CHƯƠNG X
SỐNG LỜI CHÚA
I. Gặp Chúa, tin Chúa,
nghe Lời Chúa, dẫn tới việc thay đổi cách sống.
1.
Trường hợp ông Da-kêu (Lc 19, 1-10) .
Ông Da-kêu là một người thu thuế giầu có. Người Do Thái xem ông cũng
như những người thu thuế khác là những người tội lỗi. Sau khi Chúa Giêsu gặp ông, ông tuyên bố “Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi,
tôi cho người nghèo và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19, 8) .
2.
Trường hợp Thánh Phanxicô Xaviêâ :
Phanxicô Xaviê là một giáo sư đại học, đam mê danh vọng. Nhưng với Lời
Chúa do người bạn là Thánh Ignatiô luôn nhắc nhở : “ Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì” (Lc 9, 25), thánh nhân đã đổi đời : từ bỏ tất
cả, gia nhập Dòng Tên của Thánh Ignatinô và đã trở thành một người truyền giáo
nổi tiếng ở Á Châu, Quan Thầy của các xứ truyền giáo.
II. Khi rao giảng
Tin Mừng, Chúa Giêsu luôn mời gọi người
nghe sống điều Người dậy.
1. Sau mỗi bài giảng,
dụ ngôn là lời mời gọi áp dụng thực hành :
- Sau dụ ngôn người
Samaritanô nhân hậu : “Hãy đi và làm như
vậy” (Lc 10, 37).
- Với chàng thanh niên
đến hỏi : “Tôi phải làm gì để được sống”,
Chúa Giêsu nói : “Hãy bán những gì ngươi
có và đến đây theo Ta” (Mc 10, 21) .
2.
Chúa Giêsu kêu gọi dân chúng sống lời Người dậy.
-
Sau bài giảng trên núi, Chúa Giêsu nói : “Không
phải bất cứ ai thưa với Thầy : ‘Lạy Chúa! Lậy Chúa!’ Là được vào Nước Trời. Nhưng
chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy … mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21) .
- “Vậy ai nghe những Lời Thầy
nói đây mà đem ra thực hành thì ví được như người khôn xây nhà trên đá”
(Mt 7, 24) .
III. Giáo lý phải dẫn đến việc sống Lời
Chúa.
1. Giáo lý viên đề
ra cho các em học sinh một quyết tâm để sống trong tuần dựa vào bài học Giáo lý.
Nguồn
mạch chính của Giáo lý là Lời Chúa. Vì thế, một tiết dậy Giáo lý phải dẫn đến
việc thực hành Lời Chúa dậy.
Sau khi các em học sinh đã nghe Lời Chúa, hiểu Lời Chúa qua phần giải
thích Lời Chúa và gặp gỡ Chúa trong phần cầu nguyện, Giáo lý viên rút ra một
quyết tâm để các em sống.
2. Quyết tâm phải phù hợp với Lời Chúa và nội dung bài Giáo lý
:
Từ nội dung bài Giáo lý, Giáo lý viên rút ra một quyết tâm sống,
nghĩa là quyết tâm sống phải phù hợp với nội dung bài Giáo lý.
3. Quyết tâm sống
phải cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh sống của các em.
Từ một bài Giáo lý, chúng ta có thể rút ra được nhiều điều thực hành.
Chúng ta chỉ nên chọn một điều phù hợp với
hoàn cảnh sống, tình trạng, cách sống của các em. Chúng ta xem các em hay có
những sai lỗi nào, thiếu sót nào, điều gì các em có thể thực hành được, để đưa
một quyết tâm sống cụ thể. Chúng ta đừng
bao giờ đưa ra một quyết tâm mà các em không
thể làm được, chẳng hạn mỗi tuần các em hãy giúp người nghèo một trăm ngàn đồng
hay mỗi tuần các em hãy đi lễ 7 ngày trong khi các em ở xa nhà thờ trên chục cây số …
4. Giáo lý viên giúp các em xét lại việc sống
Lời Chúa.
a. Nhắc nhở sống điều quyết tâm
: Vào cuối giờ Giáo lý trong lời cầu nguyện kết thúc, Giáo lý viên nhắc nhở
điều đã quyết tâm qua lời nguyện xin Chúa giúp các em thực hành điều quyết tâm.
b. Xét lại việc sống điều quyết tâm : Vào
giờ học Giáo lý tuần tới, Giáo lý viên hãy giúp các em xét lại việc sống quyết
tâm này như thế nào, trước khi đưa ra một quyết tâm mới.
{ BÀI TẬP
Chọn một bài Giáo lý và rút ra một điều
quyết tâm sống phù hợp.
BÀI GIÁO LÝ MẪU
BÀI MẪU 1 :
« Sử dụng các phương pháp : quy
nạp, phát vấn và trực quan.
« Sách Giáo lý Căn bản I, bài 1 :
CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA
- Lời Chúa : Rm 1, 19.
- Ý chính : Em xác tín có Thiên Chúa là Đấng yêu thương
em, muốn cho em được hạnh phúc đời đời.
- Học cụ : Một bình hoa tươi cắm thật đẹp
Trình bầy :
I. Cầu nguyện đầu giờ.
- Lạy Thiên Chúa của chúng con, trong bài học
đầu tiên này, xin tỏ cho chúng con biết Chúa là ai, và xin ban cho chúng con vững
tin vào Chúa.
- Đọc
kinh “Xin
Chúa sáng soi”.
II. Dẫn vào Lời Chúa.
Có một người muốn thử lòng tin của một em bé,
liền hỏi những câu sau đây :
- Cháu tin có Thiên
Chúa không ?
+ Thưa ông, có.
- Vậy Thiên Chúa ở
đâu ?
+ Thưa ông, Thiên Chúa ở khắp mọi nơi.
- Thế Thiên Chúa
của cháu có to lớn không ?
+ Thưa ông, rất to lớn.
- Thế Thiên Chúa của cháu
có nhỏ bé không ?
+ Thưa ông, rất nhỏ bé.
- Vô lý quá! Làm sao lại vừa to lớn, vừa
nhỏ bé được ?
+ Thưa ông, Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng,
Ngài to lớn đến nỗi cả bầu trời không chứa được và Ngài cũng nhỏ bé đến nỗi ngự
vào tâm hồn cháu được.
Người ấy tỏ vẻ ngạc nhiên
rồi cười xoà : “Cháu đúng là một đứa bé
có lòng tin”.
Các em thân mến ! Để có được
lòng tin vững chắc như cô bé ấy. Mời các em đứng lên lắng nghe Lời Chúa.
III. Công Bố Lời Chúa : (Rm 1, 19)
IV. Giải thích Lời Chúa
1. Dẫn giải Lời Chúa.
- Lời Chúa mà các em vừa nghe là
của thánh nào ? gửi cho ai ? (Thánh Phaolô
gửi cho tín hữu Roma).
- Thánh Phaolô muốn nói gì qua câu Lời Chúa
này?
(Ngài nói rằng lý trí chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa qua thiên nhiên).
Chúng ta thử đi tìm Thiên Chúa qua
bình hoa trên bàn này nhá!
- Nhìn những bông hoa này các em
có thấy đẹp không ? Do đâu mà có ? (Do
anh [chị] đem đến).
- Vậy để có bình hoa này trước hết
phải có bông hoa. Muốn có hoa thì phải làm gì ? (Phải gieo trồng). Muốn gieo trồng thì phải có cái gì ? (Cần có
hạt giống). Ai làm ra hạt giống cây hoa này ? (Thiên Chúa).
Như vậy, qua thiên nhiên lý trí
ta có thể nhận biết có Thiên Chúa.
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng hơn
điều thánh Phaolô nói trong bài học Giáo lý hôm nay nhá !
2. Giải thích câu hỏi-thưa.
Câu
1 : Ta sống ở đời này để làm gì ?
a. Giải thích :
- Các em thấy những người sống chung quanh các em hằng ngày họ làm gì ?
Có người làm vườn, có người chăn nuôi súc vật, có người buôn bán, có người dậy
học, có người là bác sĩ chữa bệnh, có người
là thợ xây dựng…
- Họ làm việc để làm gì ? Để kiếm tiền sinh sống, xây dựng nhà cửa, nuôi
con cái ăn học, giúp người nghèo, làm việc công ích.
- Họ đã tìm điều gì khi làm như thế ? Họ đi tìm hạnh phúc.
- Liệu họ có tìm được hạnh phúc mãi mãi không? Họ có thể tìm được hạnh
phúc, nhưng hạnh phúc này không kéo dài mãi mãi vì cái chết sẽ đến chấm dứt hạnh
phúc của họ.
- Vậy
làm thế nào để có được hạnh phúc mãi mãi ?
Ai có thể giúp ta tìm được hạnh phúc mãi mãi ?
- Chỉ có người không bao giờ chết
mới giúp ta được, người ấy chính là Thiên Chúa. Vậy để sống hạnh phúc mãi mãi
ta phải đi tìm nhận biết Ngài.
Như thế mục đích chính yếu khi
ta sống ở đời này là nhận biết Thiên Chúa và tin vào tình thương của Ngài để ta
được sống hạnh phúc mãi mãi.
ð Các
em cùng nhau đọc câu 1 nào !
b. Đọc chung câu 1.
H. Ta sống ở đời này để làm gì ?
T. Để nhận biết Thiên Chúa và
tình thương Ngài dành cho ta nơi Chúa Giêsu Kitô và nhờ đó mà được sống hạnh phúc
đời đời.
Câu
2 : Nhờ đâu ta có thể nhận biết Thiên Chúa ?
a. Giải thích :
- Khi các em có xe đạp, các em muốn có chiếc xe Honda. Khi
có chiếc Honda, các em muốn xe gì ? Chắc chắn là xe hơi vì đi xe hơi đỡ phải chịu
nắng mưa, cảm thấy an toàn hơn, tiện nghi hơn.
Loài người chúng ta luôn ước muốn cái gì tốt
hơn và chẳng bao giờ hết ước muốn.
Để thoả mãn các ước muốn này, con người dùng
lý trí suy nghĩ chế tạo ra các vật dụng, các tiện nghi : xe cộ, máy bay, máy giặt, máy tính…
- Nhưng lý trí con người có khả
năng làm thoả mãn mọi ước mơ của con người không ? Chắc chắn là không vì con người
không bao giờ ngừng ước mơ mà lý trí con người thì có giới hạn.
- Ai có thể thoả mãn các ước mơ
của chúng ta ? Chỉ có người không bị giới hạn mới có thể thoả mãn chúng ta được.
Người ấy là Thiên Chúa. Do đó con người vận dụng lý trí để tìm kiếm Thiên Chúa.
Sự ước ao, lý trí suy luận nơi
chúng ta là do Chúa dựng nên để chúng ta đi tìm kiếm Ngài.
b. Đọc chung câu 2.
H. Nhờ đâu ta có thể nhận biết
Thiên Chúa ?
T. Nhờ Thiên Chúa ban cho ta
lòng ước ao khao khát và lý trí suy luận để ta kiếm tìm Ngài và lắng nghe được điều
Ngài nói với ta.
Câu
3 : Với trí khôn tự nhiên,
ta dựa vào đâu mà nhận biết có Thiên Chúa ?
a. Giải thích :
- Phòng Giáo lý các em đang ngồi
học đây có phải tự nhiên mà có không ? Chắc chắn là không, phải có người xây nên mới có.
- Cũng vậy, nhìn núi non, sông
biển, bầu trời, … chắc chắn phải có ai dựng nên mới có. Người đó là ai ? (Thiên Chúa).
Như thế, với lý trí ta dựa vào
thiên nhiên mà nhận biết có Thiên Chúa.
- Có bao giờ các em định làm một
điều xấu, ví dụ ăn cắp một cái gì đó, chợt nghe có tiếng nói trong tâm hồn ngăn
cản ta đừng làm không ? (Có).
Tiếng nói ngăn cản ta này là tiếng
nói của lương tâm và cũng chính là tiếng nói của Thiên Chúa đó.
Như thế lý trí có thể dựa vào tiếng
nói của lương tâm để nhận biết có Thiên Chúa.
Do đó, lý trí của ta dựa vào thiên
nhiên, tiếng nói của lương tâm để nhận biết có Thiên Chúa.
b. Đọc chung câu 3.
H. Với trí khôn tự nhiên, ta dựa vào đâu mà nhận biết có Thiên Chúa
?
T. Với trí khôn tự nhiên, ta có
thể dựa vào sự tốt đẹp và trật tự của vũ trụ và dựa vào tiếng nói của lương tâm
mình mà nhận ra chắc chắn có Thiên Chúa.
Câu
4 : Còn những sự thật nào cần phải được
chính Thiên Chúa tỏ bầy cho ta nữa không ?
a. Giải thích :
Lý trí của ta dựa vào thiên nhiên,
tiếng nói của lương tâm nhận ra có Thiên Chúa, nhưng ta không biết rõ Ngài là
ai, Ngài có chương trình gì dành cho ta.
Chúng ta chỉ biết Ngài là ai, biết
được ý định của Ngài khi chính Ngài nói ra, tỏ bầy ra cho chúng ta biết.
Việc Ngài tỏ cho chúng ta biết gọi
là mạc khải. Mạc là tấm màn, khải là mở ra, ý muốn nói : Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết mầu nhiệm của
Ngài, nghĩa là những điều thuộc về Thiên Chúa mà lý trí loài người chúng ta không
thể suy thấu.
b. Đọc chung câu 4.
H. Còn có sự thật nào cần phải đươc chính Thiên Chúa tỏ bầy cho ta nữa
không ?
T. Là chính mầu nhiệmThiên Chúa
và chương trình của Ngài muốn cứu vớt ta trong Chúa Giêsu Kitô, là những điều cần
phải được mạc khải, tức là cần phải được chính Thiên Chúa tỏ bầy cho ta.
V. Cầu nguyện giữa giờ.
Lạy Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu,
khi nhìn bầu trời cao xanh, núi đồi trùng điệp, chim chóc líu lo, cây cối xanh
tươi, muôn hoa khoe sắc, con nhận ra có Chúa. Con còn nhận ra Chúa qua tiếng nói
của lương tâm và qua chính Chúa Giêsu Kitô. Xin Chúa thương ban cho chúng con
luôn biết vững tin vào Chúa, để được sống hạnh phúc với Chúa ở đời này và mãi mãi
đời sau – Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen
VI. Sinh Hoạt
* Băng Reo.
-
Chúa ở đâu ? - Ở trên trời cao (chỉ tay phải lên trời).
-
Chúa ở đâu ? - Ở bên cạnh em (chỉ người bên phải).
-
Chúa ở đâu ? - Ở trong lòng em (đặt tay phải lên ngực).
Tất
cả cùng reo : A ! Chúa ở khắp mọi nơi, la
la la (vỗ tay).
VII. Bài tập Giáo lý
* Bài tập 1 :
Em hãy khoanh tròn vào đầu câu mà em cho là đúng, và gạch ngang vào đầu
câu mà em cho là sai.
a- Ta sống ở đời này để vui chơi, muốn làm gì thì làm.
b- Ta sống ở đời này để nhận biết Thiên
Chúa và sống hạnh phúc với Ngài.
* Bài tập 2 :
Em
hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Con người có khả năng nhận biết
Thiên Chúa qua :
a. Vũ trụ b.
Lương tâm c. Chúa Giêsu Kitô
d. Tất cả đều sai e. Tất cả đều đúng
VIII. Sống Lời Chúa :
Em
quyết tâm chăm chỉ học Giáo lý
để nhận biết Thiên Chúa.
IX. Cầu nguyện kết thúc :
Lạy Thiên Chúa là Đấng mà chúng
con tin thờ, kính mến. Chúng con cảm ơn Chúa, vì qua bài học hôm nay chúng con đã
được biết Chúa. Xin Chúa thương giúp chúng con biết siêng năng chăm học Giáo lý,
để càng ngày càng hiểu biết về Chúa và càng yêu mến Chúa nhiều hơn. – Chúng con
cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
- Đọc Kinh Sáng Danh kết thúc.
BÀI MẪU 2 :
« Sử dụng phương pháp : diễn
dịch, phát vấn và trực quan.
« Lớp Căn bản 4, bài 2 :
HỘI THÁNH THỜ PHƯỢNG THIÊN CHÚA
-Lời Chúa : Tv 94, 1-7
-Ý chính : Phụng vụ là việc thi hành chức tư tế của
Chúa Kitô, do Chúa Kitô và toàn thể Hội Thánh cử hành để tôn vinh Thiên Chúa Ba
Ngôi và thánh hóa con người.
-Học cụ : Tranh dân
I. Cầu nguyện đầu giờ
:
Để bắt đầu giờ học ngày hôm nay, chị mời các em hãy dâng lòng trí mình cho Chúa. Xin
Chúa soi sáng, gìn giữ và giúp chúng ta
sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa, để chúng ta biết và yêu mến Chúa nhiều hơn.
Đọc kinh “Xin Chúa
sáng soi”.
II. Dẫn vào Lời Chúa :
1.
Kiểm tra bài cũ :
-Hội Thánh dành ngày Chúa Nhật để làm gì ?
(Để kính nhớ Chúa Kitô phục sinh).
-Hội Thánh sắp xếp các
ngày lễ trong năm như thế nào ? (Theo lịch
sử cứu độ).
-Ta nên cầu nguyện
theo sách kinh nào của Hội Thánh ? (Sách Các
Giờ Kinh Phụng Vụ).
2.
Dẫn vào Lời Chúa :
Vào năm – 1250, Thiên Chúa sai ông Môsê cứu dân
Thế rồi
Các em thân mến ! Ngay từ thời Cựu Ước đã có những nghi thức phụng
vụ để thờ lạy, ngợi khen Thiên Chúa. Ngày nay Hội Thánh vẫn tiếp tục mời gọi chúng
ta hãy luôn thờ lạy Thiên Chúa trong mọi giây phút.
Bây giờ chị mời các em lắng nghe Lời Chúa qua Thánh vịnh 94. Đây là
Thánh vịnh dùng để mời gọi mọi người hãy ca tụng Thiên Chúa.
III. Công bố Lời Chúa
1.
Dẫn giải Lời Chúa :
- Lời Chúa chúng ta vừa nghe là Thánh vịnh nào ?
- Thánh vịnh 94 kêu gọi chúng ta làm gì ?
- Ai có thể nhắc lại một câu trong Thánh vịnh
này không ?
Ngày xưa dân Do Thái dùng Tv 94 này để kêu gọi dân chúng hãy reo hò
mừng Đức Chúa (GLV trích dẫn câu 1+ 2, câu
6 +7).
Ngày nay Hội Thánh dùng Tv 94 để mở đầu kinh sáng để thờ phượng Chúa.
Việc thờ phượng Chúa trong Hội Thánh được gọi là Phụng vụ. Chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu việc thờ phượng Chúa của Hội Thánh.
2.
Giải thích các câu hỏi thưa :
* Đọc chung câu 1 và câu 2 :
1- H. Phụng vụ là gì ?
T. Phụng vụ là việc tôn
thờ chính thức của Hội Thánh, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con
người.
2- H. Phụng vụ gồm những việc nào ?
T.
Phụng vụ gồm thánh lễ, các bí tích, các giờ kinh phụng vụ.
- Vào các ngày lễ, nhất là vào
ngày tết Nguyên Đán, chúng ta tới nhà ông bà để làm gì ?
(Để chúc tuổi, cầu chúc cho ông bà, ba mẹ, chú bác, cô gì,.. được
bình an, mạnh khoẻ trong năm mới).
Đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt
Cũng vậy đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu cũng gắn liền với
việc tôn thờ Thiên Chúa trong Hội Thánh được gọi là Phụng vụ.
- Vậy phụng vụ là gì ?
Phụng là thờ phượng, vụ là việc, phụng vụ là việc thờ phượng chính
thức của Hội Thánh để chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con
người.
Phụng vụ là hành vi thờ phượng : nhằm tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Phụng vụ là việc thờ phượng mà Hội Thánh dâng lên Chúa Cha để cảm tạ
về phúc lộc Người đã ban cho loài người trong Đức Kitô, nhờ quyền năng Chúa Thánh
Thần nhằm thánh hoá con người.
Qua phụng vụ, Thiên Chúa Ba Ngôi tiếp tục thực hiện công trình cứu
chuộc là thi ân giáng phúc cho mọi người (xem
Ep 1, 9).
Để phụng vụ là việc thờ phượng
chính thức của Hội Thánh đòi phải có đủ ba
yếu tố sau đây :
-Yếu tố 1 : Phải là lời kinh chính thức của Hội Thánh được
ấn định trong trong sách phụng vụ, chứ không phải là lời nguyện tự phát.
-Yếu tố 2 : Phải do một thừa tác viên hợp pháp chủ sự cử
hành, nghĩa là những người được Hội Thánh cắt đặt và ban quyền chủ sự, chứ không
phải bất cứ ai cũng được.
-Yếu tố 3 : Phải cử hành nhân danh toàn thể Hội Thánh vì
phụng vụ không bao giờ có tính cá nhân cho dù thừa tác viên cử hành một mình. Ví
dụ, khi một linh mục dâng lễ một mình, linh mục ấy dâng lễ nhân danh toàn thể Hội
Thánh.
Như thế có ba việc sau đây được coi là phụng vụ vì có đủ ba yếu tố
trên. Em nào cho biết ba việc ấy là gì ?
Thánh lễ, bảy bí tích, các giờ kinh
phụng vụ.
Tóm lại, phụng vụ là gì ? (-Việc
tôn thờ chính thức của Hội Thánh).
Ø Khi cử hành phụng vụ,
Hội Thánh nhằm mục đích gì ? (Tôn vinh
Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con người).
Ø Phụng vụ gồm những việc nào ?
* Đọc chung câu 3
H. Ai cử hành phụng
vụ ?
T. Mọi tín hữu, dù là linh mục hay giáo dân
đều tuỳ chức phận mình mà kết hợp với Chúa Kitô là đầu để cử hành phụng vụ.
-Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm của
ai ? (Chúa Kitô).
-Ai là đầu của Hội Thánh? (Chúa Kitô).
-Mỗi tín hữu là gì của Chúa Kitô ?
(Là chi
thể của Chúa Kitô).
Vì thế, khi Hội Thánh cử hành phụng vụ thì mỗi người tùy theo chức
phận của mình : linh mục, tu sĩ, giáo dân,
kết hợp với Chúa Kitô là đầu để cử hành phụng vụ :
- Trong thánh lễ :
+ Xưa Chúa Giêsu đã dâng mình trên thánh
giá, thì nay chính Ngài cũng dâng mình trên bàn thờ qua tay các linh mục. Vậy
ai là người dâng lễ ? (Chúa Giêsu là người dâng lễ).
+ Chúa Kitô hiện diện nơi hình bánh và rượu.
Vậy của lễ được dâng trong Thánh lễ là gì ? (Là
chính Chúa Giêsu).
- Trong các bí tích :
+ Ai ban các bí tích cho ta ?
Qua tay linh mục, Chúa Giêsu ban các bí
tích cho ta.
-Trong Lời Chúa :
Khi
ta nghe Lời Chúa, đặc biệt trong Thánh lễ, ai nói với ta ? (Chính Chúa Giêsu nói
với ta qua thừa tác viên đọc sách).
- Trong giờ cầu nguyện của Hội Thánh :
Chúa Kitô hiện diện khi chúng ta cầu khẩn
và hát Thánh Vịnh như chính Ngài đã hứa : “Ở
đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18, 20).
Tóm lại, những ai được cử hành
phụng vụ ?
Ø Mọi tín hữu kết hợp với Chúa
Kitô để cử hành phụng vụ.
* Đọc chung câu 4 :
H. Ta phải
tham dự phụng vụ thế nào ?
T. Ta phải tham dự cách tích cực, thành
kính, đầy ý thức và yêu mến. Muốn được vậy, ta cần tìm hiểu ý nghĩa những lời nói,
cử chỉ và các dấu hiệu tượng trưng trong nghi thức phụng vụ.
- Ta phải có thái độ thế nào khi tham dự phụng vụ ?
(Phải tham dự cách tích cực, đầy
ý thức và yêu mến)
- Đầy ý thức và yêu mến nghĩa là gì ?
(Nghĩa là tham dự với sự hiểu biết,
tin tưởng và tâm tình yêu mến. Có hiểu biết mới gợi nên trong chúng ta lòng yêu
mến.
-Muốn hiểu biết phụng vụ chúng ta phải làm gì ?
(Chúng ta phải học hiểu ý nghĩa
lời đọc, cử chỉ, và dấu hiệu tượng trưng trong nghi thức phụng vụ)ï.
- Cách tích cực, thành kính nghĩa là gì ?
(Nghĩa là cùng thưa kinh, ca hát
chung với cộng đoàn, hiệp lòng hiệp ý với chủ tế, với cộng đoàn, không thụ động
lười biếng).
- Cách đầy đủ nghĩa là gì ?
(Nghĩa là tham
dự đầy đủ từ đầu đến cuối, không bỏ sót bất cứ phần nào).
Tóm lại :
@ Khi tham dự phụng vụ ta cần có tâm tình nào ?
@ Để có những thái độ, tâm tình trên, chúng ta cần
làm gì ? (Tìm hiểu học hỏi các nghi thức
phụng vụ).
* Đọc chung câu 5
:
H. Trong phụng
vụ, Lời Chúa đóng vai trò nào ?
T. Lời Chúa giúp ta thấm nhuần ý nghĩa
những điều đang cử hành để đáp lại bằng đức tin.
Các em có nhớ, sau khi nghe sứ thần truyền tin, Đức Mẹ đã đáp lại
thế nào không ? [“Vâng, tôi đây là nữ tỳ
của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ thần nói”(Lc 1, 38).]
Vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau khi được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần,
các tông đồ mới mạnh dạn rao giảng Tin Mừng cho mọi người, dân chúng nghe theo
các tông đồ rất đông, ngày hôm ấy có khoảng ba ngàn người theo đạo (x. Cv 2, 14-41).
Các em thân mến ! Sau khi nghe thiên thần truyền
tin, Mẹ Maria đã thưa “xin vâng”, ba
ngàn người nghe các tông đồ rao giảng đã theo đạo vào ngày lễ Ngũ Tuần cho chúng
ta thấy đức tin là một sự đáp lại Lời Chúa nói với mình.
Chính vì thế phụng vụ Lời Chúa là
thành phần cốt yếu trong phụng vụ vì Lời Chúa giúp ta thấm nhuần ý nghĩa những điều chúng ta đang cử hành để chúng ta đáp
lại bằng đức tin.
* Đọc chung câu 6.
H. Trong phụng vụ,
ca nhạc giúp ta thế nào ?
T. Ca nhạc giúp cho phụng vụ thêm tươi đẹp
và trang trọng, đồng thời giúp ta tham dự cách tích cực và sống động.
Thánh vịnh 94, mà hôm nay chúng ta vừa nghe, là Thánh vịnh Hội Thánh
dùng để khai mạc giờ kinh sáng, mời gọi ta hãy thờ phượng Chúa theo điệu hát
cung đàn :
“Vào trước
thánh nhan dâng lời cảm tạ,
cùng tung
hô theo điệu hát cung đàn” (Tv 94, 2).
Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu : “Để tỏ
lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn
mà hát dâng Thiên Chúa những bài Thánh vịnh, Thánh Thi và Thánh ca do thần khí
linh hứng” (Ep 5, 19). Thánh Augustinô còn nói : “Hát là
cầu nguyện hai lần”.
Như vậy hát giúp cho phụng vụ thêm trang trọng và tươi đẹp, giúp ta
tham dự cách tích cực và sống động hơn.
V. Cầu nguyện giữa giờ :
1.
Gợi tâm tình cầu nguyện :
Các em thân mến ! Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của Hội Thánh.
Trong phụng vụ ta được kết hợp với Chúa Kitô là đầu và toàn thể Hội Thánh mà tôn
vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, đồng thời giúp chúng ta trở nên thánh thiện hơn. Với tâm
tình thành kính và yêu mến, chị mời các em đứng lên, chúng ta cùng với muôn loài
muôn vật hát dâng Thiên Chúa lời ca ngợi.
2.
Cầu nguyện :
(GLV phải tập
trước cho học sinh bài hát)
MUÔN TẠO VẬT ƠI
ĐK : Muôn tạo vật ơi
cùng tôi hát lên một bài, ca mừng Thượng Đế quyền uy tác sinh muôn loài. Hỡi người
công chính hãy cất cao lên muôn lời, ngợi khen Chúa Trời chan hoà ngàn tiếng nơi
nơi.
1. Ngài ban cho tôi biển khơi, núi cao, sông dài.
Trời mây tinh tú, trong mát suối reo rừng sâu. Vầng dương chiếu ban ngày, vầng
trăng sáng đêm dài. Xuân hạ, thu, đông chan chứa biết bao hồng ân.
VI. Sinh hoạt
VII. Bài tập :
Em hãy tìm câu ở cột
B cho hợp nghĩa với câu ở cột A :
Cột A |
Cột B |
1. Phụng vụ gồm những việc : |
a. thấm nhuần ý
nghĩa điều đang cử hành để đáp lại bằng đức tin. |
2. Trong Hội Thánh, Phụng vụ được cử hành để |
b. tìm hiểu ý nghĩa
những lời nói cử chỉ và dấu hiệu tượng trưng trong nghi thức phụng vụ. |
3. Khi tham dự phụng vụ, ta phải có thái độ |
c. tôn vinh Thiên
Chúa Ba Ngôi và thánh hóa con người. |
4. Muốn tham dự phụng vụ cách thành kính và yêu
mến, ta cần |
d. tích cực, thành
kính, đầy ý thức và yêu mến. |
5. Trong phụng vụ, Lời Chúa giúp ta |
e. thánh lễ, các
bí tích, các giờ kinh phụng vụ và phụ tích. |
VIII. Sống Lời Chúa
Tuần này mỗi khi tham dự thánh lễ, em nhớ
tham dự cách tích cực : cùng thưa kinh, ca
hát chung với cộng đoàn để bày tỏ lòng thành kính, và yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi.
IX. Cầu nguyện kết thúc :
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lập ra
nhiều phương thế để ban ơn cho chúng con, đặc biệt là Thánh lễ. Xin Chúa giúp
chúng con biết đem hết tâm tình mà thờ lạy, ngợi khen, cảm tạ Chúa mỗi khi tham
dự Thánh lễ. Chúng con cầu xin Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.