Bài 10

CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM KI-TÔ GIÁO

Rm 6,2-6. 8-11

           Học cụ: Hình Rửa tội, Thêm sức, Rước lễ

I.   CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ:

     Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con được trở nên con cái Chúa qua bí tích Rửa tội, và Chúa vẫn hằng tuôn đổ biết bao ơn thánh Chúa trên chúng con từng ngày. Chúng con xin dâng lên Chúa giờ học giáo lý hôm nay với tấm lòng yêu mến và biết ơn của chúng con. Xin Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con giúp chúng con tìm hiểu và sống tích cực hơn những ơn Chúa đã ban cho chúng con qua các bí tích khai tâm Ki-tô giáo. Amen.

   Hát : Xin Ngôi Ba Thiên Chúa

II.      DẪN VÀO LỜI CHÚA:

     Câu chuyện: “Chỉ có Hội Thánh mới đem lại sự cứu độ” ( Bông lúa vàng, trg 193)

     Nhân dịp khánh thành một trường học Công giáo, vị quận trưởng lương dân người Hoa đã đọc một bài diễn văn, trong đó ông đã nêu lên một nhận định rất lý thú và đáng chú ý.

  Thật vậy, ông tuyên bố rằng, theo các nhận định của riêng ông, chỉ có Hội Thánh Công giáo mới có thể bảo đảm tương lai sáng lạn của một dân tộc.

   Diễn giả nói nguyên văn như sau:

   “Chúng ta chứng kiến một sự thụt lùi liên tục của một tập quán tốt đẹp và chúng ta chỉ có thể hy vọng từ Hội Thánh một sự cải thiện hơn. Hai người bạn của tôi, một thanh niên và một thiếu nữ mới xin gia nhập Đạo Công giáo. Khi được hỏi lý do, chàng trai đã trả lời như sau: “Tôi có một cái bình bằng vàng mà tôi rất quý. Ngày kia, tôi bỗng có ý nghĩ kỳ cục là đập bể nó ra để xem ở bên trong có gì và tôi thấy đầy bọ cạp! Đối với con người cũng vậy, mặc dù có dáng vẻ đẹp đẽ bên ngoài, nhưng bên trong chỉ đầy tội lỗi. Không có phương cách nào khác ngoài Công giáo để chiến thắng bản năng hạ đẳng của nó!”. Về phần cô gái, đây là lời phát biểu: “Cuộc cách mạng Vũ Hán và sau đó, cuộc cách mạng Nam Kinh đã bắt tôi chứng kiến những cảnh khủng khiếp. Tôi ở giữa những kẻ sát nhân trộm cướp. Tôi bị đặt vào trong thú tính của con người. Điều này làm nảy sinh trong tôi niềm xác tín cho rằng chỉ có đức bác ái được Hội Thánh dạy dỗ và thực hành mới có thể cứu thế giới. Đó là lý do việc trở lại của tôi”.

     Các em thân mến,

     Qua câu chuyện trên, nhắc nhở chúng ta nhớ rằng: chúng ta là những kẻ tội lỗi và phương cách duy nhất để tẩy rửa tội lỗi chúng ta, đem chúng ta vào sự sống mới trong Đức Ki-tô, đó là lãnh nhận và sống bí tích Rửa tội, như đoạn thư thánh Phao-lô gửi cho tín hữu Rô-ma sau đây.

     Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.

III.    CÔNG BỐ LỜI CHÚA:                 Rm 6, 2-6. 8-11

                                                               Thinh lặng giây lát

IV.     GIẢI THÍCH LỜI CHÚA:

1.   Dẫn giải đoạn Lời Chúa vừa công bố:

- Đoạn Lời Chúa chúng ta vừa nghe của thánh Phao-lô gửi cho tín hữu Rô-ma.

- Thư Rô-ma được viết khoảng năm 57 -58.

     Qua đoạn thư Rô-ma trên đây, thánh Phao-lô cho chúng ta biết: bí tích Rửa tội làm cho ta thuộc về Chúa Ki-tô vì được cùng chết với Chúa và cùng sống lại với Chúa.

     - Chúa Giê-su chết và được chôn trong mộ, tức là sự sống cũ đã chết. Còn ta, ta được dìm trong nước để giết chết con người cũ là con người bị tội lỗi thống trị. Thánh Phao-lô dùng thêm một hình ảnh khác: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào Thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa.

      - Từ trong mộ bước ra, Chúa Giê-su sống lại vinh hiển trong sự sống mới. Ta lên khỏi nước, đón nhận sự sống mới của Chúa Ki-tô.

      Ngày xưa, khi rửa tội, người tín hữu được dìm trong bể nước hoặc dòng sông rồi sau đó bước lên – Ngày nay, khi rửa tội, linh mục đổ nước trên đầu người lãnh nhận bí tích Rửa tội. Chính vì thế mà thánh Phao-lô nói rằng: “Chúng ta được dìm vào trong nước Thanh tẩy”

       Để hiểu rõ hơn những ơn Chúa ban cho ta qua bí tích Rửa tội, mời các em cùng thảo luận đoạn Lời Chúa trên.

2.   Các em học sinh thảo luận:

     Đoạn Lời Chúa chúng ta vừa nghe là một câu  bài giảng.

        a. Đoạn văn có những từ ngữ hoặc cụm từ nào quan trọng?

       Chúng ta, được dìm vào nước thanh tẩy, thuộc về Đức Giê-su Ki-tô, được dìm                        vào trong cái chết của Ngài, cùng được mai táng với Ngài, cũng như Ngài đã được sống lại từ cõi chết, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới, bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa, nếu cùng chết với Đức  Ki-tô, cùng sống với Ngài.

       - Từ ngữ hoặc cụm từ chính yếu: Chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô

       b. Câu tóm ý:     câu 3

      c. Đặt tựa đề ngắn: Sự sống mới trong Đức Ki-tô

3.   Bài học giáo lý:

     Sách Công vụ Tông đồ đã ghi lại cho ta thấy bầu khí bận rộn của Hội Thánh ban đầu với việc tiếp nhận và chăm lo cho các tín hữu mới. Mọi người tích cực chuẩn bị cho các dự tòng được lãnh nhận các bí tích gia nhập Ki-tô giáo: Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể.

     Các bí tích trên quen gọi là các bí tích khai tâm Ki-tô giáo. Đó không phải là những thủ tục tiếp nhận vào một tổ chức hay một nếp sinh hoạt nhưng là cánh cửa dẫn ta vào sự sống mới của con cái Thiên Chúa, và hơn nữa, là con đường giúp ta không ngừng lớn lên trong sự sống ấy. Vì vậy, Hội Thánh thường xuyên giúp ta đào sâu và sống các bí tích này qua các lễ mừng trong năm Phụng vụ: lễ Vọng Phục sinh, lễ Hiện Xuống, lễ Mình Máu Thánh Chúa, cũng như trong Thánh lễ và kinh nguyện hằng ngày.

       Qua bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại và tìm hiểu sâu hơn các bí tích khai tâm Ki-tô giáo nhằm giúp chúng ta sống sâu xa hơn những bí tích đã lãnh nhận trước đây để chuẩn bị cho nghi thức tuyên xưng đức tin vào cuối năm học này.

3. 1 Bí tích Rửa tội:

TÊN GỌI

Bt Rửa Tội, Bt Thánh Tẩy, Bt Tái Sinh.

MỤC ĐÍCH

Để ta được sinh lại làm con Thiên Chúa và con Hội Thánh.

DẤU CHỈ

Đổ nước trên đầu và đọc lời rửa tội nhân Danh Thiên Chúa Ba Ngôi.

ĐẶC ĐIỂM

- Ghi dấu ấn đời đời, chỉ được lãnh nhận một lần.

- Cần để được ơn cứu độ (Ga 3,5).

- Những người chết mà không được lãnh bí tích Rửa tội nhưng nếu đã thật lòng ước ao làm con Thiên Chúa hoặc đã chết vì đạo Chúa, hoặc đã theo tiếng lương tâm mà sống ngay lành, thì cũng có thể được Thiên Chúa ban ơn cứu độ trong Đức Ki-tô.

ƠN

BÍ TÍCH

- Được khỏi tội nguyên tổ và mọi tội riêng đã phạm trước khi chịu phép Rửa tội.

- Được sinh lại làm con cái Chúa Cha, trở thành chi thể Chúa Ki-tô và đền thờ Chúa Thánh Thần.

- Được gia nhập vào Hội Thánh là Dân Thiên Chúa.

- Được tham dự vào chức tư tế của Chúa Ki-tô(chức tư tế chung của các tín hữu)

NGƯỜI

CỬ

HÀNH

Bình thường thì giám mục, linh mục hay phó tế, nhưng khi khẩn cấp thì mọi người đều có quyền và có bổn phận cử hành bí tích ấy, miễn là làm theo cách thức và ý muốn của Hội Thánh.

NGUỜI

LÃNH NHẬN

- Những người có đức tin (hoặc nếu còn thơ ấu thì cha mẹ và người đỡ đầu tuyên xưng đức tin thay) và chưa chịu phép Rửa tội.

- Đối với người lớn, muốn được Rửa tội cần thực hiện 3 điều:

 . Học giáo lý, tin vào Chúa Ki-tô.

 . Đổi mới cuộc sống theo tinh thần Tin Mừng.

 . Tham dự những nghi thức chuẩn bị cần thiết.

KẾT LUẬN

CHO

BẢN THÂN

- Tập cử hành để khi cần thiết có thể cử hành thành sự: lấy nước lã đổ trên đầu kẻ lãnh bí tích Rửa tội, vừa đổ nước vừa đọc: “Tôi rửa ông (hoặc Bà, anh, chị, em, con,cháu…) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

- Suy nghĩ về lời hứa khi chịu phép Rửa tội để cuối năm nay, trong lễ tuyên xưng đức tin, mỗi người chúng ta sẽ nói lên quyết tâm của mình bằng cả sự hiểu biết và tự do.

- Nhận đỡ đầu rửa tội cho các em nhỏ: đảm nhận trách nhiệm nêu gương sáng và dẫn dắt các em sống xứng đáng là người Công giáo.

      - Tóm ý: Bí tích Rửa tội là nền tảng của đời sống Ki-tô hữu, là cửa mở vào sự sống trong Chúa Thánh Thần và là lối dẫn vào các bí tích khác. Nhờ phép Rửa, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, được sinh lại làm con Thiên Chúa, trở thành các chi thể của Chúa Ki-tô, được gia nhập vào thân thể Hội Thánh và tham dự vào sứ mạng Hội Thánh.

3. 2 Bí tích Thêm sức  (SGLC 1293 – 1314)

TÊN GỌI

Bí tích Thêm Sức

MỤC ĐÍCH

Ban cho ta được đầy Chúa Thánh Thần.

ƠN

BÍ TÍCH

- Gia tăng và hoàn tất ơn bí tích Rửa tội

- Làm cho ta kết hợp khăng khít với Chúa Ki-tô hơn.

- Được gắn bó hơn với Hội Thánh và được thêm sức mạnh của Chúa Thánh Thần để làm chứng cho Chúa Giê-su qua lời nói và việc làm.

DẤU CHỈ

Bí Tích Thêm Sức được thực hiện qua việc đặt tay cầu nguyện và xức dầu thánh, cùng với lời đọc rằng: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.

Việc đặt tay nói lên rằng Chúa Giê-su đang ban Thánh Thần qua Hội Thánh ; còn việc xức dầu tượng trưng ơn Chúa Thánh Thần ghi dấu trên người Ki-tô hữu, nghĩa là người được xức dầu.

ĐẶC  ĐIỂM

Ghi dấu ấn của Chúa Thánh Thần, chỉ được lãnh nhận một lần.

NGƯỜI

CỬ HÀNH

Bí tích Thêm sức được dành cho Đức Giám mục hay các linh mục đại diện Ngài cử hành, vì bí tích này nói lên rằng người tín hữu được hiệp thông mật thiết hơn với Đức Giám mục và qua ngài, được liên kết chặt chẽ với đức tin Tông truyền và với sứ mạng của Hội Thánh.

NG. NHẬN

Đã được rửa tội nhưng chưa chịu phép Thêm sức và đã dọn mình đầy đủ.

KẾT LUẬN

CHO

BẢN THÂN

- Ý thức mình thuộc về Hội Thánh và có bổn phận tham gia tích cực vào sứ mạng của Hội Thánh.

- Ý thức về tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống Ki-tô hữu. Tập sống gắn bó với Ngài hơn trong mọi công việc.

      - Tóm ý: Bí tích Thêm sức là dấu chỉ Chúa Giê-su dùng để ban Chúa Thánh Thần cho ta, giúp ta sống bí tích Rửa tội hoàn hảo hơn, gắn bó với Hội Thánh và được thêm sức mạnh mà làm chứng cho Chúa Ki-tô.

3. 3 Bí tích Thánh Thể ( Bí tích Mình Thánh Chúa, bí tích Tạ Ơn)

TÊN GỌI

Bt Thánh Thể, Bt Mình Thánh Chúa, Bt Tạ Ơn.

MỤC ĐÍCH

Để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để Chúa ban Mình và Máu Ngài làm của nuôi linh hồn ta dưới hình bánh rượu.

DẤU CHỈ

Bí tích Thánh Thể được thực hiện qua dấu chỉ bánh miến và rượu nho cùng với lời thánh hiến linh mục đọc trong Thánh lễ.

ĐẶC ĐIỂM

Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của sinh hoạt Hội Thánh, vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh, là chính bản thân Đức Ki-tô.

ƠN

BÍ TÍCH

- Gia tăng sự kết hợp với Chúa Giê-su.

- Giúp xa lánh tội lỗi và tiến bước trên đường nên thánh.

- Nối kết ta với các anh chị em trong Hội Thánh hơn.

- Được hứa ban sự sống đời đời.

NGƯỜI

CỬ HÀNH

Giám mục và linh mục.

NGƯỜI

LÃNH

NHẬN

Đã được Rửa tội, hiểu ý nghĩa bí tích Thánh Thể và sạch tội trọng.

KẾT LUẬN

CHO

BẢN THÂN

- Rước lễ thường xuyên để kết hợp mật thiết với Chúa Giê-Su hơn.

- Năng đến viếng Chúa Giê-Su Thánh Thể ngự trong Nhà Tạm. Khi đi ngang Nhà Tạm, kính cẩn cúi đầu thờ lạy Chúa.

- Tập nhận ra Chúa Giê-su nơi những người nghèo khổ chung quanh và mau mắn giúp đỡ họ.

      - Tóm ý: Bí tích thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Ki-tô hữu, cũng như mọi sinh hoạt của Hội Thánh, vì bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh là chính Chúa Ki-tô

·       TÓM Ý TOÀN BÀI: Ba bí tích: Thánh tẩy, Thêm sức và Thánh thể là những bí tích khai tâm đặt nền tảng cho toàn thể đời sống Ki-tô hữu. Nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, con người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Tương tự như việc sinh ra, lớn lên và bảo tồn trong đời sống tự nhiên, người tín hữu được tái sinh trong đời sống mới nhờ bí tích thánh tẩy, được củng cố nhờ bí tích Thêm sức và nhận lấy Bánh ban sự sống đời đời trong bí tích Thánh Thể. Như vậy, nhờ các bí tích khai tâm Ki-tô giáo, họ được hiệp thông sâu xa hơn vào đời sống Thần linh và ngày càng tiến tới Đức mến hoàn hảo.

V.  CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ:

     1. Gợi tâm tình cầu nguyện:

     Các em thân mến,

     Qua các bí tích khai tâm Ki-tô giáo, chúng ta được dẫn vào sự sống mới của con cái Thiên Chúa, và hơn nữa, là con đường giúp ta không ngừng lớn lên trong sự sống ấy. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa và cầu xin Chúa giúp chúng ta sống sâu xa hơn các bí tích mà chúng ta đã được lãnh nhận.

2. Cầu nguyện:

       Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đãï yêu thương ban cho chúng con được làm con của                         Chúa. Xin Chúa giúp chúng con luôn biết quý trọng những hồng ân Chúa đã ban cho chúng con qua Chúa Giê-su, để chúng con luôn sống trong ơn thánh Chúa. Và xin Chúa thương ban cho những ai chưa nhận biết Chúa cũng được gia nhập Hội Thánh Chúa để mọi người trên thế giới này cũng được sống lại với Đức Ki-tô, nhờ được cùng chết với Ngài trong bí tích Thánh tẩy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.

 Hoặc : Hát  “Hồng ân Chúa bao la”

VI. SINH HOẠT:         Hát : Gặp gỡ Đức Ki-tô.   (Ra khơi, tập 2, trg. 164)

VII. BÀI TẬP:     

Em hãy chọn câu đúng nhất và đánh dấu x vào ô vuông º

1.    Bí tích Rửa tội ban cho ta:

  a. Được tha tội nguyên tổ và những tội riêng đã phạm trước khi chịu phép rửa

  b. Được sinh lại làm con cái Chúa Cha

  c. Được gia nhập vào Hội Thánh là Dân Thiên Chúa   d. câu a đúng

  e. Cả 3 câu a,b, c đúng       (câu e)

2.    Hoặc: Mời các em lên tập cử hành bí tích Rửa tội

VIII. ĐIỀU DỐC LÒNG:

1.   Đoạn văn cho ta biết gì về Thiên Chúa và tình thương của Người?

         Đức Giê-su đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta. Qua bí tích Rửa tội chúng ta được cùng chết với Đức Giê-su và được cùng sống lại với Người. Chúa còn ban bí tích Thêm sức và Thánh Thể để giúp ta không ngừng lớn lên trong đời sống ấy.

2.    Qua bài học hôm nay, Thiên Chúa muốn dạy riêng tôi điều gì?

         Suy nghĩ về lời hứa khi chịu phép Rửa tội để từ bỏ tội lỗi ( em xét mình và quyết tâm chừa những lỗi em hay phạm). Tích cực tham gia vào sứ mạng của Hội Thánh bằng cách siêng năng học giáo lý, tham dự Thánh lễ và rước lễ.

IX.  CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ:

           Hát : Cảm tạ Chúa

         Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa.

         Đến muôn đời con ngợi khen Danh Chúa,

         Muôn muôn đời con ca vang tình thương Chúa,

                  Và mãi mãi con nhớ công ơn Người ….