Đ I
T Ì M
________________________________________
Vợ chồng cần phải tìm hiểu nhau
LỜI
CHÚA : Ga
1,35-38.
Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai
nguời trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói
:”Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ
nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu. Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi :”Các anh
tìm gì thế” ? Họ đáp :”Thưa Rap-bi (nghĩa là Thầy), Thầy ở đâu” ? Người bảo họ
:”Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc
đó vào khoảng giờ thứ mười (Ga 1,35-58).
Khi Đúc Giêsu được ông Gioan Tẩy giả dược
giới thiệu là “Con Chiên Thiên Chúa”, hai môn đệ nghe nói thế liền đi theo Đức
Giêsu. Nhưng Đức Giêsu quay lại mà hỏi
:”Các anh tìm gì thế” ? Sao Đức Giêsu
không hỏi họ là “Các anh đi tìm AI ma lại hỏi là Các anh tìm Gì thế” ? Câu hỏi này làm chúng ta suy nghĩ vì Đức
Giêsu muốn đi thẳng vào tâm lý con người : trong cuộc sống hằng ngày ít khi
chúng ta đi tìm ai mà chỉ đi tìm gì . Điều đó chứng tỏ chúng ta ít để ý đến con
người mà chỉ chú ý đến sự vật.
II.
TÌM GÌ VÀ TÌM AI .
Đức Giêsu hỏi “Các anh tìm GÌ?” chứ không hỏi
:”Các anh tìm AI thế” ? Câu hỏi ấy đúng với tâm trạng của con người trong đời
sống bình thường. Trong cuộc sống con người thường là đi tìm GÌ chứ đâu có tìm
AI. Xét trong một ngày, ta thấy ta đi
làm việc, tìm tiền, tìm nơi ở, tìm danh vọng, sự hiểu biết, sức khỏe, tìm nơi
nào vui chơi thoải mái... ít khi đặt câu hỏi tìm AI.
Ngay cả khi người ta tìm tình yêu, tìm bạn
hữu, thì cũng chưa chắc là đi tìm AI. Khách thể “AI” mà ta đi tìm đó có khi
cũng chỉ giống như như một nhu cầu là sự vật, chứ chưa là một con người. Thí
dụ, tôi cô đơn, tôi cần có người yêu để giải quyết nhu cầu tình cảm của tôi,
trong ý tưởng ấy, thì “người” mà tôi tìm kia cũng giống như một nhu cầu. Nó
tương tự như tôi tìm tiền để giải quyết vấn đề kinh tế, thiếu nó, tôi nghèo
khổ.
Có thể lấy một hình ảnh cụ thể hơn. Trong gia
đình, vợ bên chồng, con cái bên cha mẹ, thì nhu cầu đi tìm sẽ là TÌM GÌ, chứ
không còn vấn đề TÌM AI nữa. Vì đã ở
bên nhau rồi thì đâu còn vấn đề phải đi tìm nhau nữa ! Tất cả cuộc đời của bằng
ấy người trong gia đình là cùng nhau lo tìm thành công, tìm địa vị trong xã hội,
tìm tương lai sáng sủa, tìm nhà cao cửa rộng.
Xét mình, ta thấy những điều làm ta bận tâm trong một ngày toàn là những
vấn đề trong phạm trù TÌM GÌ, chứ không phải là phạm trù TÌM AI.
Khi cuộc sống mà tất cả những thứ ta đi tìm
chỉ nằm trong phạm trù TÌM GÌ thì đời sống sẽ nhiều đau khổ. Tại sao vợ có thể
cô đơn bên chồng ? Phải chăng người
chồng đang tìm những thứ mà nghĩ rằng sẽ làm cho vợ mình hạnh phúc, chứ không
tìm chính vợ ? Nhiều khivợ ngồi kề bên chồng mà vẫn cảm thấy nghìn trùng xa
cách, tuy gần mặt nhưng lại xa lòng. Người ta cảm thấy xa nhau vì không chịu
tìm nhau nên mới cảm thấy như một thi
sĩ than :
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
(Nguyễn Bính)
Nhiều khi người ta có vẻ như tìm nhau nhưng
lại không tìm để thông cảm với nhau mà chi coi nhau như một đối tượng cho sự
tìm hiểu hay cho ï ích lợi riêng tư của
mình. Tìm như thế thì như tìm hiểu giữa địch với ta để hòng chiến thắng địch
theo như binh pháp của Tôn Tử “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”. Tìm như
thế là tìm không đúng chỗ nên không bao giờ tìm được nhau :
Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn bể bắc đi tìm bể đông.
(ca dao)
Có nhau bằng thânxác thì con người cũng chỉ
là một sự vật. Hiểu nhau bằng tâm hồn là một cuộc gặp gỡ bắt buộc phải có tìm
kiếm. Cuộc sống nhiều xót xa vì người ta không đi tìm nhau, mà chỉ bận tâm đi
TÌM GÌ. Nhất là họ cùng nhau đi TÌM GÌ thì họ lại càng có cảm tưởng không cần
tìm nhau nữa. Người ta có thể cùng nhau tìm tiền, nhưng khi gặp tiền rồi thì vì
tiền mà giết nhau.
Cùng nhau đi tìm không có nghĩa là cùng tìm
nhau. Cùng nhau đi tìm cái gì đó nhưng
hai người vẫn xa nhau, chưa tìm được nhau nên vẫn cô đơn :
“Thượng Đế tạo ra người đàn ông, nhưng thấy
nó chưa đủ cô đơn, nên tạo thêm cho nó một người đàn bà, cho nó cảm thấy nỗi cô
đơn càng thấm thía hơn”.
(Paul Valéry)
Cô đơn
là tình trạng rất phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay, vợ chồng sống
bên nhau, con cái sống bên cha mẹ, mà tại sao người ta vẫn thấy cô đơn ? Vì cô đơn là tình trạng của con người muốn
nói mà không có ai nghe, muốn nghe mà không có ai nói, muốn cho mà không có ai
nhận, muốn nhận mà không có ai cho. Họ ở trong tình trạng bế tắc ! Muốn thoát
khỏi tình trạng này, nhiều khi người ta đi đến những giải pháp táo bạo, nguy
hiểm, có hại cho gia đình.
Có cùng tìm nhau, có gặp nhau, thì mới có thể
cùng nhau đi tìm một cái gì được. Tìm
sự vật, khi gặp rồi người ta biết rõ đã gặp.
Và đã gặp là xong, sự vật không thay đổi. Tìm một con người thì khó, vì
gặp rồi đó mà vẫn xa lạ. Bên cạnh nhau đó mà vẫn có tiếng thở dài. Đời sống
hạnh phúc gia đình hệ tại là biết đi tìm nhau.
Sự tìm nhau là biết nhau, hiểu nhau, thuộc về nhau. Con người có nhiều thay đổi, vì thế họ vẫn
có thể xa nhau dù ở bên nhau. Để giữ hạnh phúc, họ phải nỗ lực tìm nhau nhiều
lắm, tìm nhau mãi mãi.
KẾT LUẬN
Đọc đoạn Phúc âm trên, ta thấy hai môn đệ của
ông Gioan lập tức đi theo Chúa. Các ông đi theo Chúa thật, nhưng các ông tìm gì
? Các ông không tìm GÌ KHÁC mà tìm CON NGƯỜI của Chúa Giêsu để gắn bó với Ngài,
làm việc vì Ngài và sống chết cho Ngài.
Đấy là nhắc nhơ cho hạnh phúc của ta hôm nay
trong những phạm trù ta đang đi tìm. Ta
đi tìm nhau hay tìm sự vật ? Trong hôn nhân, rất nhiều khi có cay đắng vì chỉ
cùng nhau đi tìm sự vật, rất nhiều khi trống vắng vì bên nhau mà vẫn không gặp
nhau. Khi bên nhau mà không gặp nhau,
là dấu chứng đợi họ không cùng đi tìm nhau, mà là đang mải mê cùng nhau tìm
kiếm sự vật. Khi người không gặp người
thì mãi mãi sẽ là cô đơn, tất cả những gì tìm kiếm kia cũng sẽ là xa mờ hạnh
phúc.
Trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong
cuộc sống hôn nhân, chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta hãy biết đi tìm con
người, chứ đừng quên con người mà chỉ tìm sự vật. Mà con người mà ta cần tìm
nhất đó là chính Chúa.
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim
phát
Tháng 01 /
2004