BÀI 30
NHỮNG
HÌNH THỨC CẦU NGUYỆN
-
Lời Chúa
: Lc 10. 38 - 42
-
Ý
chính : Những hình thức chính của việc cầu nguyện là : Cầu nguyện thành lời,
suy niệm và nguyện gẫm.
-
Giáo cụ
trực quan :
Lạy Chúa Giêsu, chúng con họp nhau đây để
cùng nhau học hỏi Lời Chúa, học hỏi cầu nguyện với Chúa. Chúa là Đấng giàu lòng
xót thương và hay tha thứ. Xin Chúa mở lòng mỗi người chúng con để trong buổi học
này chúng con đón nhận được nhiều ơn Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giesu Kitô
Chúa chúng con.
Đọc
kinh : cúi xin Chúa sáng soi
-
Ôn bài
cũ
§
Trước khi làm một việc gì các em thường làm gì? (Cầu nguyện)
§
Chúng
ta cầu nguyện một mình hay cùng với ai nữa?
(Cả Hội Thánh
cùng cầu nguyện)
§
Hội Thánh
đã làm gì để giúp ta tiến bước trong đời sống cầu nguyện ? (Hội Thánh đã phát
huy nhiều con đường sống thân mật với Chúa, gọi là linh đạo)
§
Ngoài
gia đình còn những ai khác đóng vai trò hướng dẫn và nâng đỡ việc cầu nguyện ?
(Các Giám mục,Linh mục, tu sĩ, các giáo lý viên và cách riêng là các vị linh hướng)
-
Kiểm
tra quyết tâm
III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA :
Lc 10, 38-42
IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1/ Dẫn giải lời Chúa
Một Kitô hữu già
nua sắp chết. một người đến nói:
- Con đọc cho cụ nghe một câu Kinh Thánh
ngọt ngào nhất cụ nhé !
- Vâng.
“Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở…Ta đi dọn
chỗ cho các con”
- Không, đó không phải là câu ngọt ngào nhất. đọc tiếp đi:
“Ta sẽ trở lại để đem các con đi, và Ta ở
đâu các con cũng ở đó với
Ta”
-Đó là câu ngọt ngào nhất. điều tôi cần, không phải là chỗ ở
mà là chính Chúa.
Vậy, các em hãy cùng anh lắng nghe Lời
Chúa nói về sự cần thiết của chúng ta đối với Ngài qua đoạn Kinh Thánh.
·
Lời Chúa các em vừa
nghe trích ở sách nào? ( Lc 10, 38-42).
·
Trong Lời Chúa các em vừa nghe có bao nhiêu nhân
vật? (Chúa Giêsu, Macta và Maria)
·
Cô Maria đã làm gì ?
(Ngồi bên Chúa và nghe lời dạy của Người)
·
Chúa đã nói gì với bà Macta?
(Cô băn khoăn nhiều chuyện, nhưng chỉ một chuyện cần thiết mà
thôi)
2/ Giaỉ thích câu hỏi thưa
Câu 1 : Ta có thể cầu nguyện riêng theo những cách nào?
- Mỗi khi các em xin bố
mẹ các em một điều gì, thường thì các em làm gì ? (Nói bằng lời)
- Hoặc các em thực hiện như thế nào nữa ?
(Thể hiện bằng hành động những điều các em muốn xin thì bố mẹ sẽ hiểu được các em)
-
Hoặc các
em có thể thực hiện bằng cách nào nữa?
(Các em chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ rồi bố mẹ chắc chắn sẽ hiểu
được các em muốn gì)
Cũng như bố mẹ mình, Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta, chúng ta
có thể cầu nguyện với Chúa bằng nhiều cách : Nói thành lời, thinh lặng kiểm điểm
đời sống, suy niệm, chiêm niệm trong lòng.
Đọc
chung câu 1
Câu 2 : Ta cầu nguyện thành lời như thế nào?
-Khi các em muốn xin bố
mẹ các em một điều gì các em có thể nói rõ điều mình muốn xin phải không ? ( Có)
-Ngoài ra các em còn làm gì nữa ? (Các em thực hiện lời bố mẹ dặn và những lời
khuyên của người lớn)
Cũng như thế, mỗi khi các em cầu nguyện thành lời với Chúa các
em có thể nói ra những điều tận đáy lòng các em mong muốn và cũng có thể dùng lời
kinh mà Hội Thánh đã dạy.
Đọc
chung câu 2
Câu 3 : Kiểm điểm đời sống là gì?
Có nghĩa là xem xét lại đời sống trước mặt Chúa.
Trước mỗi giờ học ở lớp thầy cô thường làm gì ? (dò bài cũ,
xem các em có thuộc bài hay không)
Nếu thuộc thì thầy cô sẽ làm gì ? (khen và cho điểm mười, nếu chưa thuộc thì thầy cô sẽ khuyên lần sau cố gắng
học thuộc bài.
Kiểm điểm đời sống trước mặt Chúa cũng thế : là nhớ lại điều ta đã nghĩ, đã nói, đã làm trong ngày, rồi suy xét
dưới ánh sáng Lời Chúa, xem phải thay đổi thế nào cho đẹp lòng Chúa hơn.
Đọc chung câu 3
Câu 4 : Suy niệm là
gì?
Các em thường học thuộc bài trước khi đến
lớp phải không ? (Phải)
Học thuộc bài để làm gì ? (Để hiểu bài và
làm vui lòng cha mẹ)
Suy niệm cũng vậy, là
nâng tâm hồn lên với Chúa và dùng trí khôn mà hiểu sự thật đức tin và những lời
Chúa dạy rồi tâm sự với Ngài.
Đọc
chung câu 4
Câu 5 : Tâm đàm là gì?
Khi các em đi xa các em có hay nhớ bố mẹ không ? (Có)
Khi các em nhớ bố mẹ các em thường làm gì ? (nghĩ về bố mẹ và
mong được gặp để nói chuyện với bố mẹ)
Tâm đàm với Chúa cũng
thế, là chìm đắm trong tình yêu thương của Chúa để đối thoại thân mật với Ngài.
Đọc chung câu
5
Câu 6 : Chiêm niệm là gì?
Mỗi khi các em nhớ tới
bố mẹ các em có hay thường lấy tấm hình bố mẹ ra xem không ?( Có)
Các em còn làm gì nữa? (Nhớ lại những hành động đã cùng làm với
bố mẹ)
Chiêm niệm cũng vậy : là ngắm nhìn Thiên Chúa bằng đức tin
trong tâm trí mình, và thinh lặng kết hợp với Chúa trong tình yêu mến.
Đọc
chung câu 6
V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
1/ Gợi tâm tình
Các em biết cầu nguyện là một nhu cầu sống còn, là sự sống của
trái tim mới. Thánh An phong đã nói “Ai cầu nguyện chắc chắn sẽ được cứu rồi,
ai không cầu nguyện chắc chắn sẽ bị án phạt” trong tâm tình đó. Giờ đây chúng
ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu nguyện.
2/ Lời
cầu nguyện
Lạy Chúa, Chúa là Đấng giàu lòng xót thương.
Chúa hằng lắng nghe những ai bé nhỏ hằng chăm chỉ cầu nguyện với Chúa. Xin cho
chúng con biết cầu nguyện cho chính mình và cho những người chung quanh chúng
con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
VI. SINH HOẠT
Băng reo :
·
NĐK : Lạy Chúa ( chắp tay trước ngực)
* TC : Xin cho cha mẹ con bình an (khoanh tay trước
ngực).
·
NĐK : Lạy Chúa ( chắp tay trước ngực)
* TC : Xin cho chúng con bình an (hai tay ngửa ra trước mặt).
·
NĐK : Lạy Chúa ( chắp tay trước ngực)
* TC : Xin cho thế giới bình an.
(giang hai tay, hai lòng bàn tay tạo thành
hình chữ V)
VII. BÀI TẬP
Các em hãy chọn những từ sau đây điền vào chỗ
trống:
(yêu mến - chân thành - thành lời
- lòng Chúa)
- Chúa là Đấng lòng
ta yêu mến và là Đấng (yêu mến) ta.
- Chúng ta có thể thốt
lên lơi (chân thành) tự đáy lòng.
- Ta có thể cầu nguyện
riêng (thành lời)
- Chúng ta cố gắng sửa
đổi những tật xấu để đẹp (lòng Chúa)
VIII. SỐNG LỜI CHÚA
Mỗi ngày chúng ta hãy năng cầu nguyện cho
mình, gia đình, giáo xứ và cho Giaó Hội toàn cầu.
IX. CẦU NGUYỆN KẾT
THÚC
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con trí khôn để
con hiểu biết và yêu mến Chúa. Chúng con tạ ơn Chúa đã soi đường, mở trí để giờ
học giáo lý đạt kết quả tốt. Xin Chúa tăng thêm sức mạnh cho chúng con, nhờ đó
mỗi ngày chúng con biết thực thi những quyết tâm mà chúng con đã đưa ra trong
buổi học giáo lý này. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô con Chúa, là Thiên
Chúa và là Chúa chúng con đến muôn thuở muôn đời. Amen
----- o O o -------
CÂU
HỎI DÀNH CHO HỌC SINH
Bài 30: NHỮNG HÌNH THỨC
CẨU NGUYỆN
Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Ngài dạy. (x. Lc 10, 38-42)
1-H. Ta có thể cầu
nguyện riêng theo những cách nào?
T. Ta có thể cầu nguyện riêng thành lời, mà
cũng có thể thing lặng kiểm điểm đời sống, suy niêm, tâm đàm hoặc chiêm niệm
trong lòng.
2-H. Ta nên cầu nguyện
thành lời như thế nào?
T. Ta có thể thốt lên những lời chân thành
tự đáy lòng, hoặc dùng những lời kinh dọn sẵn, vừa đọc vừa suy theo lời kinh mà
tâm sự với Chúa.
3-H. Kiểm điểm đời sống
là gì?
T. Là nhớ lại những điều ta đã nghĩ, đã nói,
đã làm trong ngày, rồi suy xét dưới ánh sáng Lời Chúa, xem phải sửa đổi thế nào
cho đẹp lòng Chúa hơn.
4-H. Suy niệm là gi?
T. Là nâng tâm hồn lên với Thiên Chúa và
dùng trí khôn mà tìm hiểu những sự thật đức tin và những Lời Chúa dạy, rồi tâm
sự với Ngài.
5-H. Tâm đàm là gì?
T. Là chìm lắng trong tình yêu thương của
Thiên Chúa, để đối thoại thân mật với Ngài, là Đấng lòng ta yêu mến và là Đấng
yêu mến ta.
6-H. Chiêm niệm là gì?
T. Là ngắm nhìn Thiên Chúa, hoặc các sự
thật đức tin bằng tâm trí mình, và thing lặng kết hợp với Chúa trong tình yêu
mến.