VƯỜN HOA MUÔN SẮC
HƯƠNG
*******
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Khi
suy niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi, ta thấy chỉ có một Thiên Chúa và Thiên Chúa có
Ba Ngôi vị riêng biệt là Cha và Con và Thánh Thần. Ba Ngôi có cùng một bản
tính, uy quyền ngang nhau nhưng cả Ba Ngôi chỉ có một đời sống duy nhất là đời
sống Thiên Chúa. Công việc của mỗi Ngôi vị khác nhau nhưng đều qui về một Thiên
Chúa duy nhất. Đây là hình ảnh tuyệt đẹp và hoàn hảo nhất của đời sống chung và
là mẫu gương cho đời sống cộng đoàn.
Thánh
Kinh Cượu ước cũng ca tụng đời sống cộng đoàn khi mọi người xum họp lại trong
tình yêu thương hòa hợp theo mẫu gương Chúa Ba Ngôi :
Xinh thay là cảnh anh em
Cùng nhau vui sống dịu êm
một nhà.
(Tv 133, 1)
Chúa
Giêsu nhắc nhở cho các môn đệ của Ngài phải sống hòa hợp, nhường nhịn nhau để
làm nên một cộng đoàn hòa điệu nhịp nhàng tràn đầy yêu thương. Ngài khuyên mọi người hãy học đòi bắt chước
Ngài mà sống hoà hợp với nhau khi Ngài nói :”Hãy học cùng Ta, vì Ta có lòng
hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Chúa
Giêsu đôi lúc phải có thái độ và những lời nói cứng rắn trước sự cứng lòng của
người Luật sĩ và Biệt phái, nhưng Ngài luôn tỏ ra hiền hậu và dễ thương đối với
mọi người, nhất là đối với những người tôi lỗi. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy có biết bao việc làm chứùng tỏ Ngài
hiền hậu dễ thương như thế nào.
Vì
thế, trong cộng đoàn lớn và trong cộng đoàn nhỏ là gia đình sự hiền lành và
khiêm nhường phải được thực hiện để làm cho đời sống chung trở nên nhẹ nhàng,
êm ái, đầy yêu thương và hạnh phúc. Qua
đó, chúng ta muốn nói riêng về sự hòa hợp trong đời sống gia đình.
II. VƯỜN HOA MUÔN SẮC.
1.
Đời sống chung.
a) Mỗi người một nết.
Thomas
Merton đã lấy nhan đề cho tập sách suy niệm của mình là “Không ai là một hòn
đảo” (No man is an
island). Con người sinh ra hoàn
toàn yếu đuối, không biết gì, phải nhờ người ta nuôi dưỡng, giáo hoá để trở nên
con người trưởng thành. Con người sinh
ra không phải là một hữu thể kiện toàn ngay, nhưng nói như Minkoski, nó “hình
thành cùng thế giới”. Con người phải tiến triển từng bậc nhờ xã hội, nghĩa là
xã hội giúp cho con người hoàn thiện con người của mình về cả mọi phương diện.
Mỗi
người là một hữu thể biệt lập. Mỗi người có lý trí, tự do và cá tính. Mỗi người là một nhân vị phải được tôn
trọng. Vì thế có sự khác biệt giữa
người này với người khác. và sự khác biệt ấy phải được tôn trọng. Người ta nói
không sai :
Sống mỗi người một nết,
Chết mỗi người một tật.
Bệnh mỗi người một chứng,
Thuốc mỗi người một thang.
b) Hình ảnh một vườn hoa.
Chúng
ta đã có dịp đi tham quan thành phố Đà lạt, một thành phố được mệnh danh là
“Thành phố Hoa”. Đà lạt là một thành
phố có nhiều quang cảnh đẹp , thơ mộng và hấp dẫn. Khi dạo quanh bờ hồ trung
tâm thành phố là hồ Hồ xuân Hương, du khách không thể quên tham quan vường hoa
thành phố. Vườn hoa này được coi nhừ là
vườn hoa miền ôn đới vì khí hậu lạnh thích hơp cho việc trồng hoa.
Trong
vườn có đủ mọi thứ hoa, muôn mầu, muôn hương làm nên một hoà điệu đẹp mắt. Hoa
cảnh thật đa dạng, nhưng không phải mọi người đều thích một thứ hoa. Mỗi người
thích một loại hoa, hoặc cùng thích một loại hoa như hoa hồng nhưng lại thích
mầu sắc khác nhau.
Nhìn
vào vườn hoa, ta thấy nó đa dạng và
chính sự đa dạng này làm nên vẻ đẹp phong phú cho vườn hoa. Nếu cả vườn chỉ có
một loại hoa hay chỉ có một mầu sắc thì vườn hoa ấy trở nên nghèo nàn, không
hấp dẫn, dễ nhàm chán.
c)
Mỗi người một sở thích.
Sở
thích của mỗi người cũng khác nhau. Người thích hoa này, người thích hoa kia,
không ai có quyền ép người ta phải thích loại hoa mà mình ưa thích, tuy hoa nào
cũng đẹp. Vì thế người ta mới nói “nhân tâm tùy sở thích”.
Khí
hậu Đà lạt rất thích hợp cho việc trồng hoa hồng. Mầu sắc hoa hồng đa dạng nhu mầu hồng, cam, trắng, đỏ, vàng ,
nghe tin có cả mầu xanh và một số hoa lai tạo thành nhiều mầu.. Còn hương vị
thì ngào ngạt lại đậm đà.. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu cho nên những
người yêu thường tặng cho nhau những bông hoa hồng tươi thắm để nói lên tình
yêu của hai người, đặc biệt là ngày Valentine’s day. Người ta phải biết sở thích của người yêu mà tặng cho họ đúng mầu
săc mà họ ưa thích.
d)
Ai thích hoa Bán hạ ?
Ai
cung thích hoa, nhưng chắc không ai thích một thứ hoa mà người ta gọi là hoa
Bán hạ. Nó thuộc loại khoai môn nhưng không ăn được, chỉ dành nấu cám cho heo vì nó cực kỳ ngứa. Hoa của nó
không đẹp, mà hương của nó thì ôi thôi, thối hơn cứt vào ban đêm. Nếu ai thích loại hoa này thì thật lạ đời
! Cũng gọi là hoa, nhưng không phải
loại hoa nào cũng được người ta ưa chuộng.
Do đó suy ra : không ai thích con người ương ngạnh, hay gây gỗ, làm ô
nhiễm môi trường.
2.
Đời sống gia đình.
Không
hiểu làm sao anh chị thấy nhau là thương nhau thắm thiết : hoặc tình yêu phát
triển dần hay bị cú sét ái tình đánh vào hai người làm cho hai người chao đảo
choáng váng và vội vàng xúc tiến việc
kết hôn. Có khi hai người ở những hoàn
cảnh khác nhau như về địa dư, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, phong tuc, tính
tình, khuynh hướng, sở thích... Nếu hai
người ở trong hai điều kiện khác nhau thì làm sao có thể trở nên đồng nhất được
: Không bao giờ người chồng trở nên giống người vợ hoàn tòan, và ngược lại
không bao giờ có mẫu người vợ hoàn toàn giống như người chồng muốn. Mỗi người là một nhân vị đặc thù có tự do và
cá tính. Mỗi người có quyền sống theo sở thích và khuynh hướng của mình, mỗi
người phải được tôn trọng. Đúng như Đức
Khổng Tử đã dạy :”HOÀ NHI BẤT ĐỒNG” nghĩa là chỉ có sự hòa HOÀ HỢP chứ không
bao giờ có sự ĐỒNG NHẤT giữa vợ chồng.
Vì
thế, trong đời sống hôn nhân mỗi người phải từ bỏ ý riêng để tạo nên đời sống
hoà hợp. Không bao giờ có sự đồng nhất giữa vợ chồng, mà chỉ có sự hoà
hợp. Nhờ sự hòa hợp vợ chồng này mà gia
đình càng thêm phong phú, càng tạo nên bầu khí yêu thương, càng dễ dàng dẫn tới
hạnh phúc. Sự hòa hợp vợ chồng giống
như vườn hoa muôn sắc hấp dẫn người xem.
Có
một câu truyện vui nói về đời sống của một đôi bạn trẻ giữa Lan và Điệp : bị đè
nén bởi biết bao điều phiền muộn. Lan đến gặp một vị linh mục và xin được một
lời khuyên. Cô hỏi vị linh mục :
-
Thưa cha, con sẽ làm gì bây giờ ? Chồng
con chỉ suốt ngày bài bạc, lại thêm tính đèo bồng hết cô này đến cô khác. Hắn
còn đánh đập và hành hạ con cũng như chẳng bao giờ tìm đến nhà thờ nữa.
Vị
linh mục khuyên :
-
Chị hãy chịu đựng và cầu nguyện cho anh hằng ngày.
Một
tuần sau, Lan vui vẻ tìm đến vị linh mục và thưa :
-
Thưa cha, chồng con đã cắt đứt quan hệ với cô gái mà anh đang đeo đuổi. Tuy
nhiên, anh vẫn tiếp tục bài bạc và đánh đập con nữa, cũng không chịu đến nhà
thờ.
Vị
linh mục trả lời :
-
Chị hãy tiếp tục cầu nguyện cho chồng chị và mỗi ngày đọc thêm ba kinh Kính
mừng để cầu nguyện cho anh.
Lan
ra về và tuần sau trở lại tìm linh mục
với gương mặt thật hạnh phúc. Cô kể lại
cho vị linh mục một cách vui sướng như sau :
-
Thưa cha, chồng con đã bỏ cờ bạc và hơn nữa đã trở nên đáng yêu, lo lắng cho
con thật nhiều, nhưng vẫn chưa chịu đến nhà thờ.
Vị
linh mục khuyên Lan hãy tiếp tục kiên nhẫn và từ nay mỗi ngày đọc thêm năm kinh Kính mừng để cầu nguyện
cho chồng. Sau hai tuần, Lan trở lại thăm vị linh mục và thưa với ngài :
-
Thưa cha, bây giờ chồng con đi lễ trở lại và cùng với con đọc kinh Mân côi mỗi
ngày.
Vị
linh mục chúc mừng Lan và nhắn nhủ :
-
Từ nay chị hãy cố cầu nguyện cho chính mình để chị có thể xứng đáng với người
chồng đáng yêu của chị hiện nay.
Lan
trả lời :
-
Thưa cha, tự con là thánh thiện rồi. Chồng con thì cần cầu nguyện, con sẽ đọc
mỗi ngày mười kinh để cầu nguyện cho chồng con để trở nên giống con.
Một
tuần sau Lan trở lại với vị linh mục trong khi khóc lóc tức tưởi và kể rằng :
-
Thưa cha, chồng con đã bỏ con.
Vị
linh mục ngạc nhiên hỏi lại :
-
Cái gì ? Chồng chị đã bỏ chị đi theo người đàn bà khác à ?
Lan
trả lời :
-
Thưa cha, không phải vậy. Anh đã trở
thành một nhà khổ tu vì anh nói là anh muốn cống hiến cuộc đời còn lại của anh
để cầu nguyện.
(R. Veritas, Mạch nước trường
sinh, tr 371)
Nếu
chúng ta muốn người yêu chúng ta phải sống, phải yêu, phải thánh thiện, phải
suy nghĩ, phải hành xử và thực hiện tất cả những gì theo đúng như khuôn mẫu mà
chúng ta đưa ra, và chẳng khác nào chúng ta làm cho họ bị vong thân, đánh mất
chính mình.
Cô
Lan trên đây trước hết muốn cho chồng mình trở nên một con người tốt. Ước mong đó là rất chính đáng. Nhưng rồi điều đáng tiếc ở đây là cô muốn
chồng cô phải trở thành một mẫu người sống tốt như cô mong ước, tức là theo một khuôn mẫu mà cô đưa ra. Đó
là một thái độ sai lầm chúng ta nên tránh.
Trong
đời sống hôn nhân, vợ chồng hãy cố gắng thực hiện lời thánh Phaolô khuyên bảo
tín hữu Cô-lô-xê :”Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh
và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, NHÂN HẬU, khiêm nhu, HIỀN
HOÀ và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em nếu người này có điều gì phải trách móc
người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ
cho nhau” (Cl 3, 12-13).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt.