TỪ TÂN ƯỚC ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU
Lm. Giuse Võ Đức Minh
I. TỪ TÂN ƯỚC ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU.
A. TÂN ƯỚC NÓI VỀ CHÚA GIÊSU.
Tân Ước bao gồm những cuốn sách được Thánh Thần linh hứng và được các thánh ký ghi lại để trình bày Giao Ước Mới mà Thiên Chúa đã thiết lập với con người nhờ Đức Giêsu Kitô : "... Này là Máu Ta, Máu Giao Ước đổ ra vì nhiều người để nên ơn tha tội" (Mt 26,28) ; "... Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng tôi sức cáng đáng làm kẻ phục vụ Giao Ước Mới..." (2 Cr 3,6 ; x. 2 Cr 3,14).
Vì thế, tất cả các sách mà Hội Thánh Công giáo ấn định trong thư quy Tân Ước đều nói về Chúa Giêsu Kitô : Người là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa đã ban cho con người hầu thực hiện điều Thiên Chúa đã hứa từ ngàn xưa với Tổ phụ Abraham ; Người đã sinh ra, đã sống, đã chết, đã sống lại ; Người đã thiết lập Hội Thánh để làm chứng về mầu nhiệm của Người và Người sẽ trở lại trong vinh quang của ngày quang lâm.
Đó là chủ đề căn bản của Tân Ước. Bởi thế, nếu chúng ta muốn biết Đức Giêsu Kitô là ai, đã nói gì, đã làm gì và tại sao đã nói, đã làm, đã sống như vậy, thì chúng ta hãy cầm lấy cuốn Tân Ước và đọc. Chính nhờ cuốn Tân Ước đó mà chúng ta sẽ nhận ra một cách chân thực khuôn mặt của Đức Giêsu Nazareth mà Hội Thánh trong suốt 2.000 năm nay không ngớt tuyên xưng là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa. Và không phải chỉ tuyên xưng mà thôi, Hội Thánh còn dùng chính sự sống của mình để làm chứng về chân lý đó.
B. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÂN ƯỚC.
Sự kiện Đức Giêsu Kitô đã xảy ra cách xa chúng ta gần 20 thế kỷ ! Các sách Tân Ước cũng đã được viết ra cách xa chúng ta gần 2.000 năm ! Thoạt nghe qua hay đọc một cách vội vàng Tân Ước, chúng ta dễ đồng hóa Tân Ước như cuốn sách lịch sử ghi lại cuộc đời Đức Giêsu cũng như nếp sống của những người tin theo Đức Giêsu.
Cái chúng ta đang có trước mắt là các bản văn Tân Ước, gồm : 4 sách Tin Mừng, Công Vụ các Tông Đồ, các thư thánh Phaolô, Thư của các thánh Giacôbê, Phêrô, Gioan, Giuđa và sách Khải Huyền. Tất cả đều nói về Đức Giêsu Kitô. Nhưng giữa Đức Giêsu chết và sống lại với các bản văn Tân Ước, chúng ta thấy có một chặng đường dài, cách nhau trong khoảng thời gian từ 35 cho đến 70 năm. Trong khoảng thời gian đó, đã xảy ra biết bao biến cố và dữ kiện. Dữ kiện quan trọng nhất nối liền các bản văn Tân Ước với Đức Giêsu Nazareth chính là Lời Rao giảng tiên khởi của các Tông Đồ mà nội dung của sứ điệp rao giảng là : "Chúa đã sống lại" (x. Cv 2,14-39 ; 3,12-26 ; 4,8-12 ; 5,29-32 ; 10,34-43 ; 13,16-41).
Đó là sứ điệp Phục Sinh. Sứ điệp căn bản của mọi lời giảng thuyết. Sứ điệp nền tảng của giáo lý Kitô-giáo.
Sứ điệp ấy được công bố lần đầu tiên tại Giêrusalem trong dịp lễ Ngũ Tuần, sau khi các Tông Đồ được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,1-11).
Sứ điệp ấy phản ánh niềm tin của các Tông Đồ vào biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu ; vì thế, qua sứ điệp Phục Sinh, chúng ta có thể ghi nhận hai yếu tố :
Niềm tin của con người vào biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu ;
Niềm tin của toàn thể các Tông Đồ, của Hội Thánh kitô-hữu tiên khởi.
Một khi sứ điệp Phục Sinh được công bố, thính giả chia làm hai khối : 10 - khối những người không tin, coi đó là điều nhảm nhí, không thể chấp nhận được, tìm cách ngăn ngừa (Cv 4,1-3) ; 20 - khối những người tin, xem đó là lẽ sống của đời mình (Cv 2,37-41).
Đối với những người tin, các Tông Đồ tiếp tục bồi dưỡng lòng tin của họ bằng các sinh hoạt tôn giáo, chủ yếu trong phụng vụ và huấn giáo (Cv 2, 42-47).
Đối với những người không tin, thì xảy ra những cuộc tranh luận và biện giáo (Cv 4,1-22 ; 5,17-42 ; 7,1- 53 ; 15,5-35 ; 17,16-34...).
Phụng vụ, Huấn giáo, Biện giáo và Tranh luận là những sinh hoạt tiêu biểu nhất của Cộng đoàn kitô-hữu tiên khởi sau khi sứ điệp Phục Sinh được công bố.
Sau đó, để phục vụ cho các sinh hoạt trên, các Tông Đồ đã nhớ lại đời sống cũng như những lời giảng huấn, nhớ lại những biến cố chung quanh cái chết và sự sống lại của Thầy mình. Nói đúng hơn, các Tông Đồ căn cứ trên ánh sáng của biến cố Phục Sinh, để nhớ lại, nhìn lại, hiểu lại đời sống, các giáo huấn và các hoạt động của Đức Giêsu.
Dần dần, các ngài ghi chép lại hoặc nhờ người ghi chép lại thành những mẫu chuyện, những diễn từ, những thánh thi... để sử dụng trong việc giáo huấn, cho các nghi lễ phụng vụ cũng như cho việc tranh luận và biện giáo.
Sau cùng, vì nhu cầu cụ thể của Hội Thánh, có những người đã thu lượm các mẫu chuyện, diễn từ, thánh thi... để soạn thành những tác phẩm mà chúng ta gọi là 4 Tin Mừng ngày nay :
Tin Mừng theo thánh Marcô được viết tại Rôma vào khoảng năm 65-70 ;
Tin Mừng theo thánh Luca được viết tại Antiôkia vào khoảng năm 75-80 ;
Tin Mừng theo thánh Matthêu được viết tại Palestina vào khoảng năm 80 ;
Tin Mừng theo thánh Gioan được viết tại Êphêsô vào khoảng năm 95-100.
Còn các bản văn khác của Tân Ước thành hình như thế nào ?
Sách Công Vụ các Tông Đồ ghi lại các sinh hoạt của Hội Thánh từ ngày được chính thức thức thành lập
cho đến khi Tin Mừng được công bố tại Rôma, "trung tâm của thế giới thời bấy giờ" ;
Các thư của thánh Phaolô cũng như của các Tông Đồ khác có thể được xem như những "luân thư" của các vị chủ chăn gửi đến cho các giáo đoàn vào những dịp cụ thể, giải thích, trình bày những vấn đề cụ thể, cốt giúp người tín hữu sống trọn vẹn ơn gọi kitô-hữu của mình trong xã hội trần gian ;
Và sau cùng là các sách Khải Huyền, cuốn sách tương đối khó hiểu vì mang nhiều màu sắc thần bí, bí ẩn, trình bày một cách mầu nhiệm sự hiện diện, sự sống cũng như ơn gọi của Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong dòng lịch sử của con người.
Như vậy, từ bản văn Tân Ước đến Chúa Giêsu ta thấy rõ có một con đường dài. Con đường đó là sinh hoạt của toàn thể Hội Thánh sau Lời Rao giảng tiên khởi về sứ điệp Phục Sinh. Con đường đó chính là con đường những kitô-hữu tiên khởi đã đi qua, đã đấu tranh, đã dùng chính sự sống của mình để làm chứng niềm tin vào Đức Giêsu Kitô Phục Sinh. Bởi thế, chúng ta không thể đọc sách Tin Mừng hoặc những sách khác của Tân Ước với hy vọng có thể hiểu ngay, bắt gặp thật sự khuôn mặt Đức Giêsu Kitô, nếu chúng ta không lưu ý đến quá trình hình thành Tân Ước.
C. TÂN ƯỚC THÀNH HÌNH TRONG VÀ VÌ ĐỨC TIN CỦA HỘI THÁNH.
Như chúng ta đã có dịp nói qua, các sách Tin Mừng được soạn thảo trong một quá trình lâu dài, trong bối cảnh sinh hoạt của Hội Thánh. Như vậy, các sách đó được soạn ra trong đức tin và vì đức tin của Hội Thánh. Hai nguồn sau đây cho phép chúng ta chia sẻ lại sự sống của Hội Thánh cách chung và của từng giáo đoàn cách riêng trong giai đoạn đánh dấu những bước thành hình của các sách Tin Mừng : sách Công Vụ các Tông Đồ, và các thư của thánh Phaolô.
- Sách Công Vụ các Tông Đồ :
Sách này ghi lại việc khai sinh của Hội Thánh Chúa Kitô, các giai đoạn phát triển, những thử thách đau khổ, những xung đột với xã hội. Trong suốt 28 chương, sách Công Vụ nói lên niềm tin của toàn thể Hội Thánh vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại. Niềm tin này được biểu lộ qua các sinh hoạt phụng vụ, huấn giáo, tranh luận cũng như biện giáo. Nét độc sáng của sách Công Vụ là cho ta thấy sự hiện diện và hoạt động không ngừng của Chúa Thánh Thần trong mọi sinh hoạt của đời sống Hội Thánh. Chính Đức Kitô Phục Sinh là tâm điểm của đời sống Hội Thánh và Chúa Thánh Thần có thể ví như sợi chỉ nối kết các hoạt động của Hội Thánh, đồng thời vạch hướng đi cho Hội Thánh.
- Các thư của thánh Phaolô :
Trong khi sách Công Vụ phản ánh lại đời sống của Hội Thánh tổng quát, thì các thư của thánh Phaolô cho chúng ta thấy được những sinh hoạt của các giáo đoàn địa phương. Mỗi giáo đoàn đón nhận sứ điệp Phục Sinh và sống sứ điệp đó với những nét đặc biệt của mình. Mỗi giáo đoàn có sắc thái riêng, có những vấn đề riêng. Nhưng chung quy tất cả đều biểu lộ một cách trung thực sự sống của những con người tin vào Chúa Giêsu Kitô. Những nét phong phú và đa diện của các giáo đoàn địa phương được phơi bày qua các thư của thánh Phaolô. Đàng khác của Phaolô cũng chính là con người của Phaolô, vì thế, nếu chúng ta hiểu được con người của ngài thì cũng hiểu được tính chất phong phú và đa diện của các giáo đoàn. Thánh Phaolô gọi các giáo đoàn là "bức thư của mình" : "Thư của chúng tôi, chính là anh em viết nơi lòng chúng tôi" (1 Cr 3,2). Thật vậy, trên bước đườøng truyền giáo, thánh Phaolô đã trở nên mọi sự cho mọi người : " Với những người yếu, tôi đã trở nên người yếu, để lợi được những người yếu. Với mọi người, tôi đã nên mọi sự, để dù sao cũng cứùu được ít người" (1 Cr 9,22). Có thể nói thánh Phaolô là tấm kính phản chiếu lại các giáo đoàn, là tấm phim chụp lại một cách đầy đủ tính chất phong phú, đa diện của từøng giáo đoàn địa phương.
Con người của Phaolô, một khi được Chúa Kitô bắt lấy, thì đã trở nên hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô, vì bởi Thiên Chúa "đã có nhã ý mạc khải Con của Người trong tôi" (Gl 1,16), nên : "Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20). Niềm tin ấy và nếp sống ấy đã được triển nở thật phong phú và kỳ diệu nơi con người của Phaolô, một con người cực kỳ phong phú, vì hội tụ được nhiều khả năng, đặc tính khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau : Phaolô vừa là một nhà thần bí, vừa là người hoạt động không mệt mỏi ; một nhà suy tư thần học sâu sắc, đồng thời là con người truyền giáo luôn biết thích nghi với mọi hạng người ; một người thẳng thắn cương nghị, đồng thời là một mục tử giàu lòng xót thương ; một người sáng lập khai sáng, đồng thời là người tổ chứùc điều hành ; một người giáo điều, nhưng lại nhiều tư cách của một nhà linh hướng. Các khả năng tương phản ấy lại hiện rõ trong tính tình của Phaolô ; rất tự tin, mà lại khiêm tốn ; thông minh nhưng nhạy cảm, biết thích nghi, táo bạo nhưng lại rụt rè nhút nhát, thích tựï lập nhưng lại sợï phải sống cô đơn, tha thiết nhưng lại châm biếm, dễ nổi giận đồng thời có tâm hồn bao la quảng đại, khôn ngoan nhưng có lúc cư xử vụng về... Phaolô quả là "một cây đàn có thể rung lên mọi âm điệu" (E. Osty).
Con người Phaolô là thế ! Và đó cũng chính là hình ảnh sống động của các giáo đoàn địa phương. Mỗi giáo đoàn mang màu sắc cá biệt, có não trạng riêng, có nền văn hóa riêng, có những cách suy nghĩ, phản ứùng thật khác nhau, có những khi thật đạo đứùc sốt sắng, nhưng lắm khi phải ngụp lặn trong thử thách, khủng hoảng. Thế nhưng, mẫu số chung của các giáo đoàn chính là niềm tin duy nhất của họ vào cùng một Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại, vì "chỉ có một thân mình và một Thần Khí, cũng như bởi thiên triệu, Thiên Chúa đã kêu gọi anh em vào cũng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đứùc tin, một phép thánh tẩy. Chỉ có một Thiên Chúa và là cha mọi người hết thảy, Đấng trên mọi người, giữa mọi người và trong mọi người" (Ep 4,4-6).
Một khi đã hiểu được sự sống, sinh hoạt, đức tin của Hội Thánh tổng quát cũng như của các giáo đoàn kitô-hữu cá biệt rồi, chúng ta hãy mặc lấy đứùc tin của toàn thể Dân Chúa để đọc các bản văn Tin Mừng, nhờ đó, khám phá ra các bản văn Tin Mừng đích thực là cao điểm đức tin của cộng đoàn Dân Chúa, vì chính trong đứùc tin và vì đứùc tin của Hội Thánh mà các sách Tin Mừng được hình thành :
Tin Mừng theo thánh Marcô sẽ cho chúng ta bắt gặp Đức Giêsu là con người lữ hành.
Tin Mừng theo thánh Luca : Đức Giêsu, con người dịu hiền.
Tin Mừng theo thánh Matthêu : Đức Giêsu, con người của lời hứa.
Tin Mừng theo thánh Gioan : Đức Giêsu con người của niềm tin.
Một khi đã thấy được khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô nhờ các sách Tin Mừng, chúng ta hãy đọc các giáo huấn của các Tông Đồ Giacôbê, Phêrô, Gioan, Giuđa để xác tín hơn về ơn gọi của người kitô-hữu trong xã hội trần gian.
Sau cùng, khi đã cắm rễ sâu trong Đức Giêsu Kitô và chan hòa trong sự sống của Hội Thánh, chúng ta sẽ thấy rõ khuôn mặt của Chúa chúng ta trong sách Khải Huyền. Người được trình bày như "người yêu" của Hội Thánh, như "sự sống" và là "lẽ sống" của Hội Thánh. Bao lâu chưa được diện kiến và kết hợp với Người, Hội Thánh vẫn khắc khoải la lên : "Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến", vì Người là con người của hy vọng.
II. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI LỮ HÀNH.
(Tin Mừng theo thánh Marcô)
Sơ bộ, chúng ta có thể thấy Marcô phân tác phẩm của mình thành 4 phần :
1,1-13 Chuẩn bị sứ vụ
1,14 - 9,50 Sứ vụ tại Galilê
10,1-52 Hành trình về Giêrusalem
11,1 - 16,20 Sứ vụ tại Giêrusalem(Tử Nạn - Phục Sinh)
Nhưng càng đọc Marcô, chúng ta càng thấy bố cục thật lỏng lẻo, ý tưởng rời rạc, lủng củng. Sở dĩ như thế, vì Marcô không nhằm trình bày diễn tiến sự việc cho bằng trình bày con người Giêsu Kitô.
Vậy khi đọc Marcô, nếu ta dựa trên hình thứùc văn chương, có lẽ ta sẽ khó chịu và đánh giá thấp Marcô. Nhưng nếu ta muốn khám phá con người Giêsu Kitô, chúng ta sẽ cảm phục, yêu quý và biết ơn Marcô.
Xuyên qua Tin Mừng theo Marcô, chúng ta có khả năng thấy được con người lịch sử Giêsu Kitô tương đối trung thực hơn các Tin Mừng khác. Thật vậy, vì muốn ghi lại một cách trung thành với lới rao giảng của Phêrô, nên Marcô đã vẽ lại, bằng những nét chấm phá, con người Giêsu Kitô. Đức Giêsu được ghi lại trên bức tranh Tin Mừng bằng một số nét độc đáo, chấm phá. Nếu nhìn và phân tích từng nét của bức tranh, ta khó khám phá ra khuôn mặt thật của Đức Giêsu, vì các nét ấy khô khan, rời rạc. Còn nếu quan sát, chiêm ngắm toàn diện bức tranh, chúng ta sẽ thấy và hiểu được Đức Giêsu là ai : Ngài vừøa là một người như mọi người : là một người thợ, sống tại một làng nhỏ, có vui buồn giận, bỡ ngỡ, thương xót, yêu thương... ; nhưng đồng thời lại là một con người bí ẩn, khó hiểu, sâu xa... khiến ai tiếp xúc với Ngài cũng phải thắc mắc để đi đến một thái độ lựa chọn nào đó.
Marcô đã dùng lối văn nhát gừng (chấm phá) để làm sống lại con người Giêsu. Đó chính là hướng thần học của Marcô.
Chúng ta có thể xem tiêu đề "Đức Giêsu, con người lữ hành" như tựïa đề cho bức tranh Tin Mừng mà Marcô đã đem hết tấm chân tình để vẽ lại khuôn mặt Đức Giêsu. Con người lữ hành Giêsu được thể hiện qua những nét sau đây :
A. CON NGƯỜI TA GẶP GIỮA MỌI NGƯỜI.
Hãy nhìn Đức Giêsu đang đứng bên bờ biển ! Có lớp người hâm mộ bao quanh Ngài, lắng tai đón nhận lời Ngài. Số người hâm mộ, tò mò kéo đến càng lúc càng đông, đến nỗi Ngài phải lên thuyền, dời ra xa một chút (4,1-2).
Rồi, Ngài dùng thuyền qua bên kia bờ. Trên đường đi chợt bão tố nổi lên, sóng gió mỗi lúc một mạnh, nước ào vào thuyền. Các môn đệ, vì quen nghề chài lưới, đã gắng sức chèo chống, vất vả để giữ cho thuyền khỏi đắm... ; còn Ngài, Ngài vẫn nằm ngủ "tỉnh bơ" ở đầu lái (4,35-38).
Rồi, Ngài cùng các môn đệ vào một thành nọ. Có người chạy đến bên Ngài xin Ngài thương chữa cô con gái của ông sắp chết. Ngài đến nhà. Cô bé đã chết. Trong nhà bật lên tiếng khóc than, thương tiếc. Đức Giêsu đến bên, lên tiếng : "Em bé không chết ! Nó ngủ đó thôâi". Ngài đánh thứùc nó dậy. Mọi người kinh ngạc, sửng sốt, ngẩn cả người ra. Còn Ngài, Ngài nhắc gia đình nhớ cho cô bé ăn (5,21-43).
Những hoạt cảnh như thế, chúng ta bắt gặp rất nhiều trong tác phẩm của Marcô. Với lối tả chân đó, Marcô có dụng tâm cho ta thấy Đức Giêsu quả là một con người sống như mọi người, một con người ta gặp thườøng ngày ở giữa mọi người... Nhưng con người đó lại bí ẩn, khó hiểu (1,44 ; 5,40-43 ; 7,33-36). Ngài làm việc gì, nói lời nào, hình như đều bị các môn đệ hiểu sai ý, khiến đôi khi Ngài phải quở trách họ (6,52 ; 8,14-21). Quả là một con người ở giữa mọi người ! Nhưng là một con người bí ẩn, khó hiểu, dễ bị người khác hiểu lầm (ý này rất quan trọng, nhờ đó ta bắt gặp được chủ ý của Marcô khi trình bày nét "bí ẩn về Đấng Cứùu Thế" trong thần học của Marcô về mầu nhiệm Giêsu Kitô).
B. CON NGƯỜI TA GẶP TRÊN ĐƯỜNG ĐI.
Nếu như Luca và Matthêu, trong khi ghi lại những đòi hỏi của Đức Giêsu đối với những ai muốn làm môn đệ, muốn đi theo Người, đã nhắc chúng ta về câu nói nổi tiếng của Đức Giêsu : "Chồn có hang, chim trời có tổ, chứ Con Người không có chỗ ngả đầu" (x. Lc 9,57-58 ; Mt 8,18-20) ; thì Marcô - tuy không ghi lại câu đó - nhưng đã trình bày Đức Giêsu thật sự là con người ta gặp trên đường đi. Nói cách khác, Đức Giêsu luôn di động. Đi đến tìm gặp con người, chứ không phải Người ở một chỗ, để con người phải nghe tiếng, tìm tớùi gặp Người. Mà vì thế, những ai muốn gặp Đức Giêsu, hãy rời khỏi nhà của mình, hãy rời khỏi con người của mình (theo gương Tổ phụ Abraham), để gặp người trên đườøng đi (Ecclesia - Ek-kalein : gọi ra khỏi - Hội Thánh). (x. Mc 1,9 : Đức Giêsu bỏ Nazareth ; 1,14 : đến xứ Galilê ; 1,16 : đi dọc theo bờø biển... đi xa hơn một chút... 1,21 : vào Capharnaum ; 1, 35 : sáng sớùm tinh sương, Ngài chỗi dậy ra đi...).
Marcô hầu như đồng hóa con người lữ hành Giêsu với con đườøng đi. Đức Giêsu là đườøng. Đườøng đi về đâu ? Cứ đến gặp Ngài và đi theo Ngài thì sẽ biết.
C. CON NGƯỜI ĐI QUA MÀ KHÔNG BAO GIỜ DỪNG LẠI.
Trên đường Đức Giêsu đi qua, không một ai, không một nơi nào, không một biến cố nào - dầu thành công hay thất bại có thể cầm chân được con người lữ hành Giêsu.
Tại Capharnaum, trong một ngày Hưu Lễ, Đức Giêsu giảng thuyết thành công. Người trở nên nổi tiếng. Tất cả mọi người đều chú ý đến Người. Họ tìm cách giữ Người lại cho mình. Và Đức Giêsu đã phản ứng thế nào ? - Đang đêm, Người chỗi dậy đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện một mình (1,21-35). Simon Phêrô tìm được Người : "Thưa Thầy, mọi người đang kiếm Thầy". Đức Giêsu trả lời : "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã lân cận, để Ta rao giảng ở đó nữa, bởi chính vì thế mà Ta đã ra đi" (1,36-38).
Những hình ảnh như thế được Marcô chú ý và ghi lại cẩn thận trong tác phẩm của mình. Vì thế, Marcô có dụng tâm cho chúng ta gặp thấy nơi Đức Giêsu hình ảnh của Vị Truyền Giáo di đôïng : Người luôn tìm đến các đám đông ; Người là con người của đám đông (x. 6,30-45 ; 4,35). Nhưng Người không chiều theo thị hiếu của đám đông. Người không lệ thuộc họ. Người không mị dân (x. 6,45 ; 8,9-10.11-13). Người luôn đi qua mà không dừøng lại, vì Người là con người lữ hành rao giảng Tin Mừng.
D. CON NGƯỜI ĐI TRƯỚC MỌI NGƯỜI.
Đức Giêsu đi trước mọi người trên mọi chặng đường của cuộc đời. Nhìn vào Tin Mừng, chúng ta sẽ ngạc nhiên, vì không lúc nào Đức Giêsu xuất hiện mà vắng bóng các môn đệ. Và ngay trong những trường hợp đó, Người luôn luôn đi trước các môn đệ. Người gọi các môn đệ để họ luôn luôn đi sau Người (x. 1,18.20 ; 2,14 ; 8,33 ; 10,52).
Các môn đệ hiểu thế, vì họ không bao giờ đi trước mặt Thầy mình. Câu chuyện sau đây giữa Đức Giêsu và Phêrô thật điển hình :
... Tại Kaisaria của Philíp, Phêrô thay lời cho Nhóm 12 tuyên xưng Đức Giêsu là "Đấng Kitô của Thiên Chúa"
(8,27-30). Đáp lại, Người cho các môn đệ biết sự thật về Người : "Con Người phải chịu nhiều đau khổ, và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục phế thải, bị giết đi và sau ba ngày sẽ sống lại" (8,31). Phêrô không chấp nhận nổi ý tưởng đó, ông thương Thầy, "kéo Ngài lại với mình và lên tiếng trách Ngài"
(8,32). Trước tình yêu và tâm tình chân thành của Phêrô, Đức Giêsu đã nói gì ? - "Quay lại, và nhìn các môn đồ, Ngài mắng Phêrô : "Xéo đi sau Ta, hỡi Satan ! Vì ý tưởng của ngươi không phải là ý tưởûng của Thiên Chúa mà là của loài người"" (8,33). (Theo quan niệm của Thánh Kinh, Satan là tên để chỉ một nhân vật hay sứùc mạnh đi ngược và dụ dỗ con người đi ngược chương trình cứu độ của Thiên Chúa).
Ngoài ra, Marcô còn ghi lại một hình ảnh thật cảm động trên đường tiến về Giêrusalem : "Họ đang đi dọc đàng để lên Giêrusalem, và Đức Giêsu dẫn đầu đi trước họ, còn những kẻ theo sau thì sợ hãi" (10,32).
Rồi sau khi sống lại, chính Người cũng lên Galilê trước để đợi các môn đệ ở đây (16,7).
E. CON NGƯỜI RA KHỎI MỌI RANH GIỚI.
Đức Giêsu khởi sự rao giảng Tin Mừng tại Galilê (1,14). Và cũng tại Galilê, Đức Giêsu Phục Sinh đã truyền lệnh cho các môn đệ phải đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo (16,15). Đức Giêsu xem vùng đất Galilê là nơi lý tưởng để rao giảng Tin Mừng.
Như vậy, vai trò của Giêrusalem thì sao ? - Đó là nơi đã chối từ Đức Giêsu (3,22) ; đó là nơi các thủ lãnh của Dân Chúa đã kết án Người (14,64) ; đó là nơi họ đã giao nộp Người cho dân ngoại xử tử (15,1). Giêrusalem đã khép kín tâm hồn lại với Đấng Cứu Thế. Họ đã chối bỏ Người. Vì thế, Đức Giêsu cũng rời bỏ Giêrusalem - nơi từ trước đến nay vẫn là trung tâm tôn giáo - (13,1-2). Có chăng, Người chỉ lưu lại đó một dấu vết : ngôi mộ trống (16,6). Vì thế, nếu muốn tìm Người tại Giêrusalem người ta chỉ gặp được ngôi mộ trống. Người không còn đó nữa ! Muốn thấy lại Người, chính các môn đệ cũng phải quay trở về Galilê (16,1-8).
Vậy, đối với Marcô, vùng đất Galilê có đặc điểm gì để trở nên nơi lý tưởng cho việc rao giảng Tin Mừng ?
- Galilê là vùng đất không có ranh giới.
Đấy là nhãn quan thần học của Marcô. Lý do là, từ Galilê người ta tiếp xúc dễ dàng với dân ngoại, mà tiêu biểu trong Tin Mừng theo Marcô là vùng đất Tyrô, Siđôn (3,8 ; 7,24.31), hoặc Kaisaria của Philíp (8,27)...
Khi chọn Galilê làm nơi để rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu đã chủ tâm xóa bỏ mọi ranh giới ngăn cách Dothái với lương dân. Từ nay, không được thu kín Tin Mừng lại một nơi nào nữa - như Giêrusalem chẳng hạn. Nhưng Tin Mừng phải được công bố đi khắp nơi và cho mọi người.
Người môn đệ của Đức Giêsu phải ghi khắc trong tâm khảm của mình chân lý đó.
Như vậy, trong tâm tình của người môn đệ, độc giả Tin Mừng theo Marcô có bổn phận làm sống lại hình ảnh vị Thầy của mình là Đức Giêsu trong cuộc sống thường nhật của mình :
Đức Giêsu, con người lữ hành.
Lữ hành để rao giảng Tin Mừng.
Bởi thế con người lữ hành của Tin Mừng (người môn đệ) phải là con người sống giữa mọi người, nhưng đi mãi, không bao giờ dừng lại, đi trước mọi người và vượt ra ngoài mọi ranh giới của con người.
Đó chính là mầu nhiệm của người môn đệ của Đức Kitô, sống "trong trần gian, nhưng không thuộc về trần gian".
III. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI DỊU HIỀN.
(Tin Mừng theo thánh Luca)
Thánh Marcô đã cho chúng ta thấy nét nổi bật của Đức Giêsu là con người lữ hành. Và để hiểu Đức Giêsu, Marcô mời gọi chúng ta đi lại con đường của người môn đệ.
Còn trong tác phẩm Tin Mừng thứ ba, thánh Luca muốn chúng ta hòa tan niềm tin của mình trong niềm tin của Hội Thánh : chia sẻ mọi thao thức, nỗ lực của Hội Thánh là đem Tin Mừng cứu độ đến cho lương dân, để mọi người nhận ra Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, Chúa chúng ta, đồng thời Người là Đấng Cứu Thế dịu hiền đầy trìu mến.
A. CON NGƯỜI LOAN BÁO ƠN CỨU ĐỘ.
Có thể nói, suốt quá trình hoạt động của Đức Giêsu mà cao điểm là biến cố Tử nạn - Phục Sinh tại Giêrusalem, Đức Giêsu muốn chúng ta biết rằng Người là Đấng loan báo và thực hiện ơn cứu độ.
Người loan báo cho mọi người Tin Mừng này : Thiên Chúa yêu thương con người. Thiên Chúa muốn cứu rỗi con người. Và cũng chính người đã thực hiện điều đó, khi dùng cái chết của mình trên thập giá để liên kết con người với Thiên Chúa.
Thánh Luca đã rất tinh tế và sâu sắc khi ghi lại cho chúng ta hai dấu chỉ đặc biệt bao quanh con người Đức Giêsu trong tư cách là Đấng loan báo ơn cứu độ : đó là Người luôn được Thánh Thần hướng dẫn và chiếu tỏa niềm vui.
1. Được Thánh Thần hướng dẫn.
Đây là nét độc đáo của Luca. Trong tác phẩm của ngài, Tin Mừng cũng như Công Vụ, hầu như trang nào cũng phảng phất hình bóng của Chúa Thánh Thần. Thánh Thần là Đấng hướng dẫn, là quỹ đạo hoạt động của Chúa Giêsu cũng như của Hội Thánh. Thánh Thần chính là sợi chỉ nối kết các hoạt động lại với nhau và biến các hoạt động đó thành những hoạt động mang ơn cứu độ. Thật vậy, đối với Đức Giêsu, kể từ khi Người thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, Người đã chịu sự chi phối hoàn toàn của Chúa Thánh Thần (1,35) - nói theo từ ngữ của Thánh Kinh, thì chính Thánh Thần đã ban hình ảnh của mình cho Đức Giêsu - ; rồi khi bắt đầu sứ vụ công khai tại Nazareth, Người đã tuyên bố : "Thần Khí Chúa ở trên tôi, bởi Người đã xứùc dầu cho tôi. Người sai tôi đi đem Tin Mừng cho người nghèo khó" (4,18) ; Người đặt mọi hoạt động của mình trong quỹ đạo của Chúa Thánh Thần (4,1.14). Đến lúc Người sống lại từø cõi chết và được vinh thăng, Người cũng hứùa ban Thánh Thần cho các môn đệ (Lc 24,49 ; Cv 1,4-5.8 ; 2,1-11).
2. Chiếu tỏa niềm vui.
Vì Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế và sứ vụ của Người là loan báo và thực hiện Tin Mừng cứu độ, nên chính con người và hoạt động của Đức Giêsu luôn chiếu tỏa niềm vui. Niềm vui - cũng như Thánh Thần - được thánh Luca ghi lại khắp nơi trong tác phẩm của mình. Kể từ khi Đức Giêsu xuất hiện cho đến lúc Người được vinh thăng, thánh Luca cho chúng ta thấy niềm vui chính là trạng thái cá biệt gắn liền với con người Đức Giêsu :
Lc 2,10-11 : "Này ta đem tin mừng cho các ngươi về một niềm vui to tát, tức là niềm vui cho toàn dân : là hôm nay đã sinh ra cho các ngươi Vì Cứu Chúa, tức là Đức Kitô Chúa trong thành Đavít" ;
Lc 24,52-53 : "Và thờ lạy Ngài rồi, họ đã trở về Giêrusalem, vui mừng khôn xiết và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa".
Như vậy, mỗi khi chúng ta tiếp xúc với Đức Giêsu của Luca, chúng ta sẽ thấy mình đang ở trong quỹ đạo của Chúa Thánh Thần và tâm hồn chúng ta như được chan hòa chính niềm vui cứu độ đó. Chúa Thánh Thần và niềm vui là hai món quàø quý giá mà Thiên Chúa đã dùng Đức Giêsu Kitô để trao lại cho con người. Vì thế, chỉ những ai gặp gỡ Đức Kitô và lắng nghe lời Người mới có thể cảm nghiệm và khám phá ra được.
B. CON NGƯỜI DỊU HIỀN ĐẦY TRÌU MẾN.
Đấng Thánh, Con Thiên Chúa, Con Đấng Tối Cao, Vua theo dòng tộc Đavít, Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, Ánh Sáng mạc khải cho dân ngoại (x. Lc 1 - 2) đã thực hiện sứ vụ đem Tin Mừng cứu độ đến cho con người trong tư thế một người dịu hiền đầy trìu mến.
Thật vậy, đọc lại Tin Mừng theo Luca, chúng ta sẽ bắt gặp ngay khuôn mặt dịu hiền của Đấng Cứu Thế. Người không xa lạ với con người ; ngược lại, Người luôn đồng hành với con người, cách riêng với con người nghèo khó, đau khổ, với con người tội lỗi. Tại hội đường Nazareth, khi bắt đầu sứ vụ của mình, chính Đức Giêsu đã đọc lại đoạn Sách Thánh trong Is 61,1-3 và long trọng tuyên bố trước mặt mọi người "Hôm nay đã ứng nghiệm đoạn Sách Thánh này nơi tai các ngươi" (x. Lc 4,16-22).
Thánh Luca đã ghi lại một cách chân thành và cảm động việc Đức Giêsu thực hiện sứ vụ "đem Tin Mừng cho người nghèo khó, ban bố ân xá cho kẻ tù đày, cho người đui mù được thấy, cho kẻ áp bức được giải oan, loan báo năn hồng ân của Chúa".
Thật vậy, đọc lại thánh Luca, chúng ta có thấy người có tội nào khi gặp Đức Giêsu mà không tìm ra được niềm vui và hạnh phúc của con người được tha thứ không ?
Lc 5,17-26 (người bất toại) : "Hỡi người kia, tội lỗi của ngươi đã được tha".
Lc 5,29-32 (ơn gọi Lêvi) : "Ta không đến để kêu gọi những người công chính, mà là những kẻ tội lỗi hối cải".
Lc 7,36-49 (người phụ nữ thống hối) : "Các tội của bà, các tội nhiều đó, quả đã được tha rồi, vì bà đã cảm mến nhiều".
Lc 18,9-14 (người thu thuế) : "Người này về nhà thì được giải án tuyên công, khác với người kia".
Lc 19,1-10 (Zakhê) : "Hôm nay ơn cứu rỗi đã đến cho nhà này. ..., vì Con Người đến để tìm cứu sự đã hư đi".
Lc 23,43 (người trộm lành) : "Quả thật, Ta bảo ngươi : hôm nay ngươi sẽ ở trên Thiên Đàng làm một với Ta".
Có con người bé mọn đau khổ nào gặp Đức Giêsu mà không cảm thấy mình được yêu thương, nâng đỡ ?
Lc 5,12-16 (người phung hủi) : "Ta muốn, hãy nên sạch".
Lc 17,11-19 (10 người phung) : "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi" ... Và xảy ra là trong khi họ đi, họ đã được sạch.
Lc 16,19-31 (Lazarô ăn mày).
Lc 18,15-17 (Chúa Giêsu và các em bé) : "Hãy để mặc các trẻ nhỏ đến với Ta, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những người như thế".
Lc 6,20-26 (các mối phúc thật cho người nghèo) :
"Phúc cho những kẻ nghèo khó...
Phúc cho những kẻ phải đói bây giờ...
Phúc cho những kẻ phải khóc bây giờ...
Phúc cho các ngươi, khi thiên hạ oán ghét các ngươi, khi họ loại các ngươi đi cùng sỉ mạ và khử trừ tên các ngươi như đồ xấu xa vì cớ Con Người...".
Ngoài ra, thái độ của Chúa Giêsu đối với giới phụ nữ thật là đặc biệt.
Lc 8,3-1 (nhóm phụ nữ theo giúp Chúa Giêsu).
Lc 8,40-56 (người phụ nữ bị băng huyết, con gái ông Giairô).
Lc 10,38-42 (Martha và Maria).
Lc 13,10-17 (người phụ nữ còng lưng).
Người không để người góa bụa, cô thế cô thân ra về mà không được một lời an ủi :
Lc 7,11-17 (người con một của bà góa thành Naim)
Lc 21,1-4 (đồng tiền của bà góa nghèo) : "Ta bảo thật các ngươi : bà góa nghèo khó ấy đã bỏ vào nhiều hơn hết thảy. Vì họ hết thảy lấy của dư mà bỏ vào làm của cúng, còn bà ấy lấy túng thiếu mà bỏ vào, tất cả của độ thân mình có".
Nét dịu hiền và quảng đại của Đức Giêsu được biểu lộ rõ ràng và thấm thía qua các bài dụ ngôn về lòng thương xót :
Lc 15,4-7 (con chiên lạc).
Lc 15,8-10 (đồng bạc đánh mất).
Lc 15,11-32 (tình phụ tử).
Và có thể nói, cao điểm của khuôn mặt dịu hiền của Đức Giêsu được bộc lộ ra một cách sâu sắc khi Người hấp hối trên thập giá : "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm" (Lc 23,34).
Đấng Cứu Thế dịu hiền ấy đã được Luca chiêm ngưỡng và Luca chia sẻ lại cho một người.
C. CON NGƯỜI CỦA MỌI NGƯỜI.
Ngoài nét dịu hiền đầy trìu mến, ngoài sứ vụ loan báo ơn cứu độ, Đức Giêsu trong Tin Mừng theo thánh Luca còn hiện diện giữa chúng ta trong tư cách là con người của mọi người. Nơi Đức Giêsu, mọi xác phàm sẽ nhìn thấy ơn cứu độ (3,6) ; nơi Đức Giêsu, lương dân sẽ tìm được ánh sáng rạng soi cho cuộc đời (2,32) ; nơi Đức Giêsu, con người sẽ tìm thấy một người bạn, người đồng minh trung thành (3,23-38 : khi trình bày gia phả Đức Giêsu, thánh Luca không những gắn liền Người với Dân Chúa, với Thiên Chúa, mà còn gắn liền với nhân loại nói chung).
Tình liên đới và cảm thông với con người của Đức Giêsu đã được thánh Luca trình bày trong việc Người tiến lên Giêrusalem : "... Người quả cảm đi lên Giêrusalem" (9,51). Ghi lại dòng này, thánh Luca muốn mọi người tìm thấy nơi Đức Giêsu là hiện thân của "Người Tôi Tớ Giavê" mà tiên tri Isaia đã loan báo (x. Is 40 - 55, cách riêng Is 50,7).
Người Tôi Tớ đó đã thật sự trở nên con người của mọi người, vì :
"... chính các bệnh tật của chúng tôi, Ngài đã mang,
chính các đau khổ của chúng tôi, Ngài đã vác...
Ngài đã bị đâm vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi,
và vì tội vạ của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán,
đã giáng xuống Ngài hình phạt
đổi lấy an bình cho chúng tôi
và nhờ những vết hằn Ngài chịu,
chúng tôi có phương được lành..." (Is 53,4-5).
(Hãy đọc toàn bài ca thứ tư của Người Tôi Tớ trong Is 52,13 - 53,12 : đây là bài ca rất nổi tiếng trong
Thánh Kinh, nói lên bản chất và sứ vụ cứu thế của Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê).
Như vậy, hình ảnh Đức Giêsu Kitô, Đấng Cúùu Thế dịu hiền không những là niềm hy vọng mà còn là sức mạnh của Hội Thánh trong ơn gọi và sứ vụ ở trần thế của mình.
Đức Giêsu Kitô đã mở đường, giờ đây các môn đệ của Người tiếp tục đi lại con đường đó. Đó chính là con đường của một Giêsu Kitô, của một Hội Thánh kitô-hữu : "phải chịu khổ nạn như thế đã, rồi mới vào vinh quang" (Lc 24,26).
IV. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI CỦA LỜI HỨA.
(Tin Mừng theo thánh Matthêu)
Dựa trên truyền thống Dothái, thánh Matthêu đã trình bày Đức Giêsu như một Đavít mới, một Môsê mới.
Đavít và Môsê là hai khuôn mặt đặc biệt và tiêu biểu trong lịch sử Dân Chúa. Môsê là vị lãnh đạo giải thoát dân và trao ban cho dân Lề Luật của Thiên Chúa ; Đavít là người được Thiên Chúa tuyển chọn một cách đặc biệt, một cách nhưng không, được Thiên Chúa xức dầu tấn phong làm người lãnh đạo Dân Chúa.
Hai khuôn mặt đó, Matthêu quy tụ lại trong con người Đức Giêsu. - (trong quan niệm Đức Giêsu là con người của Lời Hứa, thánh sử Matthêu đã trình bày một cách rất phong phú. Ở đây, chỉ xin giới hạn trong
hai khuôn mặt tiêu biểu này).
A. ĐỨC GIÊSU LÀ ĐAVÍT MỚI.
Mở đầu tác phẩm, thánh Matthêu giới thiệu gia phả của Đức Giêsu. Xét trên quan điểm lịch sử, gia phả này còn nhiều thiếu sót, có tính chất gò bó, quá đơn giản. Nhưng trên quan điểm thần học, Matthêu muốn chúng ta lưu ý đến con số 14 trong cách trình bày gia phả của Đức Giêsu :
"Từ Abraham đến Đavít có 14 đời ;
từ Đavít đến thời lưu đày Babylon có 14 đời ;
từ thời lưu đày Babylon đến Đức Giêsu có 14 đời" (1,17).
Tại sao lại là con số 14 ? Có nhiều cách giải thích.
Một trong những cách giải thích rất đơn giản và cũng dễ hiểu là chúng ta hãy đặt mình vào não trạng người Dothái thời bấy giờ - bởi họ là những độc giả trực tiếp tác phẩm của Matthêu. Theo quan niệm của họ, con số 14 là con số ám chỉ Đavít. Thật vậy theo mẫu tự tiếng Hipri thì Đavít gồm ba chữ : Đ W Đ (Đawiđ). Đ tương đương với số 4, W số 6 và Đ số 4. Cộng chung lại, ta có số 14. Như thế, chúng ta có thể nói, khi trình bày gia phả Đức Giêsu trong tương quan với con số 14, ngay từø đầu, Matthêu đã muốn so sánh và gắn liền Đức Giêsu với Đavít.
Đức Giêsu là Đavít mới xuất hiện trong lịch sử dân Người. Đối với người Dothái, Đavít là nhân vật nổi bật trong lịch sử của họ, không những trên bình diện chính trị xã hội, mà còn trên bình diện tôn giáo nữa. Đó là một khuôn mặt rất tiêu biểu của Israel trong Cựu Ước. Vậy, khi trình bày Đức Giêsu là Đavít mới, Matthêu cũng nhắm trình bày người là khuôn mặt tiêu biểu, là trung tâm của Dân Chúa trong Tân Ước. Ý tưởng này, được Matthêu nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm (x. 9,27 ; 21,9...).
B. ĐỨC GIÊSU LÀ MÔSÊ MỚI.
Nếu con số 14 khiến người Dothái liên tưởng đến Đavít, thì con số 5 khiến họ nghĩ ngay đến vị lãnh đạo Môsê của họ vì đó là con số truyền thống của Môsê.
Người Dothái tin rằng Bộ Ngũ Kinh là tác phẩm của Môsê. Bộ đó gồm năm cuốn sách. Đó là Lề Luật, là Torah, là Luật Mẹ của mọi luật hướng dẫn đời sống của họ. Từ đó, họ yêu quý con số 5. Họ sắp xếp nhiều tác phẩm của họ trên cơ sở này.
Ví dụ : 150 bài Thánh vịnh được xếp thành 5 bộ sách ; họ chọn 5 cuốn sách đặc biệt để đọc trong các dịp lễ lớn : Diệu ca, Rút, Ai ca, Huấn ca, Esther ; sách Cách ngôn, sách Huấn ca cũng được chia làm 5 phần... Tất cả đều rập theo Luật Mẹ là Bộ Ngũ Kinh.
Thánh Matthêu cũng đã dựa trên truyền thống đó khi ông soạn Tin Mừng. Tác phẩm của ông xoay quanh năm bài giảng của Đức Giêsu về Nước Trời : 3 - 7 ; 8 - 10 ; 11 - 13,52 ; 13,53 - 18 và 19 - 25.
Như vậy, Matthêu ngụ ý trình bày 5 bài giảng về Nước Trời của Đức Giêsu song song với 5 cuốn sách mà Môsê đã ban cho Dân Chúa.
Từ đó, trong cái nhìn của Matthêu, Tin Mừng trở nên Luật mới, Torah mới đem đối chiếu với Luật cũ, Torah cũ.
Môsê đã ban Luật cũ. Đức Giêsu đã ban Luật mới.
Vậy, Đức Giêsu là Môsê mới.
Ngoài ra, trong phần trình bày xuất xứ của Đức Giêsu, Matthêu cũng đã sử dụng 5 đoạn Thánh Kinh :
Mt 1,23 // Is 7,14
Mt 2,6 // Mk 5,1
Mt 2,15 // Hs 11,1
Mt 2,18 // Gr 31,15
Mt 2,23 // Is 11,1
Một điểm nữa trong bố cục tác phẩm của Matthêu khiến chúng ta lưu ý, đó là Matthêu chú ý sắp xếp các bài thuật truyện về các việc làm của Đức Giêsu trước mỗi bài giảng của Người : Người hành động, rồi giảng dạy. Cách thức trình bày đó khiến người Dothái phải liên tưởng đến khuôn mặt của Môsê trong lịch sử dân tộc họ : Môsê đã hành động, rồi giảng dạy. Ông hành động bằng việc ông giải thoát dân khỏi ách nô lệ, và ông giảng dạy bằng cách ban cho dân Luật của Chúa.
Đức Giêsu đã làm và đã nói.
Những ai đến với Đức Giêsu sẽ được thấy và được nghe.
(Xem câu chuyện các môn đệ Gioan đến hỏi Đức Giêsu và câu trả lời của người trong Mt 11,2-6).
Như vậy, Đức Giêsu xuất hiện trong tư thế một Môsê mới, vừa là Đấng rao giảng về Nước Trời, vừa là Đấng hành động thực hiện ơn cứu độ. Người là Đấng Cứu Thế ban Luật Mới.
C. ĐỨC GIÊSU KIỆN TOÀN LỜI HỨA.
Đức Giêsu xuất hiện như một Đavít mới, một Môsê mới. Như vậy, Người mang sứ mạng của Đavít, của Môsê đối với lịch sử Dân Chúa. Nhưng, Đức Giêsu còn vượt xa Đavít, vượt xa Môsê !
Đavít thiết lập một vương quốc chính trị, xã hội, tôn giáo. Vương quốc đó bị giới hạn trong thời gian và không gian. Còn vương quốc mà Đức Giêsu thiết lập, bắt đầu thực hiện từ con người của Ngài, để rồi trải rộng xuyên qua thời gian và không gian. Các bài giảng bằng dụ ngôn về Nước Trời (13,1-52) cho ta thấy thực tế và viễn ảnh đó. Ngài là hạt giống Nước Trời được gieo vào thửa đất trần gian. Hạt giống ấy bị vùi sâu trong lòng đất. Có khi bị quên lãng. Không ai nhìn ra, ngoại trừ Người gieo giống và những người làm vườn chứng kiến sự kiện hạt giống được gieo vào lòng đất. Từ đó, một cách âm thầm, hạt giống ấy phát triển và đem lại hoa quả cho con người. Hạt giống ấy chính là Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế thuộc dòng tộc Đavít. Người đã đến với trần gian. Người đồng hành với con người. Người chia sẻ, hòa lẫn với mọi người để đem mọi người vào Vương Quốc của Thiên Chúa.
Môsê đã giải thoát dân và ban cho dân Luật Chúa. Nhưng ông chỉ là ngôn sứ của Thiên Chúa, là người công bố sứ điệp của Thiên Chúa cho dân. Trong khi đó, Đức Giêsu là Lời của Thiên Chúa : "... Các ngươi đã nghe bảo... ; còn Ta, Ta bảo các ngươi..." (Mt 5,22t). Đức Giêsu đã hành động và đã giảng dạy trong tư thế một Đấng có uy quyền. Người không phủ nhận những gì Môsê đã nói, đã làm ; Người cũng không làm ngược lại những gì Đavít đã thực hiện cho Dân Chúa. Bởi Người mang sứ mạng của Môsê, của Đavít trong lịch sử Dân Chúa. Nhưng Người còn đi xa hơn , bởi Người nói, Người làm chính là điều Thiên Chúa muốn nói, muốn thực hiện.
Từ đó, Matthêu cho chúng ta thấy, chính người là con người của Lời Hứa. Không phải chỉ khi chúng ta nhìn lại quá khứ của Dân Chúa, mà ngay cả và nhất là khi chúng ta nhìn về tương lai đầy sáng tạo và linh động của Dân Chúa, Người vẫn mãi mãi là con người của Lời Hứa.
V. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI CỦA NIỀM TIN
.(Tin Mừng theo thánh Gioan)
Hégel có một câu nói bất hủ :
"Das Wahr ist das Ganz" (Cái thật là cái toàn diện).
Câu nói trên vẽ ra cho chúng ta một chân trời thật rộng lớn : chỉ khi nào đạt tới toàn diện sự vật, đạt tới mọi chiều kích của vấn đề, chúng ta mới có thể xem như mình đã thấu triệt sự thật tàng ẩn trong sự vật, trong vấn đề đó.
Áp dụng câu nói trên vào các sách Tin Mừng, chúng ta càng thấy chí lý : các sách Tin Mừng đều viết về Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế. Tuy cùng là những dòng chứng tá về Đức Giêsu, nhưng các tác giả Tin Mừng đã chọn bốn hướng khác nhau. Bốn hướng này, tuy có nhiều nét khác biệt nhau, nhưng đều mang những giá trị đặc biệt để đạt tới cái toàn diện của vấn đề. Và như vậy, nếu chúng ta đúc kết 4 sách Tin Mừng lại với nhau, nghiên cứu các hướng đi, các quan điểm thần học, chúng ta có khả năng bắt gặp con người thật của Đức Giêsu, trong tư cách vừa là Đấng Cứu Thế, vừa là Con Thiên Chúa.
Thánh Matthêu đã đồng hóa chứng tá của mình với chứng tá của Cộng đoàn Hội Thánh khi trình bày Đức Giêsu Kitô là Đấng kiện toàn Lời Hứa. Người đến để thiết lập một vương quốc gọi là Nước Trời hay Nước Thiên Chúa, bằng các bài giảng huấn và hành động cứu thế.
Thánh Marcô đã mặc lấy tâm tình của người môn đệ, sử dụng lối văn chấm phá, vẽ lại một cách sống động khuôn mặt Vị Thầy khả kính khả ái. Người luôn di chuyển. Người nói và hành động liên tục. Lời nói và việc làm của Người có sức thu hút đám đông. Người ở giữa mọi người, nhưng vượt ngoài tầm tay mọi người. Người là Vị Thầy lữ hành.
Thánh Luca viết Tin Mừng trên cơ sở Lịch sử cứu độ. Vì thế, để gặp được Đức Giêsu, Luca mời gọi chúng ta hòa tan niềm tin của mình vào niềm tin của toàn thể Hội Thánh. Trong cái nhìn đức tin, ta thấy được hoạt động của Chúa Thánh Thần trong sứ mạng cứu thế của Đức Giêsu và từ đó, Người đến với chúng ta trong tư cách Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, dịu hiền - khiêm tốn.
Còn thánh Gioan lại đặt chứng tá của mình trong chứng tá của Thánh Thần về Đức Giêsu Kitô. Nói cách khác, chính Thánh Thần đã làm chứng về Đức Giêsu Kitô qua tâm tình và ngòi bút của Gioan. Chứùng tá của Thánh Thần, chứng tá của Gioan nhằm mục đích trình bày Đức Giêsu Kitô chính là con người của niềm tin.
Như vậy, các sách Tin Mừng quả là những tác phẩm lịch sử, được soi dẫn bởi một đức tin sống động, một đức tin chia sẻ trong Cộng đoàn Dân Chúa. Các sách Tin Mừng bó buộc độc giả phải có một lựa chọn dứùt khoát : theo hoặc chối từ Đức Giêsu. Và bởi vì sứ điệp Tin Mừng dựa trên một nhân vật lịch sử là Đức Giêsu người thành Nazareth, nên một khi tin vào sứ điệp đó tức là tin vào các biến cố bao quanh con người Giêsu Nazareth. Vì vậy, đứùc tin của kitô-hữu phải là một đứùc tin lịch sử (foi historique).
Khi nhận định về sự khác biệt giữa các sách Tin Mừng, Blaise Pascal có một câu nói khá sâu sắc :
"Có nhiều tác giả Tin Mừng để xác nhận sự thật và sự khác biệt của họ thật là hữu ích".
Mọi chiều kích, mọi thành phần, mọi nhân tố đều có những giá trị riêng và khi cùng nhau xác nhận một sự thật, thì chắc chắn "cái thật" của Tin Mừng sẽ được bộc lộ một cách phong phú nhờ vào "cái toàn diện" của nó.
A. DẤU CHÆ CỦA NIỀM TIN.
Trong đoạn kết sách Tin Mừng, thánh Gioan ghi rõ :
"Đức Giêsu đã làm trước mặt các môn đồ nhiều dấu lạ khác nữa, không viết lại trong sách này. Các điều đã viết đây là để anh em tin rằng : Đức Giêsu chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa ; và bởi tin thì anh em được có sự sống nhờ Danh ngài". (20,30-31).
Từ ngữ "dấu lạ" ở đây phải hiểu là "dấu chỉ" (Hylạp : sêmeia). Trong Tin Mừng thứ tư, thánh Gioan lưu ý chúng ta đặc biệt hai dấu chỉ trong phần đầu tác phẩm của mình ở chương 2 : 2,1-11 dấu chỉ rượu ở Cana ; 2,13-25 dấu chỉ đền thờ ở Giêrusalem.
Sau khi được Gioan Tẩy Giả giới thiệu (1,19-36) và sau khi đã chọn các môn đệ tiên khởi (1,35-51) - mục đích là để họ nghe, thấy và làm chứng - , Đức Giêsu đã thực hiện hai dấu chỉ cốt khơi lên và mời gọi niềm tin trong tâm hồn các môn đệ.
Dấu chỉ rượu trong bối cảnh tiệc cưới ở Cana nhằm bộc lộ cho mọi người biết Người là Đấng Cứu Thế. Trong truyền thống Thánh Kinh Cựu Ước, nhất là theo hình ảnh biểu trưng của ngôn sứ Isaia, rượu là thức uống đặc biệt mà Đấng Cứu Thế sẽ thết đãi Dân Người trong thời Thiên Sai (x. St 9,20 ;Ds 13,21 ; St 49,11-12 ; Is 2,2-3 ; 25,6 ; 56,6-8 ; 60,11-14 ; Dcr 8,20 và 14,16 ; Mc 2,22t ; 1 Cr 10,16...). Và bởi Người là Đấng Cứùu Thế, nên Người lệ thuộc vào thời gian và không gian. Chúng ta sẽ nhận biết Người là Đấng Cứu Thế trong "giờ" của người (x. Ga 2,4 ; xem thêm 7,30 ; 8,20 ; 12,23 ; 13,1). Dấu chỉ rượu sẽ trở nên hiển nhiên, rõ ràng và thực hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn trong "giờ" của Đức Giêsu. "Giờ" đó chính là giờ của cuộc khổ nạn, giờ của thập giá. Trước dấu chỉ đó, "các môn đồ đã tin vào Ngài" (Ga 2,11).
Như vậy, qua dấu chỉ rượu, Đức Giêsu mạc khải Ngài là Đấng Cứu Thế. Và mọi người sẽ nhận ra khuôn mặt của Đấng Cứu Thế trong "giờ" của Ngài : đó là giờ khổ nạn và thập giá. Vì thế, trong tư cách là Đấng Cứu Thế, Đức Giêsu tiến đến giờ thập giá, giờ Ngài phải chết.
Trong khi đó, dấu chỉ đền thờ mang một sắc thái khác. Với dấu chỉ này, Đức Giêsu bày tỏ cho một người biết ngài là Con Thiên Chúa. Thật vậy, người công bố cho mọi người biết đền thờ là nhà Cha của Người (Ga 2,16). Người còn thách những người Dothái cứùng lòng tin : "Phá Đền Thờ này đi ! Và trong ba ngày, Ta sẽ dựng lại" (Ga 2,19). Người muốn nói về Đền Thờ thân xác mình, bởi lẽ, Đền Thờ là nơi Thiên Chúa ngự, nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa. Như thế, khi tự đồng hóa con người của mình với Đền Thờ, Đức Giêsu minh nhiên công bố Người là Con của Thiên Chúa. Và vì là Con Thiên Chúa, nên Người đã để lòng nhiệt thành đối với nhà Cha Người nghiền nát cả mình Người (Ga 2,17 ; x. Tv 69,10). Rồi, khi dấu chỉ ấy thành sự, tứùc là khi Người sống lại từ trong cõi chết, các môn đồ "đã tin vào Kinh Thánh và vào lời Đức Giêsu đã nói" (Ga 2,22).
Với hai dấu chỉ này, Đức Giêsu mạc khải thân thế và sứù vụ của Người. Vì là Đấng Cứu Thế, Người sẽ tiến đến giờ của mình, là giờ thập giá ; nhưng vì là Con Thiên Chúa, nên Người sẽ sống lại. Chết và sống lại thực hiện điều mà hai dấu chỉ trên loan báo. Từø đó, các môn đệ "đã tin vào Người". Đó là những dấu chỉ của niềm tin.
B. LỜI NÓI TẠO NIỀM TIN.
Thánh Matthêu đã cho chúng ta biết Đức Giêsu là Vị Thầy giảng dạy. Có thể nói, trọng tâm Tin Mừng Matthêu xoay quanh năm bài giảng của Đức Giêsu về Nước Trời.
Còn thánh Gioan lại tạo cơ hội cho chúng ta thấu hiểu và quán triệt mọi hành động của Đức Giêsu. Nói cách khác, Gioan muốn chúng ta hãy dùng cái nhìn của chính Đức Giêsu để giải thích mọi sự việc xảy ra. Trong chiều hướng đó, Gioan muốn chúng ta trực diện với Đức Giêsu, với con người có lời nói tạo niềm tin này.
Thật vậy, lời nói đầu tiên cũng Đức Giêsu mà thánh Gioan chú ý ghi lại trong tác phẩm của mình chính là một câu hỏi, kèm theo một lời mời gọi :
"Các ngươi tìm gì ?" - (Rabbi, Ngài lưu lại ở đâu ?)
"Hãy đến mà xem !" (Ga 1,38-39).
Câu hỏi và lời mời gọi này luôn được lập lại với những ai muốn gặp Đức Giêsu, muốn tiếp xúc với Người cũng như muốn biết người. Lời Đức Giêsu khiến họ phải suy nghĩ. Lời Đức Giêsu khiến họ phải lựa chọn ! Sức mạnh của lời nói Đức Giêsu bộc lộ qua các câu chuyện trao đổi giữa người với Nicôđêmô (Ga 3,1-21), với người phụ nữ Samari (Ga 4,1-41), và với viên quan chức ngoại giáo ở Galilê (Ga 4,43-53).
Nicôđêmô là mẫu người tiêu biểu cho giới biệt phái, giới lãnh đạo, bậc thầy trong Dân Chúa. Ông đã tìm đến với Đức Giêsu, đã nghe Người nói chuyện, đã bị lời Người phá tan khối tự mãn trong con người của ông. Thay vì tranh luận với Đức Giêsu, thì ông đã được lời Người dẫn từ suy nghĩ này qua suy nghĩ khác ; có chăng là ông chỉ thốt lên vài câu hỏi biểu lộ sự ngạc nhiên, phơi bày những thắc mắc, thiếu sót của mình trên con đường tìm Nước Thiên Chúa.
Người phụ nữ Samari là nhân vật tiêu biểu cho giới lạc giáo, giới bị xã hội Dothái khinh bỉ, xếp ngang hàng với phường tội lỗi. Bà cũng đã được nghe lời nói của Đức Giêsu. Lời Người đã soi sáng tâm hồn bà, đưa bà từ thái độ dửng dưng ban đầu (Ga 4,9) đến thái độ gắn bó (4,15) ; rồi từ một suy nghĩ về tôn giáo (4,20) đến một chọn lựa cơ bản là tin và làm chứng về Người cho đồng hương của mình (4,29.39-42).
Viên quan chức ở Galilê là nhân vật tiêu biểu cho lương dân, cho những người chưa bao giờ nghe nói về Đấng Cứu Thế, hoặc có nghe nhưng đều hiểu sai lệch. Khi nghe tin Đức Giêsu xuất hiện, ông đã quyết định "đi gặp Ngài" (Ga 4,47). Trước lời nói của Đức Giêsu : "Ông hãy đi ! Con ông sống !", thánh Gioan đã ghi lại phản ứng của ông ấy như sau : "Người ấy đã tin vào lời Đức Giêsu nói với mình và đi về " (4,50). Từ thái độ tin vào lời Đức Giêsu - ông tin ngay, dầu chưa thấy được dấu chỉ nào, dầâu không có cuộc tranh luận nào, dầu quá khứù của mình không được lời Người phơi bày như trường hợp người phụ nữ Samari -, ông đã chọn một quyết định dấn thân sâu xa và triệt để hơn, "ông đã tin làm một với gia đình ông" (4,53).
Với ba mẫu người trên, thánh Gioan muốn giớùi thiệu với chúng ta khuôn mặt của toàn thể nhân loại trên con đường tìm về nước Thiên Chúa. Cả ba mẫu người này đều được tiếp xúc và nghe lời Đức Giêsu nói với mình. Cả ba đã có những lời đáp trả với những cường độ khác nhau và cả ba đều đã có kinh nghiệm như nhau, là lời nói của Đức Giêsu đã tạo nên niềm tin trong đời sống của họ.
C. HÀNH ĐỘNG CỦNG CỐ NIỀM TIN.
Thánh Gioan đã ghi lại nhiều hành động mà Đức Giêsu đã thực hiện trong quá trình rao giảng Tin Mừng. Mỗi hành động đều mang một ý nghĩa mạc khải đặc biệt, hoặc về sứ mạng cứu thế của Người, hoặc về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Và bởi thế, mỗi hành động đều nhằm mục đích củng cố niềm tin những ai đã chọn lựa đi theo Người. Việc Đức Giêsu chữa lành người mù từ lúc mới sinh trong bối cảnh lễ Lều ở Giêrusalem thật đầy đủ ý nghĩa (Ga 9,1-41).
Dịp lễ Lều, toàn dân cử hành trong vòng một tuần lễ các nghi lễ hoài niệm thời gian sa mạc, thời gian du mục của tổ tiên mình. Đó là "thờiø gian của mối tình đầu" giữa Thiên Chúa và Dân Người - nói theo kiểu các ngôn sứ, cách riêng là Hôsê, Giêrêmia và Êzêkiel -. Trong dịp lễ đó, dân chúng tụ họp tại Giêrusalem và cử hành một cách đặc biệt các nghi lễ "Kiệu Nước" và "Rước Ánh Sáng". Nước và Ánh Sáng tượng trưng cho Giavê Thiên Chúa cũng như hồng ân của Người đối với dân trong thời sa mạc. Khi dân khát, Người đã cho dân nước từ bọng đá ; khi dân phải di chuyển ban đêm, người đã trở nên cột lửa soi dẫn bước đi. Phát xuất từ ý nghĩa của dịp lễ, Đức Giêsu đã chữa lành người mù từ lúc mớùi sinh. Người truyền lệnh cho anh phải đi tới rửa mắt ở suối Silôam (nghĩa là suối "Kẻ được sai") để mắt anh được sáng mà trông thấy. Nước và sự sáng đối với người mù là cả một nguồn hạnh phúc. Nước đó phát xuất từ suối "Kẻ được sai" - tức là Đấng Messia, Đấng được Thiên Chúa sai đến -, và sự sáng là do việc anh mù tin vào lời Đức Giêsu mà hành động. Như vậy, qua việc chữa lành mắt anh mù, Đức Giêsu như muốn đồng hóa mình với suối nước, với sự sáng trong dịp lễ Lều. Người muốn mạc khải chân tính của Người : Người là Vị Chúa của dân (= sự sáng) và là Quà Tặng Thiên Chúa ban cho Dân (= nước). Trước những hành động chứùa đựng nhiều ý nghĩa như trên mà Đức Giêsu đã thựïc hiện, những ai khiêm tốn như anh mù, những ai nhận biết mình là người có tội, sẽ được thấy, được hiểu để rồi được đi trong sự sáng. Đó là tình trạng của anh mù được chữa lành ; "lạy Ngài, tôi tin !" (9,38). Ngược lại, những ai tự mãn, tựï cho mình là công chính, tựï cho mình là quan tòa của anh em mình, cứ tưởûng rằng mình thấy, mình đã hiểu ơn cứu độ để rồi không cần tin vào lờøi mạc khải của Người, thì sẽ lui dần về trong bóng tối. Bởi vì :
"Chính để phán xét mà Ta đã đến trong thế gian,
ngõ hầu kẻ không thấy thì được thấy,
còn kẻ thấy được thì hóa đui mù".
(Ga 9,39).
Con người Giêsu Kitô trong Tin Mừng thứ tư quả thật lạ lùng. Người đặt ta và thực tế cuộc sống, vào các sinh hoạt thông thường của con người, để xuyên qua mọi dấu chỉ, lời nói, hành động, Người muốn ta khám phá ra sự sống đích thực nhờ biết đặt niềm tin nơi Người.
VI. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI CỦA HY VỌNG.
(Khải Huyền)
A. GIỚI THIỆU SÁCH KHẢI HUYỀN.
1. Chỗ đứng của Khải Huyền trong bộ Thánh Kinh.
Chúng ta đã có dịp làm quen với hầu hết các sách trong Tân Ước. Sau khi đã chia sẻ sự sống và niềm tin của Hội Thánh (Công Vụ), của các giáo đoàn địa phương (Thư thánh Phaolô), để gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc loài người (Tin Mừng), giờ đây chúng ta hãy lắng nghe, hãy đọc lại cuốn sách "Mạc khải của Đức Giêsu Kitô" về "các điều kíp phải xảy đến" (Kh 1,1). Khải Huyền vì thế chính là mạc khải, là "vén bức màn lên", là thực hiện việc "bóc trần ra điều trước kia vẫn được giấu kín".
Vậy làm sao có thể xác định được chỗ đứng của Khải Huyền trong Bộ Thánh Kinh ?
- Như chúng ta biết : Thánh Kinh là những bản văn ghi lại Lời Chúa nói với con người, diễn tả mối tương quan chân thật giữa Thiên Chúa với con người - mà ngôn ngữ chuyên biệt của Thánh Kinh gọi là Giao Ước -. Đối với chúng ta, Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước làm sống lại tất cả quá trình lịch sử của một dân được tuyển chọn, yêu thương cách riêng, được giáo dục từng bước để có khả năng đón nhận và cưu mang niềm hy vọng của nhân loại. Niềm hy vọng ấy được thực hiện khi thời gian viên mãn, khi Thiên Chúa ban người Con Một cho nhân loại. Người Con Một ấy chính là Đức Giêsu Kitô Cứu Chúa.
Tân Ước ghi lại sự sống và niềm tin của Hội Thánh vào Vị Cứu Chúa của mình, đồng thời vẽ lại khuôn mặt của Đấng Cứu Thế vừa là Thiên Chúa vừa là người để chia sẻ cho xã hội trần gian điều cao quý và hạnh phúc nhất mà mọi người đều được mời gọi tham dự vào : đó là ơn cứu độ.
Cưu mang niềm hy vọng của nhân loại, xác tín về ơn cứu độ mà Thiên Chúa trao ban cho con người qua Đức Giêsu Kitô, Hội Thánh tin tưởng và vững tâm tiến bước. Nhưng trong dòng thời gian, khi va chạm với cuộc sống thường nhật với bao thực tế phũ phàng, lắm khi Dân Chúa giật mình, suy nghĩ, đặt vấn đề và có khi khắc khoải lo âu và thậm chí bối rối về niềm tin của mình. Một bên là thâm tín vào Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, một bên là cùng đồng hành với xã hội loài người mà mình phải yêu thương và phục vụ - nhưng rất thường khi nghi ngờ, chống đối và bách hại mình -, trong bối cảnh đó, người kitô-hữu đặt ra nhiều câu hỏi : vậy thì, thế giới loài người sẽ đi về đâu ? Và người kitô-hữu phải sống như thế nào trong khoảng thời gian chờ đợi ngày Đức Giêsu Kitô trở lại ?
Các câu hỏi đó càng trở nên cấp bách, dồn dập, nhất là trong những giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn mà Dân Chúa gặp thửû thách trầm trọng vì những bách hại bên ngoài và chia rẽ - bất hòa bên trong.
Trước những lo âu khắc khoải đó, Khải Huyền - mạc khải của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh - vén mở bức màn bí ẩn lên, bày tỏ cho Hội Thánh "thấy" tương lai huy hoàng đang chờ đón những người đã đặt niềm tin và lòng yêu mến nơi Đức Giêsu Kitô, cũng như tương lai xán lạn của nhân loại và của cả vũ hoàn, bởi lẽ quyền lực của tội lỗi đã bị đánh bại và kẻ thù cuối cùng của con người là sự chết sẽ hoàn toàn bị chế ngự. Đó chính là lúc bộ mặt của thế gióùi này sẽ thay đổi vì được thấm nhuần ơn cứu độ. Vì các lý do đó, Khải Huyền không phải là cuốn sách dự đoán tương lai, nhưng là sách vạch ra một hướùng đi cho Dân Chúa. Hướng đi đó được bảo đảm bởi một quá trình lịch sử lâu dài của Dân Chúa (Cựu Ước), đồng thời tựïa trên nền tảng vững chắc là Đức Giêsu Kitô Phục Sinh (Tân Ước).
Chỗ đứùng của Khải Huyền trong toàn bộ Thánh Kinh là thế ! Khải Huyền rất ngắn, nếu so với Cựu Ước và Tân Ước. Nhưng Khải Huyền sẽ rất dài, vì đang được sống, đang được thực hiện liên tục bởi toàn thể Dân Chúa trong dòng thời gian và không gian trong cuộc hành trình tiến về Vương Quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa là Trời mới - Đất mới.
2. Bố cục Khải Huyền.
Chúng ta có thể chia Khải Huyền thành ba phần :
Kh 1 - 3 Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong xã hội trần gian.
Kh 4 - 20 Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô cùng đồng hành với xã hội trần gian.
Trong cuộc hành trình này, Đức Giêsu Kitô luôn hiện diện và hướng dẫn Hội Thánh.
Hội Thánh chia sẻ "nỗi vui mừng và niềm hy vọng" của mình cho xã hội loài người.
Đó là giai đoạn vượt qua sa mạc, vượt qua thử thách để đạt tới niềm vui cứu độ.
Kh 21 - 22 Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trở nên Trời mới Đất mới.
3. Hội Thánh của Khải huyền.
Thực tại mà Hội Thánh của Khải Huyền đang sống là một thực tại đầy khủng hoảng trong sinh hoạt tôn giáo do các biến cố lịch sử đương thời tạo nên.
Tác giả Khải Huyền xác tin rằng, những gì mình ghi lại trong sách là chính "mạc khải của Đức Giêsu Kitô" trong thời đại cánh chung. Vì thế, nội dung mạc khải sẽ còn kéo dài, không những cho Hội Thánh thời bấy giờ, mà còn cho Hội Thánh của các thời đại.
Khi gợi lên đời sống cụ thể của 7 giáo đoàn vùng Tiểu Á: Êphêsô (2,1-7) ; Smyrna (2,8-11) ; Pergamô (2,12-17) ; Thyatira (2,18-29) ; Sarđi (3,1-6) ; Philađelphia (3,7-13) ; Laođikêa (3,14-22), tác giả muốn nhìn đến Hội Thánh toàn diện. Đó là hình ảnh của Hội Thánh phổ cập và của mọi thời đại. Bảy giáo đoàn này, trong nhãn quan của tác giả Khải Huyền, chính là tấm gương phản chiếu lại bộ mặt và sinh hoạt của Hội Thánh Chúa Kitô. Đó là một Hội Thánh đang bị bách hại dữ dội từ bên ngoài, và ngay bên trong lòng Hội Thánh những mầm mống chia rẽ xuất hiện do sự hoành hành của các tư tưởûng lạc giáo (Kh 1 -3).
Nhưng phải chăng cơn gian truân sẽ bóp nghẹt sự sống của Hội Thánh ? Khải huyền từ chương 4 đến 20 vẽ lại hình ảnh cụ thể của Hội Thánh và khẳng định đời sống của Hội Thánh Chúa Kitô thườøng xuyên gặp những xung đột, giằng co trong cuộc sống với xã hội trần gian. Và chính trong giai đoạn này, một đặc điểm mà Khải Huyền lưu ý chúng ta là hình như không thấy bóng dáng Chúa Kitô đâu cả ! nhưng, vắng bóng không có nghĩa là không hiện diện ! Vì, trong mọi sinh hoạt, mọi biến cố xảy ra trong Hội Thánh, Người vẫn hiện diện và biểu dương sức mạnh của mình. Chính vì thế, hình ảnh Đức Giêsu Kitô đã trở nên niềm hy vọng thật sự của Hội Thánh trong cuộc lữ hành này. Hình ảnh đó lại trở nên lẽ sống của Hội Thánh.
Từ đó, Hội Thánh nhận ra ; chính nhờ những xung đột, thử thách mà Hội Thánh tự thanh luyện mình và đồng thời có cơ hội sống ơn gọi cứu thế của mình trong xã hội trần gian. Những xung đột, thử thách tạo nên đau khổ, giống như nỗi đau của người mẹ sinh con. Và đây sẽ là lúc một thế giới mới được sinh ra : thế giới của Trời mới - Đất mới !
Bằng cuộc hành trình đấy thử thách, bách hại, đau khổ, Hội Thánh lữ hành dọn đườøng cho Chúa Giêsu Kitô trở lại. Lúc đó, Người "lau sạch nước mắt" của Dân Người, vì "sự chết sẽ không có nữa, phiền muộn, kêu gào và khó nhọc sẽ không có nữa" (Kh 21,4).
4. Văn chương Khải Huyền.
Vì là sách "bóc trần ra điều trước kia vẫn được giữ kín", nên tác giả đã sử dụng một lối hành văn đặc biệt mà ta quen gọi là lối văn khải huyền. Lối văn đó có sắc thái riêng của nó, không cùng mẫu số chung với các lối văn thông thường. Vì thế, chúng ta phải đọc sách Khải Huyền bằng ngôn ngữ, não trạng của khải huyền mới có thể hiểu được Khải Huyền.
a. Hình thức mạc khải.
Trong Thánh Kinh, chúng ta thườøng gặp hai hình thức mạc khải : sấm ngôn và thị kiến. Sấm ngôn là Lời Thiên Chúa được một hay nhiều người gọi là ngôn sứ hay tiên tri truyền đạt lại cho Dân Chúa. Còn thị kiến là việc thấy những bức tranh bức ảnh chan hòa thực tại Thiên Quốc mà người chứng kiến (thị-kiến-nhân) có nhiệm vụ vẽ lại, tườøng thuật lại bằng ngôn ngữ, hình ảnh của con người. Thường thì thị-kiến-nhân cảm thấy bất lực trong sứ mạng thông truyền lại sứù điệp mình đã thị kiến, bởi làm sao có thể diễn đạt hoàn toàn và trung thực điều mình đã chứng kiến mà lại là những điều không bao giờ có trong kinh nghiệm bình thường của con người ! Vì thế, tác giả Khải Huyền truyền đạt sứ điệp của mình qua hai giai đoạn : 10. Mô tả bằng hình ảnh, các từ ngữ biểu trưng điều mình đã thấy ; 20. Rồi cố gắng giải thích những gì mình vừa mô tả, vừøa chứùng kiến. Đây là lý do khiến chúng ta thấy trong Khải Huyền có hiện tượïng hình ảnh lấn át lời nói.
b. Sử dụng các biểu trưng.
Nhìn thấy các thực tại Thiên Quốc, quả là một đặc ân ! làm sao diễn tả lại cách trọn vẹn bằng ngôn ngữ con người ?
điều này buộc tác giả Khải Huyền phải sử dụng lối hành văn bao gồm nhiều từ ngữ và hình ảnh biểu trưng :
- Biểu trưng về con số : 7 và 12 chỉ sự hoàn hảo, toàn thiện ; số 3, số 5 hoặc 6, phân nửa của 7, hay không phải là số 7 chỉ sự bất toàn, chỉ thời gian thử thách, thời gian bách hại và cũng có khi chỉ kẻ đối địch với Thiên Chúa, với Dân của Người ; số 4 chỉ bốn hướng của vũ trụ, tức là hoàn vũ, thế giới...
- Biểu trưng về màu sắc : Trắng gợi lên sự chiến thắng, sự tinh tuyền ; đỏ gợi ra màu máu mà các chứng nhân của Chúa Kitô phải đổ ra...
- Ngoài các biểu tượng trên, tác giả Khải Huyền còn sự dụng một số hình ảnh quen thuộc trong Thánh Kinh : cây hằng sống, suối nước tuôn trào, chiên con đứng như đã bị sát tế...
c. Đối tượng các thị kiến trong Khải Huyền.
Trong ngôn sứ, sứ điệp nhằm đề cao Giao Ước và quy chiếu cái nhìn của Dân Chúa về Giao Ước. Giao Ước trở nên mẫu mực cho mọi suy nghĩ, mọi hành động. Vì thế, sứ điệp của ngôn sứ nhằm hai vấn đề căn bản ; hoán cải và trung thành.
Trong Khải Huyền, sứ điệp nhằm trình bày sự khải hoàn của Thiên Chúa xuyên qua những bí ẩn của lịch sử loài người. Vì thế, trọng tâm của sứ điệp Khải Huyền là : kiên trì và saün sàng. Từ đó, Khải Huyền trở nên sứùc mạnh, nguồn an ủi cho Hội Thánh : đối với những người lầm lạc, Khải Huyền đòi buộc họ phải hoán cải nếp sống ; đối với người nguội lạnh, Khải Huyền trở nên sứ điệp kích thích lòng can đảm ; và đối với những thành phần Dân Chúa đang gặp thử thách vì bách hại, vì khủng hoảûng trong cuộc sống, Khải Huyền chính là nguồn hy vọng.
B. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI CỦA HY VỌNG.
1. Đức Giêsu dướùi dạng "Chiên Con đứng như đã bị tế sát".
Trong Khải Huyền, Thiên Chúa và Vương Quốc của Người được phô bày bằng nhiều bức tranh kỳ lạ. Đặc biệt trong chương 4, chúng ta hãy chiếm ngắm một vài nét sau đây :
"... một cửa mở ra trên trời..." (4,1)
Qua cửa đó, thị-kiến-nhân đã thấy gì ?
"Một ngai đã đặt trên trời và trên ngai có Đấng ngự. Và Đấng ngự vẽ trông giống ngọc thạch và xích não, và hào quang tỏa quanh ngai trông giống như bích ngọc" (4,2-3). Đấng ngự trên ngai không được mô tả như thế nào, chỉ có vinh quang của Người tỏ rạng mà thôi. Đấng ấy được Thánh Kinh gọi bằng tước hiệu "Đấng đã có, đang có và sẽ đến" (1,8). Đấng ấy không lệ thuộc vào thời gian và không gian, nhưng lại can thiệp và hiện hữu trong thời gian và không gian. Đấng ấy là Chủ Tể của vũ trụ và lịch sử.
Bên cạnh ngai có 7 đèn cháy lửa, tức 7 thần khí của Thiên Chúa. Đó là sự hiện diện của Thánh Linh trong sự toàn diện, tuyệt hảo của Người, luôn linh động và nóng sốt như ngọn lửa. Còn gì nữa ? - Quanh ngai có bốn sinh vật hình bò tơ, sư tử, mặt người và phụng hoàng, trước sau đầy những mắt là mắt. Khải Huyền sử dụng lại hình ảnh quen thuộc trong Cựu Ước trích từ ngôn sứ Êzêkiel để biểu trưng cho 4 hướng của vũ trụ, thế giới : ý chỉ mọi tạo vật của Thiên Chúa.
Thêm vào đó, có sự hiện diện của 24 lão công. Họ vận áo trắng (phẩm phục của tư tế), đầu đội triều thiên vàng (biểu hiệu của vương đế). Họ là những nhân vật tiêu biểu cho 12 chi tộc con cái Israel trong Cựu Ước và 12 Tông Đồ trong Tân Ước. Trong bức tranh này còn thiếu một nhân vật quan trọng và còn thiếu sự hiện diện của nhân loại. Thị-kiến-nhân đã đau khổ và "khóc nức nở" (4,5). Trước tình trạng đó, một vị lão công đã trấn an và giớùi thiệu Vị anh hùng chiến thắng "sư tử họ Giuđa, chồi lộc Đavít" (5,5).
Vị anh hùng chiến thắng này xuất hiện dưới dạng "Chiên Con đứng như đã bị tế sát" (5,6). Chiên Con này đầy sức mạnh (7 sừng) và đầy Thánh Linh thông hiểu mọi sự (7 mắt). Hình ảnh "Con Chiên đứng (thẳng) như đã bị tế sát" với nguồn gốc là "sư tử họ Giuđa, chồi lộc đavít" chính là khuôn mặt của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh (đứng thẳng) còn mang trên thân mình dấu vết cuộc Khổ Nạn và Tử Nạn (đã bị tế sát).
Rồi cùng với sự xuất hiện của Chiên Con, Vương Quốc Thiên Chúa được chan hòa "hương thơm" và vang lừng âm điệu của bài ca mới, bài ca của "mọi dòng họ, tiếng nói và mọi dân mọi nước" (5,9) - (nhân loại được cứu độ). Trong Vương Quốc đó, Khải Huyền cho thấy Đức Giêsu Kitô chiến thắng, nhưng vẫn còn mang vết của cuộc xung đột, giao tranh. Vì thế, trong suốt cuộc hành trình đầy gian khổ của Hội Thánh tiến về Vương Quốc của Thiên Chúa, nơi có Đấng ngự trên ngai tòa sáng vinh quang, hình ảnh "Con Chiên đứng (thẳng) như đã bị tế sát" đã thực sự trở nên niềm hy vọng cho toàn thể Dân Người.
2. Dân Chúa trên đường tiến về tương lai.
Tại sao Hội Thánh lữ hành cần phải có niềm hy vọng ? - Vì trong giai đoạn bình thường, con người sống có thể đặt chương trình, dự tính cho tương lai. Trong bối cảnh đó, các ngôn sứ, các Tông Đồ trong Hội Thánh có thể soi dẫn con người bằng cách giải thích ý nghĩa của cuộc sống, ý nghĩa của lịch sử... nhưng khi Hội Thánh phải sống trong những giai đoạn có thể nói là tuyệt vọng về phương diện nhân loại, giai đoạn mà Hội Thánh xem như bị bế tắc, cảm thấy mình bất lực trong việc xây dựng nước Trời, thì sứ điệp của ngôn sứù hoặc của Tông Đồ không đủ mạnh để có thể tạo ra nơi tâm hồn tín hữu niềm hy vọng. Bởi lẽ, niềm hy vọng không thể tồn tại mãi với những lời nói, lời hứa - dầu đó là những lời nói, lời hứùa có cơ sở vững chắc dựa trên mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô -. Trong bối cảnh đó, niềm hy vọng đòi phải được nhìn thấy, được đụng chạm, được bắt gặp điều sẽ xảy ra vào thờøi cánh chung. Dướùi ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh, Hội Thánh đã dựa trên sự trung tín vĩnh cửu của Thiên Chúa, dựa trên quá khứ của chính mình trong tương quan giao ướùc với Thiên Chúa để mạnh dạn đưa mắt tin tưởng nhìn về tương lai.
Bởi đó chúng ta thấy hầu như những sứù điệp quan trọng của Cựu Ước cũng như Tân Ước đều được cô đọng lại trong Khải Huyền : hình ảnh thời Xuất Hành, thời lưu đày luôn hiện diện hầu như trên mỗi trang sách của Khải Huyền, nếu như trong quá khứ, Thiên Chúa đã thương cứu Dân người, thì trong tương lai chắc chắn người cũng giải thoát Dân người ; vì người là Chủ Tể của vũ trụ và Chủ Tể của lịch sử, vì người là Đấng luôn trung thành với những gì Người đã hứùa.
Xuất phát từ trạng huống cụ thể đó, hình ảnh Đức Giêsu Kitô dưới dạng "Con Chiên đứng (thẳng) như đã bị tế sát" thực sự trở nên niềm hy vọng lớn lao và tuyệt đối cho Dân Chúa. Dầu "bị tế sát", nhưng vẫn "đứng thẳng’.
Rồi một khi nắm vững niềm tin "Thiên Chúa sẽ ở với con người" :
"Họ sẽ là Dân của Người,
còn Người, Thiên Chúa ở cùng họ
sẽ là Thiên Chúa của họ"
(Kh 21,3).
Nên dầu gian khổ, gặp bao thử thách, bị giằng co, xâu xé và thậm chí bị bách hại, toàn Dân Thiên Chúa cảm thấy mình như ứa trào sức sống và niềm vui của Đấng Phục Sinh để thốt lên niềm hy vọng của mình :
"Marana Tha !
Lạy Chúa Giêsu,
xin hãy đến"
(Kh 22,20).