B Ứ C T Ư Ờ N
G
Vợ chồng thông cảm
với nhau
I.
LỜI CHÚA : Mc 10,6-9.
Ai
cũng biết, Đức Giêsu đến không phải để phá bỏ lề luật Cựu ước, mà là để kiện
toàn. Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe
thuật truyện Đức Giêsu trình bầy quan
điểm của Ngài về luật ly dị và đa thê của thời Môsê. Ngài cho rằng Môsê đã cho
phép điều đó vì sự cứng lòng của người Do thái (Mt 19,8), nên cần phải loại bỏ.
Bởi chính lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có
nam có nữ; vì thế người đàn ông đã lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai
sẽ thành một xương một thịt. Như vậy họ
không còn phải là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người
không được phép phân ly” (Mc 10,6-9 ; St 2,24).
Cái
gắn bó vợ chồng với nhau chính là tình yêu, và một khi thương nhau không ai
muốn nghĩ đến cảnh chia lìa. Ngoài ra, hai vợ chồng còn muốn chia sẻ tâm tư
tình cảm với nhau. Muốn được thế, vợ
chồng cần phải dẹp bỏ mọi hàng rào chia cách, nhất là không bao giờ được xây
bức tường ngăn cách giữa hai người.
II.
NHỮNG HÀNG RÀO NGĂN CÁCH.
1.
Hàng rào vật chất.
Chung
quanh chúng ta chỗ nào cũng có hàng rào từ nhỏ đến lớn, từ hàng rào của gia
đình đến hàng rào quốc gia, rồi đến hàng rào quốc tế. Mục đích của hàng rào là
ngăn chặn không cho hai bên xâm nập vào nhau để tránh va chạm, để giữ được
quyền lợi của mình.
a) Có nhiều loại hàng rào.
Ta thấy mỗi ngôi nhà đều có hàng rào để phân ranh trong ngoài, không ai
được xâm nhập bên trong hàng rào nếu không có lý do chính đáng. Kẻ trộm là
người xâm nhập qua hàng rào này (x. Ga 10,2)
Mỗi
ngôi nhà lại có bức tường bao bọc không cho người ngoài có thể vào trong được.
Trong
nhà lại chia làm nhiều phòng, mỗi phòng lại có vách ngăn để phòng này không thể
sang phòng kia một cách tự do, giúp cho
mỗi người có thể sinh hoạt một cách riêng tư.
Trong
phòng lại có cái tủ đựng quần áo. Cái tủ lại được bao bọc chung quanh bằng gỗ
hay bằng kim loại, khiến không ai ở ngoài có thể lấy gì trong đó được.
b) Hàng rào có lối thoát.
Hàng
rào không bao giờ bị vít kín, nó luôn có cửa ra vào để không rơi vào cảnh nội
bất xuất ngoại bất nhập. Cánh cửa là phương tiện có thể giúp cho trong ngoài có
thể giao lưu.
2. Hàng rào tình cảm.
Hàng
rào vật chất hiện ra trước mắt, ai cũng trông thấy, còn hàng rào tình cảm là
một loại hàng rào vô hình, không ai trông thấy, nhưng nó chi phối con ngưới ta
rất nhiều. Loại hàng rào này rất khó tháo gỡ.
Khi
hai vợ chồng xung khắc nhau, chì chiết nhau, đổ lỗi cho nhau, không còn muốn
nói chuyện với nhau đó là lúc hai người đang dựng nên một hàng rào ngăn
cách. Muốn dỡ bỏ hàng rào này đòi hỏi
vợ chồng phải có nhiều nghị lực và cố gắng bền bỉ.
III.
NHỮNG BỨC TƯỜNG NGĂN CÁCH.
Khi
hàng rào trở thành những bức tường kiên cố thì sự việc lại trở nên trầm trọng,
rất khó tháo gỡ. Nó cắt đứt sự giao lưu giữa hai người, khiến hai người xa cách
nhau như hai người ở hai phía đại dương :
Hữu duyên vạn lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diện bất tương phùng.
Trước
đây, bức tường Bá linh đã chia cắt nước Đức thành Đông và Tâ đức, khiến hai bên
không thể giao lưu được với nhau. Và
trước đấy chúng ta cũng có con sông Bến hải chia cắt hai miền Nam Bắc khiến
người dân hai miền suốt 21 năm trời không thông thương được với nhau. Ngày nay,
hai bức tường đó đã bị sụp đổ để hai miền Đông và Tây, Nam và Bắc có thể giao
lưu được với nhau.
Truyện
: bức tường ngăn cách.
Triết
gia người Pháp, ông Jean Paul Sartre, trong cuốn tiểu thuyết tên là “Bức tường”
đã đặt vào miệng anh Pierre, con người cô đơn bệnh hoạn, cảm thấy ngăn cách
không thể hiểu được thái dộ sống của người tình mình là cô Agatha những lời tâm
sự cay đáng như sau :
“Có
một bức tường ngăn cách giữa chúng tôi, tôi nhìn thấy và nói chuyện hằng ngày
với cô, nhưng xem ra như cô đang sống bên kia bức tường. Tôi thắc mắc không
biết có cái gì ngăn cách giữa tình yêu của chúng tôi hay không”.
(Hạt giống âm thầm, tr 392)
Trong
cuốn tiểu thuyết vừa kể, J.P. Satre đã mô tả một cách tài tình sự cô đơn không
đối thoại được với nhau giữa người với người. Kinh nghiệm đau thương này có thể
xẩy ra cho chính con người thời nay, cho chính chúng ta trong giây phút này. Sự
thiếu thông cảm, thiếu thông cảm giữa người với người có lẽ không do nguyên
nhân khác biệt văn hóa chủng tộc cho bằng do sự nghi kỵ, do thái độ ích kỷ của
con người.
Saint-Exupéry
nói :”Yêu nhau không phải là nhìn nhau nhưng cùng nhìn về một hướng”. Nếu hai
người lòng cách xa nhau thì mỗi người nhìn về một hướng, họ chỉ còn có một trái
tim mùa đông, không còn tình yêu nồng ấm nữa, tuy bề ngoài vẫn còn. Đúng là :
Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm.
Khi
lòng hai người xa nhau thì mỗi người sẽ rơi vào tình trạng cô đơn. Cô đơn là tình trạng của một người không có ai giao lưu, để bầy tỏ tâm tư
tình cảm của mình : muốn nói mà không có ai nghe, muốn nghe lại không có ai
nói; muốn cho không ai nhận, muốn nhận thì không ai cho. Đây là một tình trạng
mà ai cũng lo sợ. Chắc ai trong chúng
ta cũng có lần rơi vào tình trạng đó.
Thật là bi đát !
Khi
chúng ta hỏi nhau :”Điều gì đáng sợ nhất” ?
Dường như chúng ta đều không tránh khỏi lúng túng. Chúng ta cảm thấy có
biết bao điều đáng sợ trên đời này.
Chắc
đã có lần chúng ta đọc những tác phẩm của nhà văn Nam Cao ? Tôi rất nhớ truyện
“Chí Phèo” của ông, trong đó có một câu tả tâm trạng Chí Phèo khi ốm lăn quay
sau một trận rượu say khướt :”Cô đơn, cáinày đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau”.
Thì
ra, theo Nam Cao, cô đơn là điều đáng sợ nhất.
KẾT LUẬN
Để
giải thoát con người khỏi cảnh cô đơn, nhất là trong đời sống vợ chồng, Đức
Giêsu từ lâu đã mạc khải một bí quyết qua dụ ngôn về cây nho (Ga 15,1-17).
Dụ
ngôn về cây nho và cành nho của Đức Giêsu mạc khải cho con người bí quyết sống
hiệp thông, sống yêu thương nhau để sinh hoa trái, để sống trọn cuộc sống của
mình. Bí quyết đó là sống kết hợp với
Đức Kitô. Thiên Chúa là tình yêu, là sự hiệp thông. Thiên Chúa đã muốn cho con
người sống hiệp thông với Ngài để rồi có thể sống hiệp thông với nhau trong
tình yêu thương.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt