CÁNH CỬA
_______________________________________
Đàng sau cánh cửa Hôn nhân
I. LỜI CHÚA : Ga 10,1-10.
Chúa
Giêsu khẳng định rằng :”Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì
chiên” (Ga 10,11), Ngài là Đấng dẫn dắt các linh hồn. Ngài lại còn khẳng định :”Thật, Ta bảo thật các ngươi : Ta là cửa
chuồng chiên. Tất cả những kẻ đến trước
đều là trộm cướp và chiên đã không nghe chúng. Ta là của, ai qua Ta mà vào thì
sẽ được cứcu rỗi” (Ga 10,8-9). Chúa đòi
chúng ta phải nhận Chúa là chủ chăn và phải qua Chúa thì mới có phần rỗi cũng
như ai muốn vào chuồng chiên thì phải qua cửa.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay khi nghe Chúa
Giêsu khẳng định Ngài là cửa chuồng chiên tôi lại liên tưởng đến cánh cửa
hôn nhân và tôi muốn các bạn trẻ cũng phải bước qua cánh cửa hôn nhân để
xem đàng sau cánh cửa hôn nhân đó có gì...
II. CÁNH CỬA HÔN NHÂN.
1.
Cửa thì cần thiết.
Bất
cứ ai làm nhà cũng phải làm cửa. Nếu
xét từ ngoài vào trong ta có : cửa ngõ, cử ra vào nhà, cửa sổ, cửa buồng, cửa
tủ. Các loại cửa đó có thể bằng tre lá,
bằng gỗ, bằng nhôm, bằng sắt , bằng kính hay là bằng gì chăng nữa... mục đích
của cửa là để mở ra hay đóng lại :
-
Mở ra cho ke ûở ngoài vào trong hay ở trong ra ngoài.
-
Đóng lại để ngăn cản cả trong lẫn ngoài : nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Cửa
mở ra hay đóng lại là tùy nhu cầu, xử dụng cho hợp lý.
2. Phải vào qua cửa.
Hôn
nhân được ví như một ngôi nhà. Nhà phải có cửa để ra vào. Trước khi bước vào
đời hôn nhân, người ta phải bước vào đàng sau cánh cửa để xem bên trong ngôi nhà
đó thế nào rồi mới quyết định có nên ở trong nhà đó hay không. Kinh nghiệm cho hay nhiều người chỉ mới bước
tới ngưỡng cửa hôn nhân, chỉ thấy cái cánh cửa đẹp mà chưa biết đàng sau cánh
cửa hôn nhân đó thế nào, chưa nhìn thấy những cái bất tiện trong ngôi nhà đó.
Vì
thế sau khi đã bước vào đời sống hôn nhân đôi bạn trẻ mới bỡ ngỡ, bàng hoàng,
thất vọng, hối tiếc rồi nảy sinh ra tư tưởng :
Đồng
tiền chiếc đũa chia ly,
Thiếp
đi lối thiếp, chàng đi đường chàng.
(Ca
dao)
3.
Quan sát bên trong.
Ngày
xưa, trai gái lấy nhau là do gia đình chọn, bởi thế tình yêu có thể đến với họ
sau hôn nhân, vì đã xẫy ra nhiều trường hợp trong ngày lễ cưới mà chưa biết mặt
nhau. Còn ngày nay, thế hệ trẻ tiến lên, có tri thức hoặc trình độ học vấn cao, họ lấy nhau sau một cuộc
tình. Chuyện “cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy” đã trở nên lạc hậu, lỗi thời.
Nhiều
đôi bạn trẻ chỉ tìm cách thu hút nhau bằng những cái vẻ hào nhoáng bên ngoài,
chỉ có tính cách bì phu, họ quên bẵng một điều quan trọng, một điều cốt lõi, một
điều làm nên nền tảng vững chắc cho gia đình mai sau là những tình cảm thắm
đượm thánh thiêng và những phẩm chất quan trọng là lý tưởng vươn lên trong
tương lai của đối tượng bằng một nhân cách đáng trọng :
Tốt
gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu
người đẹp nết còn hơn đẹp người.
(Ca
dao)
Nói
khác đi, đôi bạn phải có tư cách đứng đắn và một đời sống đạo đức theo lời Chúa
Giêsu đã dạy :
“Anh
em là muối cho đời” (Mt 5,13)
“Anh
em là ánh sáng choi trần gian” (Mt 5,14”.
4.
Lưu ý trong việc quan sát.
Chính
sự ưa thích vẻ hào nhoáng bên ngoài mà “khi ván đã đóng thuyền” rồi, thì ở
nhiều cặp vợ chồng các vụ xung đột thường hay xẩy ra. nguyên nhân chủ chốt của vấn đề này không ngoài
việc họ có quan niệm không đúng đắn về gia đình.
Ở
đây có ba vấn đề đáng quan tâm :
*
Thứ nhất , họ chưa ý thứa được hôn nhân
là một khởi điểm cho một tương lai lâu dài với nhiều bất trắc khó lường. Họ
tưởng lầm rằng mở ra cánh cửa hôn nhân là đã bước chân vào cõi “thiên đường” mà
họ không ngờ rằng :”Hôn nhân là con đường dẫn ta tới thiên đường hay địa
ngục” (Honoré de Balzac).
*
Thứ hai, họ quên mất rằng sau hôn nhân rất cần đến sự chiếm hữu lấy tình yêu
bằng cách cần phải cố gắng để người bạn đời của mình yêu thích mình hơn, quí
trọng mình hơn nữa.
*
Thứ ba, khi giáp mặt với sự nhiêu khê trắc trở, với thực tế phũ phàng của cuộc
sống, trong gia đạo, họ giải quyết một cách đơn giản và tai hại bằng cách tìm
niềm vui và sự bình an ở bên ngoài cánh cửa gia đình.
Theo
số liệu của một số nhà nghiên cứu phương Tây, các cặp vợ chồng ở tuổi 30-40
trong các gia đình có mâu thuẫn thường đi đến một kết thúc thoạt nhìn tưởng êm
đẹp nhưng thực chất là một tấm bi kịch.
Phân
tích sâu xa vấn đề ở độ tuổi này, người ta thấy rằng sự trục trặc trong quan hệ
vợ chồng diễn ra như sau : người bạn đời được lựa chọn theo những phẩm chất tuy
tốt đẹp nhưng lại không đủ để xây dựng
một đời sống gia đình hài hoà.
Điều
nữa, lẽ ra họ phải thích ứng một cách hợp lý những điều kiện khách quan mới của
đời sống lứa đôi, họ lại chỉ dựa vào
những phẩm chất “hoa hòe hoa sói” hồi
thời mới yêu nhau.
Thêm
một nhầm lẫn tai hại nữa là suy nghĩ của họ khi mất nhau. Họ “quyết” rằng khi
mất nhau, họ chẳng “mất “ gì cả, thậm chí có khi họ lại “được” hơn, khi xây
dựng cuộc sống mới với người khác ! Họ thường tự an ủi và khích lệ mình một
cách mù quáng rằng chung quanh họ còn có những người khác hiểu họ, yêu quí họ hơn người bạn đời đáng ghét ở
cạnh họ nhiều chục năm nay !
Ngóc
ngách của mâu thuẫn gia đình là do không hiểu nhau từ thuở ban đầu, bởi những
huyễn tưởng của tuổi trẻ. Để cứu vãn
tương lai u tối này, một nhà tâm lý học phương Tây đưa ra lời khuyên như sau :
“Trước hết, bạn hãy hoàn thiện bản
thân mình thành con người lý tưởng sẽ là thỏi nam châm khiến người bạn đời trở
nên người lý tưởng như vậy. Chiến thắng
người bạn đời bằng những thủ thuật ma mãnh chẳng hề tạo thêm hạnh phúc cho gia
đình. Trái lại, đó là tiền đề cho sự
tan vỡ tất yếu không sớm thì muộn”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt