BÀI 24.
HỘI
THÁNH LÀ THẦY VÀ LÀ MẸ TA.
- Lời Chúa: Lc 10,16
-Ý chính : Hội Thánh là
người thầy dạy dỗ và là người mẹ nâng đỡ
ta trong việc sống theo luật Chúa dạy.
- Giáo cụ trực quan :
Lạy Chúa, một tuần
mới lại bắt đầu, nguyện xin Chúa chúc lành cho lớp học của chúng con, đây là những
mầm non của Hội Thánh, Chúa đã quy tụ chúng con nơi đâyđể dạy dỗ ,uốn nắn, chỉ
bảo chúng con nên những Tông đồ nhiệt thành của Chúa, xin Chúa hãy thực hiện điều
Chúa muốn nơi chúng con, chúng con tin tưởng rằng một ngày sẽ chưa thay đổi nhưng
dần dần lòng trí chúng con sẽ làm được những gì Chúa muốn và hoàn toàn thuộc về
Chúa nhờ giáo huấn của Hội Thánh mà hôm nay lớp chúng con triển khai.Nguyện xin
Chúa Thánh Thần đổi mới trí lòng chúng con.
-
Ôn bài
cũ.
-
Kiểm
tra điều quyết tâm.
II. DẪN VÀO LỜI CHÚA.
Khi được rửa tội,
em được chính thức gia nhập vào Hội Thánh. Trong Hội Thánh em được lãnh nhận dồi
dào ơn Chúa qua các Bí tích.Qua bí tích Thánh Thể, em được lãnh nhận chính Chúa
Giêsu. Bí tích hoà giải tha thứ tội lỗi để em được giao hoà với Thiên Chúa.
Chính trong Hội
Thánh, người tín hữu được lãnh nhận luật Chúa Kitô, được nâng đỡ nhờ các bí
tích và các gương sống thánh thiện. Người kitô hữu được vững tâm vì được Hội Thánh
cưu mang, sinh hạ và vẫn hằng tiếp tục nuôi nấng , ủi an, dạy dỗ. Hội Thánh vừa
là người mẹ, vừa là người thầy yêu thương ta, sinh ra ta và dạy dỗ ta cả những điều
phải tin và những điều phải giữ (về tín lý và luân lý ).
Lời chúa hôm nay
sẽ cho chúng ta hiểu hơn về điều này, chị mời các em đứng lên cùng nghe.
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA :
Lc 10, 16
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA.
1/ Dẫn
giải lời Chúa:
Lời Chúa các em vừa nghe thật ngắn gọn
phải không?
- Em nào nhắc lại cho
cả lớp nghe, Chúa nói thế nào ?
(ai nghe các con là
nghe Thầy).
- Các con ở đây ám
chỉ ai? ( các môn đệ ).
- Vậy ngày nay ai tiếp
tục kế vị các môn đệ ?
(Đức Giáo Hoàng, Đức
Giám Mục).
- Qua đoạn Tin Mừng trên, Chúa Giêsu muốn dạy ta điều gì?
(vâng lời Hội Thánh
).
Ngày nay, Hội Thánh tiếp tục công việc của
Chúa ở trần gian là dạy dỗ, nâng đỡ chúng ta trong việc sống theo luật Chúa.
Khi chúng ta vâng lời Hội Thánh là chúng ta vâng lời Chúa. Để hiểu rõ hơn, chị mời các em đến với các câu hỏi đáp sau.
2/ Giải
thích các câu hỏi thưa
Câu 1: Hội Thánh giúp gì cho ta trong việc giữ luật Chúa ?
Trong gia đình, ai là người nuôi nấng và
dạy dỗ em nên người?( ông bà, cha mẹ, anh chị ).
Nhờ có cha mẹ hướng dẫn, dạy dỗ, em mới
trở nên con ngoan, trò giỏi( ví dụ : khi em muốn đi đâu, em phải xin phép, khi
về em phải chào..).
Trong Hội Thánh , Chúa ban cho ta những
luật lệ để sống tốt đời đẹp đạo làm con Chúa. Hội Thánh sẽ chỉ dạy ta phải sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa. Chính Hội
Thánh sẽ là người thầy, người mẹ để hướng dẫn, dạy dỗ và nâng đỡ ta.
Đọc chung
câu 1
Câu 2 : Trong trách nhiệm ấy Hội Thánh được
Chúa gìn giữ thế nào?
Hội Thánh do Chúa Giêsu thiết lập, nên Hội
Thánh thuộc về Chúa. Tất cả mọi việc Hội Thánh làm đều nhân danh Chúa. Vì thế
Chúa luôn gìn giữ để Hội Thánh không thể sai lầm khi giảng dạy về đức tin và luân
lý.
Đọc chung
câu 2
Câu 3 : Quyền giáo huấn của Hội Thánh
bao gồm những lãnh vực nào?
Giáo huấn của
Hội Thánh được trải rộng nhiều lãnh vực nhằm phát triển đời sống con người theo
ý hướng của Chúa, tuy nhiên hai lãnh vực được rõ nét hơn :
- Một là các
chân lý cứu độ.
- Hai là các
nguyên tắc về luân lý, cả đến những gì liên
quan đến xã hội, và về phẩm giá của con người.
Đọc
chung câu 3
Câu 4 :Người tín hữu cần đón nhận giáo
huấn của Hội Thánh thế nào?
Khi được cha mẹ dạy dỗ, khuyên răn, người
con ngoan trong gia đình phải biết lắng nghe, đón nhận và làm theo với tấm lòng
biết ơn và yêu mến.
Đây cũng chính là thái độ của người con
của Hội Thánh đối với những giáo huấn của Hội Thánh.
Đọc
chung câu 4
Câu 5: Để giúp ta lớn
lên trong lòng mến Chúa,
yêu người, Hội Thánh có những điều răn nào?
Khi dân Do Thái được ra khỏi ách nô lệ
Ai Cập. Thiên Chúa đã ký kết với họ một giao ước: Thiên Chúa nhận Do Thái làm dân
riêng, sẽ phù trợ và chăm sóc họ.Còn dân Do Thái chỉ thờ một mình Thiên Chúa mà
thôi. Để giúp họ sông và thực hiện được giao ước, Thiên Chúa đã ban cho họ Mười
giới răn ( xem Xuất hành 20, 1-17).
Đến thời Chúa Giêsu, khi một người thông
luật trong nhóm Pharisiêu hỏi Chúa Giêsu để thử Người:” Thưa Thầy, trong sách
luật Môsê điêù răn nào trọng nhất?” Chúa Giêsu đáp:”Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.”(Mt 22,35-38).
Ngoài những điều chính Chúa Giêsu dạy
ta, Hội Thánh muốn dạy ta sống trọn tình con thảo trong việc chu toàn lề luật
Chúa . Hội Thánh còn dạy ta giữ sáu điều răn, giúp ta luôn được lớn lên trong lòng
mến Chúa, yêu người.
Đọc
chung câu 5
Câu 6 : Người tín hữu góp phần xây dựng
Hội Thánh bằng cách
nào?
Để có được một
gia đình hạnh phúc, mỗi người trong gia đình
phải biết sống yêu thương, tha thứ, nêu gương sáng , giúp nhau tiến bộ,
góp công góp sức cùng nhau để xây dựng gia đình.
Cũng vậy, Hội Thánh
là gia đình con cái Thiên Chúa, mọi thành phần con cái cũng phải tích cực góp công sức của mình vào để
xây dựng gia đình Hội Thánh của mình tuỳ theo mình thuộc lứa tuổi , thành phần
nào.
Đối với các em,
mình phải làm gì để góp phần xây dựng Hội
Thánh?( khích lệ cho các em tự trả lời).
Đọc
chung câu 6
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ.
1/ Gợi
tâm tình :
Chúa Thánh Thần là linh hồn của Hội Thánh,
các em hãy cầu xin với Ngài giúp chúng ta biết tích cực xây dựng Hội Thánh của
chúng ta đúng theo ý của Chúa.
2/ Lời
cầu nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần xin Người làm cho chúng
con trở thành khí cụ bình an của Chúa trong đời sống của chúng con, những khó
khăn, vướng mắc của đời đang vây bọc chúng con, nhiều khi chúng con như muốn buông
xuôi, chúng con không muốn giữ lề luật, những ràng buộc làm vướng chân chúng
con, nhưng lạy Chúa, chúng con biết Chúa vẫn theo dõi từng bước chúng con, nên
một điều gì khó tả luôn giữ chân, không cho phép chúng con bước vào những tụ điểm
tội lỗi, lúc này đây, chúng con nhận ra lòng Chúa luôn yêu thưong chúng con,
xin cho chúng con biết xa tránh những bạn bè xấu hay những bạn có ý làm tâm hồn
chúng con ra hoen ố, xin Chúa Thánh Thần canh giữ chúng con , giúp chúng con đừng
bao giờ tránh xa luật Chúa, và cho chúng con hiểu rằng chính lề luật từ gia đình
mới tạo cho chúng con yêu mến lề luật của Hội Thánh , chúng con cầu xin nhờ Chúa
Kitô Chúa chúng con. Amen
VI. SINH HOẠT.
Bài hát
: Hội Thánh. ( giáo lý ca : 106 )
+ Hội Thánh của Chúa
Kitô hồng ân tuôn trào lai láng,
Hội Thánh của Chúa
Kitô như đá đứng vững ngàn năm.
+ Hội Thánh của Chúa
Kitô lòng em chân thành tin kính,
Hội Thánh của Chúa
Kitô thân mẫu quý mến của em.
+ Hội Thánh của Chúa
Kitô thực thi công bình bác ái,
Hội Thánh của Chúa
Kitô âphương thế cứu rỗi ngàn dân.
ĐK : Chúa Kitô ban Thánh linh cho Hội Thánh Người,
Thần chân lý sáng
soi đường Hội Thánh muôn đời.
VII. BÀI TẬP
Em hãy điền các
từ vào chỗ trống cho hợp nghĩa: Đức tin, giữ gìn,
dạy dỗ, Hội Thánh, luân lý, thầy, luật lệ , mẹ, Thiên Chúa.
Trong Hội Thánh Chúa ban cho ta những (
luật lệ) để sống tốt đời làm con Chúa .(Hội Thánh) sẽ chỉ dạy ta phải sống thế
nào cho đẹp lòng (Thiên Chúa). Hội Thánh sẽ là người (thầy), người (mẹ) để hướng
dẫn (dạy dỗ) và nâng đỡ ta. Vì thế Hội Thánh được Chúa (giữ gìn) để không sai lầm
khi giảng dạy về (đức tin) và (luân lý).
VIII. SỐNG LỜI CHÚA.
Lạy Chúa, tuần lễ này chúng con xin quyết
tâm: vâng lời cha mẹ con, không lẩm bẩm ngay
cả trong tâm trí chúng con.
IX. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC
Lạy Chúa, luật lệ làm chúng con đôi khi
chán nản với gia đình, vâng , thực sự là thế. Nhưng lúc này đây, nhờ ơn Chúa
soi đường cho chúng con hiểu ra không phải thế .Từ nay chúng con đã xác quyết rằng chính lề luật
mới đem chúng con tới gần Chúa, mới gìn giữ chúng con khỏi những cạm bẫy của ma
quỷ và sự dữ , nguyện xin Chúa luôn đồng hành
với chúng con để nhờ giới răn yêu thương của Chúa chúng con sẽ giới thiệu
Chúa cho những bạn bè của chúng con.
Cùng hát kinh hoà bình
----- o O o -------
CÂU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH
Bài 24: HỘI THÁNH LÀ
THẦY VÀ LÀ MẸ TA
“Ai nghe các con là nghe Thầy”.
(x.Lc 10,16)
1-H. Hội thánh giúp gì
cho ta trong việc giữ luật Chúa?
T. Hội thánh là người thầy dạy dỗ, và là
người mẹ nâng đỡ ta trong việc sống theo luật Chúa dạy.
2-H. Trong trách nhiệm
ấy, Hội thánh được Chúa gìn giữ thế nào?
T. Hội thánh được Chúa gìn giữ để không sai
lầm khi giảng dạy về đức tin và luân lý.
3-H. Quyền giáo huấn
của Hội thánh bao gồm những lãnh vực nào?
T. Bao gồm hai lĩnh vực này:
- Một là các chân lý
cứu độ.
- Hai là các nguyên tắc
luân lý, cả những gì liên quan đến trật tự xã hội, và phẩm giá con người.
4-H. Người tín hữu cần
đón nhận giáo huấn của Hội thánh thế nào?
T. Người tín hữu có bổn phận tích cực tìm
hiểu, và vâng nghe các giáo huấn của Hội thánh với tình con thảo.
5-H. Để giúp ta lớn lên
trong lòng mến Chúa, yêu người, Hội thánh có những điều răn nào?
T. Hội thánh có sáu điều răn:
- Thứ nhất: dự lễ ngày
Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
- Thứ hai: chớ làm việc
xác ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.
- Thứ ba: xưng tội
trong một năm ít là một lần.
- Thứ bốn: rước lễ
trong mùa Phụng sinh.
- Thứ năm: giữ chay
những ngày Hội thánh buộc.
- thứ sáu: kiêng thịt
ngày thứ sáu và các ngày khác Hội thánh dạy.
6-H. Người tín hữu góp
phần xây dựng Hội thánh bằng cách nào?
T. Bằng cách sống thánh thiện, tham gia và
đóng góp cho các hoạt động của Hội thánh, nhất là trong việc truyền giáo.
Bài đọc thêm: LỊCH SỬ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT
1-H. Tin mừng đã đến
Việt
T. Vào năm 1553, một linh mục thứa sai là
cha I-ni-khu đã đến Việt Nam, giảng dạy tại làng Ninh Cường, và làng Trà Lũ
thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
2-H. Người tín hữu Việt
T. Là cụ Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồng
Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cụ đươc rửa tội tại Ma-Cao thời vua Lê Anh Tôn.
3-H. Nhóm tín hữu đầu
tiên đã giúp gì trong việc rao giảng Tin mừng?
T. Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa
sai học ngôn ngữ và phong tục Việt
4-H. Các thầy giảng đã
đóng vai trò nào trong việc truyền giáo?
T. Các thầy giảng đã hỗ trợ các thừa sai
rất đắc lực trong việc dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn Dân
Chúa.
5-H. Những chứng nhân
đức tin đầu tiên người Việt
T. Tại Miền Bắc(đằng ngoài) có anh
Phanxico, vì làm việc bác ái, nên bị tra tấn và bị giết năm 1630
Tại Miền
6-H. Các nhà truyền
giáo tại Việt
T. Các Ngài đã sống hy sinh sẵn lòng chịu
gian khổ và luôn vui vẻ đón nhận mọi bắt bớ, ngược đãi và hiểu lầm.
7-H. Những hội dòng nào
đã đóng góp nhiều công sức nhất cho Hội Thánh Việt
T. Những hội dòng đã đóng góp nhiều công
sức nhất cho Việt
8-H. Ngoài vai trò của
các thừa sai, việc phát triển của Hội Thánh Việt
T. Còn nhờ vào chính những người Việt Nam
thiện chí, đã dâng hiến trọn cuộc sống cho Nước Trời, đem Tin mừng đến khắp
nơi, và nuôi dưỡng đức tin cho các anh em mình, đó là những linh mục và tu sĩ
Việt Nam.
9-H. Những linh mục đầu
tiên người Việt
T. Đằng trong có các linh mục Giuse Trang
và Luca Bền, còn đằng ngoài có các linh mục Biển Đức Hiền và Gioan Huệ. Tất cả
đều được Đức giam mục Lam-be đờ la Mốt truyền chức tại Thái Lan.
10-H. Các giáo phận đầu
tiên tại Việt
T. Ngày 9/9/1659,Tòa Thánh đã thiết lập
hai giáo phận đầu tiên trên đất Việt
11-H. Cộng đồng đầu
tiên của Hội Thánh Việt
T. Cộng đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt
Nam được tổ chức tại Phố Hiến vào tháng 2 năm 1670 dưới quyền chủ tọa của Đức
giám mục Lam-be đờ la Mốt
12-H. Nội dung của cộng
đồng gồm những gì?
T. Cộng đồng đã đưa ra một chương trình
hoạt động: chia giáo xứ, chọn Thánh Giuse làm bổn mạng và ấn định việc đào tạo
chủng sinh qua tổ chức nhà Đức Chúa Trời.
13-H. Đức tin Ki-tô
giáo có được dễ dàng đón nhận và phát triển tốt đẹp tại Việt
T. Đức tin Ki-tô giáo được người Việt
14-H. Các Ki-tô hữu
Việt
T. Các Ki-tô hữu đã rất mực kiên cường
giữ vững đức tin. Vì thế nhiều người đã phải lấy mạng sống để minh chứng cho
đức tin này.
15-H. Đức giám mục tiên
khơi người Việt
T. Đức giám mục tiên khởi người Việt
16-H. Hàng giám mục
Việt
T. Ngày 24.11.1960, Đức Giáo Hoàng Gioan
23 đã thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Hội thánh
Việt Nam sau 4 thế kỷ đón nhận Tin mừng.
17-H. Hiện nay Hội
thánh Việt
T. Hiện nay Hội thánh Việt Nam có 25 giáo
phận, họp thành 3 giáo tỉnh là: Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh.
18-H. Năm 1980 Hội
Thánh Việt
T. Trong bối cảnh đất nước thống nhất,
Hội thánh Nam Bắc được sum họp một nhà, đại hội các Giám mục toàn quốc đã nhóm
họp và khẳng định đường hướng chung là “Sống phúc âm trong lòng dân tộc Việt
Nam để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
19-H. Người tín hữu
Việt
T. Người tín hữu Việt