Luật
Dự Lễ Ngày Chúa Nhật Và Các Ngày Lễ Buộc
Điều
răn thứ nhất trong “Năm điều răn Hội Thánh” đã quy định: “Dự lễ và kiêng
việc xác ngày chúa nhật cùng các ngày lễ buộc”.
CÁC
NGÀY CHÚA NHẬT VÀ CÁC NGÀY LỄ BUỘC CHÍNH YẾU KHÁC
Bộ
giáo luật hiện hành đã ấn định các ngày lễ buộc (dies festus de precepto) như
sau (Điều 1246 §1):
–
Tất cả các ngày Chúa nhật là ngày cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua theo truyền thống
Tông đồ, ngày đó phải được giữ như là ngày lễ buộc chính yếu trong Giáo Hội
toàn cầu.1
–
Bốn lễ kính mầu nhiệm của Đức Kitô: lễ Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô, lễ Hiển Linh,
lễ Thăng Thiên, lễ Mình và Máu Rất Thánh Đức Kitô;
–
Ba lễ kính Đức Maria: lễ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời;
–
Ba lễ dành cho các Thánh: lễ Thánh Giuse, lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô,
lễ Các Thánh.
Tuy
nhiên, Hội Đồng Giám Mục có thể xin Tông Toà huỷ bỏ hoặc chuyển một số lễ buộc
sang ngày Chúa Nhật (điều 1246 §2)
Tại
Việt Nam, các Đức Giám Mục, theo Điều 2 và 1246 §, duy trì các đặc ân vẫn
có đối với các lễ buộc, nghĩa là:
–
Tại Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa Nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”, tức là 4
ngày lễ trọng: lễ Giáng Sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ các
Thánh Nam Nữ.
–
Tại các Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài các ngày Chúa
nhật, chỉ buộc giữ lễ Chúa Giáng Sinh.2
Ngoài
ra, Giáo luật còn cho phép các Giám Mục giáo phận cũng có thể ấn định các ngày lễ
buộc cho giáo phận hay một vài nơi trong giáo phận, nhưng chỉ từng lần mà thôi
(Điều 1244 §2)
THAM
DỰ THÁNH LỄ
Theo
điều 1247 của Bộ Giáo luật, các tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa
nhật và các ngày lễ buộc khác.
2.1.
Đối tượng bị buộc
Theo
Điều 11, buộc những tín hữu (đã được rửa tội trong Giáo Hội Công giáo hay đã
được nhận vào Giáo Hội Công Giáo) đã sử dụng đủ trí khôn và đã được 7 tuổi
trọn.
2.2.
Mức độ ràng buộc
Luật
tham dự thánh lễ buộc người Công giáo tận trong lương tâm.
“Luật
buộc theo lương tâm đặt nền tảng trên một nhu cầu nội tâm mà các Kitô hữu thuộc
các thế kỷ đầu đã cảm nhận cách mạnh mẽ, Giáo Hội đã không ngừng xác nhận bổn
phận đó, mặc dù Giáo Hội đã nghĩ rằng không cần phải bắt buộc ngay từ đầu. Chỉ
sau này khi thấy một số người nguội lạnh hoặc khinh thường bổn phận đó, thì
Giáo Hội mới phải xác định rõ rệt bổn phận phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật:
thông thường nhất là Giáo Hội khuyến khích họ làm tròn bổn phận, nhưng thỉnh
thoảng Giáo Hội cũng phải dùng cả những biện pháp do giáo luật ấn định rõ ràng.
Đó là điều Giáo Hội đã làm qua những công đồng riêng khác nhau kể từ thế kỷ thứ
tư (thí dụ như ở công đồng Elvire năm 300: công đồng này không nói đến bổn
phận, nhưng lại nói đến những hình phạt nếu vắng mặt ba Chúa nhật), nhất là kể
từ thế kỷ thứ sáu trở đi (như công đồng Adge vào năm 506 quy định điều đó). Tất
cả những sắc lệnh này của các công đồng riêng đã dấn đến một thói quen chung có
tính cách bắt buộc như một bổn phận, như một sự việc hoàn toàn bình thường.
Lần
đầu tiên Bộ Giáo luật năm 1917 đã làm cho truyền thống này thành một luật phổ
quát. Bộ Giáo luật hiện hành đã giữ lại khoản luật đó khi quy định: “Vào ngày
Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác, người tín hữu có bổn phận phải tham dự
thánh lễ”. Luật này thường được hiểu là một luật buộc nặng: đây cũng là lời dạy
bảo của Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, và người ta dễ dàng hiểu tại sao Chúa nhật
lại có tầm quan trọng đối với đời sống tín hữu như vậy”.3
Giáo
Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2181, quy định:
“Thánh
lễ Chúa nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống người tín hữu. Do đó,
mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày buộc, trừ khi có một lý do quan
trọng (như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay được cha sở miễn chuẩn (x. Điều
1245). Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng”.
2.3.
Cách thức tham dự Thánh Lễ
2.3.1.
Tham dự trọn vẹn
Người
tín hữu có bổn phận phải tham dự trọn vẹn thánh lễ trong các ngày Chúa nhật và
các ngày lễ buộc.
Thánh
lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể, được liên
kết với nhau một cách chặt chẽ đến nỗi chỉ làm thành một hành vi thờ phượng duy
nhất (x. Hiến chế SC 56). Cho nên người tín hữu phải tham dự đầy đủ cả hai
phần.
2.3.2
Hiện diện và có ý thức
Tham
dự thánh lễ có nghĩa là phải có mặt tại chỗ và phải có ý thức:
–
Các tín hữu phải có mặt với cả thân xác để cử hành thánh lễ trong các ngày Chúa
nhật và các ngày lễ buộc.
–
Các tín hữu phải tham dự thánh lễ với lòng sùng kính với sự chú ý.
“Mẹ
Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử
hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động. Do chính bản tính, Phụng Vụ
đòi hỏi việc tham dự như thế;” (Hiến chế SC số 14).
2.4
Tham dự thánh lễ chiều hôm trước ngày lễ buộc và ngày thứ bảy
Điều
1248 §1 quy định:
“Người
nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo trong chính ngày lễ
hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự
Thánh Lễ”.
Bộ
Giáo luật hiện hành cho phép tham dự Thánh Lễ “ở bất cứ nơi nào”4 không còn hạn
chế như Bộ Giáo luật cũ (x. CIC/17, Điều 1249).
Giáo
luật chỉ nói là “tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công giáo”, chứ
không ấn định loại Thánh Lễ, cho nên tín hữu có thể tham dự bất cứ Thánh Lễ nào
(lễ cưới, lễ an táng, lễ giỗ, lễ tạ ơn) miễn là được cử hành theo nghi thức
Công giáo.5
Mặc
dù nguyên tắc chung theo Giáo Luật tính một ngày bắt đầu từ nửa đêm cho đến nửa
đêm (x. Điều 202 §1), nhưng việc cử hành ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng
bắt đầu ngay từ chiều hôm trước (vespere6 diei praecedentis)7
“Vì
luật buộc người tín hữu phải tham dự thánh lễ Chúa nhật, trừ khi có ngăn trở
trầm trọng, nên các vị mục tử có nghịa vụ phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để
họ có thể giữ trọn điều luật này. Chính theo chiều hướng này mà có những quy
định theo luật Giáo Hội, chẳng hạn như linh mục có quyền được cử hành hơn một
lễ vào Chúa nhật và các ngày lễ buộc, sau khi được phép của vị Giám mục giáo
phận, việc lập ra các thánh lễ vào buổi chiều và việc ấn định thời giờ thích
hợp để giữ trọn luật buộc – bắt đầu từ chiều thứ Bảy, vào lúc đọc Kinh Chiều I
của Chúa nhật. Thật vậy, theo quan điểm phụng vụ, ngày lễ bắt đầu từ Kinh Chiều
I này. Vì thế, phụng vụ thánh lễ đó thỉnh thoảng được gọi là: “lễ vọng”, thật
ra là “ngày lễ Chúa nhật”, mà vị Chủ tế buộc phải giảng và đọc lời nguyện tín
hữu.
Ngoài
ra, các vị mục tử nên nhắc nhở cho các tín hữu hiểu rằng: trong trường hợp họ
vằng mặt ở nơi thường trú vào ngày Chúa nhật, họ phải lo tham dự thánh lễ ở nơi
họ đến, và như thế làm phong phú cho cộng đoàn tín hữu địa phương bằng chứng tá
cá nhân của mình. Đồng thời, các cộng đoàn địa phương ấy nên nhiệt tình đón các
anh chị em đến từ bên ngoài cộng đoàn. Đặc biệt, trong những nơi thu hút được
nhiều du khách và khách hành hương đến viếng thăm, cần phải cung cấp sự trợ
giúp tôn giáo đặc biệt”.8
2.5.
Miễn tham dự thánh lễ
2.5.1.
Trường hợp bất khả kháng vì những lý do tương đối nghiêm trọng.
Được
miễn dự lễ những ai không thể tham dự vì những lý do tương đối nghiêm trọng:
như gặp những khó khăn quá lớn hay có khả năng gây hại cho mình hay cho người
khác về thể xác hay tinh thần, hoặc do bản chất đặc biệt của công việc.
“Cách
riêng, những người sau đây được miễn dự lễ:
–
Người bệnh và người đang dưỡng bệnh, mà nếu dự lễ có thể gây thiệt hại;
–
Người ở xa nhà thờ (đi bộ mất một giờ nếu là người khoẻ…)
–
Người quá nghèo không có y phục tươm tất hay không thể trả phí tổn đi lại;
–
Người bị ngăn trở do nghĩa vụ nghề nghiệp hoặc nghĩa vụ của bậc sống, do nghĩa
vụ phải cấp cứu hay do các công tác bác ái khẩn cấp;
–
Con cái, vợ hay người làm thuê có thể bị thất sủng nặng nề với cha mẹ, chồng
hay chủ nếu đi dự lễ”.9
2.5.2.
Trường hợp giáo quyền miễn chuẩn tham dự thánh lễ
Điều
1245 quy định:
“Miễn
là vẫn giữ nguyên quyền của Giám mục giáo phận được nói đến ở điều 87, vì một
lý do chính đáng, và theo quy định của Giám Mục giáo phận, cha sở, trong từng
trường hợp, có thể miễn chuẩn nghĩa vụ phải giữ một ngày lễ hay một ngày sám
hối hoặc thay thế nghĩa vụ ấy bằng một việc đạo đức khác; Bề Trên của một hội
dòng hay của một tu đoàn tông đồ cũng có những quyền ấy đối với những người
thuộc quyền mình và những người khác đêm ngày cư ngụ trong nhà mình, nếu hội
dòng và tu đoàn thuộc luật giáo hoàng”.
Để
xin miễn chuẩn, có thể đích thân đến xin, hoặc sử dụng thư từ, điện thoại, điện
tín, hoặc qua trung gian người thứ ba.
2.6.
Cử hành phụng vụ Lời Chúa
Điều
1248 §2 quy định:
“Nếu
không thể tham dự việc cử hành Thánh Lễ vì thiếu thừa tác viên có chức thánh
hay vì bất cứ một lý do nghiêm trọng nào khác, tha thiết khuyên nhủ các tín hữu
nên tham dự phụng vụ Lời Chúa được cử hành theo những quy định của Giám Mục
giáo phận trong nhà thờ giáo xứ, nếu có, hoặc tại một nơi thánh nào khác, hoặc
nên cầu nguyện trong một thời gian thích hợp, cách riêng tư hoặc với gia đình,
hoặc với các nhóm gia đình, tùy dịp”.
Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, số 53,
đã đề cập đến vấn đề này như sau:
“Hiện
nay, vẫn còn có nhiều xứ đạo không có linh mục cử hành Lễ Tạ Ơn Chuá nhật. Điều
này thường xảy ra trong các Giáo Hội non trẻ, nơi có một linh mục duy nhất
nhưng lại có trách nhiệm mục vụ đối với các tín hữu sống tản mác trong một miền
rộng lớn. Tuy nhiên, ta cũng gặp thấy những hoàn cảnh cấp bách tương tự trong
các giáo xứ có truyền thống Kitô giáo lâu đời, vì số các linh mục giảm sút
nghiêm trọng khiến mỗi giáo xứ không thể có một linh mục được. Trong những
trường hợp không thể cử hành lễ tạ ơn, Giáo Hội vẫn khuyến khích việc tụ họp
các tín hữu vào Chúa nhật dù vắng bóng linh mục, nhưng phải tuân theo những chỉ
thị và hướng dẫn do Toà Thánh đưa ra, mà việc thực hiện được giao cho các Hội
Đồng Giám Mục. Tuy nhiên, mục tiêu vẫn phải theo đuổi là cử hành hy tế của
thánh lễ, cách thứ duy nhất hiện tại hóa đích thực cuộc Vượt Qua của Chúa
Giêsu, là sự hiện tại hoá duy nhất và trọng vẹn của cộng đoàn tạ ơn, mà vị linh
mục chủ toạ nhân danh Đức Kitô, khi bẻ tấm bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Vì
thế trên bình diện mục vụ, ta phải dùng mọi biện pháp cần thiết để các tín hữu,
thường xuyên thiếu thốn cuộc cử hành tạ ơn này, có thể được hưởng lợi ích tối
đa, bằng cách sắp xếp để một linh mục có mặt định kỳ, hoặc tận dụng tối đa các
dịp thuận tiện để quy tụ vào một chỗ trung tâm có thể tiếp đón các nhóm khác
nhau ở xa đến”.
————————–
1. Hiến
chế về Phụng vụ thánh, số 106: “Theo tông truyền bắt nguồn từ chính ngày Chúa
Kitô sống lại, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm phục sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày
thật đáng gọi là ngày của Chúa hay ngày Chúa Nhật. Thực vậy, trong ngày đó các
Kitô hữu phải họp nhau lại để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, để kính nhớ
cuộc Thương Khó, sự sống lại và vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ
Thiên Chúa, vì Ngài đã dùng sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết
sống lại mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động” (1 Pr 1,3). Vì vậy, ngày
Chúa Nhật là ngày lễ độc đáo phải được đề cao và in sâu vào lòng đạo đức của
các tín hữu, để ngày ấy trở thành ngày vui mừng và ngày nghỉ việc. Các cuộc lễ
khác, nếu không thật sự là lễ rất quan trọng thì không được lấn át ngày Chúa
nhật, vởi vì ngày Chúa Nhật là nền tảng và trung tâm của cả năm phụng vụ”.
2. x.
Thông cáo Uỷ Ban Phụng Tự/ HĐGMVN. Tháng 4/1991.
3. GIOAN
PHAOLÔII, Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, ban hành ngày 31-5-1998, số 47.
4. Xin
lưu ý, cuốn “những ngày lễ Công Giáo 2007-2008”, trang 6, trích dẫn Điều 1248
§1 như sau: “Ai tham dự thánh lễ vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ,
thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ”. Trích dẫn này còn thiếu hai chi tiết
quan trọng: Thánh Lễ “được cử hành theo nghi thức Công Giáo” và “ở bất cứ nơi
nào”.
5. x.
JOHN M. HUELS, “Book IV: The Sanctifying function of the Church (cc.
834-1253)”, in The Code of canon Law: A Text and a Commentari, commissioned by
The Canon Law Society of America, edited b Jemes A. Corriden, Thomas J. Green,
Donald E, Heintschel, New York-Mahwah, Paulist Press, 1985, tr. 1445.
6. Bộ
giáo luật dùng từ “vesper” (evening) chứ không nói là “post meridiem”
(afternoon). Nếu như thế thì “chiều” phải tính từ 16 giờ (4:00 P.M). Tuy nhiên
trong Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, ban hành ngày 31-5-1998, số 49,
ngày lễ bắt đầu từ Kinh Chiều 1, nghĩa là vào khoảng 14 giờ (2:00 P.M).
7. Những
quy luật tổng quát về năm phụng vụ và niên lịch, số 3.
8. GIOAN
PHAOLÔ II, Tông thư “Ngày của Chúa” Dies Domini, ban hành ngày 31-5-1998, số
49.
9. KARL
H. PESCHKE, “Special Moral Thelogy” Vol. II, bản dịch tiếng Việt “Thần học luân
lý chuyên biệt”, Tập Một, Tủ sách chuyên đề, tr. 225-226.
Tác
giả bài viết: Lm. Luy Huỳnh Phước Lâm
Gplongxuyen
(http://gplongxuyen.org/)