PHẦN HAI

 

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CÁC LỚP BAO ĐỒNG

(KHỐI KINH THÁNH)

 

 

Nội dung Giáo lý Kinh Thánh có hai loại bài :
bài học Kinh Thánh và bài học nhân bản
“Dậy Men Tin Mừng”. Mỗi loại được dạy theo diễn tiến
và theo phương pháp khác nhau.
Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu diễn tiến và
phương pháp giảng dạy của mỗi loại.

 

MỤC I : BÀI HỌC KINH THÁNH

 

 

CHƯƠNG IV :

 

DIỄN TIẾN MỘT TIẾT DẠY GIÁO LÝ

 

I. Mục đích của khoa dạy Giáo lý :

Dạy giáo lý là trình bày Lời Thiên Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động để giúp tín hữu biết và sống đức tin. Dạy giáo lý không chỉ là truyền đạt kiến thức đức tin nhưng còn là và nhất là truyền thông sự sống của Thiên Chúa như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn “Dạy giáo lý”(Catechesi tradendae) đã viết  : “Mục đích tối hậu của khoa dạy giáo lý là làm cho con người không những tiếp xúc nhưng còn thông hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitôâ  : chỉ một mình Người có thể đưa ta đến tình yêu của Chúa Cha trong Thần khí và làm cho ta tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh” (số 5).

II. Diễn tiến một tiết dạy Giáo lý :

Để đáp ứng được mục đích của việc dạy Giáo lý, chúng ta sẽ trình bày một tiết dạy Giáo lý khối Kinh Thánh (13 tuổi – 15 tuổi) theo diễn tiến sau đây :

1. Cầu nguyện khai mạc

2. Dẫn vào Lời Chúa

- Ôn bài cũ

- Dẫn vào Lời Chúa

3. Công bố Lời Chúa

4. Giải thích Lời Chúa

- Dẫn giải Lời Chúa

- Học sinh thảo luận

- Đúc kết thảo luận

- Giải thích bài học Giáo lý

5. Cầu nguyện giữa giờ (theo nội dung bài học)

6. Sinh hoạt Giáo lý

7. Bài tập Giáo lý

8. Sống Lời Chúa (dốc lòng)

9. Cầu nguyện kết thúc

III. Phân bố thời gian trong mỗi phần :

1. Cầu nguyện khai mạc : 2 phút

2. Dẫn vào Lời Chúa : 5 phút

- Ôn bài cũ : (3 phút)

- Dẫn vào Lời Chúa : (2 phút)

3. Công bố Lời Chúa : 2 phút

4. Giải thích Lời Chúa : 30 phút

- Dẫn giải Lời Chúa : (2 phút)

- Học sinh thảo luận : (8 phút)

- Đúc kết thảo luận : (5 phút)

- Giải thích bài học Giáo lý : (5 phút)

5. Cầu nguyện giữa giờ : 3 phút

6. Sinh hoạt Giáo lý : 7 phút

7. Bài tập Giáo lý : 6 phút

8. Sống Lời Chúa (dốc lòng) : 3 phút

9. Cầu nguyện kết thúc : 2 phút.

IV. Ghi bài :

Dạy tới phần nào, chúng ta cho các em ghi ngay phần đó. Chúng ta chỉ cho các em học sinh ghi những phần chính và ý chính mà thôi :

- Đề bài

- Lời Chúa : Số đoạn, câu. Ví dụ : Lc 5, 1 – 10

- Ý chính :

* Kết qủa thảo luận

* Ý chính từng phần

* Ý chính cả bài

- Sống Lời Chúa (dốc lòng)

V. Dạy giáo lý theo lứa tuổi :

Khi dạy giáo lý theo diễn tiến trên, chúng ta hay lưu ý đến đối tượng học sinh của mình là lứa tuổi thiếu niên (13t – 15t) để việc giảng dạy phù hợp với lứa tuổi này.

Đức Giáo Hoàng Phalô VI đã viết về điều này như sau : “Các phương pháp phải thích nghi với lứa tuổi, với văn hóa... ”(THLBTM số 44). Và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã viết : “Khoa dạy Giáo lý có bổn phận thiết yếu phải tìm ngôn ngữ thích hợp với trẻ nhỏ và thanh niên thời nay nói chung và cho rất nhiều người khác... ”(THDGL số 59).

Vì vậy, trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ tuần tự trình bày các phương pháp giảng dạy theo diễn tiến một tiết dạy Giáo lý (9 bước) nói trên phù hợp với lứa tuổi thiếu niên (13t – 15t).