DIỄN KỊCH
Thế
giới này là một đại trường kịch mà mỗi người phải đóng một vai. Không vai nào
đáng kính trọng, không vai nào đáng khinh chê. Vai nào cũng tốt, vai nào cũng
cần bởi vì vở kịch phải có nhiều vai,
có thể là ông vua, có thể là thằng bồi, vai nào cũng quan trọng. miễn là ai
đóng vai nào thì phải đóng cho đúng vai đó : vai vua phải đóng cho thật nghiêm
chỉnh, đừng đóng như thằng hề, ngược lại,
thằng hề không được vai nghiêm nghị như ông vua... nếu thế vở kịch sẽ
trở nên rất dở.
Gia
đình cũng là một vở kịch nhỏ, mỗi thành phần phải đóng cho đúng vai của mình,
nếu không, vở kịch chỉ là trò hề đáng cho người ta chê cười. Để nói lên vai trò
của các thành phần trong gia đình, chúng ta hãy nghe một đoạn thư của thánh
Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Êphêsô :
I. LẮNG NGHE LỜI CHÚA.
Thưa
anh em,
Anh
em hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng
ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ.
Vì
lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy phục
tùng chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu
của Hội thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội thánh, thân thể của Người. Và
như Hội thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng
trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô
yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh.
Cũng
thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình.
Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ ; trái lại, người ta nuôi nấng và
chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội thánh, vì
chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người” (Ep 5, 2a-21.28-30).
Thánh
Phaolô nói :”Hỡi những người vợ, hãy tùng
phục chồng mình như tùng phục Chúa vậy”.
Tại sao ngài lại nói như thế ? Bởi vì khi vợ chồng hoà hợp với nhau, thì con
cái họ sẽ được giáo dục tử tế, mọi việc trong nhà đâu ra đó ; hàng xóm, bạn bè
và thân quyến đều được hưởng lây danh thơm tiếng tốt của họ. Nhưng nếu họ không
hòa hợp với nhau, thì mọi sự đều bị đảo ngược lại và rất dễ đi đến chỗ hỗn
loạn. Cũng tương tự như các tướng lãnh
trong quân đội, khi họ hoà thuận với nhau, thì các cấp dưới họ đều qui thuận
họ, và quân đội sẽ hùng mạnh ; còn trái lại, nếu họ chia rẽ nhau thì mọi sự đều
xẩy ra ngược lại. Vì thế, thánh Phaolô mới nói :”Hỡi những người vợ, hãy tùng phục chồng như ỳung phục Chúa”.
Đáp
lại, nếu người vợ phải tùng phục chồng thế nào thì người chồng cũng phải yêu
thương vợ như vậy. Các bạn có mong vợ
mình tùng phục mình như Giáo hội tùng phục Đức Kitô không ? Nếu thế, bạn hãy lo
lắng chăm sóc cho nàng cũng như Đức Kitô đã chăm sóc lo lắng cho Giáo hội
vậy. Thật thế, các bạn ai cũng muốn vợ
mình phục tùng mình : nếu mà được vợ phục tùng, thì dẫu cho phải hiến dâng cả
đời mình cho nàng, cho dẫu thân xác bạn có bị xé ra thành ngàn mảnh, hay cho
dẫu bạn phải chịu bất kỳ hình khổ nào, bạn cũng sẵn sàng chấp nhận hết.
Chúng
ta hãy coi đây là trật tự nền tảng của gia đình : chồng là đầu, còn vợ là thân
mình. Người vợ hãy kính nể chồâng mình. Người vợ có quyền ở hàng thứ hai. Vì
thế, nàng không nên đòi hỏi được bình đẳng về quyền hành với chồng, vì nàng là
thân, nên ở bên dưới đầu. Chàng cũng
không nên coi nàng như một người bề dưới, bởi vì nàng là thân thể. Nếu cái đầu
coi thường thân mình, thì chính nó cũng sẽ bị diệt vong. Người chồng pải yêu thương vợ mình có thể
phục tùng mình, vì tình yêu là đối trọng phải có nơi người chồng để có sự tùng
phục nơi người vợ. Bù lại, cái đầu hoàn toàn lo lắng cho toàn thân, và coi tất
cả, mọi chi thể là chính mình. Cái đầu không bao giờ coi cái thân như một cái
gì khác với nó. Không có một sự hiệp nhất nào tốt hơn sự hiệp nhất đó.
(R.
Martin, Husbands. Wives, Parents, Children, Foundation for the Christian
Family)
Theo
đó, Thiên Chúa đã thiết lập gia đình, có tổ chức hẳn hoi để mưu cầu hạnh phúc
cho nhau, nếu mỗi thành viên trong gia đình sống theo lời khuyên của thánh
Phaolô mà chúng tôi vừa quảng diễn ở trên thì gia đình đó sẽ có hạnh phúc. Hay
nói cách khác, mỗi người với tư cách là một thành phần trong cộng đồng đó phải
đóng đúng vai trò của mình .
II. GIA ĐÌNH LÀ SÂN KHẤU.
1.
Nhu cầu xem kịch.
Ngày
nay nhu cầu giải trí là một đòi hỏi không thể thiếu trong một xã hội đầy cạnh
tranh và lo âu. Ai cũng muốn xem kịch để giải trí. Có các loại kịch : hài kịch,
bi kịch và bi hài kịch. Thông thường ai
cũng muốn xem hài kịch để mua vui giải trí, chỉ trừ những người bi quan khó
tính. Nhiều người còn muốn xem hài kịch để chữa bệnh nữa.
Cải
lương Việt nam hay diễn bi kịch, có những cảnh thương tâm làm cho các bà các cô
khóc xụt xùi. Tuy vậy, trong cảnh buồn rơi lệ, người ta vẫn cho xuất hiện một
thằng hề để chọc cười thiên hạ. Đối với
người Tây phương họ cho là một sự mâu thuẫn : tại sao trong cảnh buồn lại có
pha mầu sắc vui tươi như vậy ?
Tôi
cũng không hiểu tại sao vậy ! Có lẽ
người ta cho xen vào để giảm bớt tính cách bi đát buồn thảm của câu chuyện
chăng ?
2.
Các diễn viên.
a) Thế giới là một đại trường kịch.
Mỗi
người trong thế giới này có một vai trò. Mỗi người là một diễn viên. Có vai
quan trọng, có vai tầm thường ít được người ta chú ý đến. Dù đóng vai nào, quan
trọng hay tầm thường, mỗi người phải đóng cho đúng vai của mình : vua phải có
tác phong ông vua, thằng hề phải có tác phong đặc biệt của thằng hề. Không phải
cứ đóng vai vua chúa mà được người ta hoan hô tán thưởng, nhiều khi thằng hề
lại được người ta khen ngợi hơn. Vì thế đóng vai nào không quan trọng mà đóng
cho đúng mới là điều cần phải quan tâm.
Truyện
: Đóng vai Giuđa
Khi xưa, lúc Đức Cha Nguyễn bá Tòng có cho diễn
tuồng thương khó ở chủng viện Sài gòn. Hay hay dở, cứ nhìn vào trong rạp không
còn một chỗ trống thì biết. Trong số các vai tuồng, ông Jacques Đức ở Mỹ tho
làm Chúa Giêsu, ông biện Chức ở Tân định làm thánh Phệrô, còn tay Giuđa về
tay... ông Cúc ở Tha la.
Vai
Giuđa hay quá xá, đến nỗi có một bà lão ở tỉnh xa miền Hậu giang lên Sài gòn
xem tuồng, thấy bộ tịch Giuđa nào là tham lam, phản bội, xảo quyệt... bà ghét
quá, không nói, bà đứng dậy lủi thủi lên phía sân khấu (vì bà ngồi hạng bét)
sẵn trong tay cầm cái “ngoáy trầu” bà quăng ngay cho Giuđa một cái bảng mặt.
Rồi bà rủa thầm :”Tao cho mày phun máu đầu ra cho biết tay ! Đồ... thằng nộp
Chúa, đứa bán Thầy”.
May
ông Cúc nhanh mắt né khỏi... và Đức Cha
Tòng phải xuống “can thiệp” và “an ủi” bà lão. Nhắc cho bà nhớ lại đây chẳng
qua chỉ là diễn tuồng chớ không phải Giuđa...thật đâu !
(Kể
theo báo Thẳng tiến 1968)
b) Đời
sống gia đình là một màn kịch.
Kịch
bản lúc ban đầu chỉ có hai nhân vật, có hai diễn viên, sau này mỗi ngày một
thêm vai. Mỗi thành viên trong gia đình đều là diễn viên. Các vai diễn đều phải
qua những màn hài kịch, bi kịch bởi vì cuộc sống gia đình lúc nào cũng có vui
có buồn, cũng như trời có lúc mưa lúc nắng, đôi lúc cũng có sóng gió bão táp
nhưng rồi như người ta nói :”Bĩ cực thái lai”, sau cơn mưa thì trời lại sáng.
Muốn
cho gia đình sống yên vui hạnh phúc, mỗi người phải đóng đúng và khéo léo vai
trò của mình, theo như đường hướng giáo dục của Đức Khổng Tử : “Quân quân, thần
thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là sống vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra
cha và con sống đúng với địa vị làm con.
Sống không đúng vai trò của mình thì sẽ làm cho gia đình trở nên bất
hạnh và xã hội trở nên hỗn loạn
Truyện : kịch...kịch.
Một
chú bé tối hôm trước hỏi bố là một nhà soạn kịch :
-
Bố ơi, kịch là gì, hả bố ?
À, - Ông bố giải thích :
-
Kịch là người ta diễn cho người khác xem... có nhân vật... có mâu thuẫn, mà mâu
thuẫn càng gay gắt, có khi phải xô xát, cãi cọ, đập phá... thì kịch càng hấp
dẫn.
Sáng
hôm sau, vợ chồng nhà viết kịch to tiếng... Ông chồng liệng cả bát đĩa ra sân.
Thằng con ở đâu chạy về, reo ầm lên :
-
Ơ, các bạn ơi, bố mẹ tớ đang diễn kịch, lại đây mà xem, hay lắm cơ !
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt