chúng ta thấy thái độ cha chú, độc đoán, ngụy trang làm băng hoại nhân cách như thế nào, bóp méo khuôn mặt của Thiên Chúa ra sao. Quả thật, chỉ có cách sống lành mạnh, vui tươi, triển nở và khiêm tốn phục vụ hạnh phúc của anh em mới có thể trả lời cho Freud được. Nhưng để có thể sống như thế, ngoài ơn Chúa và quyết tâm của mình, chúng ta còn phải để ý tới một khía cạnh rất quan trọng mà ta thường quên hay chưa để ý đủ, đó là tâm lý, tâm lý chiều sâu, tâm lý thiêng liêng.

 

PHỤ CHÚ

 

Êđíp là một nhân vật trong thần thoại Hylạp. Ông là con của Laios, vua xứ Thèbes, và bà Jocastes. Lần nọ vua Laios nghe lời thần phán rằng ông sẽ bị Êđíp giết để cưới mẹ. Bởi vậy Laios bỏ con. Êđíp được những người chăn chiên nhận về, rồi được vua xứ Corinthe nuôi. Và sau bao năm lưu lạc, bao nhiêu sóng gió thử thách, ông trở lại làm vua xứ Thèbes. Êđíp giết cha lấy mẹ mà không biết. Nhưng lời thần phán đã cho ông rõ sựï việc. Định mệnh quả khắc nghiệt. Ông tự móc mắt mình, rời bỏ ngai vàng, thành Thèbes. Theo Freud, cái kịch bản mà Sophocle đã dựa vào huyền thoại Êđíp để viết ra, nay vẫn còn gây kết quả to tát, vì Êđíp vô tình thể hiện hai cầu mong mà trẻ nam nào cũng có, và dù bị quên đi, những cầu mong nầy vẫn tồn tại trong vô thức : giết cha và tìm chiếm hữu mẹ ; Freud cũng coi việc Êđíp tự phạt bằng cách móc mắt là biểu tượng của sựï thiến hoạn.