Tài
Liệu Chúa Nhật Giáo Lý
Chia
Sẻ Lời Chúa trong Gia Đình
Gia đình nào cũng có những kho tàng quý giá. Có
những kho tàng được chưng bày nơi phòng khách để mọi người chiêm ngắm. Có những
kho tàng bị cất kỹ vì sợ trộm cắp. Đồng thời cũng có những kho tàng người ta
hoàn toàn quên mất. Vậy kho tàng quý giá nhất của gia đình bạn là gì? Gia đình
bạn tỏ ra hân hoan và hãnh diện với kho tàng ấy ra sao?
Công Đồng Vaticanô II dạy rằng “Phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh hơn nữa để
bàn tiệc lời Chúa được bày dọn phong phú hơn cho các tín hữu” (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, Sacrosanctum Concilium, số 51). Là người Công Giáo, chúng ta có thật sự coi Thánh Kinh là một kho
tàng, một bàn tiệc đặc biệt, mà gia đình chúng ta tụ tập chung quanh mỗi ngày
không? Cuốn Thánh Kinh gia đình có phải là một bảo vật quý giá nhất trong gia
đình chúng ta không? Khi bàn đến những phương pháp thực tiễn để chia sẻ Lời
Chúa trong gia đình, có lẽ chúng ta sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng cuốn
Thánh Kinh gia đình, dù được chưng bày nơi phòng khách hay nằm lâu ngày trên
một kệ sách, vẫn là một kho tàng tinh thần quý giá nhất trong một gia đình Công
Giáo.
Một Lời Sống Động và
Linh Nghiệm
Tác giả Thư Do Thái
viết: “Quả thật, Lời Thiên Chúa sống động, linh nghiệm và sắc bén hơn gươm
hai lưỡi, xuyên qua giữa linh hồn và thần trí; gân và tủy, và có thể phân biệt
các toan tính và suy tư của lòng người” (DT 4:12). Lời Chúa thì “sống động và linh
nghiệm” bởi vì, theo sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo [GLCG], chúng ta đón
nhận Lời ấy “không phải như lời loài
người, ‘mà như thực sự là Lời của Thiên Chúa’” (GLCG, số 104, trích 1 Thes
2;13).
Nhưng làm thế nào để Lời Chúa trở nên “sống
động và linh nghiệm” trong nhà chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong những
quan hệ nghề nghiệp và xã hội của chúng ta? Dưới đây là một ít phương pháp thực
tiễn để làm cho kho tàng Thánh Kinh trở thành bàn tiệc mà ở đó gia đình chúng
ta được nuôi dưỡng và củng cố để sống đời Kitô hữu.
Đọc, Suy
Niệm và Canh Tân
Chúng ta nên bắt đầu mở Lời Chúa ra trong gia
đình bằng cách dành một số thì giờ mỗi tuần để đọc một đoạn Thánh Kinh ngắn, có
thể là Bài Tin Mừng Chúa Nhật. Vì thì giờ eo hẹp và làm việc phụ trội, dành thì
giờ của gia đình ra để đọc Thánh Kinh nhắc nhở cho chúng ta sự cần thiết của
việc đặt Thiên Chúa lên trên hết mọi sự. Việc tụ họp chung quanh bàn tiệc Lời
Chúa phong phú hóa và củng cố kinh nghiệm về gia đình như một “Hội Thánh tại
gia”.
Nên chọn một nơi thoải mái và yên tĩnh, tránh
xa những đồ vật làm chúng ta chia trí như máy truyền hình và tiếng reo của điện
thoại. Đọc lớn tiếng đoạn Thánh Kinh rồi để cho các phần tử của gia đình có thì
giờ suy niệm và cùng nhau chia sẻ ý nghĩa của đoạn Thánh Kinh ấy. Bởi vì Thánh
Kinh là “Lời Thiên Chúa được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh
Thần” (GLCG, số 81, DV 9), thì giờ gia đình bạn dành để đọc Thánh Kinh này đem
gia đình bạn đến sự hiệp thông với Thiên Chúa. Hãy nhắc nhở cho mọi người tụ
họp lại biết rằng việc làm này trong gia đình đưa họ đến một cuộc gặp gỡ sống
động với Đức Kitô, là Đấng hiện diện giữa họ như Lời Chúa.
Những
Nguồn Tài Liệu Thực Tiễn
Tuy nhiên phải cẩn
trọng khi giải thích Thánh Kinh. Muốn giải thích Thánh Kinh, chúng ta phải học
hỏi về Thánh Kinh và các giáo huấn của Hội Thánh về Thánh Kinh. Trong những năm
gần đây có nhiều tài liệu học hỏi Thánh Kinh Công Giáo bằng tiếng Anh hơn. Nếu
bạn biết tiếng Anh, hãy chọn một tài liệu dễ đọc và thích hợp với tuổi của các
trẻ em trong gia đình. Tiếc rằng chúng ta không co nhiều tài liệu bằng tiếng
Việt Nam, nhưng gần đây cũng có nhiều trang web Công Giáo chuyên về Thánh Kinh
như trang Lời Nhập
Thể (http://loinhapthe.com/),
và các trang web của Ủy Ban Thánh Kinh Việt Nam (http://www.kinhthanhvn.org/home.jhtml?locale=vi),
VietCatholic.net
và Giaoly.org
cùng nhiều websites khác. Hãy dùng những tài liệu này như học cụ, chứ đừng dùng
để thay thế cho việc đọc chính Lời Chúa trong Thánh Kinh. Không tài liệu nào,
dù có được viết hay ho đến đâu đi nữa, mà có thể thay thế cho việc đọc lời
Chúa.
Nếu dùng Thánh kinh
tiếng Anh thì nên dùng New American Bible, nếu dùng tiếng Việt thì hiện nay chỉ
có bộ Thánh Kinh của Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ, tuy chưa hoàn hảo, nhưng dễ đọc
hơn. Bộ sách của Cha Nguyễn Thế Thuấn thì hơi khó hiểu đối với giáo dân. Chúng
ta hy vọng một ngày nào đó sẽ có bản dịch Thánh Kinh chính thức của Giáo Hội
Việt Nam. Tuy bản dịch New American Bible không viết cho trẻ em, nhưng được
dùng trong Thánh Lễ tại Hoa Kỳ cho nên chúng ta nên giúp các em làm quen với
bản dịch này. Sự liên hệ giữa New
American Bible và Phụng Vụ là điều quan trọng trong việc giúp các trẻ em thêm
xác quyết về Đức Tin của Hội Thánh: nó làm cho các em thấy sự liên hệ giữa
những điều được công bố và nghe trong Phụng Vụ cùng những gì các em đọc ở nhà.
Các phụ huynh có con em
nhỏ được khuyến khích đem và tủ sách nhi đồng của gia đình nhiều câu truyện hay
phim ảnh được trích từ Thánh Kinh, đồng thời nên bỏ thì giờ ra đọc và thảo luận
về những ý nghĩa của những câu truyện thánh này tùy theo trình độ khác nhau.
Khi các trẻ em, với khả nang tự nhiên để kinh sợ và kinh ngạc, thắc mắc về
những câu truyện trong Thánh Kinh, chúng ta có thể hướng dẫn cho các em thấy sự
liên hệ giữa câu truyện và đời sống các em cùng gia đình các em với chính câu
truyện cứu độ. Các truyện và các nhân vật trong Thánh Kinh tỏ lộ những sự yếu
đuối và tình trạng tội lỗi của con người có thể cho chúng ta những dịp để thảo
luận, tùy theo lứa tuổi, những thực trạng của đời sống con người trong ánh sáng
của tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Dùng Thánh Kinh mà Cầu Nguyện với Hội Thánh
Các gia đình cũng có
thể đọc Thánh Kinh trong giờ cầu nguyện chung của gia đình. Phụng Vụ Giờ Kinh
có nội dung Thánh Kinh và gây hứng khởi từ đầu đến cuối. Cho nên khi cầu nguyện
bằng Phụng Vụ Giờ Kinh trong gia đình, dù là Kinh Sáng hay Kinh Chiều, gia đình
bạn tham dự vào lời cầu nguyện chung và phổ quát của Hội Thánh. Một lần nữa, có
một số tài liệu có thể dùng để đơn giản hóa và dễ dàng cầu nguyện bằng Kinh
Sáng hay Kinh Chiều. Bạn có thể tải các kinh nguyện bằng Tiếng Anh từ:
http://www.ebreviary.com/ hoặc
http://www.universalis.com/today.htm.
Bạn cũng có thể tải các Kinh Nguyện bằng tiếng
Việt từ:
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giokinh/giokinh1.htm
hoặc
http://www.lavang.co.uk/PhungVu/GKPV.htm
Một cách thực tiễn khác
để giúp bạn mở Lời Chúa tại gia là qua việc thực hành lectio divina. Phương pháp thực hành cổ kính của Kitô giáo được
phục hồi trong thời đại chúng ta. Phương pháp này được Thượng Hội Đồng Giám Mục
về Lời Chúa 2008 khuyến khích vá cũng được ĐTC Bênêđictô XVI nhấn mạnh nhiều
lần. Qua một số bước - đọc, suy niệm, chiêm niệm, và cầu nguyện – lectio divina làm cho Lời Chúa sinh hoa kết
trái thiêng liêng cách dồi dào trong đời sống các tín hữu. Gia đình bạn cũng sẽ
cảm nghiệm được sự sung mãn của Lời Chúa bằng cách áp dụng phương pháp suy niệm
và đọc Lời Chúa trong cầu nguyện này tại nhà. Có nhiều tài liệu về lectio divina mà quý bạn có thể đọc thêm. Trong bài Cách dùng Thánh Kinh trong việc Dạy Giáo Lý và Cầu Nguyện
(http://giaoly.org/vn/modules.php?name=
News&op=viewst&sid=644) chúng tôi có giải thích những bước
khác nhau trong lectio divina. Trong
bài về “Nghệ Thuật Thực Hành Lectio Divina, Luôn Luôn Cũ mà Luôn
Luôn Mới” (http://vietcatholic.net/News/Html/71105.htm)
chúng ta đã bàn chi tiết về phương pháp này.
Một nguồn để cầu nguyện bằng Thánh Kinh mà
chúng ta thường không để ý đến là một số những Kinh Nguyện Công Giáo khác nhau
như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, và Tràng Hạt Mân Côi. Những Kinh Nguyện này
được bắt nguồn từ Thánh Kinh, có thể giúp gia đình chiêm niệm sự khôn ngoan của
Thánh Kinh và đời sống của Chúa Giêsu theo các sách Tin Mừng.
Sau cùng, một cách thực tiễn để làm cho Thánh
Kinh nên sống động là trao cho các phần tử trong gia đình nhiệm vụ thu thập
những hình ảnh nghệ thuật nói lên hay diễn tả những đề tài Thánh Kinh của một
câu Thánh Kinh đặc biệt nào đó. Hãy dùng những bức tranh, những pho tượng, các
cửa kính vẽ màu, hay một bản nhạc làm điểm quy chiếu để suy niệm Lời Thiên Chúa
như lời này mặc lấy hình ảnh nghệ thuật trong truyền thống Kitô giáo.
Từ Nghe
đến Sống Lời Chúa
Đời sống của các thánh chứa đầy những gương sáng
của những người thánh thiện nam cũng như nữ đã chuyển Lời Chúa từ lời nói sang
hành động trong đời các ngài. Thực ra, người ta có thể nói rằng đời sống của
một vị thánh giống như một quyển sách chú giải Thánh Kinh. Các thánh nổi bật vì
khả năng và ân sủng đặc biệt để trở thành những người không những nghe Lời Chúa
mà còn thực hành Lời Chúa (x. Gc 1:22). Trong các nhân đức Tin, Cậy, Mến của
các thánh, Lời Chúa được ghi chép trên những trang Thánh Kinh được trở nên sống
động trong cuốn sách của đời sống các ngài.
Điển hình là trường hợp Thánh Augustinô, Giám
Mục và Tiến Sĩ Hội Thánh, và câu chuyện trở lại thời danh của ngài. Ở chương 12
trong cuốn thứ 8 của bộ sách Tư Thú của ngài, Thánh Augustinô kể lại khúc quanh
của đời ngài khi ngài tuôn lệ chiến đấu với quá khứ cá nhân và trí thức của
ngài. Trong khi ngồi trong một công viên, ngài đã nghe tíếng một em bé hát đi
hát lại, “Hãy cầm lấy nó đọc, hãy cầm lấy
nó mà đọc”. Khi ngài quay lại cầm lấy cuốn Thánh Kinh mà ngài vừa bỏ xuống
vài phút trước đó, ngài đã đọc một đọan văn của Thánh Phaolô kêu gọi ngài từ bỏ
cách sống mà ngài đã sống trước kia. Ngài viết tiếp: “Tôi không còn muốn đọc thêm và cũng không cần đọc thêm nữa. Trong giây
lát, khi tôi đọc đến cuối câu, hình như ánh sáng tự tin tràn ngập lòng tôi và
tất cả mọi tối tăm của sự nghi ngờ đã bị đẩy lui” (Tự Thú, bản dịch của R.S. Oine-Coffin [London: Pengun Books, 1961]
tr. 177-178). Cuộc đời còn lại và công việc của Thánh Augustinô được dùng để
sống ý nghĩa của Lời Thiên Chúa.
Nuôi Gia
Đình Bạn bằng Lương Thực Nuôi Linh Hồn
Những cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy
rằng ít người Công Giáo tự mình đọc Thánh Kinh hay đọc như một gia đình. Nhưng
còn chỗ nào tốt hơn để gặp gỡ con người Đức Chúa Giêsu Kitô bằng nơi Lời Chúa?
Như Thánh Giêrônimô đã ghi nhận, “Không
biết Thánh Kinh là không biết Đức Kitô”.
Hội Thánh luôn mời gọi chúng ta trở về với Lời
Chúa. Bởi vì khi chúng ta cầu nguyện bằng Thánh Kinh, dù cá nhân hay trong gia
đình, cuộc gặp gỡ của chúng ta với Thiên Chúa hằng sống không phải chỉ là một
cuộc tập dượt bằng trí thức nhưng là một bữa tiệc đầy bổ dưỡng tinh thần. Trong
khi chúng ta tìm cách chia sẻ Lời Chúa trong các gia đình, chúng ta sẽ cảm nghiệm
trực tiếp điều mà Công Đồng Vaticanô II có ý nói đến trong Hiến Chế Tín Lý về
Mặc Khải (Dei Verbum) khi viết rằng “Trong
các sách thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái
Ngài và ngỏ lời với họ. Đó là sức mạnh và quyền năng của Lời Chúa có thể nâng
đỡ và tăng cường sinh lực cho Hội Thánh, cùng ban sức mạnh Đức Tin cho con cái Hội
Thánh, là lương thực cho linh hồn, mạch sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường
cửu cho họ” (DV số 21).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết
phỏng theo Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2009 của HĐGMHK.