VÁN ĐÃ
ĐÓNG THUYỀN
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng
ta đọc : Mt 19,3-9
Trong
khi rao giảng Tin mừng, những người luật sĩ và biệt phái luôn luôn có vấn đề
với Chúa Giêsu, có ý gài bẫy Ngài. Một trong những vấn đề tranh cãi là ly
dị. Bởi vì theo luật Maisen thì được
phép ly dị (Đnl 24,1-4), nhưng không xác định lý do ly dị. Vì thế có sự bất
đồng giũa phe phóng khoáng và phe nghêm khắc.
Theo
đó, phe phóng khoáng chủ trương có thể ly dị vì một lý do rất đơn giản, ví dụ :
khi người vợ nấu một món ăn khong ngon, cũng đủ lý do để ly dị. Còn phe nghiêm
khắc thì chỉ khi người vợ ngoại tình, người chồng mới được phép ly dị.
Chúng
ta cũng cần nhớ rằng luật pháp Do thái thời đó chỉ nhìn nhận sáng kiến ly dị
của người chồng mà thôi.
Trước
câu hỏi về vấn đề ly dị, Chúa Giêsu đã dựa vào sách Sáng thế (St 1,27 và 2,24)
để khẳng định với họ rằng : Sự liên kết
hôn nhân bắt nguồn từ thánh ý của Thiên Chúa, vì thế sự ràng buộc của hôn nhân
còn vượt qua sự ràng buộc của gia đình. Bởi vì, để kết hôn, người ta “sẽ phải rời bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ
mình”. Đây là sự kết hợp của hai thân xác, nghĩa là
“cả hai sẽ trở nên một xương thịt”.
Ở đây nói lên tính cách vĩnh hôn của hôn nhân. Điều này nhắc nhủ rằng,
một khi người ta đã tuân phục thánh ý Chúa, thì người ta sẽ trung tín trong đời sống hôn nhân trong mọi hoàn cảnh.
Còn
việc ly dị là một thể chế loài người tạo ra “vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Maisen đã cho phép các ông rẫy vợ,
chứ thuở ban đầu không có như thế đâu”.
Điều này cho thấy rằng con người vì ích kỷ, nghĩa là đặt sự thỏa mãn của
lòng mình trên hết, trên cả ý muốn của Thiên Chúa nữa, nên họ đã bất trung với
Chúa, và vì vậy, họ bất trung với nhau trong đời sống hôn nhân.
II. THÀNH NGỮ “VÁN ĐÃ ĐÓNG
THUYỀN”.
1. Ý
nghĩa của thành ngữ
Thành
ngữ “ván đã đóng thuyền” có nghĩa là
việc đã xong rồi, không thể trở lại được nữa.
Còn
đối với người phụ nữ thành ngữ này có nghĩa là người con gái đã lấy chồng,
không còn được tự do yêu đương, không
còn thay đổi được nữa. Ví dụ :
Bây giờ ván đã đóng thuyền,
Đã đành phận bạc
khôn đền tình chung.
(Nguyễn
Du, truyện Kiều)
2.
Giải nghĩa thành ngữ
Ngày
xưa người ta đóng thuyền bằng gỗ bằng cách ghép những tấm ván vào với nhau và
vít kín cho nước khỏi rỉ vào. Công việc
làm hoàn toàn thủ công chứ không có máy móc như công nghiệp hiện đại.
Ván
đã đem đóng thuyền thì không tháo ra được nữa, là đã thành một bộ phận của thuyền rồi, không còn là ván của tấm ván
rời như trước nữa. Chúng đã bị đóng bằng
nhiều loại đinh dài ngắn, to nhỏ khác nhau.
Không phải là đinh thường, mà là “đinh
con đỉa”, tức là loại đinh có 2 móc dài hai đầu để níu giữa hai tấm ván lại
với nhau. Đinh con đỉa đóng dầy đặc đan
xen vào nhau để bảo đảm cho thuyền chịu được sóng to gió lớn.
Hơn
nữa, việc tháo gỡ những thứ ván này cũng chẳng để làm gì, một khi chúng bị cưa
xẻ dài ngắn, to nhỏ khác nhau, thui xém
uốn theo độ cong vòng của hình dạng con thuyền.
Như
vậy, chúng ta thấy ngay ý nghĩa của
thành ngữ này là sự việc vững chắc không thể thay đổi được, đặc biệt đối với
người con gái đã có chồng.
3.
Mấy thành ngữ tương tự
Ngoài
thành ngữ ván đã đóng thuyền, chúng
ta còn gặp một số thành ngữ khác ý nghĩa tương tự như “chim sổ lồng, cá cắn câu” :
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng,
như cá cắn câu.
Cá cắn câu
biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng bằng
thuở nào ra ?
(ca
dao)
Cá
cắn câu rồi có gỡ được không ? Chim vào lồng rồi có ra khỏi lồng được không ?
Ai tháo gỡ, tháo gỡ thế nào ? Ai phá cũi sổ lồng, và bao giờ làm việc ấy – Tất
cả những điều này chẳng phải là những câu hỏi, những gợi ý của cô gái đối với người bạn tình đó sao ?
Nhưng
với hoàn cảnh “ván đã đóng thuyền” tình hình hoàn toàn khác. Ván đã đóng thuyền
là hoàn cảnh bất di bất dịch, không thể nào đảo ngược, không thể nào làm lại
được, đành phải chấp nhận vậy (Hoàng văn Hành, kể chuyện… tr 509).
III. HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
BỀN VỮNG
1.
Đặc tính của Hôn nhân Công giáo
Đạo
“một vợ một chồng” là luật ngàn đời
của Thiên Chúa, là luật tự nhiên của xã hội, nó cũng hợp với tâm lý vợ chồng,
là không muốn bị chia sẻ. Hơn nữa, nó còn là yếu tố quan trọng mang lại hạnh
phúc cho gia đình.
Hôn
nhân Công giáo có hai đặc tính này là đơn nhất và vĩnh viễn. Hay nói cách khác
là hôn nhân một vợ một chồng và không có ly dị.
a) Hôn nhân đơn nhất
Theo
sách Sáng thế, Thiên Chúa đã dựng nên Adong-Evà, cho họ tác hợp với nhau nên
duyên vợ chồng và Thiên Chúa phán :”Cả
hai sẽ nên một xương một thịt” (St 2,24).
Sau
này, chính Đức Giêsu, trong một cuộc tranh luận với người biệt phái về vấn đề
ly dị, đã nhắc lại ý định của Thiên Chúa :”Các
ngươi đã chẳng đọc thấy rằng : Từ thuở ban đầu. Thiên Chúa đã dựng nên một nam
một nữ đó ư ? Và Ngài phán :”Bởi thế
người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình để khắng khít với vợ và cả hai chỉ còn là
một thân xác” (Mt 19,3-5). Nếu cả
hai chỉ còn là một, thì người thứ ba không thể chen chân vào.
b) Hôn nhân vĩnh viễn
Bước
vào hôn nhân, chắc mọi người đều tha thiết cầu mong hạnh phúc. Vì muốn cho mọi
cặp vợ chồng có được hạnh phúc cao hơn đó, Đức Kitô đã nâng hôn nhân lên hàng
Bí tích, biểu tượng cho sự kết hợp của Ngài với Hội thánh.
Sách
Sáng thế đã diễn tả sự hợp nhất vợ chồng
bằng một ngôn từ rất quyết liệt :”Bỏ cha
mẹ để luyến ái với nhau” và đã trở nên “một
xương một thịt”. Điều đó nói lên tầm
quan trọng của sự hiệp nhất này. Vì thế, Đức Kitô trong Tân ước, còn nại đến uy
quyền Thiên Chúa, đã phi bác việc ly dị :”Sự
gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6).
Hiệp nhất trong Hôn
nhân là sự hiệp nhất trọn vẹn cả tâm hồn lẫn thể xác. Có thể nói hôn nhân chính
là cuộc đời : “2 in 1” : hai trong một.
2.
Tình hình ly dị trên thế giới
Ngày nay gia đinh thay
đổi theo chiều hướng đổ dốc, đến độ năm 1993, người ta phải tổ chức một hội
nghị quốc tế tại Paris, xung quanh chủ đề “Hãy xây dựng lại gia đình” , với sự
tham dự của các nhà tâm lý, xã hội học, luật học và dân số học. Tất cả đều nhất
trí rằng gia đình hiện đại đang như chiếc lá rụng.
Châu
Âu giật mình là phải, bởi vì, cứ 4 đúa trẻ dưới 16 tuổi thì có một đứa thấy bố
mẹ ly hôn hay ly thân ! Và cứ 10 em thì
có một phải sống chung với người lạ, nghiền ngẫm nỗi đau trong cái câu “mấy đời bánh đúc có xương”.
Ở
Mỹ, tình hình lại càng tồi tệ, khi trẻ em tuyệt vọng vì bất hạnh. Số trẻ em tự tử đã tăng lên gấp ba trong thập
niên 70, trong khi số người lớn tự tử không tăng. Có 20% trẻ em Mỹ gặp vấn đề
về thần kinh, không thể yên tâm để sôi kinh nấu sử, vì bố mẹ đã “ân đoạn nghĩa
tuyệt”. Gia đình rạn nứt đã gây sốc đến trẻ em mạnh đến nỗi, có những em đã 17
tuổi mà chưa biết làm toán thập phân, chưa biết tính phần trăm (Kiến thức ngày
nay, số 145, tr 22).
Trong
cuốn “Làn sóng thứ ba”, tác giả Alvin Toffler cho thấy các dạng gia đình mới
đang trở thành những hiện tượng quần chúng tại Âu Mỹ. Hiện tượng đó có chiều hướng tăng. Để dám nói
là đang có sự tan vỡ về gia đình, chứ không phải chỉ là khủng hoảng về gia đình. Nhất là khi kiểu gia
đình truyền thống cũng đang biến hóa, trở thành những thứ “câu lạc bộ” tình
yêu, gặp nhau dễ dàng và rồi bỏ nhau cũng dễ dàng. Hoặc đang trở thành những “Tổ
hợp” tình yêu, ăn chia sòng phẳng, của cải chia đều (Cg và dt số 855, tr 5).
Ngoài
ra, theo tài liệu của Ủy Ban Tòa thánh chuyên về gia đình thì “Con người và gia
đình hiện nay sống trong một xã hội “bị
động”, nghĩa là thiếu lý tưởng, muốn
làm gì thì làm, bị tục hóa, và là nơi mà sự giải thoát mình được thực hiện bằng
nhiều cách, mà một trong những cách đó là dùng ma túy…
Thời
đại của chúng ta đề cao tự do, một thứ tự do
không còn được coi là tích cực hướng về sự thiện, mà là thoát ly khỏi
mọi điều kiện ngăn cản mỗi người làm theo ý riêng minh… Người ta ca tụng chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa ích kỷ” (Du
désespoir à l’espérance, L.E. Vatican, 1992).
Vợ
chồng ly dị đã gây nhiều tai hại và đau khổ cho xã hội, đặc biệt là cho các con
cái. Nếu cha mẹ chia lìa nhau thì con
cái biết nương tựa vào ai ? Đời sống con cái rất cơ cực vì không còn ai nâng
đỡ. Chúng ta hãy xem một câu chuyện thương tâm mới xẩy ra ỡ bên Mỹ.
Truyện : Sau khi cha mẹ ly dị
Một
học sinh Việt ở Texas học giỏi, ở một mình đi làm nuôi anh, nuôi em, nhưng vì
vậy mà bị vắng mặt và bị bỏ tù 24 tiếng cộng tiền phạt 100 dollar, theo đài
KHOU-11 cho biết :
Diane
Tran, học sinh lớp 11 trường Willis High School, từng bị ra tòa một lần vì tội
vắng mặt quá nhiều. Thẩm phán Lanny Moriarty ra lệnh cấm cô vắng mặt lần nữa,
nhưng tới khi cô lại không tới lớp, tòa gọi cô lên và bắt bỏ tù cô ngay tại
chỗ.
Diane học điểm cao, nhưng cô phải đi làm 2 chỗ,
một chỗ toàn thời gian và một chỗ bán thời gian. Cô cũng lấy lớp AP (lớp trình
độ cao) và lớp dual credit, tức là lớp được tính điểm đại học.
Lý do cô phải đi làm là vì cha mẹ cô ly dị bất
thình lình, rồi cả hai người bỏ đi để con cái lại ở Willis. Cô có một người anh
đang học Texas A&M, cô đi làm giúp tiền cho anh, và giúp tiền nuôi em nhỏ
đang ở với họ hàng ở
Diane làm toàn thời gian ở một tiệm giặt ủi, và
làm thêm ở Vineyard of Waverly Manor, một ngôi nhà cho thuê làm đám cưới, vào
cuối tuần. Cô ở nhà với gia đình người chủ Vineyard of Waverly Manor.
Một người bạn cùng học và cùng làm chung với
Diane, Devin Hill, nói “Cô ấy đi làm từ việc làm này tới việc làm khác, rồi đi
học làm bài có khi thức tới 7 giờ sáng.”
Diane nói lý do cô bị vắng mặt là buổi sáng mệt
quá không dậy được. Có khi cô bị vắng nguyên một lớp, có khi vô kịp nhưng sau
khi thầy cô điểm danh.
Cha mẹ cô ly dị bất ngờ. “Tôi vẫn cứ tưởng gia
đình tôi hạnh phúc,” Diane nói khi được phỏng vấn trên truyền hình KHOU, rồi
bật khóc. Mẹ cô dọn đi
Thẩm Phán Moriarty nói vụ án này không phải chỉ
cho riêng Diane Tran mà để làm gương cho tất cả. “Tha một học sinh trốn học,
rồi những học sinh trốn học khác thì sao? Tha hết à?,” ông Moriarty trả lời đài
KHOU (theo xuanha.net)
3. Để cứu vãn gia đình
Lý do chính của sự ly dị là vợ chồng không hòa hợp với nhau. Theo
nhà tâm lý học Nguyễn đình Xuân, ta cần phân biệt “hợp nhau” với “hòa hợp nhau”.
Đó là hai khái niệm riêng biệt. Hợp nhau là thích nhau (ví dụ : người hiền lành
thì thích và hợp với người hiền lành). Trong khi đó Hòa hợp nhau là chấp nhận
nhau để hòa nhập với nhau, bù trừ cho nhau, nên có thể người hiền lành lại chấp
nhận cưới một người có tính nóng nảy. Hai người sống với nhau ít khi nổi xung,
bởi vì người hay nóng luôn luôn được tính hiền lành của người kia làm nguội
lạnh đi các cơn thịnh nộ vô lý…
Thực
ra trong cuộc sống gia đình rất phức tạp, bởi vì “bá nhân bá tính”, không ai
giống ai, mà ai cũng muốn người khác phải theo ý mình. Muốn cho gia đinh được
êm ấm và hạnh phúc thì chỉ có một cách là cố gắng sống hòa hợp với nhau, chịu
đựng nhau, tha thứ cho nhau, thông cảm với nhay, yêu nhau chín bổ làm mười…
Sống hòa thuận với
trời đất, với người khác sẽ đem đến cho chúng ta sự bình an. Vũ trụ vạn vật rất
phức tạp, cuộc nhân sinh nhiều nỗi đa đoan nhưng biết vận dụng triết lý chữ
“hòa”, người ta có thể giải quyết thỏa đáng những phức tạp, những xung
khắc để đi đến thống nhất.
Ngoài ra, chúng ta
còn một phương thuốc thần hiệu để giữ được hạnh phúc gia đình là “cầu nguyện”. Chúa Giêsu đã nói :”Không có Thầy các con không thể làm được
gì”.
Nếu chúng ta biết tin tưởng vào Chúa, biết cầu xin thì Ngài sẽ ban ơn dư
dật để vợ chồng khăng khít vơi nhau, cùng xây dựng gia đình. Người ta nói không
sai :
Trước khi ra biển, hãy cầu nguyện một lần
Trước khi ra trận,
hãy cầu nguyện hai lần
Trước khi kết hôn,
hãy cầu nguyện ba lần
Truyện : Chiếc ghế quì
Một
phụ nữ Đức đến xin tòa ly dị, vì ông chồng quá say sưa, chửi mắng, đập phá. Vị
chánh án là Windthorst, một nhân vật thời danh của Giáo hội Đức. Vị chánh án
hỏi bà :
-
Lúc chồng bà say sưa, chửi mắng, đập phá, bà đối xử thế nào ?
-
Thưa ngài, lẽ dĩ nhiên là tôi phải gây sấm sét giông tố đối lại.
Vị
chánh án ôn tồn bảo :
-
Tôi thấy hình như trong nhà bà thiếu một vật cần thiết để gây hòa bình, đó là
chiếc ghế quì. Bà hãy về sắm ghế quì. Rồi mỗi lần ông chồng trở về say sưa chửi
bới, đập phá, bà hãy mau mắn quì vào ghế đó và thay vì nói với chồng, bà hãy
nói với Chúa.
Bà
này về làm đúng theo lời chỉ bảo. Ít lâu sau bà trở lại, sung sướng báo tin cho
vị chánh án hay : “Môn thuốc ghế quì thật là linh nghiệm”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt