TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT
NAM
--------------
TRUYỀN GIÁO BẰNG CHỨNG TÁ ĐỜI SỐNG
VÀO ĐỀ
Dựa vào các tài liệu của Giáo Hội, chúng ta có thể
liệt kê 15 Đường Lối Truyền Giáo như sau: (1) Làm chứng, (2) Loan báo Tin Mừng,
(3) Thành lập Giáo Hội địa phương, (4) Cộng đoàn Cơ Bản và các Phong Trào Canh
Tân, (5) Đối thoại với mọi người, (6) Đối thoại Đại kết, (7) Đối thoại liên
tôn, (8) Tiếp xúc cá nhân, (9) Thăng tiến con người, (10) Truyền thông xã hội,
(11) Phụng vụ Lời Chúa, (12) Huấn giáo và dạy giáo lý, (13) Các Bí tích và Á Bí
tích, (14) Lòng đạo đức bình dân, (15) Hội nhập văn hóa.
Trong nhiều bài tiếp theo, chúng ta sẽ
lần lượt xem xét mỗi đường lối ấy và áp dụng vào hoàn cảnh riêng của Việt Nam
chúng ta. Chúng ta bắt đầu bằng một đường lối mà người Công Giáo nào cũng có thể
thực hiện được: đó là CHỨNG TÁ ĐỜI SỐNG.
TRÌNH BÀY
1. Giáo huấn của Giáo Hội về Đường Lối Truyền Giáo bằng Chứng
Tá Đời Sống:
“Con người thời nay tin vào các chứng nhân
hơn là các thầy dạy. Tin vào kinh nghiệm hơn là đạo lý, tin vào đời sống và các
sự kiện hơn là các lý thuyết. Hình thức đầu tiên của việc truyền giáo là chứng
tá đời sống Kitô hữu; hình thức này là điều không thể thay thế được. Chúa Kitô,
Đấng mà chúng ta đang tiếp tục sứ mạng của Người, là “Vị Chứng Nhân” tuyệt hảo (Kh 1,5 ; 3,14) và là khuôn mẫu cho chứng
tá Kitô giáo. Chúa Thánh Thần đang đồng hành với Giáo hội trên bước đường của
Giáo hội, đồng thời liên kết Giáo hội với lời chứng của người về Chúa Kitô (Ga 15,26-27).
“Hình thức đầu tiên của chứng tá là chính đời
sống của nhà truyền giáo, của gia đình Kitô hữu và của cộng đồng Giáo hội, hình
thức này làm cho người ta nhìn thấy một lối sống mới. Cho dù vẫn có giới hạn và
bất toàn của con người, nhưng khi nhà truyền giáo chân thành sống theo gương Đức
Kitô, thì họ là một dấn chỉ về Thiên Chúa và về những thực tại siêu việt. Tuy vậy.
Mọi người trong Giáo hội, khi nỗ lực noi gương Thầy Chí Thánh, thì có thể và phải
nêu lên chứng tá này; trong rất nhiều trường hợp, đây là cách thế duy nhất để
truyền giáo” (1).
2. Giáo huấn của Tin Mừng về Chứng Tá Đời Sống
để Truyền Giáo:
"Chính
anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?
Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.
Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào
che giấu được.Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt
trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh
em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh
em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời." (2).
3. Chứng Tá của chính Chúa Giêsu Kitô:
Các nhà chú giải Thánh Kinh xem Bài Giảng
Trên Núi không chì là Bản Hiến Chương Nước Trời dành cho những ai muốn gia nhập
Thế Giới của Thiên Chúa mà còn là bản tóm tắt đời sống cụ thể của chính Chúa
Kitô khi Người ở trần gian. Vì thế mà chúng ta có thể xem đây là Chứng Tá Sống
Động của chính Người mà noi theo:
"Phúc thay ai
có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ
được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ
được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người
công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót
thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống
công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà
bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa." (3).
4. Giải thích thêm về Chứng Tá Đời Sống để Truyền Giáo:
4.1 Lời nói xuông chỉ là "bánh vẽ",
"lừa gạt" và "mị dân" khiến con người thời nay rất dị ứng,
thường cảnh giác và không tin vì họ đã bị lừa quá nhiều rồi.
4.2 Việc làm cụ thể và thiết thực đi
kèm với lời nói (rao giảng) mới đủ sức thuyết phục con người thời nay và mới chứng
minh được những điều được chúng ta rao giảng là chân thật.
4.3 Chứng Tá Đời Sống không chỉ là của
các cá nhân mà còn phải là chứng tá của cả gia đình và cộng đoàn, vì niềm tin
Kitô giáo và Ơn Cứu độ của Thiên Chúa mang tính cộng đoàn (Dân Chúa).
Truyện ông Gandhi yêu mến Phúc Âm nhưng không
tin theo những người có đạo vì những người này không sống khớp với Tin Mừng
và Giáo huấn của Chúa Kitô, đáng chúng ta phải mãi mãi ghi nhớ và suy niệm
trong lòng.
5. Điều kiện để người Kitô hữu trở thành Chứng Nhân:
5.1 Ý thức ơn gọi và vai trò Kitô hữu
của mình trong môi trường và chủ động tích cực để "hiện diện" trong mọi
môi trường dù hoàn cảnh khó khăn. Sống trong các nước cộng sản thì điều này rất
quan trọng và có thể nói là mang tính quyết định, vì chính quyền luôn chủ
trương gạt người Kitô hữu ra khỏi xã hội, biến chúng ta thành công dân "hạng
hai".
5.2 Sống gắn bó mật thiết với Chúa
Giêsu và với Chúa Thánh Thần như cành nho gắn liền với thân nho (4) vì không có
đời sống siêu nhiên và ơn sủng của Thiên Chúa chúng ta không thể làm được điều
gì tốt lành.
5.3 Chấp nhận thua thiệt, mất mát là
những điều gắn liền với mọi đời sống chứng tá (5).
THAY LỜI KẾT
Trong hầu hết
các cuộc gia nhập đạo của những anh chị em lương dân, chúng ta đều thấy phần
đóng góp của những chứng tá sống động của người Kitô hữu. Thường họ chỉ là những
giáo dân bình thường, quê mùa, ít học nhưng có niềm tin mạnh mẽ và tấm lòng rộng
mở. Lối sống tốt lành, thánh thiện, yêu thương, phục vụ, hy sinh, quên mình của
họ là đường lối mà bàn tay quyền năng của Thiên Chúa sử dụng để đưa các linh hồn
về với Chúa và Giáo Hội. Tạ Ơn Chúa!!
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria
Boston (MA/USA) ngày 8.9.2006.
.........................
Chú
thích
(1)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, số 42.
(2)
Mt 5,13-16; Mc 9, 50; Lc 14, 34-35.
(3) Mt 5, 3-11 và Lc
6, 20-23
(4)
Ga 15,1-8.
(5) Mt 10,37-39.