NHÀM CHÁN
-------
I. DÂY HÔN PHỐI.
Xin
đọc : St 2,18-24 và Mc 10,6-9)
Thiên
Chúa phán :”Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá
tương xứng với nó” (St 2,18).
Thiên
Chúa cũng tạo nên một người nữ và trao cho con người. Và con người nói :”Phen
này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là đàn bà vì đã được rút từ đàn ông ra”. Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó
với vợ mình và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,23-24).
Đây
là cuộc hôn phối đầu tiên giữa Ađam và Evà, một cuộc hôn phối tốt đẹp, hoàn hảo
và hợp với ý Chúa. Chúa muốn cho họ yêu thương và khăng khít với nhau để cả hai
thành một tinh thần, một thể xác.
Đức
Giêsu cũng nói về vấn đề này :”Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không
được phân ly” (Mc 10,9).
Cuộc
hôn nhân đầu tiên và kiểu mẫu đẹp như thế, nhưng những cuộc hôn nhân sau này
của con cháu ông bà có được như thế không hay đã bị lệch lạc, rồi đi đến sự tan
vỡ ?
II. KẺ THÙ CỦA HÔN PHỐI : NHÀM
CHÁN.
1.
Ba cuộc khủng hoảng.
Trong
cuộc sống hôn nhân, người ta thường gặp một trong ba cuộc khủng hoảng sau đây,
nếu tránh được thì đó là ơn Chúa ban cách riêng. Người ta tạm chia thành ba thời kỳ :
a)
Khủng hoảng vỡ mộng.
b)
Khủng hoảng nhàm chán.
c)
Khủng hoảng hồi xuân.
Có
người đặt ra câu hỏi : “Cuộc sống gia đình có buồn tẻ nhàm chán không”?
Câu trả lời sẽ khác nhau :
-
Người chưa có gia đình : không.
-
Người đã có gia đình : có.
Có
lẽ người đã có gia đình có lý hơn vì họ đã có kinh nghiệm như Thi sĩ Nguễn Du
đã nói:
Đoạn
trường ai có qua cầu mới hay.
2.
Thủ phạm của hạnh phúc hôn nhân.
Trong
đời sống hôn nhân, bất cứ cuộc chia ly nào cũng phải có ba thủ phạm nhúng tay
vào
a)
Người đàn ông.
b)
Người đàn bà.
c)
Sự nhàm chán.
Có
những lý do đưa đến việc gia đình ta vỡ như lý do kinh thế, xã hội hoặc tâm lý,
đạo đức. Có một nguyên nhân khác xem ra
có vẻ “chìm” nhưng lại
rất “nổi”, đã từng gây
sóng gió trong nhiều cặp vợ chồng. Đó là sự NHÀM CHÁN, nhạt nhẽo và cũ kỹ trong
mối tình vốn trước đó đã một thời tươi thắm nồng nàn và đầy quyến rũ !
Ta
thử nghe lời bộc bạch của một thành viên trong một buổi sinh hoạt các gia đình
trẻ thuộc Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc quận Tân bình, TPHCM. Bà kể rằng gia
đình bà suýt nữa phải “tan đàn xẻ nghé” chỉ vì sau khi có con, bà đã dồn hết
tình thương và sự quan tâm tới con, mà bỏ bê chăm sóc tới bản thân mình và ít
quan tâm tới chồng. Khi thấy hình như chồng bà hướng sự chú ý sang một người
phụ nữ khác, bà mới giật mình tỉnh ngộ. Theo bà này, muốn bảo vệ hạnh phúc gia
đình thì cả hai vợ chồng đều phải biết “làm mới” mối quan hệ của họ trong cuộc
sống chung bằng việc quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
(Theo
An Khánh, báo NLĐ ngày 28.12.2002)
Khi
một trong hai người không còn “quyến rũ” nhau nữa thì việc gì đến sẽ phải đến.
Từ thái dộ xa cách, lạnh nhạt đến nhàm chán, bực bội (nhiều khi chỉ là những lý
do rất tầm thường) , rồi tiếp sau, đó là sự ngờ vực, nghi kỵ “chuyện bồ bịch
ngoại tình” này nọ. Lúc bấy giờ vấn đề ly hôn chỉ là vấn đề của thời gian mà
thôi.
Chúng
ta lại có một chứng từ khác. Khi đặt
câu hỏi :”Cuộc sống hôn nhân có buồn tẻ không” ? Các cô cậu sinh
viên, học sinh... trong Câu lạc bộ tiền hôn nhân quận 5, tròn mắt :”Ơ, sao
lại buồn tẻ, còn gì sung sướng bằng luôn được sống bên cạnh người mình yêu”.
Thế
nhưng các ông chồng, bà vợ hay lui tới các trung tâm tư vấn, lại than :”Ngày
nào cũng đi làm về, trò chuyện vài câu, lặp lại các thói quen sinh hoạt hằng
ngày, 1001 ngày yêu đương, sẽ đem lại 1000 ngày bớt mới mẻ hơn so với ngày đầu
. Một ngày như mọi ngày” – cũ mèm.
Tôi
đặt câu hỏi khác :”Bạn hiểu thế nào về gia đình” ? Những người độc thân đang yêu rất phấn khởi
trả lời :”Đó là nơi thăng hoa tình yêu, là chốn thư giãn, nghỉ ngơi”.
Còn
những “con chim trong lồng” lại hót :”Gia đình là nơi sinh con cái, lo toan và
giải quyết xung đột”.
Những
người có kinh nghiệm sống đều cho rằng
câu trả lời sau thực tế hơn nhiều.
(Trường
Sơn, Kiến thức gia đình, số 105, tr 18-19)
Người
ta nói :”Tình yêu bị chết đi do sự nhàm chán vì người yêu bị chôn vùi bởi sự
lãng quên” . Không nhàm chán sao được khi mà lúc nào cũng phải tiếp
xúc với con người ấy, với tính tình ấy, với cách xử sự ấy và cuộc sống dần dần
trở nên như cái máy.
Có
lẽ vì vậy mà ông Chamfort có lý khi ông nói :”Hôn nhân là mồ chôn
tình yêu”.
3.
Đổi mới cuộc sống hôn nhân.
Ta
có thể ví hôn nhân như chiếc đàn guitare.
Tôi thấy lúc đầu lễ, các chú ca đoàn lên dây đàn trước khi chơi. Nếu có
ai hỏi tại sao lần nào cũng phải làm như vậy ? Các chú sẽ trả lời : Cây đàn để
lâu đã xuống dây, phải lên dây cho căng thì chơi mới đúng cung. Nếu không lên
dây cho đúng, người ta sẽ gọi là cây đàn ngang cung, ai nghe được ?
Gia
đình cũng thế. Vợ chồng ở với nhau riết rồi cũng có lúc cảm thấy nhàm chán,
không ai có thể thoát được.
Đây
là kinh nghiệm của nhà thơ ngụ ngôn Pháp, ông Lafontaine khi ông nói :
Nơi
bạn, tất cả đều tha thứ, bỏ qua.
Nơi
tình nhân, tất cả đều hài lòng, hoàn hảo.
Nơi
vợ chồng, tất cả đều nhàm chán, mệt mỏi.
Vì
thế, yêu cũng là một nghệ thuật mà đã là một nghệ thuật thì cần phải trau dồi
mãi để cho nó luôn vui tươi hấp dẫn.
III. BIỆN PHÁP GIẢI TỎA NHÀM
CHÁN.
1.
Giải pháp tự nhiên.
Người
ta đưa ra một số biện pháp để giải toả sự nhàm chán, đại khái như :
a)
Cãi nhau ! Đây không phải là giải
pháp vì nó không giảm bớt nhàm chán mà chỉ tạo thêm căng thẳng, đấy chỉ là hậu
quả của sự nhàm chán.
b)
Làm lại cuộc trăng mật, vợ chồng tạm gác mọi công việc, dành một thời
gian để hai vợ chồng ở bên nhau, làm mới lại mối tình xưa.
c)
Đi du lịch cũng là dịp thư giãn, vợ chồng cũng có dịp ở gần nhau, chuyện
trò thân mật hơn lúc ở nhà nhờ bầu khí thay đổi.
2.
Giải pháp siêu nhiên.
Chúa
Giêsu phán :”Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho”
(Mt 7,7 ; Lc 11,9). Nếu
chúng ta chỉ xin Chúa ban cho gia đình chúng ta được vui tươi, đầm ấm, lẽ nào
Chúa lại không nhận lời ?
KẾT
LUẬN.
Hãy
cố gắng làm cho gia đình trở nên vui tươi phấn khởi bằng những giải pháp tự
nhiên và siêu nhiên, hãy cố gắng đổi mới tình yêu vợ chồng. Chúa đòichúng ta
phải cố gắng không ngừng, chúng ta cứ làm rồi Chúa ban ơn trợ lực, chứ Chúa
không hành động một mình. Chúng ta hãy suy niệm lời phát biểu của thánh
Augustinô :”Chúa dựng nên con không cần có con, nhưng muốn cứu con thì cần có
con cộng tác”. Cứ nỗ lực rồi cậy trông. Tương lai sẽ tươi sáng.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt