Bài 22
HỘI THÁNH PHÍA TÂY CHIA RẼ VÀ CANH TÂN
Cv 15, 5 - 11
Lạy
Chúa Giê-su, chúng con xin dâng lên Chúa giờ học giáo lý hôm nay với tất cả lòng
yêu mến của chúng con để cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Hội thánh.
Xin
Chúa ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con, xin Ngài soi sáng, dạy dỗ giúp
chúng con ngày càng yêu mến Hội thánh và tích cực góp phần xây dựng sự hiệp nhất.
Amen.
Hát
: Hãy chiếu sáng tâm hồn con…
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA:
Một hôm kia, Thiên Chúa đưa mắt nhìn xuống
trần gian để xem loài người thờ phượng Ngài như thế nào. Ngài thấy một tín đồ Ấn
giáo đang ngồi trầm mặc thinh lặng như thể quên hết mọi sự trên trần gian này.
Thiên Chúa rất hài lòng về cử chỉ ấy. Nhưng Ngài lại nói:
-
Tại sao lại phải nhọc thân khổ xác như thế?
Ngài
lại nhìn thấy một nhà sư Phật giáo đang mỉm cười và cố gắng tạo sự hài hoà giữa
điều thiện và điều ác. Thiên Chúa vui mừng vì nụ cười ấy nhưng Ngài lại nói:
-
Tại sao con người phải nhọc công tốn sức như thế mà lại không nhờ đến sự giúp sức
của Trời cao?
Ngài
lại thấy một người bán khai đang tế thần với tất cả sự run rẩy sợ hãi. Ngài xúc
động trước cử chỉ ấy, nhưng lại nói:
-
Tại sao con người lại có thể run sợ như thế?
Ngài
lại thấy một người Hồi giáo đang quỳ phủ
phục hướng về Thánh đường La Mecque. Thiên Chúa gật đầu thán phục nhưng Ngài lại
nói:
-
Tại sao lại phải phủ phục nhiều như thế?
Ngài
lại thấy một nhà thông luật Do thái đang cất tiếng đọc to những khoản luật
trong Kinh Thánh. Thiên Chúa cũng hài lòng vì những lời cầu nguyện nhưng Ngài lại
nói:
-
Tại sao lại có quá nhiều luật lệ như thế?
Sau
khi đãï quan sát tất cả những hình thức cầu nguyện và thờ phượng của con người,
Thiên Chúa Cha mới nói với Con Một của Ngài như sau:
-
Con hãy xuống thế gian và mang Thần khí yêu thương xuống cho nó. Cha không muốn
những hy tế vô ích bởi vì Cha là Cha. Cha không muốn sự chết bởi vì Cha là Cha.
Cha không muốn sự sợ hãi bởi vì Cha là Cha. Cha không muốn lề luật bởi vì Cha là
Cha. Cha chỉ muốn một tình yêu thanh thản và chân thành, bởi vì tất cả mọi người
đều là con cái Cha.
Các
em thân mến, là con cái Thiên Chúa, chúng ta cũng được mời gọi để đối xử với
nhau như anh em cùng một Cha trong gia đình với một tình yêu thanh thản, chân
thành. Nhưng thực tế, nhiều khi chúng ta lại bắt bẻ nhau, lấy Luật để loại trừ
nhau. Lời Chúa trong sách Công vụ Tông đồ sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA: Cv 15, 5
- 11
Thinh lặng giây lát
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA:
1. Dẫn giải đoạn Lời Chúa vừa công
bố:
- Sách Công vụ
Tông đồ được viết năm nào? Khoảng năm 80
- Lu-ca dùng sách Công vụ trình bày việc
triển nở của Tin Mừng Đấng Phục sinh.
Đoạn
Lời Chúa chúng ta vừa nghe kể về Công đồng Giê-ru-sa-lem(15,1-35). Đây là công đồng
đầu tiên của Hội thánh, xảy ra vào quãng năm 48 – 49, tập trung bàn thảo về vấn
đề đón nhận người ngoài Do thái vào Hội thánh, công nhận sự tự do của đức tin
trong tương quan với Do thái giáo cũng như sự tự do đi truyền đạo cho muôn dân.
Đây là một bước ngoặc quan trọng: mỗi người,
bất cứ là dân nước nào, đều có thể tin và sống niềm tin của mình, với tất cả sự
tôn trọng các giá trị dân tộc và văn hoá riêng của mình (15,10-11).
Để
hiểu rõ hơn nội dung Công đồng chung thứ I của Hội thánh, chúng ta cùng thảo luận
đoạn Lời Chúa trên.
2. Các em học sinh thảo luận:
Đoạn Lời Chúa chúng ta vừa nghe là một bài giảng.
a. Đoạn văn có
những từ ngữ hoặc cụm từ nào quan trọng?
- Phải, cắt bì, truyền giữ Luật Mô-sê, các
Tông đồ họp nhau xem xét, tranh luận, ngay từ đầu, Thiên Chúa đã chọn, để các dân
ngoại được nghe lời Tin Mừng, tin theo, Thiên Chúa là Đấng thấu suốt, Người chấp
nhận họ, ban Thánh Thần cho họ, Người không phân biệt, dùng đức tin, thanh tẩy,
nhờ ân sủng của Chúa Ki-tô, tin, được cứu rỗi.
- Từ ngữ hoặc cụm từ
chính yếu: Để các dân ngoại được nghe lời
Tin Mừng mà tin theo
b. Câu tóm ý: câu 7
c. Đặt tựa đề ngắn: Ai tin sẽ được cứu độ.
Hoặc : Mọi dân nước đều có thể sống Tin Mừng.
Ngay từ đầu Hội thánh đã
xác định ơn cứu độ được ban cho muôn dân. Thế nhưng trong thực tế, Hội thánh đã
có những chia rẽ bởi những quan điểm khác nhau về ơn cứu độ. Bài học hôm nay sẽ
cho chúng ta thấy rõ điều này.
3. Bài học giáo lý:
3. 1 Những khó khăn thử
thách:
Vào thế kỷ XIV – XV, Châu Âu trải qua nhiều khó khăn:
-Cuộc ly khai phương Tây:
Hội thánh chia rẽ từ 1378 đến 1417 với hai giáo hoàng: mộtở Avignon (Pháp) và một
ở Rô-ma.
Tháng
4-1378, sau hai ngày bầu cử căng thẳng giữa tiếng la ó của dân chúng đòi có giáo
hoàng Rô-ma hoặc người Ý, giám mục Bari là Bartolomeo Prignano đắc cử, lấy hiệu
là Urbanô VI (1378 – 1389). Vì tính Ngài cứng cỏi lại định đặt nhiều hồng y người
Ý, nên cuối tháng 5, 13 hồng y bỏ xuống Anagni tuyên bố cuộc bầu trước thiếu tự
do và bầu giáo hoàng mới Clemente VII đưa đến cuộc ly giáo kéo dài 40 năm.
-Những bất hạnh của thời đại:
chiến tranh, ôn dịch và chết chóc. Âu châu thế kỷ XIV – XV còn chồng chất những
tai ương, kinh hoàng nhất là cơn dịch đen (1347 – 1349) thảm sát 1/3 dân số. Rồi
chiến tranh các vùng như Chiến Tranh Trăm Năm giữa Anh và Pháp. Nhưng nạn nhân
các cuộc chiến còn ít hơn nạn nhân trong các cuộc cướp phá, thiêu hủy làng mạc,
đô thị. Nhiều thánh đường thiếu mái, nhiều giáo sĩ bị giết, nhiều nơi không có
bánh rượu để dâng lễ.
- Tóm ý: Vào thế kỷ XIV, châu Âu bước vào cuộc khủng hoảng toàn diện: Hội thánh phải
chịu 40 năm ly giáo Tây phương với hai giáo hoàng ở Rô-ma và Avignon, xã hội
thì bị xáo trộn vì chiến tranh, thiên tai.
3. 2 Những khám phá mới
Sau những thời kỳ biến động, cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, châu
Âu lại được thức tỉnh và được phục hưng với nhiều khám phá. Dân số tăng nhanh và
bắt đầu có những điều kiện sống khá hơn.
Nhờ khám phá ra la bàn và bánh
lái, người ta có thể cho tàu thủy ra khơi thật xa bờ. Ông Cristobal Colon khám
phá ra Châu Mỹ năm 1492. Và ông Vascô de Gama tìm ra đường biển đi từ châu Âu
sang Ấn độ năm 1497. Các vị Thừa sai cũng dùng đường thủy đi truyền giáo ở Châu
Mỹ La tinh và Viễn Đông. Việc chế tạo máy in của Gutenberg (1540) đã giúp cho
nhiều tác phẩm trước dành riêng cho một số người nay được phổ biến rộng rãi.
Nhiều tài liệu cổ được dịch từ nguyên bản: các triết gia cổ, các giáo phụ, Kinh
thánh và sách đạo đức. Hầu hết các sách đầu tiên được in là sách Tôn giáo. Khát
vọng hiểu biết và hoạt động bùng lên trong mọi lãnh vực. Điêu khắc, hội hoạ có
trung tâm mới tại Ý và có khuynh hướng tả chân, diễn tả đúng với thiên nhiên và
cảm nghĩ của con người. Nổi bật có Michel Ange, Raphael, Leonardo Vinci và chân
phước Fra Angelicô…
Nói chung, văn học thời
phục hưng mang ba đặc tính: quốc gia, nhân bản và Ki-tô giáo. Mỗi quốc gia đều
phát triển ngôn ngữ riêng và đề cao giá trị xã hội, quốc gia của mình.
- Tóm ý: Cuối
thế kỷ XV, các quốc gia châu Âu được hình thành vững chắc. Đồng thời xuất hiện
cuộc đổi mới văn hoá sâu xa, quen gọi là thời phục hưng mang đặc tính quốc gia,
nhân bản và Ki-tô giáo. Với nhiều khám phá mới về tàu thủy, máy in mở đường cho
việc truyền bá Tin Mừng.
3. 3 Những cuộc cải cách
Tin lành
Cuối thời Trung cổ, đời sống Hội thánh sa sút rất nhiều. Một số vị
trong Hội thánh sống như những ông hoàng, và vì thế họ rời xa những bận tâm của
dân chúng đang lo sợ đủ thứ: chiến tranh, bệnh tật, chết chóc…
Mọi người mong ước một cuộc
phục hưng toàn diện. Nhiều Ki-tô hữu đã nhắc nhở cho các Ki-tô hữu khác và cho
những vị lãnh đạo Hội thánh nhớ lại những đòi hỏi của Tin Mừng. Sự nhắc nhở sửa
đổi ấy đôi khi thật quyết liệt, đặc biệv là các ông Ê-rat-mô, Tô-ma Mô; Lu-tê-rô
và Can-vanh. Tuy nhiên, họ theo những hướng khác nhau. Ê-rat-mô, Tô-ma Mô thì vẫn
ở lại trong Hội thánh. Còn Lu-tê-rô và Can-vanh đã dần xa lìa Hội thánh Rô-ma lập
thành những Hội thánh Tin lành với những nội dung khác nhau:
- Từ 1517 Lu-tê-rô nhấn mạnh
giá trị Kinh Thánh và ơn công chính hoá nhờ đức tin, loại bỏ những phương tiện
trần gian kể cả hàng giáo phẩm. Phong trào “Cải cách” do Lu-tê-rô khởi xướng ở Đức,
lan tràn mau chóng sang nhiều nước khác.
- Zwingli tổ chức cải cách
cưỡng bách tại Thụy Sĩ.
- Can-vanh tại Pháp, xây
dựng hẳn một hệ thống thần học mới, đưa ra tổ chức mới dựa trên Hội thánh địa
phương.
- Vì lý do hôn nhân, Vua
Hen-ri VIII đã đứng lên chống lại Hội thánh Rô-ma, dẫn tới ly giáo, gia tăng
quyền bính của Anh Hoàng, sử dụng thần học Can-vanh; rồi từ ly giáo tiến tới Anh giáo dưới thời Nữ hoàng Ê-li-sa-bét I (1559).
- Tóm ý: Cận kim thời đại (cuối thời Trung cổ) bắt đầu bằng một cuộc “Cải cách Tôn
giáo” do Lu-tê-rô khởi xướng (1517) và xuất hiện các hệ phái Tin lành
với những nội dung khác nhau; và Anh giáo dưới thời Nữ hoàng Ê-li-sa-bét I (1559); đồng thời phát động
phong trào canh tân của các thánh nhân nhằm chấn hưng đời sống Hội thánh.
3. 4 Công đồng Tren-tô (1545 – 1563)
Từ
đầu thế kỷ XVI, tất cả những ai có tâm huyết với tiền đồ Hội thánh đều hướng về
Toà Thánh Rô-ma, trông đợi một cuộc cải cách toàn diện, nhất là từ khi thấy
Lu-tê-rô tự động đứng ra chủ trương một cuộc “Cách mạng” (1517), gây khủng hoảng
khắp nơi.
Đức
giáo hoàng Phao-lô III (1534 – 1549) đã triệu tập công đồng, khai mạc ngày
13-12-1545 tại thành Tren-tô nước Ý. Và Đức Pi-ô IV (1559-1565) đã kết thúc công
đồng vào năm 1563.
Đứng
trước các quan điểm Tin lành, Hội thánh xác nhận lại đức tin Công giáo theo
truyền thống của Hội thánh : Đức tin của người Công giáo dựa trên Kinh Thánh và
Thánh truyền. Vấn đề công chính hoá, công đồng dạy tội nguyên tổ không hoàn toàn
làm bại hoại con người, người ta còn tự do làm lành lánh dữ, công việc cứu rỗi đòi
sự cộng tác của con người với ơn Chúa. Về các Bí tích, người Công giáo phải tin
nhận có bảy bí tích. Về Hiến tế thánh lễ: Chúa Giê-su hiện diện thực tại (réelle)
trong Phép thánh Thể, hiện diện thực thể (substantielle), chứ không phải tiềm
thể (virtuelle) hay bản thể thiêng liêng (Substance spirituelle) như Can-vanh
chủ trương.
Về ân xá, công đồng chấp nhận nó phù hợp
với quyền “tháo cởi” của giáo hoàng.
Về kỷ luật, công đồng quyết định một chương
trình cải cách “từ đầu đến các chi thể”, công đồng đưa ra nhiều khoản luật cho
hàng giáo sĩ, tuyển chọn những người xứng đáng lên chức thánh. Công đồng khuyến
khích các giám mục thiết lập chủng viện trong địa phận mình nhằm đào tạo hàng
giáo sĩ tương lai, công đồng cũng không quên quan tâm đến các dòng tu khi ấn định
luật lệ bầu cử bề trên và đặt nhiều điều kiện cho những người xin vào dòng. Đối
với giáo dân, công đồng nhắc đến luật lệ hôn nhân, còn về những nhu cầu đời sống
Công giáo, công đồng quyết định soạn một cuốn sách giáo lý cho các Ki-tô hữu.
Nhiều vị thánh đã góp phần vào việc cải cách của Hội thánh.
- Tóm ý: Đứng trước các quan điểm Tin lành, Công đồng
Tren-tô đã xác nhận lại đức tin Công giáo theo truyền thống của Hội thánh và đề
ra những phương án thực hiện rõ rệt.
· TÓM Ý TOÀN BÀI:
Trải qua những khó khăn thử thách trong thế kỷ XIV và XV. Châu Âu lại được
thức tỉnh và phục hưng vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, với nhiều khám phá
mới. Nhiều vị lãnh đạo trong Hội thánh cũng góp phần vào trào lưu này, nhưng có
một số vị đã không sống theo Tin Mừng. Trước tình hình đó, nhiều Ki-tô hữu đã
nhắc nhở mọi người nhớ lại những đòi hỏi của Tin Mừng. Tuy nhiên, họ đã theo những
hướng khác nhau, Lu-tê-rô và Can-vanh dần dần xa lìa Hội thánh và lập nên các Hội
thánh Tin lành.
Đức
giáo hoàng đã triệu tập công đồng tại Tren-tô từ năm 1545 đến 1563 để canh tân
Hội thánh về mọi mặt.
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ:
1. Gợi tâm tình cầu nguyện:
Các
em thân mến, chúng ta được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha, và Thiên Chúa không
chờ đợi ở những người con của Ngài điều gì khác hơn là lòng tin tưởng phó thác
nơi Ngài. Là con cái của Thiên Chúa, chúng ta cũng được mời gọi để đối xử với
nhau như anh em trong gia đình. Giờ đây, chúng ta hãy sốt sắng dâng Chúa những
tâm tình cảm tạ và nguyện xin.
2.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì đã tỏ
cho chúng con biết tình yêu vô biên của Chúa. Xin cho cuộc sống chúng con luôn
nói lên lòng tin tưởng phó thác nơi Chúa.
Lạy
Chúa, chúng con đang sống trong một xã hội đa diện, có nhiều người không cùng một
niềm tin với chúng con, có nhiều người không cùng một ý thức hệ với chúng con.
Có những người không suy nghĩ và hành động như chúng con, thậm chí có những người
muốn loại bỏ, bách hại chúng con. Xin cho tinh thần khoan dung của Chúa hướng dẫn
mọi suy tư và hành động của chúng con, để chúng con luôn biết yêu Chúa và tỏ bày
Chúa như là Cha của tất cả mọi người. Chúng con cầu xin,
nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
VI. SINH HOẠT: Hát : Bên phải, bên trái (Triệu
Trung)
( 100 Bài
ca sinh hoạt, trg. 54)
VII. BÀI TẬP:
Em hãy chọn câu đúng nhất
và đánh dấu x vào ô vuông º
1.
Vào thế kỷ XIV, châu Âu bước vào cuộc khủng hoảng về:
a. Hội thánh phải chịu 40 năm ly giáo Tây phương
với 2 giáo hoàng ở Rô-ma và Avignon.
b. Xã hội bị xáo trộn bởi chiến tranh, thiên
tai. c. Cuộc cải cách Tin lành của Lu-tê-rô.
d. Câu a và b đúng. e. Cả 3 câu a,b,c đúng (câu d)
2.
Cuối thời Trung cổ, trong Hội thánh đã xuất hiện:
a. Các hệ phái tin lành (Lu-tê-rô 1517;
Can-vanh)
b. Anh giáo (do vua Hen-ri VIII và Nữ hoàng Ê-li-sa-bet
I -1559)
c. Chính thống giáo. d. Cả 3 câu a,b,c đúng e. Câu a và b đúng (câu e)
3.
Đứng trước các quan điểm Tin lành, Hội thánh đã họp Công đồng Tren-tô để:
a. Xác nhận lại đức
tin Công giáo
b. Canh tân Hội thánh c. Cả 2 câu đều đúng. (câu c )
VIII. ĐIỀU DỐC LÒNG:
1. Đoạn văn cho ta biết gì về
Thiên Chúa và tình thương của Người?
Thiên Chúa là Cha nhân từ,
Ngài muốn mọi người được đón nhận Tin Mừng và được cứu độ.
2. Qua bài học hôm nay, Thiên Chúa
muốn dạy riêng tôi điều gì?
Yêu mến Hội thánh bằng cách
tích cực xây dựng Hội thánh: tuần này, em quyết tâm mỗi ngày dành ít phút cầu
nguyện và dâng một việc tốt để cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Hội thánh.
IX. CẦU NGUYỆN CUỐI GIỜ:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban
cho chúng con giờ học giáo lý hôm nay. Xin Chúa giúp chúng con thực hiện điều
quyết tâm để góp phần xây dựng sự hiệp nhất trong Hội thánh Chúa. Amen.
Hát
: Lạy Cha xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một