PHẦN MỘT
CỰU ƯỚC
CHUẨN BỊ ƠN
CỨU ĐỘ
CỰU ƯỚC LÀ GÌ
?
1- Xét về hình thức :
Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận Cựu Ước có 46
cuốn, thuộc nhiều thể văn khác nhau : lịch sử, luật pháp, giáo huấn, giảng
thuyết, thi ca… do nhiều tác giả viết vào nhiều thời kỳ khác nhau, rải rắc từ
khoảng 100 năm đến hơn 1.000 năm trước khi Chúa Giêsu sinh ra.
2- Xét theo nội dung :
Cựu Ước là lịch sử dân tộc Israel (Do Thái).
Mạc khải của Thiên Chúa đã đến với những con người cụ thể trong một không gian
và thời gian xác định.
Cựu Ước là một lịch sử có tính cách tôn
giáo. Dân Israel chỉ là một dân nhỏ bé nhưng đã được Thiên Chúa tuyển chọn và
ban giao ước. Lịch sử dân Israel thuật lại những liên lạc giữa Thiên Chúa và
dân Người. Vì vậy Cựu Ước còn chứa đựng những giáo huấn cao siêu về Thiên Chúa
và vận mệnh của con người .
Cựu Ước là một lịch sử
hướng về tương lai. Cựu Ước huớng đến việc thực hiện ý định cứu độ của Thiên
Chúa đối với nhân loại. Cựu Ước tự mình chưa đầy đủ. Mạc khải về ý định cứu độ
của Thiên Chúa chỉ được hoàn tất nơi Đức Kitô .
Cựu Ước hướng tới Đức Kitô, báo trước và
chuẩn bị cho Người. Chính vì thế mà Cựu Ước vẫn còn giá trị quan trong đối với
các Kitô hữu chúng ta (x.MK 3.4.15)
Chương 1 :
SÁNG THẾ – CON NGƯỜI – SỰ TỘI
I- SÁNG THẾ :
11
chương đầu của Sách Sáng Thế nhằm trả lời những thắc mắc của con người về những
ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người như :
-
Vũ trụ và con người bởi đâu mà có ?
-
Con người là gì ?
-
Tại sao lại có đau khổ, sự dữ ?
-
Loài người có hy vọng nào không ? Chết rồi ra sao ?
Như
vậy những chương này là một suy tư thần học về vũ trụ và định mệnh của con
người. Hình thức diễn tả những suy tư ấy lệ thuộc vào nền văn hoá của nơi chốn
và thời đại mà bản văn được viết ra. Các tác giả đã dùng ngôn ngữ biểu tượng
theo những quan niệm bình dân về vũ trụ thời bấy giờ.
A.Tìm
hiểu bản văn Sáng Thế 1,1- 2,4a
1-
Kết cấu đoạn văn
Đoạn văn về tạo dựng này có một kết cấu tinh
vi :
a-
Trong mỗi ngày ta gặp thấy những kiểu nói được lập lại như một công thức theo
một diễn tiến chung:
Diễn tiến chung |
Công thức |
Công thức |
NHẬP ĐỀ |
Thiên Chúa đã phán |
Thiên Chúa đã phán |
RA LỆNH |
Hãy có ánh sáng. |
Hãy có đèn trên trời… |
THI HÀNH |
Và có sự sáng |
Và đã xảy ra như vậy |
MÔ TẢ VIỆC |
Thiên Chúa phân rẽ sáng
với tối. |
Thiên Chúa đã làm hai cái
đèn lớn… |
ĐẶT TÊN |
Thiên Chúa gọi ánh sáng
là ngày, tối tăm là đêm. |
Đèn lớn hơn (mặt trời) để soi ban ngày, đèn nhỏ (mặt trăng) để soi ban đêm. |
CA TỤNG |
|
Thiên Chúa thấy thế là
tốt lành |
KẾT THÚC |
Đã có một buổi chiều và một buổi sáng. |
Đã có một buổi chiều và một buổi sáng. |
b- Khi trình bầy công trình tạo dựng của
Thiên Chúa được thực hiện trong 6 ngày, ngày thứ 7 Người nghỉ ngơi. Tác giả có
ý đem hoạt động của Thiên Chúa làm gương mẫu cho công việc của con người trong
một tuần lễ : làm việc 6 ngày và nghỉ 1 ngày.
c- Sáu ngày tạo dựng được chia làm 2 giai
đoạn song song và có liên hệ với nhau :
CÔNG TRÌNH PHÂN TÁCH |
CÔNG TRÌNH TRANG TRÍ |
Ngày 1 : Sáng – Tối |
Ngày 4 :
Mặt trời – Mặt trăng tinh tú |
Ngày 2 : Nước phía trên- |
Ngày 5 : Chim trên trời- |
Ngày 3 :
Đất (và thảo mộc)– Nước |
Ngày 6 : Sinh vật-Con Người |
Như vậy rõ ràng đây là một sự sắp xếp có chủ
ý, một lối diễn tả rất nghệ thuật để giúp cho dễ nhớ, nên không thể hiểu bản
văn này theo nghĩa đen của từng chữ.
2.
Thể văn và mục đích :
Những phân tích trên đây cho thấy bản văn
này không phải là một bài nghiên cứu khoa học về quá trình hình thành của vũ
trụ. Tác giả đã vận dụng cách lập đi lập lại những kiểu nói theo một qui luật
(như trong một bài thơ, bài vè) giúp cho dễ nhớ và dễ truyền miệng.
Ngôn ngữ giầu hình ảnh, có tính chất bình
dân và biểu tượng này có mục đích tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa quyền năng
là nguồn gốc mọi loài, đồng thời nói lên phẩm giá cao quí của con người trong ý
định của Thiên Chúa. Chống lại những quan niệm đa thần ngoại giáo của những dân
sống chung quanh, ví dụ như :
-
Dân Ai Cập thờ thần mặt trời Aton đứng đầu các thần (bản văn St tuyên xưng rằng mặt trời, mặt trăng chỉ là đèn Chúa làm ra
để soi sáng mặt đất).
-
Dân Canaan thờ thần El (với hình con bò), thần Baal (thần mưa bão), thần
Anat em của Baal (điều khiển chiến tranh, tình yêu, sinh sản) cũng gọi là
Astartê…
-
Dân vùng Lưỡng Hà Địa (Mêsôpôtamia) với câu truyện sáng thế trong chém
giết hỗn loạn của các thần Apsu-Tiamat-Marđuk…(Bản văn St tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa, và Người tạo dựng trong
trật tự…)
B-
GIÁO HUẤN CỦA ĐOẠN VĂN
1-
Về Thiên Chúa :
a- Thiên Chúa là Đấng duy nhất, siêu việt,
hằng hữu và tự hữu, có ngôi vị (vì thế ta phải tôn thờ và yêu mến Người).
b- Thiên Chúa là Đấng quyền năng, tạo dựng
mọi sự từ hư vô, bằng lời của Người.
c- Thiên Chúa khôn ngoan vô cùng đã tạo dựng
theo một trật tự tuyệt hảo.
2-
Về vạn vật :
a- Vạn vật là do Thiên Chúa tạo thành (vì thế không được tôn thờ chúng: mặt trời,
tinh tú, các con vật … ).
b- Mọi sự Thiên Chúa đã tạo thành đều tốt
lành (Thiên Chúa không dựng nên sự dữ,
điều xấu) .
3-
Về con người :
a- Được tạo dựng sau cùng, con người là chóp
đỉnh của công trình tạo dựng, cao trọng nhất trong mọi loài Thiên Chúa tạo
thành.
b- Con người là hình ảnh Thiên Chúa, giống
Thiên Chúa vì có phần linh thiêng, và do đó được đại diện Thiên Chúa làm chủ
muôn loài.
c- Việc phân biệt phái tính nam-nữ và khả
năng truyền sinh là điều tốt đẹp trong chương trình của Thiên Chúa (cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng
tạo). Vì vậy hôn nhân được Thiên Chúa chúc phúc.
d- Người nam và người nữ bình đẳng với nhau.
II. CON NGƯỜI (Theo St 2,4b-25)
A. TÌM HIỂU BẢN VĂN
1-
Những khác biệt giữa St 1 và St 2 :
a-
Về hình thức :
- Chương 1 : được viết theo một khuôn mẫu có
tính cách trang trọng và uy nghiêm.
- Chương 2 : có lối văn bình dân hơn với
những hình ảnh cụ thể, gần gũi, sống động.
b-
Về nội dung :
- Chương 1 : Thiên Chúa dựng nên con người
sau cùng, con người là chóp đỉnh của công trình tạo dựng.
- Chương 2 : Thiên Chúa
dựng nên con người trước, vạn vật sau. Xoay quanh con người là một khung cảnh
sống (cây cỏ, muông thú…). Con người được coi như trung tâm thế giới, là cứu
cánh, muôn vật được dựng nên để phục vụ con người.
Có sự khác biệt như vậy là vì hai bản văn
này có thời điểm được viết ra cách nhau khá xa (St 1: ‘Truyền thống Tư tế’, thành hình vào khoảng 500 năm tcn. St 2 : ‘Truyền thống Giavít’, hình
thành vào khoảng 1.000 năm tcn.).
Khác nhau nhưng không ngược lại nhau mà còn
bổ túc cho nhau, cả hai đều đề cao công trình của Thiên Chúa và địa vị đặc biệt
của con người giữa muôn loài.
c-
Chủ đích :
-
St 1: Cắt nghĩa sự hiện hữu
của các sự vật, trả lời cho câu hỏi : “Bởi đâu mà có các sự vật ?” (Nguồn gốc).
- St 2 : Cắt nghĩa hiện trạng của các sự vật, trả lời cho
câu hỏi: “Vì sao lại có sự vật như thế ?” (Tình
trạng, phẩm giá).
Tình trạng ban đầu của vạn vật là tốt lành,
không có đau khổ và sự dữ (chống nhị
nguyên). Chính tội lỗi của con người đã làm hỏng sự tốt lành nguyên thuỷ và
làm con người mất hạnh phúc. Tuy nhiên tình trạng đau khổ của con người không
đến nỗi tuyệt vọng như người ta đáng phải chịu, bởi vì Thiên Chúa nhân từ sẽ
tìm cách cứu vớt.
2-
Giải nghĩa đoạn văn St 2,4b-25
Đoạn văn này nói về việc Thiên Chúa tạo dựng
con người và sắp đặt để mọi sự phục vụ con người.
Có
những hình ảnh quan trọng cần lưu ý :
-
“Thiên Chúa nặn đất” : Cũng như đồ gốm trong tay người thợ gốm,
con người là gì thì hoàn toàn tuỳ ở ý muốn của Chúa.
-
“Thiên Chúa lấy bụi đất mà làm
ra con người” : Thân
xác con người là vật chất mỏng giòn và yếu đuối.
-
“Thiên Chúa thở hơi sống vào
mũi con người” : Hơi
thở chính là sự sống. Thiên Chúa ban cho con người sự sống thiêng liêng, đó là
linh hồn, là hình ảnh của Thiên Chúa.
Như vậy ở đây bản văn không có ý nói về cách
thức Thiên Chúa tạo dựng mà là nói về bản chất con người là gì : xác và hồn. Sự
sống con người thật là cao quí và gần với Thiên Chúa hơn mọi loài đến nỗi được
gọi là hơi thở của Thiên Chúa.
-
“Thiên Chúa đặt con người
trong vườn Eđen để nó canh tác” : Vườn Eđen hay vườn thượng uyển là khu vườn đặc biệt của vua và hoàng
gia, cấm những người khác. Được ở trong vườn tức là được Thiên Chúa ưu đãi,
được ở trong tình trạng thân mật, gần gũi với Thiên Chúa. Đây là một đặc ân, là
tình trạng công chính thánh thiện ban đầu.
-
“Để nó canh tác vườn” : Con người ở trong vườn là để làm việc và
giữ vườn như người quản lý của Thiên Chúa.
-
“Thiên Chúa lấy xương sườn
người nam làm thành người nữ” : Hai người nam và nữ cùng một bản tính (bình đẳng), và có liên hệ mật thiết với nhau trong hôn nhân (bất
khả ly).
-
“Con người trần truồng mà
không xấu hổ” : Thuở
ban đầu con người đơn sơ trong trắng như trẻ thơ vô tội, chưa bị rối loạn vì
tội lỗi. Con người sống an bình hoà hợp với Thiên Chúa, với mọi người, và với
bản thân mình (không xấu hổ, không ‘đi
núp’ trốn tránh người khác vì có tội).
B-
GIÁO HUẤN CỦA ĐOẠN VĂN
1- Thiên Chúa dựng nên con người và yêu
thương săn sóc con người, lo liệu cho mọi điều kiện sống tốt nhất.
2- Con người là
hồn-xác. Con người mang trong mình sự sống Thiên Chúa (hơi thở).
3- Con người
thể hiện quyền làm chủ vũ trụ qua công việc lao động (trí thức và chân tay).
4- Con người
phải vâng phục Thiên Chúa (lệnh cấm ăn
trái cây biết lành-dữ). Chỉ trong vâng lời Thiên Chúa thì con người mới
phát triển đầy đủ để đạt được trọn vẹn ý nghĩa định mệnh của mình và cộng tác
với kế hoạch của Thiên Chúa.
5- Về tương quan nam-nữ :
- Người nam và người nữ là cùng một loài,
một bản tính, một địa vị bình đẳng với nhau.
- Nam-nữ khác nhau là để bổ túc cho nhau về
nhiều phương diện (thể lý, tâm lý, xã
hội…).
- Trong ý định của Thiên Chúa hôn nhân có
tính đơn nhất và bền vững (đơn hôn và bất
khả ly).
- Người nữ có phần nào tuỳ thuộc người nam (nữ bởi sườn nam, được nam đặt tên cho).
III. SỰ TỘI (St 3,1 – 11,26)
1-
Nội dung St 3 :
St
3 có liên hệ chặt chẽ với St 2, để trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của tội
lỗi, đau khổ và sự dữ : Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự đều tốt lành, chính sự sa
ngã của con người đã đưa tội lỗi và đau khổ đến cho con người.
2-
Tội nguyên thuỷ là tội nào ?
Kinh
Thánh dùng hình ảnh ăn trái cấm để diễn tả sự phản loạn, không vâng phục Thiên
Chúa. Con người đã không biết dùng tự do của mình để yêu mến Thiên Chúa, quay
lưng lại với Đấng dựng nên mình. Con người đã sa ngã trước cám dỗ muốn đưa mình
lên, loại trừ Thiên Chúa, phản bội lại tình yêu của Người để chạy theo tham
vọng của mình (kiêu ngạo).
3-
Hậu quả của tội :
a-
Đánh mất sự hiệp thông :
- Mất sự hiệp thông với Thiên Chúa : ‘đi
núp’ tránh mặt Thiên Chúa, bị đuổi ra khỏi vườn.
- Mất sự hiệp thông với nhau : đổ lỗi cho
nhau.
- Mất đi sự hoà hợp với thiên nhiên : Trước
đây lao động là niềm vui sáng tạo thì bây giờ tội đã làm cho công việc trở
thành gánh nặng vất vả, thiên nhiên như xa lạ và chống lại con người.
- Mất đi sự hoà hợp với chính bản thân mình
: lấy lá che thân, xấu hổ vì chính bản thân, che đậy mình lại, mất bình an vì
không còn làm chủ được dục tình nổi loạn.
b-
Đánh mất sự sống và các đặc ân :
- Tội làm con người xa cách Thiên Chúa là
nguồn mạch sự sống, thế nên cái chết là điều không thể tránh khỏi.
- Xa cách Thiên Chúa nên con người trở nên
yếu đuối, tối tăm dễ sa ngã phạm tội (mất các đặc ân).
4-
Tội lỗi gia tăng : (x.St 4-11)
St 4-11 là 8 chương nói đến sự gia tăng và
lan tràn
của tội lỗi qua các câu chuyện :
a-
Cain giết Aben (x.St 4)
Câu chuyện này cho thấy một khi người ta đã
dám phạm tội chống lại Thiên Chúa thì thế nào họ đi đến chỗ xúc phạm đến đồng
loại. Hay nói cách khác : mến Chúa đi đôi với yêu người.
b-
Con trai Thiên Chúa lấy con gái loài người
(x.St 6,1-4)
Đây là một mẩu thần thoại được dùng để nói
lên rằng : trật tự tạo thành của Thiên Chúa bị đảo lộn (lẫn lộn giữa thiên giới
‘con trai Thiên Chúa’ và hạ giới ‘con gái loài người’), sự sa đoạ tràn
lan. Thế giới từ nay không còn tinh tuyền, thiện ác lẫn lộn.
c-
Hồng thuỷ (x. St 6,5 - 8,19)
Câu chuyện này phát xuất từ truyền thuyết về
những trận lụt lớn ở vùng Lưỡng Hà Địa, sách Sáng Thế đã lấy lại để diễn tả sự
gia tăng khủng khiếp của tội đến nỗi Thiên Chúa phải dùng Hồng Thuỷ để tẩy rửa
tội lỗi (chứ không phải vì Thiên Chúa độc
ác ghét bỏ loài người). Chính tội con người phạm đã gây ra hoạ diệt vong.
Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn nhân từ cứu vớt gia đình Nôe và tái tạo loài người.
d-
Tội kiêu ngạo ở tháp Baben (x. St 11,1-9)
Hình ảnh xây tháp tượng trưng cho tội cộng
đồng của con người: muốn dựa vào sức lực và tài khéo để tìm vinh quang cho
mình, chống lại Thiên Chúa, thay thế Thiên Chúa (kiêu ngạo). Tội này đã gây ra sự hỗn loạn và bất hoà, chia rẽ. Vì
đầu mối sự hiệp nhất là Thiên Chúa, khi người ta đánh mất sự hiệp nhất với Thiên
Chúa thì chính họ sẽ bị phân tán.
e-
Tuổi thọ giảm dần (x.St 5,1 ; 6,3 ; 11,10-26)
Những bản liệt kê tuổi tác của các tổ phụ
cho thấy tuổi thọ của con người giảm dần. Tuổi thọ là dấu chỉ ơn Chúa chúc
phúc. Tuổi thọ giảm tức là con người đã đánh mất ân sủng. Tội là nguyên nhân sự
chết, con người chết sớm vì tội lỗi gia tăng.
TÓM LƯỢC St 1-11
1-
Thiên Chúa là Đấng toàn năng và thiện hảo đã sáng tạo muôn loài muôn vật
cách tốt đẹp.
2-
Thiên Chúa ban cho con người xác- hồn và một phẩm giá cao quí, một địa vị
trổi vượt trên mọi loài mọi vật.
3-
Tội lỗi con người đã phá hỏng công trình thiện hảo của Thiên Chúa, làm
cho con người xa cách Thiên Chúa, lòng trí ra yếu đuối tối tăm, phải đau khổ và
phải chết.
4-
Tội lỗi ngày một gia tăng một cách khủng khiếp và con người không thể
nào tự mình thoát ra được.
5-
Thiên Chúa không bỏ rơi con người trong tội nhưng đã lên kế hoạch cứu độ
loài người.
Câu hỏi thảo luận chương 1
1- Bản văn St 1-11 có đi ngược
với khoa học không ?
2- Thiên Chúa có muốn con người
phải đau khổ không?
3- Dựa vào hai bản văn St 1 và St
2 bạn có thể nói gì về bản chất và địa vị của con người trong ý định của Thiên
Chúa ?