N G Ô N
N G Ữ
__________________________________________
Mt 12,35
Không ai muốn sống cô đơn vì sống là phải
sống với. Sống với là muốn sống thành tập thể mà tập thể là một xã hội. Sống trong xã hội là phải có đời sống chung
mà Kinh thánh đã từng ca ngợi :
Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
Anh em được sớng vui vầy bên nhau.
(Thánh vịnh 133,1)
,
Sống chung là phải có sự trao đổi để thông
cảm với nhau, nên cần có phương tiện thông cảm và phương tiện, đó là ngôn ngữ.
I. NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI.
Nhiều nhà xã hội học đã định nhgĩa người là
con vật có xã hội tính (Homo est animal sociale) nên muốn sống thành tập thể,
thành một xã hội có tổ chức nên những người trong xã hội phải có phương tiện
diễn tả và trao đổi tư tưởng cũng như tâm tình của mình. Thượng Đế đã ban cho
con người một phương tiện hữu hiệu, đó là ngôn ngữ.
Theo Đào duy Anh, tự mình nói là ngôn, đáp
lại người khác gọi là ngữ. Nên ngôn ngữ là nói năng hay tiếng nói của từng dân tộc.
Theo nghĩa hẹp thì ngôn ngữ là nói nằng,
nhưng theo nghĩa rộng thì ta có thể coi ngôn ngữ là lời nói, chữ viết hay cử
chỉ vì tất cả là phương tiện để con người phát biểu tư tưởng cũng như trao đổi
tâm tình.
II. NGÔN NGỮ LỜI NÓI.
Lời nói là phương tiện diễn tả hữu hiệu nhất.
Không ai có miệng mà không nói, chỉ có người câm mới không nói :
Người ta có miệng có môi,
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười.
(Ca dao)
Cho dùø ngôn ngữ là
phương tiện cần thiết và hữu hiệu của con người trong xã hội nhưng nó cũng có
mặt phải mặt trái của nó. Vì thế, Giám mục Fénelon đã khuyên :”Ngôn ngữ cũng
phải lịch sự như y phục phải cho chỉnh tề”.
Cổ nhân cũng có câu :
Nhất ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy
(Một lời nói quấy quá, bốn ngựa đuổi cũng không kịp)
(tục ngữ)
1. Cái
lợi của ngôn ngữ nói.
Người ta dùng lời nói để diễn tả và truyền đạt tư tưởng cũng như tâm
tình của nhau, nhất là
trong dời sống vợ chồng như diễn tả tình yêu thương. Còn gì đẹp bằng những lời nói khi hai người
yêu nhau qua những tiếng xưng hô : anh ơi, em à, mình ơi, cục cưng của
anh... Nhờ lời nói thân tình mà tình
yêu của hai người càng thêm thắm thiết, cuộc đời càng thêm vui, càng có ý nghĩa
:
Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
(Ca dao)
2. Cái
hại của ngôn ngữ nói.
Người ta cũng có thể dùng lời nói để phun ra những cái xấu xa từ trong
lòng mình cho người
khác :”Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì
rút cái xấu tù kho tàng xấu của mình “ (Mt 12,35 ; Mc 3,29 ; Lc 12,10).
Khi không yêu nhau nữa, nhất là khi đã trở
thành kẻ thù của nhau thì người ta không ngại ngùng dùng những từ ngữ rất chói
tai :
Vợ thì : thằng quỉ kia.
Chồng thì : con đĩ này – con quỉ cái – con sư tử cái.
Vì thế, vợ chồng phải dè dặt trong lời nói,
lời nói ra phải làm sao cho mát lòng nhau khiến người ta thêm vui sống :
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)
III.
NGÔN NGỮ CỬ CHỈ.
Ngoài lời nói ra, người ta còn dùng cử chỉ
hay thái độ để diễn tả tư tưởng và tình cảm. Cử chỉ hay thái độ cũng có thể làm
cho người ta hài lòng hay khó chịu. Có một câu chuyện :
Anh câm, chị cũng câm, thế mà vẫn tìm hiểu
nhau và đi đến hôn nhân như mọi người khác. Không những thế, gia đình còn làm
ăn khấm khá và dần dần sinh được 6 người con. Xóm giềng thấy thế ai cũng mừng
cho gia đình câm và rỉ tai nhau : “Câm cũng khổ và cũng hay, khỏi có lời qua
tiếng lại, cũng chẳng phải nghe tiếng nặng tiếng nhẹ, bớt được nhiều vụ va chạm
xích mích”.
Ai ngờ đâu, con người thật có lắm cách để bầy
tỏ tình cảm của mình ! Vợ chồng câm mà vẫn cơm chẳng lành, canh chẳng
ngọt. Cả hai cùng đưa nhau ra tòa ly
dị. Thiên hạ hiếu kỳ lại được dịp đi xem. Tòa chấp thuận cho họ được ly dị nhau
và quyết định mỗi bên phải nuôi 3 đứa,
cứ mỗi tháng hai bên gặp nhau một lần để cho con cái thăm bố mẹ và anh
chị em thăm nhau.
Thế nhưng vẫn không xuôi, lại cùng nhau ra
tòa lần nữa, vì mấy lần gặp nhau cả hai vợ chồng vẫn có chuyện xích mích trong
lúc con cái thì ríu tít vui vẻ. Toà xử : “Từ đây, ba tháng mới gặp nhau một
lần”.
Được một thời gian, gia đình ấy lại... dắt
nhau ra tòa ! Vì vợ chồng vẫn tiếp tục
sinh sự ! Toà phải đi đến một giải pháp
sau hết :”Từ đây, con đi thăm mẹ và anh chị em, thì bố đừng đi theo; mà con đi
thăm bố và anh chị em thì mẹ phải ở nhà. Chừng ấy mới yên được” !
Đến đây xin dể anh chị em suy nghĩ tiếp.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Th. 7/2002