THÁNH HÓA NGÀY CỦA CHÚA
-Lời
Chúa : Xh 20, 8-11
-Ý
chính : Chúa nhật là ngày đầu tuần, ngày của Chúa, ta nên dành ưu tiên cho
cho việc thờ phượng Chúa bằng cách giảm
bớt những công việc trong ngày để đi tham dự thánh lễ, các giờ cầu nguyện
chung, riêng và làm việc bác ái.
-Giáo
cụ trực quan : Sách Chúa nói với trẻ em đoạn 98, trang 94.
I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ
Lạy Chúa Giêsu, xin hướng dẫn chúng con trong giờ học hôm nay để
chúng con hiểu biết được ý của Chúa muốn chúng con sống thế nào trong Ngày của Chúa
tức là ngày Chúa Nhật hầu chúng con làm vinh danh Chúa, ø góp phần cứu rỗi
chính chúng con và người khác.
Đọc kinh Cúi xin
Chúa sáng soi.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA
1/ Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.
+ Ôn bài cũ :
-Tên (hay Danh) của Thiên
Chúa là gì? (Giavê).
-Giavê có nghĩa là gì? (Thiên
Chúa là Đấng tự mình mà có và luôn luôn có).
-Ai cho ta biết tên của Thiên Chúa. (Chính Thiên Chúa).
-Khi Thiên Chúa cho ta biết tên của Ngài, Ngài muốn thiết lập tương
quan gì giữa Ngài với chúng ta? (Tương
quan tình yêu).
-Vậy qua giới răn thứ 2 nói ta không kêu tên Chúa cách vô cớ, Thiên
Chúa muốn chúng ta làm gì để tôn kính tên của Ngài? (Hãy tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa).
-Có những tội nào nghịch với giới răn thứ 2 ? (Theo sách học sinh, câu 2).
+Kiểm tra quyết tâm :
Trong tuần qua các em có nhớ làm
dấu thánh giá và đọc kinh cầu nguyện dâng ngày cho Chúa khi vừa thức dậy không?
2/ Dẫn vào Lời Chúa.
Có một người đàn ông nọ sa cơ thất thế phải đi ăn xin, kiếp
sống cơ cực khiến ông hồi tâm muốn quay về với Chúa. Trong lời cầu nguyện tha
thiết dâng lên Chúa, ông chỉ xin được đủ ăn đủ mặc và Chúa đã nhận lời ông.
Ngài đã ban cho ông 10 quả táo thần diệu và truyền cho ông sử dụng chúng như
sau:
-Ngươi hãy ăn 3 quả cho đỡ đói, 3 quả khác ngươi hãy đem bán
lấy tiền kiếm nơi qua đêm, 3 quả nữa, ngươi hãy đem đổi chác để lấy quần áo che
thân, còn một quả cuối cùng hãy dâng lên Thiên Chúa để tỏ lòng biết ơn của
ngươi.
Người đàn ông đã sử dụng 9 quả táo đầu tiên như ý Chúa. Đến
quả thứ mười, ông không làm như vậy, quả táo này xem ra lớn và ngon hơn 9 quả kia. Thế nhưng tại sao
Thiên Chúa lại đòi dâng quả táo thứ mười lên Ngài? Ngài có thiếu thốn gì đâu!
Suy đi tính lại mãi, cuối cùng ông ăn luôn quả táo thứ mười.
Câu truyện ngụ ngôn trên đây muốn nói lên thái độ so đo tính
toán và vô ơn của con người đối với Thiên Chúa.
Theo quan niệm thông thường của mọi dân tộc, kẻ vô ơn thường
bị đánh giá là hạng vô liêm sỉ nhất. Có lẽ không lời rủa xả nào thậm tệ cho
bằng hai tiếng vô ơn. Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn mình mang tiếng là
kẻ vô ơn với Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên và cứu chuộc chúng ta. Sống giới răn
thứ ba là cách đáp đền ơn Chúa cách tốt nhất. Mời các em đứng lên lắng nghe Lời
Chúa nói về giới răn thứ ba này.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA
Xh 20, 8-11
IV. GIẢI THÍCH LỜI
CHÚA
1/Dẫn giải Lời Chúa.
-Lời Chúa mà các em vừa nghe trích từ sách nào ? (Sách
Xuất hành).
-Đoạn Lời Chúa này nói về điều gì? (Ngày thứ 7 là ngày Sa-bat (ngày nghỉ) kính Thiên Chúa).
-Phải sống thế nào trong ngày này? (Phải nghỉ việc làm ăn, không được làm công việc nào).
-Đoạn Lời Chúa có nói lý do tại sao Thiên Chúa muốn dân Do
Thái nghỉ làm việc và dành riêng ngày này để kính Ngài không? (Vì Thiên Chúa đã làm việc : tạo dựng nên
trời đất muôn vật trong 6 ngày và Ngài đã nghỉ ngày thứ 7. Bởi đó Thiên Chúa
chúc phúc cho ngày đó và coi đó là ngày thánh).
-Người kitô hữu chúng ta cũng dành một ngày để kính Thiên
Chúa, đó là ngày nào? (Ngày Chúa nhật).
-Tại sao chúng ta không dành ngày cuối tuần, ngày thứ 7 để
kính Thiên Chúa như Lời Chúa nói mà lại
chọn ngày Chúa nhật, ngày đầu tuần? (Vì
Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta sống lại vào ngày đầu tuần nên người Kitô hữu
chọn ngày đầu tuần để mừng cuộc phục sinh của Chúa và gọi đó là ngày Chúa nhật,
tức là ngày của Chúa.)
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về ngày Chúa nhật ở phần bài học
dưới đây.
2/ Giải thích câu hỏi thưa.
Câu 1 : Điều răn thứ ba dậy ta
những gì?
-Các em nhắc lại xem nội dung của đoạn Lời Chúa chúng ta vừa nghe
là gì? [Nói về giới răn thứ ba : thánh
hóa ngày lễ nghỉ (ngày Sa-bát)].
-Theo phần dẫn giải Lời Chúa ở trên, người Kitô hữu chuyển ngày lễ
nghỉ, ngày thứ 7 của người Do Thái sang ngày nào? (Chuyển sang ngày Chúa Nhật vì là ngày Chúa Giêsu Kitô sống lại).
-Vậy đối với người Kitô hữu chúng ta, giới răn
thứ ba dậy ta những gì? (Dậy ta thánh hóa
ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc).
Đọc chung câu 1.
Câu 2 : Ngày Chúa nhật có những ý nghĩa nào?
-Theo đoạn Lời Chúa của bài học hôm nay, Thiên Chúa nói ta
nghỉ ngày thứ 7 vì lý do gì? (Vì Thiên
Chúa đã tạo dựng muôn vật muôn loài trong 6 ngày, ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi).
Vậy ngày thứ 7 là ngày Thiên Chúa hoàn tất công trình tạo
dựng.
-Nhưng công trình tạo dựng của Chúa có
bị làm cho lộn xộn không? Do ai? (Công
trình tạo dựng của Thiên Chúa bị làm cho lộn xộn do tội lỗi của con người, của
ông bà nguyên tổ chúng ta).
-Thiên Chúa có ý định làm lại và hoàn tất công trình tạo dựng
không? (Có, Ngài đã sai Con Một của mình
xuống thế làm người là Đức Giêsu Kitô để làm lại công trình tạo dựng, làm một
cuộc tạo dựng mới).
-Chúa Giêsu Kitô làm một cuộc tạo dựng mới khi nào? (Khi Ngài sống lại từ cõi chết vào ngày Chúa
nhật).
Như thế, ngày Chúa nhật là ngày Chúa Giêsu phục sinh, ngày
sáng tạo mới. Cùng với Chúa Kitô, một sự sống mới được tuôn tràn, một nhân loại
mới được khai sinh. Hơn nữa, ngày thứ 7, lễ nghỉ của người Do Thái, do tội lỗi,
chưa trọn vẹn, đã được Chúa Giêsu Kitô làm cho trọn vẹn vào ngày Ngài sống lại,
nên ngày Chúa nhật còn có ý nghĩa là ngày làm hoàn tất lễ nghỉ (ngày Sa-bát)
của người Do Thái và hướng tới sự nghỉ ngơi muôn đời nơi Thiên Chúa vào ngày
tận thế, ngày Chúa Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và
kẻ chết, ngày Thiên Chúa hoàn tất hoàn toàn công trình tạo dựng của mình, ngày
hạnh phúc vì đó là ngày sẽ không còn đau khổ, nước mắt, khăn tang, chết chóc
như Lời Chúa nói trong đoạn sách chúng ta sắp đọc sau đây. Các em mở sách Chúa
nói với trẻ em trang 94 và cùng đọc đoạn 98.
Đọc chung câu 2.
Câu 3 : Ta phải làm gì để thánh hóa ngày Chúa nhật và các
ngày lễ buộc?
Trước khi biết ta phải làm gì để thánh hóa ngày Chúa Nhật, ta
phải hiểu thánh hóa ngày Chúa Nhật là gì.
-Để có được cuộc sống ta hiện có, để ta được khôn lớn, học
hành … như hiện nay, ta đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trong các người
này, các em mang ơn ai nhất? (Cha mẹ,
thầy cô, quý cha, các tu sĩ ).
-Chắc chắn trong tâm hồn mình, ta luôn biết ơn các vị này,
nhưng cũng có những dịp ta bầy tỏ lòng biết ơn đó ra bên ngoài. Em nào có thể
cho biết đó là những dịp nào không? (Ngày
tết nguyên đán hoặc ngày sinh nhật, lễ bổn mạng, …của các vị ấy).
-Trong những ngày ấy, ta làm gì? (Ta mặc đẹp, dâng hoa và nói những lời chúc tốt đẹp với các vị ấy).
-Ngoài các vị ân nhân trần gian mà chúng ta vừa nói ở trên,
ta còn một vị ân nhân vô cùng cao cả mà nếu không có Vị này, chúng ta không có
mặt ở đời này. Các em có biết vị đó là ai không? (Vị ấy là Thiên Chúa).
-Ta cũng phải tỏ lòng biết ơn với vị đại ân nhân của chúng ta
là Thiên Chúa như tỏ lòng biết ơn các vị ân nhân trần gian của chúng ta. Với
giới răn thứ ba, Thiên Chúa đề nghị chúng ta cách tỏ lòng biết ơn Ngài là gì? (Dành ngày Chúa nhật cho Ngài : thờ phượng,
dâng lời chúc tụng, tạ ơn, tôn vinh Chúa vì hồng ân sự sống Ngài ban cho nhân
loại).
-Như vậy thánh hóa ngày Chúa nhật là gì? (Là dành ngày Chúa nhật để thờ phượng, chúc tụng, cảm tạ và tôn vinh
Chúa).
-Vậy ta phải làm gì để thánh hóa ngày Chúa nhật, nghĩa là để
thờ phượng, chúc tụng, cảm tạ Chúa? (Ta
phải dự Thánh lễ, nghỉ việc xác, làm việc bác ái, tông đồ).
Đọc chung câu 3.
Câu 4+5 : Ta phải dự thánh lễ Chúa nhật thế nào cho đúng luật
Hội Thánh?
-Các em có còn nhớ Thánh lễ cử hành điều gì không? (Cử hành việc Chúa Giêsu chịu chết và sống
lại để cứu chuộc chúng ta, thực hiện cuộc tạo dựng mới).
-Trong Thánh lễ, chính Chúa Giêsu dâng của lễ là chính con
người bị bầm dập của mình lên Chúa Cha để làm gì?
(Để đại diện loài người dâng lời chúc tụng,
tạ ơn Chúa Cha đã thương cứu chuộc loài người).
Vậy Thánh lễ là lời tạ ơn Chúa
tốt nhất, nên trọng tâm của ngày Chúa nhật là Thánh lễ.
-Thánh lễ gồm mấy phần? (Gồm 2 phần : Phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ
Thánh Thể).
-Theo luật Hội Thánh, ta phải
tham dự thánh lễ như thế nào mới trọn vẹn? (Phải
tham dự cả 2 phần, nghĩa là tham dự từ đầu tới cuối).
-Nếu ta cố tình bỏ lễ Chúa nhật
thì có sao không? (Ta mắc tội trọng).
-Trong trường hợp ta có lý do
chính đáng như đau ốm, nếu bỏ lễ thì có mắc tội không? (Không mắc tội, nhưng phải cầu nguyện và làm các việc lành để bù lại).
Đọc chung câu 4+5.
Câu 6 : Ta phải nghỉ việc xác như thế nào?
-Thông thường là nghỉ công việc
làm ăn để có thời gian tham dự thánh lễ - thăm hỏi người thân, bà con lối xóm,
người yếu đau - giúp người nghèo – làm việc công ích.
-Nhưng có trường hợp nào được
phép làm việc ngày Chủ nhật không ?
Chúng ta được làm việc ngày Chúa nhật trong các trường hợp sau đây :
*Làm việc công ích như làm đường, sửa đường đi lại trong
khu xóm…
*Giúp người nghèo như làm nhà tình thương cho người nghèo…
*Thu hoạch mùa màng gấp vì ngày hôm sau đài khí
tượng báo sẽ có thiên tai như lũ lụt, bão táp…
*Vì quá thiếu thốn, nếu nghỉ đi làm ngày chủ
nhật sẽ đói…
Đọc chung câu 6
Tóm lại, giới răn thứ ba dậy
ta rằng ngày Chúa nhật là ngày của Chúa, chúng ta phải thánh hóa ngày đó nghĩa
là tham dự Thánh Lễ, nghỉ việc xác, học hỏi Giáo lý, làm việc bác ái và tông
đồ.
III.
CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
1/ Gợi tâm tình .
Các em thân mến,
Do tội lỗi, loài người chúng ta
phải chịu đau khổ và phải chết. Nhờ sự chết và sự sống lại của con Chúa là Đức
Giêsu Kitô vào ngày thứ nhất trong tuần, tức ngày Chúa nhật, chúng ta được trở
nên tạo vật mới, trở nên con Thiên Chúa, được tham dự vào sự sống lại và sự
sống đời đời của Chúa. Ơn này lớn lao vô cùng và không ai có thể ban cho chúng
ta được ngoài một mình Chúa. Để tưởng
nhớ và tỏ lòng biết ơn Chúa, người Kitô hữu chúng ta dành ngày Chúa nhật để thờ
phượng, chúc tụng, tạ ơn và tôn vinh Chúa. Trong thực tế, rất nhiều người kitô
hữu ngày nay không còn dành ngày Chúa nhật cho Chúa nữa : họ dễ dàng bỏ lễ, đi
lễ thì đứng ngoài, nói chuyện, hút thuốc;một số khác thì dành ngày Chúa nhật để
ăn chơi sa đọa…Vì thế, giờ đây chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện cho mình và
người khác luôn biết sống ngày Chúa nhật cách thật nghiêm túc.
2/ Lời nguyện .
Lạy Chúa, Thánh lễ mà con Chúa là Chúa Giêsu Kitô truyền cho chúng con
cử hành trong bữa tiệc ly là trọng tâm của ngày Chúa nhật, ngày con Chúa sống
lại từ cõi chết. Xin cho chúng con biết quý trọng việc tham dự thánh lễ ngày
Chúa nhật để chúng con bầy tỏ lòng tôn thờ, cảm tạ Chúa, tuyên xưng quyền năng
sáng tạo của Chúa, nói lên quyết tâm thuộc trọn về Chúa, nhất là đón nhận sức
sống phục sinh của Chúa Kitô con Chúa, để cũng như Ngài, chúng con sẽ sống yêu
thương, quảng đại với mọi người. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, con Chúa,
Chúa chúng con. Amen.
VI. SINH HOẠT: * Băng reo : Ngày của Chúa :
Người
điều khiển |
Tất
cả |
Ngày của Chúa |
Dành cho Chúa |
Ngày của Chúa |
Dành cho tôi |
Ngày của Chúa |
Dành cho bạn |
Ngày của Chúa |
Cho mọi người |
Ngày của Chúa |
Thật là vui, la la la! ( vỗ tay ) |
VII. BÀI TẬP
Em hãy cho biết các bạn sau đây, bạn nào sống đúng bạn nào sống không
đúng trong ngày của Chúa.
1.
Bạn A, mải chơi điện tử quên cả giờ dự lễ .
2. Bạn B, tham dự Thánh lễ, rồi đến nhà ông bà chơi, thăm
ông bà.
3. Bạn C, không đi lễ được vì bị ốm, nhưng
bạn ấy đã lần hạt để bù lại.
VIII. SỐNG LỜI CHÚA
Thánh lễ là trọng tâm của ngày
Chúa nhật. Vì thế, vào ngày Chúa nhật tuần này em quyết tâm đi lễ và chuẩn bị
để tham dự thánh lễ cách nghiêm túc qua việc : đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo
cách sớm sủa để khi nghe chuông hiệu, em đến nhà thờ ngay. Trên đường đến nhà
thờ, em hướng tâm hồn về Chúa mà em sắp gặp Ngài trong thánh lễ. Đến nhà thờ,
em vào nhà thờ ngay. Trong thánh lễ, em quyết không nói chuyện, nhưng cùng hát
và thưa kinh với mọi người. Sau khi rước lễ, em sẽ cầu nguyện cám ơn Chúa và
xin Chúa giúp em sống mỗi ngày mỗi tốt hơn. Em chỉ ra khỏi nhà thờ sau khi hát
xong bài hát cuối lễ.
IX. CẦU NGUYỆN
KẾT THÚC
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa đã soi sáng cho chúng con
hiểu được ý nghĩa cao quý của ngày Chúa
nhật trong giờ học vừa qua. Xin cho mỗi người chúng con siêng năng tham dự
thánh lễ, đặc biệt ngày lễ Chúa nhật và biết chuẩn bị tâm hồn tham dự
thánh lễ thật sốt sắng như chúng con vừa
quyết tâm. Chúng con cầu xin, vì Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời.
Amen.
Đọc kinh Sáng Danh.