GƯƠNG CẦU
NGUYỆN TRONG CỰU ƯỚC
- Lời Chúa : Daniel 3, 82-89
-Ý chính : Trong cựu ước có nhiều tấm gương
sáng chói về việc cầu nguyện.
-Giáo cụ trực quan : Sách Chúa
nói với trẻ em đoạn 17 trang 24.
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa, xin soi sáng cho chúng con trong
giờ học này để chúng con có thể nhận biết và noi gương các bậc hiền nhân trong
Cựu ước trong việc cầu nguyện hầu chúng con luôn được gần gũi Chúa.
Đọc
kinh Cúi xin Chúa sáng soi.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
1/ Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.
+Ôn
bài cũ :
-Trong thời lưu đày ở Ba-bi-lon, Thiên Chúa có bỏ rơi dân Ngàiù không ? (Ngài không bỏ rơi nhưng đã sai ngôn sứ Êdêkien và Isaia thứ hai đến an ủi, dạy dỗ dân
chúng ăn năn sám hối trở về với Ngài).
-Như vậy, việc dân Ngài phải lưu đầy có phải thuần túy là một hình phạt
không ? (Việc dân bị lưu đầy vừa là một
hình phạt do tội của họ nhưng vừa là một thời gian cần thiết để Chúa huấn luyện
họ, giúp họ trở thành một dân mới, một dân tộc thánh của Chúa).
+Kiểm tra quyết tâm :
Trong
tuần qua, các em đã cố gắng vâng lời Chúa nhắc nhở qua sự nhắc bảo của cha mẹ, thầy
cô, các giáo lý viên chưa ?
2/ Dẫn vào Lời Chúa.
Các em thân
mến, chúng ta tạm ngưng việc học hỏi Lịch Sử Cứu độ ở đây, tức là tới giai đoạn
Dân Chúa đã được Chúa cho trở về quê hương năm 538 TCN, để tìm hiểu chi tiết một
số điểm quan trọng trong chặng lịch sử mà chúng ta đã học hỏi từ đầu năm tới
nay như việc cầu nguyện của các tổ phụ, bản tóm lược Giao Ước Sinai là 10 giới
răn …. Chúng ta sẽ tiếp tục học hỏi về Lịch sử Cứu độ ở bài cuối của năm học này.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về việc cầu nguyện của một số nhân vật trong thời
Cựu ước. Để bắt đầu bài học, anh (chị) sẽ kể cho các em một câu chuyện.
Một du khách Mêhicô vào một nhà
thờ công giáo và lấy làm lạ là luôn có người quỳ gối cầu nguyện. Khi hỏi lý do
của việc đạo đức này, ông đã được trả lời như sau.
“Đó là cách chúng tôi tạ ơn Chúa. Cha sở chúng tôi đã qua đời cách đây
35 năm mà chưa có Linh mục thay thế . Nhà tạm trống rỗng và đèn nhà tạm tắt hẳn.
Chúng tôi luôn mong chờ một linh mục và cứ thế mà đợi chờ. Rồi một hôm chúng tôi
quyết định không thể để nhà thờ trống vắng bóng Chúa được . Vậy là chúng tôi đã
thay phiên nhau cầu nguyện với Chúa cả ngày lẫn đêm, lúc nào cũng có người cầu
nguyện”.
Vậy cầu nguyện là gì mà giáo dân
ở một giáo xứ đã áp dụng khi giáo xứ không có linh mục, không có Mình Thánh Chúa
trong nhà thờ? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng
ta cần sự soi sáng của Lời Chúa, mời các em đứng lên lắng nghe Lời Chúa.
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1/ Dẫn giải Lời Chúa .
-Lời Chúa mà các em vừa nghe được trích
trong sách nào? (Sách Đa-ni-en).
-Đoạn Lời Chúa này viết về điều gì? (Viết về lời cầu nguyện của 3 người trẻ Do
Thái tên là Sát-rác, Mê-sác và A-vết Nơ-gô).
-Nội dung của lời cầu nguyện này là gì ? (Là những lời chúc tụng, ca ngợi và cảm tạ Chúa).
-Họ cầu nguyện trong trường hợp nào ? (Vua Ba-bi-lon là Na-bu-cô-đô-nô-xo bắt 3 người
trẻ Do Thái này thờ lạy tượng thần do ông làm ra nhưng họ không chịu nên ông ném
3 người này vào lò lửa. Trong lò lửa, Thiên Chúa đã gìn giữ họ, họ không bị cháy,
họ vừa đi đi lại lại vừa dâng lời chúc tụng, tạ ơn Chúa).
-Đoạn Lời Chúa này muốn nói với
chúng ta điều gì về việc cầu nguyện ? (Thiên
Chúa luôn luôn hiện diện và cứu giúp con người. Cầu nguyện là phương thế gặp gỡ
Ngài).
Vậy cầu nguyện có phải chỉ là dâng
lời chúc tụng, tạ ơn Chúa như 3 người trẻ
Do Thái này đã làm không? Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những cách thế cầu nguyện
của một số nhân vật trong Cựu ước ở phần bài học dưới đây.
2/ Giải thích câu hỏi thưa .
Câu 1 : Trong Cựu ước, các hiền nhân đã cầu
nguyện thế nào?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng
ta sẽ tìm hiểu đời sống cầu nguyện của một số hiền nhân tiêu biểu như tổ phụ
Abraham, Môsê, Đavit qua các câu hỏi thưa sau đây.
Câu 2 : Cụ Abraham nêu gương cầu nguyện thế nào ?
-Các em đã học hỏi về cụ Abraham.
Khi Thiên Chúa gọi cụ bỏ quê cha đất tổ, cha mẹ, anh em họ hàng đi tới một nơi
Ngài sẽ chỉ cho, cụ có vâng theo ý Chúa không ? (Có, cụ đã
bỏ lại tất cả lên đường theo tiếng Chúa gọi).
-Khi Thiên Chúa hứa với cụ rằng
cụ sẽ trở thành cha của một dân tộc đông như sao trên trời như cát bãi biển trong lúc cụ và vợ của cụ là bà Sa-ra đã già, cụ
có tin không ? (Cụ đã tin).
-Lúc đứa con duy nhất của hai ông
bà là Isaac lên 12 tuổi, Thiên Chúa nói với cụ hãy tế hiến cho Thiên Chúa, cụ có
vâng lời Thiên Chúa không? (Tuy rất đau
khổ nhưng cụ đã vâng lời Chúa).
-Khi Thiên Chúa phạt dân thành Sôđôma
vì họ phạm tội nặng nề, cụ có cầu xin Chúa tha cho thành này không ? (Có).
Như vậy, cụ Abraham đã nêu gương
cầu nguyện cho ta là ngoài việc tạ ơn chúc tụng Chúa, cụ đã luôn tin tưởng, vâng
lời Thiên Chúa, hiến dâng người con một yêu dấu của mình cho Chúa và đã chuyển
cầu cho người tội lỗi nữa.
Đọc chung câu 2.
Câu
3 : Ông Môsê đã cầu nguyện thế nào ?
Để biết ông Môsê đã cầu nguyện thế nào, các
em mở sách Chúa nói với trẻ em trang
24 và cùng đọc đoạn 17.
-Qua đoạn sách này, chúng ta thấy ông Môsê cầu
nguyện cho ai ? (Ông cầu nguyện cho dân vì
họ thiếu nước trong sa mạc).
Trong suốt 40 năm đi trong sa mạc, ông Môsê
luôn cầu nguyện cho dân chúng có cơm ăn, nước uống và còn xin Chúa tha tội cho
dân, cứu dân khỏi cái chết nữa. Khi cầu nguyện, ông thưa với Chúa như với một
người bạn : thành khẩn, tin tưởng.
Đọc
chung câu 3.
Câu
4 : Vua Đavít đã cầu nguyện thế nào ?
Đọc lại cuộc đời của vua Đavít trong 2 cuốn
sách các vua, chúng ta thấy vua Đa-vít là một con người cầu nguyện.
Anh (chị) gợi ý để các em nhớ lại nhá !
-Trước khi quyết định một việc nào đó vua Đavít
đã làm gì để hỏi ý kiến Chúa? ( Vua đã cầu nguyện).
-Khi trót phạm tội như giết ông U-ri-a để cướp vợ của ông, ra lệnh
kiểm tra dân số, vua thường làm gì? (Vua
cầu nguyện xin Chúa tha thứ).
-Ngoài việc cầu nguyện cho mình, vua Đa-vít còn
cầu nguyện cho ai nữa ? (Vua cầu nguyện cho dân chúng, dâng lời tạ ơn
Chúa vì những ơn lành Chúa ban cho ông và dân chúng).
-Vua Đa-vít có sáng tác nhiều bài ca tỏ lòng
tin tưởng, ca ngợi Thiên Chúa quen gọi là Thánh Vịnh không ? (Có, ví
dụ Thánh Vịnh 51: xin Chúa tha tội mà các em đã học ở trên hay Thánh Vịnh 23 : tin
tưởng vào tình thương của Chúa. Các em hãy mở sách Chúa nói với trẻ em trang 32
và cùng đọc Thánh Vịnh này để thấy lòng tin tưởng tuyệt vời của ông vào Thiên
Chúa).
Như
vậy, qua đời sống cầu nguyện của các ông Abraham, Môsê, Đa-vit, chúng ta thấy các
hiền nhân trong thời Cựu ước đã cầu nguyện trong niềm tin tưởng vào Chúa, với
thái độ vâng phục, tâm tình ăn năn sám hối, sự hi sinh quảng đại và luôn quan tâm,
yêu mến người khác.
Đọc chung câu 1.
Câu 5+6 : Thánh Vịnh là gì? Nội dung chính của Thánh Vịnh là gì ?
-Trong cuốn Kinh Thánh có một tập
sách mang tên là Thánh Vịnh. Tập Thánh Vịnh này nằm trong phần Cựu ước hay Tân ước
? (Cựu ước).
-Tập sách Thánh Vịnh gồm bao nhiêu
Thánh Vịnh ? (150 Thánh Vịnh).
-Thánh Vịnh là gì ? [Là bài ca cầu nguyện, được viết theo thể thơ
như Thánh Vịnh 22 mà chúng ta vừa đọc, dưới sự linh hứng (soi sáng) của Chúa].
-Các Thánh Vịnh này thường được
sử dụng khi nào ? (Trong phụng vụ ở Đền
thờ).
-Nội dung chính của các Thánh Vịnh
là gì ? (Có 3 ý chính : Ca ngợi những kỳ công Chúa đã
làm- Nhắc
lại lời Chúa đã hứa- Mong
đợi Đấng Cứu Thế).
-Ngày nay Hội Thánh còn sử dụng
các Thánh Vịnh không? (Có và coi là lời
kinh chính thức của Hội Thánh).
Đọc chung 2 câu 5+6.
Câu 7 : Vì sao các Thánh Vịnh luôn là lời kinh quan trọng
của Hội Thánh ?
-Các em còn nhớ Thánh Vịnh là lời
cầu nguyện của Dân Chúa vào thời nào không ? (Thời Cựu ước).
-Có phải do con người nghĩ ra không
? (Không,
nhưng do Chúa soi sáng cho. Vì do Chúa soi sáng cho nên Thánh Vịnh là lời của
Chúa).
Như vậy, khi cầu nguyện bằng Thánh
Vịnh ta nói với Chúa bằng chính lời Chúa dậy ta nói và như vậy chắc chắn lời cầu
nguyện của ta sẽ đẹp lòng Chúa.
-Đọc các sách Phúc Âm, các em có
thấy Chúa Giêsu cầu nguyện bằng Thánh Vịnh không ?
Chắc các em chưa đọc hết các sách
Phúc Âm nên anh (chị) nói cho các em biết một vài lần Chúa Giêsu cầu nguyện bằng
Thánh Vịnh nhé.
* Cuối bữa tiệc ly, trước khi vào vườn Giệt-si-ma-ni
cầu nguyện, Chúa Giêsu và các tông đồ cùng hát Thánh Vịnh (x. Mt 26, 30).
*
Trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã cầu nguyện bằng Thánh Vịnh 22 : “Lạy Cha, sao
Cha bỏ con” (Mt 27, 46).
Đó là những lý do chính mà Hội
Thánh vẫn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh và luôn coi Thánh Vịnh là lời kinh quan trọng
của mình.
Đọc chung câu 7.
Tóm lại, Thiên Chúa là Đấng hằng
có, nghĩa là luôn hiện diện với dân Ngài. Cầu nguyện là phương thế để con người
gặp Chúa. Trong thời Cựu ước chúng ta có những mẫu gương tuyệt vời về cầu nguyện
như cụ Abraham, ông Môsê, vua Đavit và các ngôn sứ. Các ngài đã cầu nguyện
trong tinh thần đức tin, thái độ vâng phục, lòng kiên nhẫn và với sự hi sinh quảng
đại.
IV. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
1/ Gợi tâm tình .
Các em thân mến,
Qua gương cầu nguyện của các hiền
nhân trong thời cựu ước mà chúng ta vừa tìm hiểu, chúng ta thấy cầu nguyện là
phương thế gặp Chúa để biết Chúa yêu thương ta, để ta bầy tỏ lòng tin tưởng, yêu
mến, tâm tình cảm tạ, thống hối ăn năn của ta với Chúa, để ta nài khẩn Chúa giúp
ta và người khác trong những lúc đau khổ, buồn chán, mất mát, bất an, thiếu
tình thương, để ta hỏi ý Chúa trước khi quyết định làm việc gì. Chúng ta cầu
xin Chúa cho ta biết bắt chước các hiền nhân luôn chuyên chăm cầu nguyện.
2/Lời nguyện .
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng
con cảm tạ Cha đã ban cho chúng con có cha có mẹ để yêu thương chúng con. Qua gương
cầu nguyện của các bậc hiền nhân mà chúng con tìm hiểu hôm nay, chúng con còn
nhận biết chúng con có Chúa là Cha của chúng con, một người Cha giầu tình thương
và đầy quyền năng luôn muốn và làm tất cả những gì có thể làm để chúng con được
hạnh phúc. Các bậc hiền nhân đã dậy chúng con cầu nguyện là phương thế để gặp
Cha, để gắn bó, sống thân tình với Cha. Xin Cha giúp chúng con biết chuyên cần
và kiên trì cầu nguyện. Chúng con cầu xin Cha nhờ Đức Kitô con Cha, Chúa chúng
con. Amen.
VI. SINH HOẠT- Trò chơi: HỌC – CHƠI – CẦU NGUYỆN
- Rèn
luyện : Ứng xử nhanh.
-Cách chơi : Tất cả mọi người đứng thành vòng tròn và người
chơi làm động tác theo lời nói của người điều khiển.
NĐK: Em vui chơi (hai tay giang rộng và vẫy)
NĐK: Em học bài (hai tay mở ra trước mặt)
NĐK: Em cầu nguyện (hai tay chắp trước ngực)
Khi người điều khiển làm động tác sai với lời nói thì người chơi vẫn phải
làm động tác đúng với lời nói của người điều khiển. Ai làm sai động tác với lời
nói của người điều khiển sẽ phải bước ra khỏi vòng tròn. Ai còn lại cuối cùng, người
đó thắng cuộc.
VII. BÀI TẬP GIÁO LÝ: Em hãy nối các cụm từ vào với nhau
1. Tổ
phụ Abraham a. Sáng tác nhiều Thánh Vịnh.
2. Ông Môsê b. Dựng nhiều bàn thờ tế lễ.
3. Vua
Đavít c. Trực
tiếp gặp gỡ Thiên Chúa.
VIII. SỐNG LỜI CHÚA
Tuần
này các em cố gắng cầu nguyện trước các giờ phút quan trọng của một ngày: Sáng
khi thức dậy, trước và sau các bữa ăn, trước khi học tập và trước khi đi ngủ.
IX . CẦU NGUYỆN KẾT THÚC
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đã phán: “Không có Thầy
các con không thể làm gì được”. Xin Chúa giúp con thực hiện điều quyết tâm để chúng con được
gặp Chúa, được Chúa chúc phúc và giúp đỡ. Amen.
Đọc kinh Sáng Danh.