NGÔI NHÀ
----
I. LỜI CHÚA.
1.
“Ai đến với Thầy, và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ
chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người xây
nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lũ dâng lên, dòng sông
có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc. Còn ai
nghe mà không thực hành, thì ví được như người xây nhà ngay mặt đất, không nền
móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ ngay và bị phá hủy tan tành”. (Lc 6,47-49 ;
Mt 7,24-27).
2.
“Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà
chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở
do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người
thế làm ra” (2 Cr 5,1).
II. TẢN MẠN VỀ NGÔI NHÀ.
1.
Ngôi nhà và gia đình.
Ngày
nay kinh tế đang phát triển mạnh, người ta làm ăn khấm khá hơn, có của ăn của
để, có của tích lũy nên người ta đua nhau làm nhà vì “có an cư thì mới lập
nghiệp”. Ngày nay xây dựng được một
ngôi nhà thì dễ vì có sẵn vật liệu,
nhưng ngày xưa thì rất khó, muốn làm một ngôi nhà thì phải tích trữ, chuẩn bị
trong nhiêu năm. Vì thế người ta mới
nói :
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Trong ba việc ấy thật là
khó thay.
(Ca dao)
Việc
xây dựng “Mái ấm gia đình” cũng quan trọng và khó khăn như xây dựng một ngôi
nhà vì nhiều khi người ta đã xây nhà ngay trên mặt đất (x. Lc 6, 49), nên việc
xây dựng một gia đình còn quan trọng hơn nhiều. Muốn xây dựng một gia đình Kitô
giáo theo một mô hình mà Hội thánh đã chỉ vẽ ra qua các văn kiện của Tòa thánh,
qua giáo huấn của giáo quyền, cần phải tìm học trước một cách sâu rộng trước
khi lập gia đình vì đó là cẩm nang cần thiết cho các Kitô hữu.
2. Sự sắp xếp hài hòa.
Không
phải xây nhà thế nào cũng được nhưng cũng phải theo nguyên tắc của việc thiết
kế, một căn nhà phải được bố trí thế nào cho hợp tình hợp lý để tạo nên vẻ đẹp
hài hòa và tiện dụng, không để cho người ta dị nghị, chê cười ví dụ xây dựng
một ngôi nhà mà để cho khói bếp bốc lên nhà trên làm cho mọi người nghẹt thở. Căn nhà cũng phải theo hướng mặt trời, hướng
gió cho thuận lợi, nhất là ở ngoài Bắc với khí hậu khắc nghiệt, mùa hè thì nóng
như thêu như đốt, mùa đông thì lạnh như
cắt da cắt thịt, nên người ta mới truyền lại cho người khác kinh nghiệm
khi xây nhà, cho bất cứ loại nhà nào :
Lấy vợ đàn bà,
Làm nhà hướng nam.
Một
kinh nghiệm làm nhà : làm nhà quay hướng nam để mùa hè hứng gió nam mát, mùa
đông tránh được gió bắc lạnh. Lấy vợ thì dĩ nhiên là lấy vợ đàn bà, làm nhà thì
dĩ nhiên thì phải làm trông về phía nam.
Nhưng câu “Lấy vợ đàn bà” là
người ta có ý khuyên : lấy vợ thì lấy người thật hiền hòa, nhu mì, duyên dáng
vì có người đàn bà lại có tướng và tính tình như đàn ông (x. Hc 25,16). Vì thế, trước khi kết hôn phải nghiên cứu,
tìm hiểu đối tượng theo những nguyên tắc đã được học trong lớp giáo ly hôn
nhân. Phải suy nghĩ đắn đo trước khi đi
đến quyết định. Khi đã thành lập được
một gia đình thì người ta phải cố gắng sống theo sự sắp xếp bình thường để mọi
thành phần làm việc theo phận vụ của mình.
3.
Sự phân công hợp lý.
Công
việc xây nhà cần có nhiều nguời, mỗi người một việc tùy khả năng chuyên môn,
không pải ai cũng có thể làm được công việc của người khác. Xây dựng một gia đình là công việc của mọi
thành phần trong gia đình. Lúc đầu chỉ
có hai vợ chồng xây dựng nên nhưng mới có một ngôi nhà được bài trí đơn sơ,
việc trang thí nội thất còn phải được tiếp tục. Như vậy có nghĩa là, khi kết hôn, người ta chưa có hạnh phúc ngay
vì hạnh phúc không phải là cái gì tiền chế, Thiên Chúa không ban cho ngay,
nhưng là một thứ hạnh phúc do hai người tạo nên. Đây là công việc chính yếu của vợ chồng, nhưng cũng cần phải có
sự tham gia của con cái . Người ta nói :
Đàn ông dựng nhà,
Đàn bà xây tổ ấm.
Xây
dựng một ngôi nhà thì dễ nhưng muốn biến ngôi nhà này thành một tổ ấm thì rất
khó. Nếu người ta nói “Đàn bà xây tổ
ấm” là có ý nói lên sự quan trọng của người vợ trong việc tạo lập hạnh phúc cho
gia đình. Không phải người chồng không quan trọng nhưng nhấn mạnh
đến vai trò của người vợ vì người vợ thường được gọi là “nội tướng”.
Hay
chúng ta có thể ví gia đình là một xí nghiệp mà người chồng làm giám đốc, còn
người vợ làm quản lý. Vai trò người
quản lý rất quan trọng vì người giám đốc chỉ điều khiển tổng quát, còn người
quản lý điều khiển nội bộ, phải quán xuyến mọi việc cũng như người nội tướng
trong gia đình vậy. Nếu người giám đốc
kiếm được một người quản lý giỏi và trung thành thì xí nghiệp phát triển mạnh,
ngược lại, nếu người giám đốc dùng phải một tên quản lý tồi và bất trung thì xí
nghiệp đó có thể đi đến chỗõ phá sản.. Người đàn bà phải là người quản lý giỏi
và trung thành trong việc xây dựng gia đình (x. Cn 31,10-31). Vì thế người ta nói :
Vào trong bếp biết nết đàn bà.
Vào
biếp thì biết người đàn bà có trung hậu đảm đang hay không vì nếu bếp ráp sạch
sẽ, ngăn nắp thì biết đây là người vợ biết lo cho gia đình (x. Hc 26,16); ngược
lại, bếp núc mất rật tự, lộn xộn, bẩn thỉu thì hiểu ngay là người vợ ít quan
tâm tới gia đình.
Do
vậy người ta có thể nói :”hạnh phúc” gia đình phần lớn là do người vợ tạo ra.
Ta hãy nghe một số danh nhân ca tụng các bà :
“Nếu anh tìm thấy một gia đình hạnh phúc, anh
nên tin rằng ở đó có một nguời đàn bà biết quên mình” (René Bazin).
“Bí
quyết hạnh phúc của đàn bà là tìm cái vui trong bổn phận” (Anton Tchekhov).
“Công lao của người đàn bà là tề gia nột trợ,
làm thế nào cho chồng được vui sướng”
(Joseph de Maistre).
4. Ngôi nhà cần được có người ở.
Mục
đích xây dựng ngôi nhà là để ở, xây dựng một ngôi nhà rồi bỏ hoang là cả một sự
vô lý. Nếu vì một lý do nào đó mà ngôi nhà bị bỏ trống không có người ở thì
thật là hoang phí và cảnh vật trở nên tiêu điều, gây cho người ta có cảm giác
sợ hãi.
Truyện
: Hai ngôi nhà ở đèo Đà lạt.
Nếu
chúng ta đi từ Kim phát lên Đà lạt, khi lên gần hết dốc, ta sẽ thấy ở bên tay
phải có một ngôi nhà lầu bỏ trống. Đi thêm 100 mét nữa ta sẽ thấy phía bên trái
có một căn nhà trệt bỏ hoang, tuy bên ngoài chưa đến nỗi hoang tàn, nhưng người
ta cho biết là hiện không có ai ở. Tôi
tò mò hỏi hành khách xem có sự gì xẩy ra thì
người ta cho biết : nghe tin là ở trong có sự cố. Ban đêm có những hiện
tượng khác thường, có người ban đêm ngủ trên giường mà sáng thức dậy thì thấy
mình đang nằm ở dưới đất...
Đây
là hình ảnh một gia đình bị tan hoang, đang sống trong hoàn cảnh bi đát “Chồng
ăn chả, vợ ăn nem”, để lại một đống đổ nát, để lại một đàn con nheo nhóc, không
có ai chăm sóc bởi vì hai người đã thẳng thừng nói với nhau :
Anh đi đường anh,
Tôi đi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi,
(Thế Lữ)
Giá trị của một ngôi nhà chính là được con người
cư nghụ. Một mái nhà tranh nhưng đầy tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ vẫn
đầm ấm hơn một dinh thự bỏ trống. Chúng ta có thể xác quyết rằng sự sinh sống,
sự hiện diện, sự cư ngụ của con người trong căn nhà đã gìn giữ và bảo trì nó
khỏi hư nát. Nhưng một khi con người bỏ đi, căn nhà sẽ trở nên tồi tàn. Sức
mạnh, vẻ đẹp, sự linh động, sự tồn tại của ngôi nhà chính là được cư ngụ.
Cũng
giống như thế, đời sống của gia đình phải là một ngôi nhà được cư trú, được
chiếm đoạt. Nhưng cư trú ở đây không có
nghĩa là chất chứa những vật dụng lỉnh kỉnh. Sự đầm ấm của một ngôi nhà còn tùy
thuộc ở sự sắp xếp, sự bài trí. Ngôi nhà càng lộn xộn, càng dơ bẩn, thì càng
chật chội, càng nóng bức.
Đời
sống của gia đình có thể là một căn nhà đầy ắp, nhưng lại thiếu trật tự, thiếu
ngăn nắp, thiếu sự hiện hữu linh động và những điều kiện tinh thần để bảo trì
căn nhà đời sống của chúng ta.
Ngôi
nhà gia đình của chúng ta có thể là cao ốc với biết bao những tầng lầu của lo
lắng, đau buồn, bận bịu và sợ hãi. Chúng ta chất chứa cho đời sống chúng ta đầy
ắp, nhưng những chất chứa ấy chỉ làm cho ngôi nhà của chúng ta ra buồn thảm,
nhơ bẩn.
(Lẽ sống, 1991, tr 439-440)
4.
Ngôi nhà phải ấm cúng.
Ai
cũng muốn có một “Mái ấm gia đình”. Căn nhà dù sang trọng mấy đi nữa cũng chỉ
là căn nhà lạnh lẽo, hoang dại nếu không thổi vào đó hơi thở của tình yêu (x.
St 2,7). Trong một căn nhà mà không có
tình yêu thì đấy thật là một bãi tha ma lạnh lẽo vì nó lặng lẽ, không vang lên
tiếng cười tiếng nói của người lớn cũng như tiếng khóc của trẻ thơ. Trong một căn nhà đơn sơ mà vợ chồng và con
cái chung sống với nhau trên thuận dưới hoà, trong ấm ngoài êm thì vợ chồng đã
biến ngôi nhà ấy thành một “Mái ấm gia đình” rồi, mọi sự đã được thỏa mãn, mọi người đã được hạnh phúc không cần mơ ước
gì thêm :
Yêu nhau chẳng quản chiếu giường,
MộÄt tầu lá chưối
che sương cũng tình.
(Ca dao)
KẾT LUẬN
Chúng
ta hãy cầu chúc cho mọi người và cách riêng đôi tân hôn hôm nay được đầy ơn
Chúa để xây dựng một “Mái ấm gia đình” theo như lời chào của Linh mục khi làm
phép ngôi nhà mới :
Anh
chị em thân mến,
Chúng
ta hãy sốt sắng dâng lời nguyện lên Chúa Giêsu, Đấng đã sinh ra bởi Đức Trinh
nữ Maria và ở cùng chúng ta. Xin Người đoái thương đến ở trong nhà này và hiện
diện chúc phúc cho nhà này, xin Người ở đây với anh chị em, nuôi dưỡng tình bác
ái và chia vui sẻ buồn với anh chị em.
Còn anh chị em, hãy theo lời dạy và gương lành của Chúa Kitô : hãy làm
cho nhà này thành nơi chan chứa tình
bác ái, để từ nay hương thơm tốt lành của Chúa Kitô được lan tỏa ra khắp
nơi.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim Phát
Đà lạt.
25-8-2004