Bài 21:
CHÚA ĐÃ CHẾT VÀ SỐNG LẠI ĐỂ CỨU
CHUỘC TA
Mt 28, 1-8
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, chúng con cảm tạ Chúa đã thương dẫn dắt chúng con đến
đây để được lắng nghe Lời Chúa, được chia sẻ
với nhau niềm vui của những người con được Chúa yêu thương cứu chuộc.
Chúng con xin dâng lên
Chúa giờ học hôm nay, xin Chúa giúp chúng con hiểu Chúa hơn, yêu
Chúa hơn và dấn thân phụng sự Chúa hết tâm hồn và thân xác chúng con.
Cúi xin Chúa sáng soi…
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
Abraham từ khi được Thiên Chúa chọn càng ngày càng trở nên sống thân
tình với Thiên Chúa hơn và xa cách các thần tượng. Thấy thế vua Ramos cho gọi
Abraham tới và hỏi:
-
Tại sao nhà ngươi lại không tôn thờ các thần tượng của
Vương quốc?
Abraham trả lời giọng cương quyết không chút sợ hãi:
-
Tâu Hoàng thượng bởi
vì lửa thiêu rụi các thần tương ấy.
-
Như vậy thì hãy tôn
thờ lửa. –Vua trả lời Abraham nhưng Abraham đáp:
-
Nếu thế hạ thần tôn
thờ nước tốt hơn, vì nước dập tắt lửa.
-
Thế thì hãy tôn thờ nước.
-
Tâu Hoàng thượng, không,
vì hạ thần tôn thờ mây thì tốt hơn, vì nước bởi mây mà ra.
-
Thế thì hãy tôn thờ
mây.
-
Tâu Hoàng thượng, không,
vì gió mạnh hơn mây và nó có thể làm cho mây tan biến.
-
Vậy thì hãy tôn thờ gió.
Nghe thế Abraham trả lời
vua:
-
Như vậy chúng ta hãy
tôn thờ con người vì con người có hơi thở.
Vua kiên nhẫn:
-
Vậy thì hãy tôn thờ
con người.
Abraham trả lời:
-
Thưa Hoàng thượng,
không, bởi vì con người phải chết.
Nhà vua giận dữ quát lớn:
-
Thế thì hãy tôn thờ
sự chết đi.
Sau cùng Abraham nói:
-
Đấng duy nhất phải tôn
thờ là chủ tể cả sự sống và sự chết, đó là Thiên Chúa, Chúa của hạ thần.
Sau cuộc tranh cãi với vua Ramos, Abraham trở thành ngôn sứ của Thiên
Chúa bởi vì ông vén mở cho nhà vua thấy sự thật và sứ điệp của Chúa muốn nhắn gửi:
Thiên Chúa là chủ tể cả sự sống và sự chết. Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người,
Ngài đã chết để giao hoà ta với Thiên chúa và Ngài đã sống lại để ban cho ta sự
sống mới làm con Thiên Chúa. Chúng ta hãy lắng nghe thánh Mat-thêu thuật lại
trong đoạn Tin Mừng sau đây:
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA : Mt 28, 1-8
Thinh lặng giây lát
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1.Giải thích đoạn
Kinh Thánh vừa công bố :
Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe nằm
trong chương cuối của Tin Mừng theo thánh Mat-thêu. Kể lại biến cố Chúa Giê-su
sống lại với những yếu tố : ngôi mộ trống và những lần Chúa Giê-su hiện ra.
Thánh Mat-thêu đã mô
tả thời gian, nơi chốn, các nhân vật và diễn tiến một cách chi tiết để nhằm mục
đích khẳng định Chúa Giê-su đã sống lại thực và đây là biến cố có nền tảng vững
chắc.
Chúng ta hãy cùng thảo
luận đoạn Tin Mừng này để thấy rõ hơn sứ điệp mà tác giả muốn loan báo.
2.Các em học sinh
thảo luận:
Đoạn Tin Mừng Mt 28,1-8 này là một câu
chuyện kể
a.Đoạn văn nói tới
những nhân vật nào ?
-Bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a, thiên
thần, lính canh, Chúa Giê-su, các môn đệ.
-Nhân vật chính: Bà Ma-ri-a Mac-đa-la
b.Câu tóm ý cả đoạn
: câu 6
c. Đặt tựa đề ngắn
: Các bà đi thăm mộ Chúa
Giê-su
hoặc : Chúa Giê-su đã sống lại.
3.Bài học giáo lý
Sáng ngày thứ nhất trong tuần ( tức sáng
Chúa nhật Phục sinh), các phụ nữ, Phê-rô và Gio-an đã đến mộ Chúa Giê-su. Họ đã
gặp ngôi mộ trống không, tảng đá lấp cửa mộ đã bị lăn qua một bên. (Lc
24,2-3.12; Mc 16,4; Ga 20,1-7). Đứng trước mộ trống có nhiều phản ứng khác nhau
:
-
Xác của Chúa đã bị
trộm lấy. Đây là ý nghĩ đầu tiên của bà Ma-ri-a Mác-đa-la. (Ga 20,2.13.15)
-
Ngạc nhiên, chẳng hiểu
ra làm sao! Đây là phản ứng của các môn đệ. (Lc 24,12.22-24). Nói chung, trừ
duy nhất một mình Gio-an “đã thấy và đã tin” (Ga 20,8), còn tất cả mọi người
khi đứng trước ngôi mộ trống đều bàng hoàng, không hiểu. Phải đợi cho đến khi được
Chúa Giê-su Phục sinh hiện ra, các môn đệ mới hiểu tại sao.
3.1 Những lần hiện ra:
a- Với các phụ nữ :
Hai thánh sử Mat-thêu và Mác-cô kể lại việc Chúa Giê-su hiện
ra với các bà sáng sớm ngày Chúa nhật Phục sinh khi các bà ra thăm mộ (Mt 28,
9-10 ;Mc 16,9-11). Còn thánh Gio-an kể việc Chúa Giê-su hiện ra với bà Ma-ri-a
Mác-đa-la (Ga 20,11-18)
Khi gặp Chúa Giê-su Phục sinh, các
phụ nữ đã được Chúa trao cho sứ điệp : loan báo tin Chúa Giê-su đã sống lại.
b- Với các môn đệ :
Trong nhóm các Tông đồ thì Phê-rô
là người đầu tiên được gặp Chúa Lc 24,34)
Với hai môn đệ trên đường về
Em-mau. Họ đã nản lòng bỏ về quê, nhưng dọc đường Chúa Giê-su đã tiến đến nói
chuyện với họ. Lúc vào quán trọ họ với nhận ra Ngài, thì Ngài đã biến mất. Họ
chạy về báo tin cho anh em. ( Lc24,13-35; Mc 16,12-13).
Với các Tông đồ :ai nấy đang ở
trong phòng đóng kín cửa lại vì sợ người Do Thái, thì Chúa Giê-su hiện ra, đứng
giữa họ. Thấy Ngài, họ sợ hãi, không tin được, tưởng là ma. Nhưng rồi Ngài cũng
ăn uống với họ và nói chuyện ( Ga 29,19-19; 21,1-24; Lc 24,36-39; Mc 16,14-20;
Mt 28,16-20; Cv1, 3-9).
Có một môn đệ tên là Tô-ma vắng
mặt hôm ấy nên không tin. Tám ngày sau, cũng trong căn phòng ấy, Tô-ma đang ở với
anh em thì Chúa Giê-su xuất hiện, đưa các vết thương cho Tô-ma xem.
Chúa Giê-su còn tỏ mình cho các
môn đệ vào một buổi sáng trên bãi biển, ăn sáng và nói chuyện với họ.
Lần khác, Ngài tỏ mình cho 500
người đang tụ họp. Ngài cũng tỏ mình cho một người về sau này mới được chọn làm
Tông đồ, tức là Phao-lô.
-Tóm ý : Chúa Giê-su đã chết thật sự và được an táng như mọi người, nhưng
ngày thứ ba Ngài đã sống lại. Ngài hiện ra nhiều lần với các môn đệ, cùng trò
truyện, ăn uống thân mật với họ.
3.2 Chúa Giê-su đã sống lại thật :
Chúa Giê-su đã sống lại thật hay các môn đệ đã dựng chuyện lên hoặc
đã tưởng tượng ra những lần gặp gỡ ?
a. Các môn đệ là những kẻ cứng lòng, chậm tin (Mc 16,14; Lc
24,25.38).
Chính các môn đệ đã không dễ dàng tin vào việc Chúa Giê-su sống lại
từ cõi chết như :
-Khi nghe các bà báo
tin, các ông không tin, cho là chuyện vớ vẩn ( Lc 24,11; Mc 16, 11)
-Khi nghe các môn đệ
nói đã được thấy Chúa, Tô-ma đã không tin. Bởi vậy, lần hiện ra sau đó Chúa Giê-su
bảo Tô-ma : “Hãy đặt ngón tay vào đây…Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin” (Ga 20,
27)
-Khi hiện ra với các
môn đệ, Chúa Giê-su đã nhiều lần khiển trách các ông cứng lòng, “chậm tin”, “ngờ
vực” (Mc 16,14; Lc 24,25.38). Ngài đã phải chứng minh cho các ông thấy rằng Ngài
không phải là hồn ma : “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ mà
xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24,39).
-Phao-lô, nếu không
thực sự gặp gỡ được Chúa Phục sinh, chắc chắn Phao-lô không thể nào từ một người
hăng say bắt đạo (Cv 8,3; 9,1-2.21;22,4-5) lại trở lại Ki-tô giáo và trở nên vị
Tông đồ của dân ngoại.
b. Những lần hiện ra :
Chúa Giê-su Phục sinh không chỉ hiện ra
một lần mà nhiều lần với nhiều người khác nhau (các phụ nữ, các môn đệ). Ở nhiều
nơi khác nhau (trong phòng, trên đường đi, bên bờ biển). Và nhiều lúc khác nhau
( sáng, chiều, tối vv…). Hơn nữa, Ngài còn ăn uống với các môn đệ, để cho các ông
sờ đến chân tay của Ngài. Bởi thế, trong bài giảng ngày lễ Ngũ Tuần trước đám đông
tại Giê-ru-sa-lem, thánh Phao-lô đã khẳng định : “Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa
đã làm cho sống lại. Về điểm này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2,32).
c. Sự biến đổi của các môn đệ :
Tất cả những ai được gặp Đức Giê-su Phục
sinh đều có sự biến đổi :
.Các phụ nữ đang buồn phiền, than khóc đã vội vã loan báo Tin
Mừng Phục sinh.
.Khi Chúa Giê-su bị bắt và bị giết, các môn đệ đã lẩn trốn, ẩn
núp trong nhà, có người thất vọng bỏ về quê. Thế nhưng sau khi gặp lại Ngài, họ
không còn sợ hãi. Họ đi loan báo khắp nơi rằng Ngài đã sống lại. Nhóm môn đệ ít
ỏi và quê mùa ấy đã lên đường rao giảng từ
Giê-ru-sa-lem cho đến các thành phố của đế quốc, rồi từ Rôma đến Châu Phi, Tiểu Á, vượt cả ranh giới đế
quốc sang tận Aán Độ trong thế kỷ đầu và sẵng sàng hy sinh ngay cả tính mạng
mình cho niềm tin và lời rao giảng về Đức Ki-tô Phục sinh.
-Tóm ý : Đức Giê-su đã sống lại thật. Ngài
đã củng cố niềm tin và biến đổi cả lối sống cho các môn đệ của Ngài.
3.3 Nền móng của Ki-tô giáo:
Đức Giê-su đã chết và đã sống lại, đó là nền tảng
Đức tin Ki-tô giáo. Trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng : “Người chịu đóng đinh vào Thập giá vì chúng
tôi, chịu khổ hình và mai táng thời Phong-xi-ô phi-la-tô. Ngày thứ ba Người sống
lại như lời Thánh Kinh”.
Đức Giê-su đã sống lại,
không phải sống lại để kéo dài cuộc sống thêm ít lâu như La-da-rô, nhưng sống lại
để không bao giờ chết nữa. Ngài sống lại để ở mãi giữa chúng ta. Ngài sống lại để
làm cho tất cả những ai tin vào Ngài được sống đời đời.
Ki-tô giáo bắt đầu bằng
sự kiện : Đức Giê-su đã sống lại. Mọi bài giảng trong Hội Thánh xưa nay đều bắt
nguồn từ sự kiện ấy. Tất cả sách vở Ki-tô giáo đều chỉ nhắm nói điều ấy. Toàn
thể cuộc sống, tình yêu thương, sự thật và niềm hy vọng của Ki-tô giáo cũng là điều
ấy : Đức Giê-su người Na-da-rét đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết và
Ngài chính là Đấng Cứu chuộc nhân loại.
Là một thiếu niên,
ít khi chúng ta nghĩ đến cái chết, mà chỉ nghĩ đến sự sống. Chúa Giê-su cũng đã
chết và Phục sinh để đem lại ý nghĩa cho cả cuộc sống trần thế của chúng ta. Ngài
làm cho cuộc sống chúng ta không những mở ra với thiên nhiên vạn vật và với mọi
người chung quanh, mà còn mở ra với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Vâng, cuộc sống
thường ngày của ta được phong phú hơn gấp muôn ngàn lần khi, nhờ Đức Ki-tô Phục
sinh, chúng ta được sống trong tình thân mật với Cha trên trời.
- Tóm ý : Tin vào Chúa Giê-su Phục sinh, đó là nền tảng Đức tin Ki-tô giáo. Tin vào Chúa Giê-su Phục sinh, ta
luôn sống lạc quan tin tưởng, dù có bị thiệtthòi, mất mát ở đời này, ta vẫn can
đảm theo đường lối Chúa vì tin rằng ta sẽ dược dự phần vinh quang với Người.
*TÓM Ý TOÀN BÀI : Đức Giê-su đã chết
và đãõ sống lại thực sự. Đây là biến cố có nền tảng vững chắc.
Phục sinh vừa
là một biến cố lịch sử, được các môn đệ chứng thực vì họ đã thực sự gặp Đấng Phục
sinh, vừa là biến cố siêu việt vì nhân tính của Đức Ki-tô đi vào trong vinh
quang Thiên Chúa.
Sự Phục sinh
của Chúa Ki-tô mở đường đưa nhân loại vào hạnh phúc đích thật và vĩnh hằng.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, sau khi sống lại từ cõi
chết, Chúa đã đến với các môn đệ để ban bình an và niềm vui Phục sinh cho các
Ngài. Xin Chúa cũng đến với chúng con lúc chúng con khóc lóc, chán nản và bỏ cuộc,
lúc chúng con sợ hãi, âu lo, lúc chúng con cố chấp không tin, hay khi chúng con
mệt mỏi, thất vọng… Để chúng con thấy Chúa mỗi ngày, để chúng con tin Chúa đang
sống, đang đến và đang ở thật gần bên chúng con, giúp chúng con sống tin tưởng
và đáp trả tình yêu Chúa mỗi ngày như ý Chúa muốn. Vì Chúa là Đấng cứu chuộc chúng
con. Amen.
VI. SINH HOẠT :
Hát : Chúa nay thực đã Phục sinh…
VII.
BÀI TẬP
Em hãy chọn câu đúng nhất :
1.
Ta tin chắc Chúa đã sống lại thật dựa vào những yếu tố:
a.Ngôi mộ trống, không có xác Ngài ở đó.
b.Ngài hiện ra nhiều lần cho các môn đệ.
c.Các môn đệ có niềm tin và lối sống mới sau khi gặp gỡ Chúa Phục sinh.
d.Cả 3 câu đều đúng.
( câu d)
2.
Nền tảng Đức tin của Ki-tô giáo là:
a.Lời tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô.
b.Thánh Phê-rô và các Tông đồ
c.Đức Giê-su đã chết và sống lại.
d.Cả 3 câu đều đúng.
( câu c)
VIII.
ĐIỀU DỐC LÒNG
1.
Đoạn văn giúp ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Người
?
Đức Giê-su đã chết và sống lại để cứu
chuộc chúng ta.Nhờ phép Rửa, tất cả chúng đã chết cho tội lỗi để cùng sống lại
với Đức Ki-tô và sống đời sống mới làm con cái Thiên Chúa.
2.
Qua đoạn văn này, hôm nay Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều
gì ?
Tôi phải mặc lấy tâm tình của thánh
Phao-lô để sống làm con cái Thiên Chúa : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong trong niềm
tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và thí mạng vì tôi” (Gl 2,20)
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ
Lạy Chúa Giê-su, chúng con cảm tạ Chúa qua từng giờ giáo lý, chúng con được hiểu biết hơn về tình thương Chúa đã dành cho chúng con. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con, xin Chúa chúc lành cho những cố gắng của chúng con hôm nay và luôn mãi. Amen.