BỆNH STRESS
________________________________________
Hãy hợp tác với mọi người
I. TRIỂN KHAI LỜI CHÚA.
1.
Tin Mừng (Ga 15,9-12)
Đức
Giêsu yêu thương các môn đệ, Ngài đã dạy dỗ các ông nhiều điều, nhưng còn một
điều quan trọng nhất phải để đến giây phút cuối cùng của đời mình : trong bữa
ăn tối từ giã các môn đệ, trong tình
thân mật của Thầy trò, Đức Giêsu mới khuyên các môn đệ thân yêu của Ngài :”Đây
là điều răn của Thầy : các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các
con” (Ga 15-12).
Nếu
Đức Giêsu khuyên anh em phải thương yêu nhau thì trong đời sống gia đình, vợ
chồng càng phải thương yêu nhau vì họ đã trở nên một xương một thịt” (Mt 10,8).
2.
Thư của thánh Phaolô (Cl 3,12-17).
Thánh
Phaolô rất chú trọng tới mục vụ đời sống gia đình, đặc biệt trong các thư gửi
cho tín hữu Êphêsô và Côlôssê. Trong
bài đọc hôm nay, thánh Phalô khuyên các tín hữu bằng những lời này :”Anh chị
em là những người được Thiên Chúa tuyển
lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em phải có lòng thương cảm, nhân
hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại.
Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải
trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em
phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái : đó
là mối dây liên kết tuyệt hảo “(Cl 3,12-14).
Nếu
thực hiện được lời thánh Phaolô ở trên, ta thấy đã có đức bác ái giữa mọi
người, làm cho cuộc sống thêm dễ dàng vì đã có sự giao lưu, sự hợp tác, sự chia
sẻ với nhau. Nếu ngược lại, họ sẽ mắc phải chứng bệnh của thời đại, đó là bệnh
STRESS (trầm cảm, ưu uất)
II. NÓI VỀ BỆNH STRESS.
1.
Nguyên nhân của bệnh Stess.
a)
Bệnh Stress là gì ? Là một bệnh
hoàn toàn tâm lý. Theo bác sĩ Alfred Adler, nhà trị bệnh thần kinh trứ danh,
cho biết : bệnh stress tựa như một thói oán hờn dai giẳng, muốn được người
chung quanh thương hại, săn sóc tới mình. Người ưu uất (stress) nhiều khi chán
đời, muốn tự tử. Họ thường không hài
lòng và trách móc mọi người. Họ là con
người ích kỷ, chỉ muốn mọi người chú ý săn sóc mình : nếu không được thì bất
mãn và dễ bị bệnh stress.
b)
Tình hình hiện nay. Cuộc đời là cõi
vô thường, nhưng con người vốn tham, thân, si, suốt đời lao tâm khổ tứ vì tranh
danh đoạt lợi, tác hại đến sức khỏe tâm thần.
Theo
thống kê, 15 triệu người Đức, tức 1/6 dân số 80 triệu thuờng xuyên bị căng
thẳng thần kinh (stress).
Ở
Việt nam một cuộc nghiên cứu của công ty Diana cho thấy 72,2% nữ công nhân các
khu chế xuất Linh trung và khu công nghệp Tân bình thường xuyên bị stress, vì
áp lực công việc và khó khăn tiền bạc (báo Tuổi trẻ, 1.4.2004, trích trong Công
giáo và dân tộc số 1452/2004, tr 13).
c)
Một nguyên nhân khác : người ta cũng cho biết có bệnh Trầm cảm mùa đông.
Theo đó, rối loạn thời vụ, tên tắt SAD, là một hình thức trầm cảm ảnh hưởng đến
một số người trong mùa đông, nguyên
nhân đích thực không rõ là gì, nhưng các nhà nghiên cứu nghĩ rằng sự thay đổi
về ánh sáng mặt trời là một thành tố quan trọng.
Bà
Luann Hughes là một trường hợp điển hình – vào mùa đông, bà thay quần áo cho
các con lúc mặt trời chưa lên. Tắm rửa, ăn sáng và uống cà phê trời vẫn chưa
sáng. Tình trạng thiếu ánh sáng mặt
trời ấy làm cho bà Hughes cảm thấy buồn phiền và bực bội với con cái. Dùng
thuốc không thấy công hiệu và bà Hughes thử dùng ánh sáng giả khoảng nửa giờ
buổi sáng. Bà được bác sĩ bảo rằng ánh
sáng mặt trời ở bên ngoài có ảnh hưởng với nhiều thứ trong cơ thể người, như là
cường độ của hormone có khả năng làm thay đổi trạng thái tinh thần. Bác sĩ Michael Terman, giám đốc chương trình
trầm cảm mùa đông, và viện tâm lý tiểu bang New York cho biết 80% trường hợp xử
dụng liệu pháp ánh sáng có kết quả. Ánh
sáng nhân tạo gần giống ánh sáng mặt trời tỏ ra có công dụng với bà Hughes (lấy
từ Internet).
2.
Phương pháp chữa trị.
a) Cách
giảm stress độc đáo.
Một dịch vụ mới tên Stopstress, tận dụng một
bãi phế liệu ở Madrid, Tây ban nha, đã
thu hút nhiều người bị stress.
Khách
hàng đến đó, được phát một cây búa, áo khóac, mũ, kính bảo hộ và được cho nghe
nhạc rock nặng. Họ được quyền đập phá đồ đạc từ xe hơi, máy vi tính đến điện
thoại di động.
Mỗi
xuất 2 giờ nhưng không có người nào ở lại quá 30 phút, vì cách thức giảm stress
độc đáo này khiến họ giải tỏa những u uất của mình.
Nhiều
người mang cả ảnh của ông chủ của họ đến để đập phá.
(Theo
BBC, Làng cười số 9 /2004, tr 13)
b)
Phương pháp hữu hiệu.
Muốn cho hết bệnh, cũng theo bác sĩ Alfred
Adler, thì khuyên họ cố gắng mỗi ngày làmø vui lòng một người khác, vì suốt
ngày họ chỉ biết nghĩ đến họ, bắt người khác phải làm hài lòng mình.
Bác
sĩ Adler còn nói tiếp :”Tôi biết rằng bệnh của họ chỉ do không chịu hợp tác với
người khác, nên tôi muốn họ nhận lấy điều ấy là cần. Khi nào họ bằng lòng hợp tác với mọi người thì họ sẽ hết bệnh. Bổn phận quan trọng nhất của bất cứ một người theo tôn giáo nào cũng
là THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN... Người nào ích kỷ không chịu nghĩ đến
người khác, sẽ gặp những nỗi khó khăn nhất trong đời, và làm hại xã hội nhiều
nhất”.
(x.
Đỗ đình Tiệm, Lương thực hôm nay, t.1 , tr 116).
c)
Một chứng tá.
Anh
Giuse Dương trường Sơn , một người tân tòng,
đã tâm sự về vấn đề này : Ban đầu, mỗi lần đến lớp, tôi cảm thấy sự khó
chịu lại đến với mình, nhưng cảm giác đó từ từ qua đi cho đến một hôm tôi không
còn cảm thấy khó chịu nữa ; song tôi lại bối rối ray rứt trước những việc xung
quanh mà lâu nay mình không lưu tâm hay để ý đến : những con người đau khổ,
những mất mát hạnh phúc, những đau đớn, sự đói nghèo, những con người kém may
mắn hơn tôi nhiều...
Tại
sao tôi lại vô tâm ích kỷ, hay quá độc ác...? Không, chỉ vì tôi không bao giờ
suy nghĩ, quan tâm đến những điều đó. Những lời Cha nói, cha kể chỉ là những
câu chuyện, những con người chung quanh tôi. Tôi đã thấy, đã gặp rất nhiều,
nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến và lưu tâm đến họ. Tại sao bây giờ những câu
chuyện đó, những con người đó đang được tôi lưu tâm và làm tôi suy nghĩ rất
nhiều đến bản thân mình ? Và tại sao trước kia tôi quá thờ ơ đến mọi người xung
quanh như vậy ?
Hôm
nay đã là ngày thứ tư của tuần tĩnh tâm. Tôi đã nhận ra rằng người ta chưa bao
giờ dành thời gian để suy nghĩ, để cảm nhận lại những việc đã và đang xẩy ra
chung quanh tôi.
(Lấy
từ Internet)
3.
Tôn giáo là cần thiết.
Tôn
giáo nào cũng dạy các tín đồ phải có lòng bác ái, thương người. Đặc biệt Đức
Giêsu còn nâng giới răn thương người lên gần ngang hàng với giới răn thứ nhất
là hãy yêu mến Thiên Chúa. Cốt tủy của đạo công giáo cũng chỉ là mến Chúa yêu
người. Nếu đã biết yêu thương người
khác như chính mình thì làm sao có thể bất mãn với mọi người, không chịu hợp
tác với ai ?
Nếu
Chúa đã dạy ta phải thương yêu hết mọi người, kể cả kẻ thù, thì trong đời sống
gia đình thì vợ chồng càng phải yêu thương nhau mật thiết hơn, khăng khít hơn
vì Chúa đã nói :”Họ không còn phải là hai, nhưng là một xương một thịt” (Mc
10,8)
Mình
với ta tuy hai mà một (Tản Đà)
Do
đó, vợ chồng có thể gọi nhau là MÌNH ƠI hay như giáo sư Winch gọi là “hỡi
nửa mình của ta ơi” !
Khi
cả hai đã nên một, thì phải cố gắng sống hoà thuận với nhau, cố gắng làm hài
lòng nhau, đừng bao giờ bất mãn với nhau kẻo rồi lại rơi vào trong tình trạng
bị stress.
Truyện khôi hài
Cha
sở dâng lễ cầu nguyện cho các gia đình, đặc biệt cho giới gia trưởng. Cuối lễ cha bảo các ông chồng ở lại cho ngài
gặp. Cha sở nói :
- Nếu ai chưa hài lòng với vợ mình thì đứng
lên coi !
Mọi
người đều nhất tề đứng dậy ; duy chỉ có một anh chàng ngồi yên.
Cha
sở đến gần nói :
-
Khá lắm, cha ngợi khen con là người biết sống hài lòng với vợ. Con là người duy
nhất mà cha gặp, hiếm có người như con. Nhưng cha hỏi con : làm thế nào mà con
sống được như vậy ?
Anh
ta thưa :
-
Chả nói giấu gì cha, tuần qua vợ con nó đánh con què chân !
KẾT
LUẬN
Trong
gia đình không thể tránh được những cảnh va chạm. Trời còn có khi mưa khi nắng,
huống lọ là con người bá nhân bá tính !
Hãy yêu thương nhau, bỏ qua đi tất cả những sự dị biệt để tạo thành một
cuộc sống hài hoà. Hãy suy niệm và cầu
nguyện theo kinh Hoà bình của thánh Phanxicô Assisi để tìm lại sự thanh thản
trong tâm hồn.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt