THỨ
NĂM TUẦN THÁNH, NĂM B
VÌ
YÊU, NÊN CHẤP NHẬN TẤT CẢ
(Xh
12, 1-8. 11-14; 1 Cr 11, 23-26; Ga 13, 1-15)
Tu sĩ:
Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.
Chiều hôm nay, chiều mà Giáo Hội
cử hành thánh lễ Tiệc Ly. Trong thánh lễ này, chúng ta thấy toát lên vẻ trầm buồn
bởi cảnh ly biệt của người đi và kẻ ở!
Đức Giêsu sẽ ra đi để chịu chết
chuộc tội thiên hạ. Các môn đệ sẽ ở lại để rồi mai đây sẽ tiếp bước trên con
đường mà Thầy Giêsu đã đi.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở
cảnh sầu ly chia ngả, nhưng nó còn đi xa hơn nữa để thấy được tình yêu của
người ra đi và sự phản bội, bất trung của nhiều kẻ ở lại! Từ đó, chúng ta nhận
ra lòng thương xót của Đấng là Chúa và là Thầy thì lớn lao vô bờ, trong khi đó,
sự vô ơn, nhát đảm dẫn đến sự phản bội của người môn sinh lại cứ dần leo thang!
1.
Điều tốt và xấu luôn tồn tại
Trong cuộc sống của con người, sự
bất trung, vô ơn, phản bội, có lẽ luôn tồn tại song song với thời gian. Những
thái độ, hành vi và lựa chọn tiêu cực ấy lại được diễn ra đây đó giữa cha mẹ
với con cái; giữa vợ với chồng; giữa bạn bè, đồng nghiệp với nhau; giữa thầy
với trò…, và, nhất là giữa con người với Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương
ta.
Họ bội ước quên thề và phản bội
với nhau có thể do động lực tiền bạc, tình cảm và chức quyền gây nên. Những sự
vô ơn và phản bội như thế, dân gian người ta gọi những hạng người đó là kẻ: “Ăn cháo đá bát”; “lừa thầy phản bạn”; “qua
cầu lướt ván…”.
Với Đức Giêsu, từ khi đón nhận
bản tính nhân loại nơi mình, Ngài cũng là con người giống như bao người, vì
thế, Đức Giêsu cũng đã từng nếm trải những chuyện như: vô ơn, phản phúc, đổi
trắng thay đen, nói không thành có… đến từ những người mà Ngài làm ơn làm phúc;
những người mà Ngài đã cứu sống, và, nhất là đến từ các môn đệ là những người
được chính Ngài tuyển lựa để ngày đêm ở với Ngài và được Ngài dạy dỗ nhiều
điều!
Sự thật cay đắng này diễn ra
trong bữa Tiệc ly buổi chiều năm xưa, mà hôn nay chúng ta đang tưởng niệm.
Điều này được thấy qua những nghi
thức phụng vụ, nhất là Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay.
Kinh Thánh diễn tả buổi chiều hôm
nay là một buổi chiều ly biệt giữa Thầy và trò.
Khung cảnh trầm buồn ấy cộng thêm
những nét chấm phá hết sức ấn tượng diễn tả sâu sắc tình yêu thương của Thầy
dành cho trò. Tuy nhiên, mặt trái của bức tranh tình yêu đó lại bị những vết
đen phản bội, vô ơn và bất trung xen lấn, làm cho họa tiết lộ rõ sự hỗn độn,
khiến cho người thưởng thức không khỏi khó chịu và xót xa!
2.
Tất cả vì tình yêu
Câu chuyện diễn tả bản chất của
Thiên Chúa là tình yêu, được khởi đi từ việc Đức Giêsu muốn ăn bữa tiệc vượt
qua sau cùng với các môn đệ trước khi lên đường hy sinh mạng sống để cứu chuộc
nhân loại. Vì thế, đây là một bữa tiệc mang nhiều ý nghĩa thâm sâu.
Đỉnh điểm của buổi họp mặt hôm
nay giữa thầy và trò, đó là việc Đức Giêsu loan báo: Một người trong anh em sẽ
phản bội. Một trong anh em sẽ chối Thầy, và, đêm nay anh em sẽ vấp phạm vì
Thầy.
Từ lời loan báo trên, Đức Giêsu
đã nói rất rõ ràng cho các môn đệ biết về sự vô ơn, hèn nhát và thiếu trung
thành của các ông đối với Ngài.
Nhưng ngay lúc này, các ông rất
hoang mang và nhiều người không thể ngờ được là: tại sao trong nhóm của mình
lại có những kẻ “được cá bẻ đăng”,
rồi hèn nhát và thiếu trung thành đến vậy…!
Chính vì thế, mà họ bắt đầu nhao
nhao hỏi Đức Giêsu: “Thưa thầy, có phải
con không?”. Đức Giêsu không nói rõ ai sẽ là người phản bội mình, Ngài chỉ
đưa ra hành động ám chỉ: Thầy chấm miếng bánh trao cho ai, thì đó là người ấy.
Rồi Giuđa là kẻ đã lĩnh miếng bánh trước mặt anh em. Sau khi đã nhận miếng bánh
ân tình, ma quỷ đã nhập vào y và y đã quyết định rời khỏi nơi chốn tình yêu,
không gian ánh sáng để tiến về vùng tối tăm của sự ác!
Đọc tiếp trang Tin Mừng, chúng ta
còn thấy sự bất trung của các môn đệ khác được tìm thấy trong biến cố tại Vườn
Cây Dầu. Các môn đệ đang ở với Đức Giêsu, khi thấy toán lính đến bắt Thầy mình,
thế là họ đã bỏ chạy hết. Rồi sự hèn nhát của Phêrô, vị Tông đồ trưởng được
diễn ra trong dinh Thượng tế, ông đã trối Thầy trước sự đe loi của đám lính.
Tuy nhiên, dù tội lỗi của các ông
có lớn thế nào đi chăng nữa, thì ngay tại phòng tiệc ly, Đức Giêsu làm một loạt
những hành vi và lời nói nhằm diễn tả tình yêu của vị Thầy khả kính dành cho
môn sinh, qua đó giúp cho các ông tin và đi vào mối tương quan tình yêu với
Ngài.
Chính vì yêu và yêu họ đến cùng, nên
Đức Giêsu đã không ngần ngại, trao ban, hiến tặng tất cả, ngay cả mạng sống của
mình cho con người. Điều này được thể hiện qua việc Ngài thiết lập Bí tích
Thánh Thể. Không dừng lại ở đó, Đức Giêsu còn muốn ở lại với loài người mọi
ngày cho đến tận thế, nên liền ngay sau đó, Ngài đã thiết lập thiên chức linh
mục.
Tuy nhiên, Đức Giêsu nói với ông: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với
Thầy”.
Sau đó Ngài đã dạy các ông: “Nếu
Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa
chân cho nhau”.
Như vậy, việc Đức Giêus rửa chân
cho các ông, Ngài muốn làm một cử chỉ sâu xa để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa
với nhân loại.
Bên cạnh đó, Ngài muốn gột rửa
tâm hồn các ông thực sự. Bởi vì nơi các ông vẫn còn nhiều vấn vương bụi đời.
Nào là tranh dành quyền lực; thích được phục vụ; ăn trên ngồi trước. Nào là
chia rẽ nội bộ; nhát đảm, sợ sệt, ham tiền, hám lợi và phản bội….
3.
Sứ điệp Lời Chúa
Ngày nay, vẫn còn đó những con
người chẳng khác gì các môn đệ là bao. Họ vẫn mang trong mình những sự kiêu
ngạo, ích kỷ, chia rẽ và thiếu trung thành, phản bội và vô ơn…!
Vẫn còn đó những kẻ chỉ vì miếng
cơm manh áo mà bán đứng anh em của mình cho sự ác.
Lại có kẻ miệng thì nói tin Chúa,
sống chết với đức tin, đạo giáo. Nhưng khi có lợi đến, hay bị thử thách, họ sẵn
sàng từ chối thuộc về Chúa để được yên thân.
Và, cũng không thiếu những kẻ “khi hay thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn
thì lìa nhau ra”. Họ tin và theo Chúa chẳng khác gì trẻ con. Họ rất giống
những người thiếu lập trường và bị hiệu ứng đám đông điều khiển!
Sứ điệp Lời Chúa và phụng vụ ngày
lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa trong cuộc
đời mình. Luôn sống tâm tình biết ơn Thiên Chúa ngang qua sự kiên trì và trung
thành với đức tin của mình.
Cuối cùng, hãy sống bản chất của Bí
tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái; đồng
thời luôn biết yêu thương nhau thật lòng như Chúa đã yêu, đó là một tình yêu
bằng hành động, hướng tha, hy sinh và phục vụ.
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay, Chúa đã thể hiện
tình yêu trọn vẹn của Chúa dành cho nhân loại. Xin Chúa ban cho chúng con cảm
nghiệm được tình yêu ấy và ra sức thi hành trong cuộc sống qua các mối tương
quan với Chúa và tha nhân. Amen.