ẾCH
NGỒI ĐÁY GIẾNG
+++
Trong
đời sống cộng đoàn, sự đồng tâm nhất trí với nhau là rất quan trọng, vì thế ,thánh
Phaolô tông đồ đã khuyên nhủ tín hữu Rôma :”Bổn
phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những
người yếu đuối, không có đức tin vững vàng, chứ không phải chiều theo sở thích
của mình” (Rm 1,1). Ngài còn cầu chúc cho cộng đoàn :”Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em được đồng
tâm nhất trí với nhau” (Rm 1,5).
Đồng
tâm nhất trí với nhau đòi hỏi sự hoà thuận để cùng xây dựng cộng đoàn. Gia đình
là một cộng đoàn căn bản của xã hội nên càng cần sự thuận hoà giữa vợ chồng và
con cái. Gia đình là nền tảng của xã hội,
nếu nên tảng vũng chắc thì xã hội càng vững bền.
I. CÂU CHUYỆN CON ẾCH
Khi
nói đến mối tương quan giữa vợ chồng trong gia đình, tự nhiên chúng tôi liên
tưởng đến câu chuyện con ếch. Trong
“Truyện ngụ ngôn Việt nam” có câu chuyện kể về một chú ếch hợm hĩnh, nông nổi và
đáng thương.
Số
là, có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong
một cái giếng nọ. Sống cùng với ếch có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.
Từ
dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một mảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ : tất cả vũ trụ chỉ
có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp
làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm
oai.
Nhưng
có một năm, có thể do thái độc xấc xược “coi trời bằng vung” của ếch thấu đến
tai Ngọc hoàng. Ngọc Hoàng nổi giận đùng đùng và quyết định truất phế “ngai
vàng” nơi đáy giếng của ếch nên đã làm một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh
lên, tràn vào bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen
thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn
hơn nhiều cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều
đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp.
Vị chúa tể hy vọng là sau tiếng kêu của
mình mọi thứ đều phải trở lại như cũ.
Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời.
Còn nó vì mải nhìn lên trời chả thèm để ý đến chung quanh, nên đã bị một
con trâu đi qua giẫm bẹp.
Từ
cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ này trước hết dùng để chỉ “những
người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc
hạn hẹp hẹp”.
Muốn
cho thành ngữ này rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa hơn, người ta thường đọc câu thành
ngữ này như sau : “Ếch ngồi đáy giếng coi
trời bằng vung”.
II. ẾCH TRONG GIA ĐÌNH
1. Sự
hiểu biết của con người
Nhà
triết học Platon xưa đã nói :”Những
gì ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ, còn cái ta chua biết là một đại dương”. Platon là học trò của nhà hiền triết Socrate
và là thầy của triết gia Aristote.
Chúng
ta nên biết, Platon là một đại triết gia của nước cổ Hy Lạp và cũng là của nhân
loại. Ông được suy tôn là một nhà trí thức siêu đẳng, học rộng biết nhiều, mà
ông đã phải thú thực sự hiểu biết của ông còn quá yếu kém, quá hạn hẹp trong
cái biển rộng bao la của kho kiến thức của nhân loại.
Chính
nhà hiền triết Socrate, thầy của Platon, đã phải thú nhận về sự hiểu biết quá
yếu kém của mình nên đã nói một câu rất triết lý làm nền tảng cho sự học hỏi
của mình :”Tôi chỉ biết một điều là tôi
chẳng biết gì cả”. Câu nói “Tôi chẳng biết gì cả” đã là một sự hiểu
biết rất sâu sắc rồi. Vì không biết gì
nên phải hạ mình xuống mà đi tìm hiểu. Và do đó, ông đã khởi đầu triết thuyết của ông bằng một
mệnh đề nổi tiếng là “Anh hãy tự biết
mình” (Connais-toi, toi même);
2.
Mỗi người là con ếch dưới đáy giếng
Trước
cái kho tàng kiến thức vĩ đại của nhân loại, thì một cách nào đó, chúng ta có
thể gọi những người đại trí thức cũng chỉ là ếch dưới đáy giếng vì cái vốn trí
thức của mình quá hạn hẹp, nên không dám khoe khoang về sự hiểu biết của mình
mà phải có thái độ khiêm nhường đi tìm hiểu. Chỉ có hạng người nông nổi mới dám
vỗ ngực xưng mình là người thông kim bác
cổ, hiểu biết mọi sự trong thiên hạ.
Trong
sự nhận xét sự việc, mỗi người chỉ có thể chiếm được một góc củ sự việc. Chân lý thì tròn đầy,
không ai có thể nắm trọn được chân lý, vì mỗi người chỉ có thể hiểu biết được một
góc cạnh. Chính vì không ai nắm trọn được chân lý mà cứ bảo vệ cho sự hiểu biết
của mình là duy nhất đúng, của người khác là sai, nên mới sinh ra sự cãi cọ, từ
nhẹ nhàng đến gay gắt.
Truyện : Trắng
hay đen.
Khi
học cấp 1, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Thực tế tôi không nhớ chúng tôi đã cãi nhau
về cái gì, nhưng bài học ngày hôm ấy thì tôi vẫn nhớ mải. Khi cãi nhau, tôi
khăng khăng cho rằng tao đúng, mày sai,
và bạn tôi cũng nhất quyết mày sai, tao
đúng.
Cô
giáo tôi bắt gặp, bảo cả hai chúng tôi lên phòng giáo viên. Cô bảo mỗi đứa ngồi
một bên cạnh bàn, chiếc bàn có một quả bóng nhựa rất to. Tôi thấy quả bóng mầu đen xì. Thế mà cô giáo
hỏi : em thấy quả bóng mầu gì ?
Thì
cậu bạn tôi đáp : “Thưa cô, mầu trắng”.
Tôi không thể hiểu nổi nó đang nói gì.
Mắt tôi bị mờ hay đầu óc nó bị điên ?
Hay nó muốn trêu tức tôi ? Thế là tôi bật lên cãi : “Mầu đen chứ, đồ
ngốc”. Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về
mầu sắc của quả bóng.
Đến
lúc này thì cô giáo bảo chúng tôi đổi chỗ cho nhau. Lần này thì cô hỏi tôi :”Quả bóng mầu gì”
? Tôi đành phải trả lời là mầu
trắng. Bởi vì quả bóng đó được sơn hai
mầu khác nhau ở hai phía. Từ chỗ tôi
ngồi ban đầu thì nó mầu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó mầu trắng. Vậy mà chúng tôi đã gân cổ cãi nhau vì một
điều mà cả hai chắc chắn cho là mình
đúng mà không biết tại sao người kia nói ngược lại ý kiến của mình.
Đừng
bao giờ tự cho mình là hoàn toàn đúng.
Bạn phải đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh của người khác để đánh giá sự việc, tình
huống cuộc sống theo quan điểm của chính họ thì mới có thể thực sự hiểu họ được
(Internet).
3. Vợ
chồng ếch trong gia đình
Muốn
cho vợ chồng sống được với nhau dễ dàng, cần phải tránh tính chủ quan và độc đoán.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người có
một cái nhìn về sự việc. Cái nhìn đó luôn luôn phiến diện, chỉ nhìn thấy một
góc của sự việc chứ không thể nhìn được toàn diện. Vì thế con người chỉ có thể nắm được một phần
của sự việc chứ không thể nắm được toàn thể.
Chúng
ta có thể đưa ra vài ví dụ. Các bà nội
trợ đã nắm vững được kinh nghiệm về nấu
ăn của người xưa, muốn ăn ngon thì phải :”Cần
tái cải nhừ”.
Theo
đó, muốn ăn ngon thì chỉ cần xào rau cần cho tái đi là được, còn rau cải thì
phải xào cho nhừ ! Nếu người vợ chỉ xào
tái rau cần rồi ăn, còn ông chồng thì muốn theo khoa học, muốn giữ vệ sinh, đòi
phải xào rau cần như như rau cải thì công việc sẽ ra sao ?
Mỗi
người xét theo một quan điểm : vợ nhằm ăn ngon, chồng lại nhằm vệ sinh. Như vậy
thì chủ trương của ai đúng, của ai sai ?
Hay
một ví dụ khác : Hai cô gái quét sân thuê cho ông chủ. Hai cô có hai cách quét
: một cô đứng sõng lưng mà quát, một cô thì cúi gằm xuống mà quét. Thấy vậy cô này chê cô kia : mình đã làm tôi
tớ cho người ta mà còn đứng sõng lưng mà quét, coi như ông tướng vậy, không xấu
hổ sao ? Cô kia đáp lại :”Tôi đi làm
thuê cho người ta, được trả công đoàng hoàng, tôi hãnh diện về công việc của
tôi. Còn chị đã làm cho người ta thì cứ làm việc bình thường, tại sao cứ cúi
gằm xuống mà quét, coi như một tên nô lệ ấy !
Chế độ nô lệ ngày nay đã bị đẩy đi xa rồi. Đừng có mặc cảm.
Qua
hai ví dụ trên, chúng ta thấy thái độ của hai người : chẳng ai đúng và cũng
chẳng ai sai bởi vì mỗi người suy nghĩ theo một phương diện, theo một chiều hướng. Như vậy, xét theo phương diện chủ quan thì
đúng, nhưng theo phương diện khách quan thì sai !
Nếu
mỗi người chỉ nắm được một phần chân lý thì làm sao có thể bắt người khác phải
theo quan điểm của mình, và vô tình tự coi mình như đã nắm trọn được chân lý.
Cũng
thế, vợ chồng tự coi mình như con ếch trong gia đình, phải ý thức rằng sự hiểu
biết của mình chỉ có hạn, nên phải tôn trọng ý kiến của người khác. Phải tránh
sự suy nghĩ chủ quan và độc đoán để tìm đến sự hoà hợp quân bình.
III. TÌM SỰ ĐỒNG THUẬN GIỮA VỢ CHỒNG
Sự
hoà hợp giữa vợ chồng là một điều cần thiết để đi đến chỗ đồng thuận trong mọi
vấn đề.
Theo
tự điển Đào Duy Anh thì “Hoà hợp” là
cùng hoà thuận không cạnh tranh xung đột”.
Hay chúng ta có thể nói : Hoà hợp là biến các yếu tố khác biệt thành một
cái gì dung hợp nhau, không còn sự dị biết đối kháng.
Chúng
ta cũng nên phân biết giữa “Hoà hợp”
và “Hợp nhau”. Đó là hai khái niệm riêng biệt. Hợp nhau là
thích nhau (ví dụ người hiền lành thì thích và hợp với người hiền lành). Trong khi đó “Hoà hợp nhau” là chấp nhận nhau
để hoà nhập với nhau, bù trừ cho nhau, nên có thể người hiền lành lại chấp nhận
một người có tính nóng nảy. Hai người sống với nhau ít khi nổi xung, bởi vì
người hay nóng luôn luôn được tính hiền lành của người kia làm nguội đi các cơn thịnh nộ vô lý (Nguyễn
Đình Xuân, Tâm lý học tình yêu gia đình, 1993, tr 112).
Hoà
hợp cũng không có nghĩa là “đồng nhất”. Sách Luận ngữ có câu :”Quân tử hoà nhi bất đồng,
tiểu nhân đồng nhi bất hoà”, nghĩa là người quân tử hoà với mọi người,
nhưng không đồng. Kẻ tiểu nhân đồng với mọi người nhưng không hoà.
Câu
này cũng tương tự như câu :”Chó sủa mặc chó, đường tôi, tôi đi”, vì chó tuy
đồng với đồng loại sủa inh ỏi nhưng không hoà vì hở cục xương ra là đớp nhau ngay. Còn người công
chính thì hành động quang minh không sợ thị phi.
Con
vật có “đồng” mà không có “hoà”. Con người có trí khôn nên có thể làm nên chữ
“hoà”. Hoà hợp với nhau biến những cái dị biệt thành một cái gì chung nhất. Do
đó, vợ chồng có thể hoà hợp với nhau nhờ sự cố gắng làm tan biến đi những khác
biệt của nhau.
Trong
đời sống gia đình, sự hoà thuận là một điều quan trọng và cần thiết, vì nhờ sự
hoà thuận mà các phần tử liên kết với nhau chặt chẽ như các bộ phận trong một thân thể của con
người :
Anh
em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cung thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
(ca dao)
Sự
hào thuận càng quan trọng hơn trong đời sống vợ chồng vì đó là mối dây dàng
buộc làm cho vợ chồng khăng khít với
nhau không thể chia lìa được.
Ai
không biết rằng đời sống vợ chồng rất phức tạp vì có sự khác biệt nhau về giới
tính, về sinh lý, về môi trường xã hội, nếu không biết dung hoà những khác biệt
ấy thì sẽ có sự bất hoà ngấm ngầm hay bùng nổ. Vì thế người ta đã quả quyết :
Thuận
vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.
Trong
đời sống xã hội cũng như trong gia đình người ta đề cao chữ “Dĩ hoà vi quí”, nhịn mày tốt tao. Mọi
người sống hoà hợp với nhau có thể biến gia đình thành thiên đàng. Dĩ nhiên điều
đó không loại trừ sự nhịn nhục chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau.
Những người đức hạnh thuận hoà
Đi đâu cũng được
người ta tôn sùng.
(ca dao)
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt