ANH CŨNG LÀ CỦA
TÔI
-------
I. LỜI CHÚA : Mt 11,29-30 ; Cl 3, 12-14.
1.
Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho
nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học cùng tôi, vì
tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi
dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,29-30).
2.
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì
thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại.
Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải
trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em
phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-14).
II. ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG CẦN THIẾT.
1. Nơi con người.
Khuynh
hướng chung của con người là muốn có đời sống cộng đồng vì con người không
những cần đến người khác để có cơm ăn áo mặc, , quần áo để mặc, nhà của để ở mà còn cần đến người khác
để trao đổi tâm tình, để thỏa mãn nhu cầu tình cảm vì như Thomas Merton đã nói
:”Không ai là một hòn đảo” (No man
is an island). Ngày xưa triết
gia Aristote định nghĩa homo est animal rationale : người là một con vật có lý
trí, người ta chỉ chú ý đến yếu tố tinh thần để tìm ra sự khác biệt giữa con
người và con vật.
Ngày
nay lại cóø khuynh hướng đối nghịch lại, một số nhà xã hội học lại định nghĩa :
Homo est animal sociale : người là con vật có xã hội tính. Định nghĩa như vậy là quá chú trọng đến xã
hội tính mà coi nhẹ lý tính. Nhưng dù sao cũng nói lên rằng con người cần đến
người khác để chia sẻ (x. Rm 12,15), để liên hệ có trước có sau :
Người ta có cố có ông,
Như cây có cội như sông có
nguồn.
(Ca dao)
Nhà
hùng biện trứ danh nước Pháp, Giám mục Bossuet, xác nhận tư tưởng trên khi Ngài
nói :”Chẳng có một người nào mà chẳng có tương quan với người khác”.
2. Nơi con vật.
Không
những chỉ có con người mới có nhu cầu sống cộng đồng mà cả giống vật cũng có
nhu cầu ấy. Có những loài vật sống tập
thể còn sống chặt chẽ hơn cả loài người, ví dụ đời sống của loài kiến, loài
ong... Mọi thành phần trong cộng đồng ấy ra sức làm việc để phục vụ cho cộng
đồng của mình theo sự phân công của cấp trên.
Nếu giống vật còn cần đến đời sống cộng đồng thì con người tại sao
không ?
3. Những khó khăn phát sinh.
Người
là con vật có lý tính và tự do, nên con người muốn hành động theo ý muốn riêng
tư của mình. Mỗi người lại có những tính tình khác nhau, không ai giống ai vì
bá nhân bá tính, như người ta hay nói chơi, nhưng lại có ý nghĩa :
A di Đà Phật, mỗi người mỗi tật,
Nam mô Bồ tát, mỗi người mỗi khác.
Mỗi
cá nhân phải sống trong tập thể thì tự do của cá nhân sẽ bị hạn chế giữa cá
nhân này với cá nhân kia, giữa cá nhân với tập thể; do đó mới có sự xích mích,
va chạm.
III. ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG.
1. Cuộc sống phức tạp.
Đây
là một tập thể nhỏ, chỉ có vợ chồng với mấy đứa con, vậy mà cuộc sống chung lại
trở nên rất phức tạp. Nếu không phức tạp thì tại sao người ta lại ra tòa xin ly
dị nhiều như ngày nay ? Phải công nhận
rằng cuộc sống trong gia đình nhỏ bé đó
không thể nào tránh được hết những cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” vì
mỗi người có tự do, có sở thích riêng
đôi khi đối kháng nhau. Vợ chồng
phải chấp nhận thực tế phũ phàng đó và phải tìm phương thế giải quyết những mâu
thuẫn ấy, bằng không chiến tranh hoặc lớn hoặc nhỏ sẽ xẩy ra trong gia đình và
cuộc chiến nào mà không để lại những hoang tàn đổ nát.
2. Phương thế làm cho đời sống hòa hợp.
Cuộc
sống vợ chồng không thể tránh được những va chạm xích mích, không thể tránh
được những sự bất hoà ngấm ngầm hay bùng nổ., cách hay nhất vợ chồng có thể giải quyết được đó là CHỊU
ĐỰNG. Chịu đựng đây không phải là sự
dồn nén tiêu cực, nếu quá mức sẽ tức nước vỡ bờ, mà là một sự chịu đựng tích
cực với ý nghĩa là cố nhịn để mọi sự sẽ
qua đi một cách tốt đẹp bởi vì bĩ cực thái lai, sau cơn mưa thì trời lại
sáng. Chịu đựng đây không phải là sự
đầu hàng nhục nhã nhưng là một chiến thuật “lùi một bước để tiến ba bước”. Đây
là học thuyết của Lão Tử :
Thắng nhân giả, hữu lực, tự thắng
giả, cường.
Nhu thắng cang, nhược thắng cường.
Thắng người là có sức, thắng mình là mạnh,
nhu nhược lại thắng cương cường.
Trong
phép đấu tranh có hai cách : dùng cường cường chế cương cường, hoặc dùng nhu
nhược chế cương cường. Phép cương chế
cương là một phương pháp thô sơ tạm bợ, chỉ dùng trong những trường hợp bất đắc
dĩ thôi vì một khi đã dùng cường lực chế trị cường lực rồi, dù cường lực của
đối phương tan rã vẫn còn lưu lại cái thù oán đến mực mùi rồi. Trong phép võ
JUDO của Nhật đã có nguyên tắc “nhượng bộ để chiến thắng” (céder pour vaincre).
Nhận
xét ở đời, ta thấy biết bao cái mềm thì còn tồn tại mà cái cứng rắn thì mất !
Cái đòn gánh không bao giờ cứng quá mà phải mềm một chút mới dễ gánh và không
bị gẫy. Cái lò xo có sức chcịu đựng được sự dồn ép mà không gẫy, khi hết sự dồn
ép thì lại giãn ra như thường.
Văn
Vương Trung nói :”Lửa bốc lên cao, nước chảy xuống thác, thế mà bao giờ lửa
cũng thua nước”. Người ta sợ lửa hơn sợ nước, thế mà chết cháy ít, chết đuối
vẫn nhiều. Nước mát, lửa nóng, thế mà
lửa vẫn sợ nước vì người ta đã lấy nước trị lửa trong các đám cháy. Vì thế đức tính hiền lành và nhẫn nhục chịu
đựng được người dời ca tụng :
Chữ nhẫn là chữ tương vàng,
Ai mà nhẫn được thì càng
cống lâu.
Tại
sao người ta đã ly thân hay còn tệ hơn nữa là ly dị ? Đó là vì vợ chồng không
nhịn nhục chịu đựng được những nết xấu của nhau, không bao giờ nghĩ đến những
ích lợi của sự chịu đựng như người ta nói :”MỘT SỰ NHỊN LÀ CHÍN SỰ LÀNH”(tục
ngữ) : Có nghĩa là nhịn được một việc thì chín việc khác được yên lành. Nếu
không nhịn được một việc, thì việc đó sẽ sinh ra nhiều việc lôi thôi. Chín sự lành là nhiều sự lành chứ không nhất
thiết là phải chín sự. Đại ý câu tục
ngữ này là khuyên người ta nên nhịn nhục để khỏi sinh chuyện lôi thôi khác.
3.
Đũa đã thành đôi.
Khi
người nam và người nữ chấp nhận nhau trong đời sống hôn nhân, họ đã chính thức
thành vợ chồng; và từ đó, theo như lời Chúa nói “Họ không còn phải là hai nhưng
là một xương một thịt” (Mc 10,8), và Chúa còn dạy thêm “Sự gì Chúa đã kết hợp
loài người không được phép phân ly”(Mc 10,9) . Theo như lời Chúa dạy từ nay vợ
chồng không được lôi nhau ra tòa, không được xẩy ra cảnh :
Đồng tiền chiếc đũa chia ly,
Thiếp đi theo thiếp, chàng đi đường chàng.
(Ca dao)
Vì
thế, từ nay họ phải sống với nhau như
đũa có đôi, thân xác của chồng là của vợ, và thân xác của vợ cũng là của chồng
vì họ đã trở nên một xương một thịt để từ nay trở đi họ có thể gọi nhau là
“mình ơi”. Về vấn đề này, thánh Phaolô
nói rất có lý :”Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao
giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và
chăm sóc thân xác mình (Ep 5,28b-29).
Truyện
vui : Anh cũng là của tôi.
Hai
vợ chồng cãi nhau, chồng tức quá hét lên :
-
Cô cút đi, mang theo tất cả những gì là của cô !
Vợ
vừa khóc vừa thu xếp quần áo, và lấy một chiếc bao tải lớn úp vào người chồng
bảo :
-
Anh chui vào đây!
Chồng
hoảng quá bảo :
-
Cô làm gì vậy ?
Vợ
thẳng giọng nói :
-
Anh cũng là của tôi, chui vào ngay !
Để
kết luận, chúng ta hãy suy niệm một đoạn thơ của thánh Phaolô tông đồ gửi cho
tín hữu Êphêsô:
“Anh
em hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng
ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ.
Người
làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội thánh và hiến
mình vì Hội thánh ... Người chồng phải
yêu thương vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợï là yêu chính mình. Quả vậy,
có ai ghét thân xác mình bao giờ, trái lại người ta nuôi nấng và chăm sóc thân
xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội thánh, vì chúng ta là bộ
phận trong thân thề Người” (Ep 5,2a,25,28-30).
Đấy
là lời thánh Phaolô khuyên người chồng hãy yêu thương vợ như chính Đức Kitô yêu
thương Hội thánh Nhưng ngược lại, Ngài
cũng khuyên người vợ phải yêu thương chồng như Hội thánh phải yêu mến Đức Kitô và
trung thành với Ngài.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim Phát
Đà lạt.