BÀI 6: Dậy men tin mừng 1
SỐNG TỐT VỚI HÀNG
XÓM LÁNG GIỀNG
I.
CẦU
NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng
con được sinh sống trong một mái ấm gia đình, với tình làng nghĩa xóm và mọi người
chúng con gặp gỡ, liên hệ hằng ngày.
Chúng con xin dâng Chúa giờ học hôm nay với lòng
yêu mến của chúng con, để lắng nghe Lời Chúa chỉ dạy và noi gương Chúa. Xin Chúa
ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con, giúp chúng con học, hiểu và sẵn sàng đáp
lại Tình yêu Chúa đã dành cho chúng con bằng cách sống với Chúa và mọi người ngày
càng tốt đẹp hơn như ý Chúa muốn.
Hát : Hãy chiếu soi lửa hồng…
II.
GIẢI
THÍCH BÀI HỌC VÀ THẢO LUẬN
1.Giải
thích bài học
Tuần
qua, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu tại Nadarét,
và chúng ta đã thấy được những gương sáng trong cuộc sống thường ngày của Chúa
với Chúa Cha, với Cha mẹ, và với mọi người. Hôm nay, chúng ta hãy đem áp dụng vào
cuộc sống cụ thể của chúng ta với hàng xóm láng giềng quanh ta.
1.1 Khiêm nhường kính trọng mọi người
-
Thomas
Merton đã viết một cuốn sách với tựa đề: “Không ai là một hòn đảo”.
Vâng,
cuộc sống của con người là sống cùng, sống với, sống vì người khác. Trong cuộc
sống luôn có những mối tương quan với người khác, cần có lòng khiêm tốn, kính
trọng, yêu thương người khác chúng ta mới nhận ra giá trị của họ để học hỏi. Vì
không ai tự đủ cho mình. Danh ngôn cũng có câu : “Bất cứ người nào tôi gặp, cũng
có chỗ hơn tôi đáng cho tôi học.”
Khi
lên Đền Thờ năm 12 tuổi, Đức Giêsu ngồi giữa các Tiến sĩ luật, sự khôn ngoan, đối
đáp của Chúa khiến mọi người sửng sốt, nhưng thái độ của Ngài thật khiêm nhường
:lắng nghe và học hỏi.
Cuộc
sống hằng ngày ở Nadarét cũng vậy, Đức Giêsu luôn khiêm tốn học hỏi : học nơi
cha mẹ, học nơi mọi người, học cầu nguyện, học làm việc…
Noi
gương Chúa Giêsu sống khiêm nhường, kính trọng mọi người, chúng ta sẽ học được
rất nhiều hữu ích ngay trong làng xóm, trường lớp, xã hội và Giáo hội.
1.2 Gây tình thân ái
Người Việt chúng ta rất quý trọng
tình nghĩa xóm làng: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Các em thấy, trong Giáo
Xứ chúng ta, trong khu xóm các em : Khi một gia đình nào tổ chức lễ cưới hỏi, tạ
ơn, giỗ hay có đám tang… thì thường mời hàng xóm thân cận trước, và thường được
làng xóm ,láng giềng cùng chia vui sẻ buồn, giúp đỡ nhau như việc của gia đình
mình. Những tình cảm này làm cho niềm vui được nhân lên và nỗi đau được chia bớt.
Nhưng
trong cuộc sống không thể không tránh khỏi những hiểu lầm, nên cần biết kiềm chế,
tha thứ, thông cảm để duy trì những tình cảm tốt đẹp với mọi người. Tập thói
quen chỉ nói chuyện tốt của người khác, quan tâm giúp đỡ những người yếu kém hơn
mình.
1.3 Quan tâm đến ích chung
Cuộc
sống chung trong Giáo hội, xã hội luôn có những nơi chốn, những công việc không
thuộc riêng ai, do đó mọi người cần tập sống quên mình, biết nghĩ đến ích
chung, giữ gìn của chung như Nhà thờ, Nhà Nguyện, Phòng giáo lý, tượng đài, trường
lớp, đường xá, công viên…
Khu
xóm là nơi cho ta tập sống vì người khác. Người văn minh làm gì cũng cân nhắc,
tránh phiền hà cho người khác, luôn quan tâm đến nhu cầu của tha nhân. Sống vì
người khác, vì ích chung, chúng ta thường phải chịu thiệt thòi về phần mình và
lắm khi chẳng được ai biết đến. Nhưng chúng ta hãy sống vì, sống cho người khác.
Bởi cách sống này góp phần làm cho làng xóm thêm tốt đẹp và Chúa muốn chúng ta
sống như thế.
2.
Các em học sinh thảo luận
1.1 Theo em, hiện nay Xóm (Xứ đạo)em cần duy
trì hay sửa đổi điều gì để gây tình thân ái với nhau? Cá nhân em cần làm gì ?
1.2 Nhìn chung, mọi người trong Giáo xứ có
quan tâm đến ích chung không ? Em hãy kể một số việc vì ích chung trong Giáo xứ?
III.
DẪN
VÀO LỜI CHÚA
Một
sinh viên Nhật bản đến văn phòng của một Linh mục ở
Linh
mục đáp: “ Chắc anh muốn trao đổi về Tôn giáo ?”.
-Thưa
không, con không muốn trao đổi về lý thuyết. Việc đó con thấy nhan nhản rồi.
Con cần thứ khác. Cha biết không, khi còn ở ký túc xá Đại học
Nghe
thế, linh mục đưa cho anh cuốn Thánh Kinh và nói : “ Hãy cầm lấy. Nếu anh muốn
tìm một đời sống đẹp, anh hãy tìm trong đó.”
Hai
năm sau, một người Nhật đến gặp linh mục và nói:
-Cha
có nhận ra con không ?
-Hình
như tôi đã gặp anh ở đâu, nhưng không nhớ rõ.
Anh
đưa cuốn Thánh kinh ra và nói:
-Con
đã tìm thấy đời sống đẹp. Con đã tìm thấy đời sống đó nơi Đức Kitô.
Vâng,
để có cuộc sống tốt đẹp với làng xóm và với mọi người. Mỗi người chúng ta cần
biết quên mình,quan tâm đến người khác, vì ích lợi chung của mọi người. Và không
có gương mẫu nào cho chúng ta noi theo đẹp hơn gương Chúa Giêsu. Và Chúa còn dạy
chúng ta yêu thương mọi người không phân biệt thân hay lạ, bằng những việc cụ
thể, thiết thực chứ không chỉ bằng những lời nói suông như đoạn Tin mừng chúng
ta sẽ lắng nghe giờ đây.
IV.
CÔNG
BỐ LỜI CHÚA Lc 10, 25 –37
Thinh lặng giây lát
V.CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đã nêu gương và dạy chúng con sống yêu thương mọi người bằng
những việc làm cụ thể. Xin Chúa giúp chúng con biết thực thi Lời Chúa bắt đầu từ
trong làng xóm chúng con, đến mọi người con gặp gỡ trong cuộc sống bằng cách sống
khiêm nhường, kính trọng, gây tình thân ái, quan tâm đến ích chung. Để chúng con ngày càng trở nên giống
Chúa hơn hầu đạt tới sự sống đời đời
Chúng
con cầu xin vì Chúa…
VI.
SINH
HOẠT GIÁO LÝ
Hát
: “gần nhau…” ( Hoài – thương – nhớ )
VII.
BÀI
TẬP: Em hãy chọn câu đúng nhất :
Để
trở thành một thanh thiếu niên được mọi người thương mến, em cần:
a.Kính
trọng mọi người, khiêm nhường, lắng nghe và học hỏi.
b.Chia
vui sẻ buồn và gây tình thân ái.
c.Quan
tâm đến ích chung,quảng đại chấp nhận hy sinh vì ích chung.
d.Cả
3 câu cùng đúng e.Câu a và câu c đúng ( câu d )
VIII.
ĐIỀU
DỐC LÒNG
Trong
lối xóm của bạn, và có khi ngay cả trong gia đình, trong lớp học của bạn, còn có
những người tuy sống gần bên bạn, nhưng vẫn là người “xa lạ” với bạn. Trong tuần
này, hãy tìm dịp để biến một người xa lạ đó trở thành người thân cận của mình.
IX.
CẦU
NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con được quen biết nhau, được cùng học giáo lý với nhau. Xin Chúa giúp chúng con thực hành điều dốc lòng hôm nay để cuộc sống chúng con ngày càng vui vẻ, hạnh phúc hơn vì được yêu thương mọi người trong tình thương của Chúa.