C H
I Ế C X E
Đ Ạ P
______________________________________________
Cộng
tác với Chúa (1Pr 3,1-9)
I. HÃY ĐỒNG TÂM NHẤT TRÍ.
Người
ta thường nói : Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Hoặc nói một cách mạnh hơn : hợp quần gây súc mạnh. Ca dao Việt nam cũng nói :
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Khi
lập gia đình vợ chồng đều có một nỗ lực là tạo lập được hạnh phúc gia đình.
Công cuộc tạo lập hạnh phúc không là việc riêng của chồng hay của vợ mà phải cả
hai. Trong việc xây dựng hạnh phúc này,
thánh Phêrô Tông đồ đã khuyên cả vợ chồng :”Anh em hãy đồng tâm nhất trí, thông
cảm với nhau, yêu thương nhau như anh em” (1Pr 3,9).
Trong
lời nguyện sau kinh Lạy Cha của lễ Hôn phối, Hột thánh cầu nguyện cho các cô
dâu “biết ăn ở thuận hòa, luôn noi gương các thánh nữ được ca tụng trong Thánh
kinh”. Đồng thời, Hội thánh cũng cầu
nguyện cho các chú rể “biết trọn niềm tin tưởng ở vợ mình, nhìn nhận nàng là
người bạn bình đẳng và cùng được thừa hưởng ơn ban sự sống. Xin cho anh luôn
biết kính trọng và yêu thương nàng”.
Bài giáo huấn của thánh Phêrô hôm nay cũng đề cập đến cách cư xử phải có
của người vợ và người chồng có đạo.
II. CẦN SỰ CỘNG TÁC.
1. Cộng tác của vợ chồng.
Chúng
ta thấy hình ảnh một gia đình ở thôn quê rất đẹp, tuy mộc mạc nhưng cũng thơ
mộng và đầm ấm. Vợ chồng cùng chung sức tạo cho mình một cánh đồng lúa tốt để
lấy lương thực nuôi nhau và cho đồng bào. Công việc được phân chia hợp lý, tùy
theo sức lực của từng người :
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cầy vợ cấy, con trâu đi bừa.
(Ca dao)
2. Cộng tác với Chúa.
Hạnh
phúc gia đình chỉ có được khi có sự cộng tác tích cực của vợ chồng. Không ai có
thể đem hạnh phúc đến cho mà chính vợ chồng phải tạo dựng lấy.
Tuy
nhiên, ngoài hai yếu tố là vợ chồng xây dựng hạnh phúc ta cần phải có yếu tố
thứ ba nữa, đó là sự trợ giúp của Chúa., vì Chúa nói :”Không có Thầy, các con
không thể làm được gì” ( Mt }.
Cha
Mark Link đưa ra một bài thơ so sánh việc cộng tác với Chúa qua hình ảnh hai
người đi chung một chiếc xe đạp có hai bàn đạp như sau :
Đầu
tiên, tôi ngồi đàng trước và Chúa Giêsu ngồi sau lưng. Tôi không thấy Ngài,
nhưng tôi biết chắc Ngài ngồi đàng sau. Tôi cảm nhận được Ngài giúp tôi mỗi khi
tôi đạp lên dốc. Rồi một ngày kia, Chúa
Giêsu và tôi đổi chỗ cho nhau. Lập tức mọi sự đảo lộn tùm lum cả. Khi tôi ngồi
trước điều khiển tay lái, chuyến đi được dự đoán và nhàm chán. Nhưng rồi khi để Chúa Giêsu điều khiển,
chuyến đi lại trở nên mông lung ngoài vòng kiểm soát. Tôi khó mà có thể chịu nổi. Tôi la lên : Đi như vậy thật là
điên. Nhưng Chúa Giêsu chỉ mỉm cười và
bảo tôi cứ đạp đi. Và từ đó tôi học
biết nín lặng và tiếp tục đạp xe. Nhưng
cũng có nhiều lần khác tôi sợ hãi và định bỏ cuộc. Nhưng Chúa Giêsu quay lại,
chạm tay tôi mỉm cười và nói : đạp đi.
III. THÁI ĐỘ CỦA TA.
Trong
cuộc sống gia đình, Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta. Hai vợ chồng cùng
ngồi trên chiếc xe đạp, có ba bàn đạp : Chúa Giêsu có lúc ngồi trước để lái, có
lúc ngồi đàng sau để đạp tiếp sức.
Thường Chúa Giêsu ngồi đàng sau để tiếp sức, còn Ngài để cho ta lèo lái,
tìm hướng đi của riêng mình. Nếu đã tìm
được hướng đi thì hai vợ chồng cứ đạp, càng lên dốc càng đạp hăng và tin tưởng
rằng có Chúa ngồi đàng sau tiếp sức.
Đôi
lúc Chúa Giêsu muốn ngồi trước để cầm tay lái thì kệ Chúa, mặc dầu ta không
thấy hướng đi hợp với sự khôn ngoan của ta.
Chúa khôn ngoan mà ! Ngài luôn tìm những sự tốt đẹp cho ta. Cứ tin tưởng
vào Ngài đi.
KẾT LUẬN
Như
trong câu truyện về hai người cùng đạp xe chung với nhau vừa được kể trên, Chúa
Giêsu là người điều khiển và muốn người đồng hành với Ngài hãy tin tưởng hoàn
toàn vào Ngài. Ngài đã so sánh mình như mục tử nhân lành, biết rõ và gọi đúng
tên từng con chiên. Chúa biết rõ chúng ta cần gì. Ngài gọi đúng tên mỗi người.
Chúng ta hãy đáp lại tiếng Chúa mời gọi và tin tưởng theo Ngài.
Lạy
Chúa, xin thương hướng dẫn cuộc đời chúng con chu toàn thánh ý Chúa. Xin thương
củng cố đức tin chúng con mỗi ngày một vững mạnh hơn.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
04.11.2003