HÔN
NHÂN , MỘT ƠN GỌI (1)
*****
Trong văn học Việt nam của ta có câu
chuyện thật đẹp về người con trai lái đò với tiếng hát tuyệt vời. Đêm đêm, tiếng
hát ấy vang lên giữa mênh mông biển cả, gọi về trái tim một người con gái nhà
giầu, khiến người con gái quên ăn quên ngủ, xanh xai vàng vọt khi chưa gặp được
người con trai mộng mơ ấy.
Mà sở dĩ người con gái xanh xao vàng vọt
và quên ăn quên ngủ, chỉ vì tiếng hát kia chẳng còn là tiếng hát, cho dầu điêu
luyện đến đâu, nhưng đã thành tiếng gọi với cô và cho cô. Tiếng gọi rơi vào tầm
sâu tâm hồn, làm rung lên những âm thanh có khi cả đời chỉ một lần cảm mến.
Người ta bảo : ấy là tiếng gọi của
tình yêu.
Câu chuyện tình thật đẹp nhưng cũng chỉ là minh họa cho một tiếng gọi
mà bình thường người con trai và cô con gái nào cũng một lần rung động. Và còn hơn nữa, đàng sau tiếng gọi ấy phải chăng
là tiếng Chúa đang kêu gọi mà ta không ngờ :”Hãy theo Ta” (Mt 4,19).
I. MỘT ƠN GỌI.
1. Phải chăng một ơn gọi ?
Hôn nhân, có gì cao cả để đáng mệnh
danh là “ơn gọi” như người hiến dâng mình cho Chúa, cho tha nhân, cho đối tượng
tình yêu siêu nhiên và cao cả là chính Chúa, thoát ra khỏi sự tầm thường của một
kiếp nhân sinh ? Phải chăng chỉ là sự đương nhiên ? Do đó, việc lập gia đình chỉ
là một việc bình thường, đương nhiên, “có vay có trả”của kiếp phàm nhân ?
2. Một xác quyết.
Chúng ta hãy nghe Đức Giáo hoàng Phaolô
VI nói với chúng ta trong thông điệp Humanae vitae về vấn đề nàay :”Hôn nhân không
phải là kết quả của ngẫu nhiên, của năng lực tự nhiên, vô ý thức tạo thành. Trái
lại, đó là một tổ chức khôn ngoan của Tạo hóa để thực hiện ý định tình yêu của
Ngài trong nhân loại. Đ6i vợ chồng tự hiến cho nhau, kết hợp với nhau, để hoàn
thiện lẫn nhau và để cộng tác với Thiên Chúa mà gây dựng và dưỡng dục những
sinh mạng mới”.
3. Hôn nhân đã có từ ban đầu.
Một hôm người Pharisêu hỏi Đức Giêsu về
việc rẫy vợ. Người đáp :”Các ông không đọc thấy lời này sao :”Thuở ban đầu, Đấng
Tạo hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán : Vì thế, người đàn ông
sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như
vậy, họ không còn phải là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt”(Mt 19,4-6)
Theo đó, cuộc hôn phối đầu tiên đã diễn
ra giữa Ađam và Evà. Sau này con cháu cứ tiếp tục sinh hoạt theo mẫu gương ấy.
4. Một thắc mắc.
Vậy người sống độc thân có đi ngược lại
với ý của Chúa không ? Vì sau khi dựng nên Ađam, Thiên Chúa phán :”Người đàn ông
sống một mình thì không tốt”, nên đã dựng nên cho họ một người nữ để trợ lực ?
Đây là một trường hợp đặc biệt như Đức
Giêsu đã nói :”Có những người là hoạn nhân vì từ lòng mẹ sinh ra đã là như thế;
có những người là hoạn nhân vì bị người ta hoạn ; và có những người là hoạn nhân
do họ tự ý sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19,12).
Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi
cho tín hữu Côrintô cũng nói rõ thêm về câu nói của Chúa Giêsu “Ai hiểu được
thì hiểu”. Vì thế Ngài nói :”Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều
gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa : họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng
vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ
thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng
thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng chồng” (1 Cr 7,32-34).
5. Lập gia đình : một công lệ.
Xưa nay, người ta thấy việc lập gia đình
là một việc tự nhiên, bình thường vì nam nữ hấp dẫn nhau, muốn kết hợp với
nhau. Hơn nữa, gia đình là một yếu tố cần thiết cho xã hội và Giáo hội. vì :
a) Gia đình là một cộng đồng yêu thương,
nơi chia sẻ tâm tình, nhờ đó con người được hoàn thiện và trưởng thành hơn.
b) Gia đình là nơi nương tựa nhau bởi không ai có
thể sống một mình được.
c) Gia đình là nơi sinh sản và là môi
trường thuận tiện giáo dục con cái.
d) Gia đình còn là nền tảng của xã hội.
Vì thế, cưới vợ lấy chồng là một nhu cầu
cần thiết và phổ biến :
* Đối với người ngoại giáo : cưới vợ gả
chồng được gọi là hôn nhân tự nhiên.
* Đối vớ người công giáo thì hôn nhân
còn là bí tích, cao trọng hơn một bậc.
II. HÃY SỐNG THEO ƠN GỌI CỦA MÌNH.
Ai sống theo ơn gọi là sống theo ý Chúa.
Chúa đã tiên liệu cho ta tất cả. Ngài s8áp đặt và kêu gọi ta vào một cảnh sống
cụ thể. Ngài đã có đầy đủ kế hoạch về con người chúng ta với đầy đủ chi tiết,
chỉ mong ta thực hiện đúng chương trình của Ngài. Chúa đã gọi ta vào cảnh sống
nào, dĩ nhiên, Ngài ban đầy đủ ơn để ta có thể thực hiện một cách tốt đẹp vì
theo nguên tắc triết học thì :”Nemo ad impossibile tenetur”: không ai bị buộc
phải làm cái không có thể làm được.
Chua Giêsu đã phán :”Hãy theo Ta” (Mt
4,19). Đâu chỉ là tiếng gọi của cuộc sống
tu trì mà còn là tiếng gọi cho cuộc sống hôn nhân. Ta theo Chúa ngay trong những
hẹn hò gặp gỡ với người yêu, theo Chúa trong ngày bước lên xe hoa, theo Chúa
trong bổn phận gia đình...
Người ta bảo Kitô giáo có cái nhìn bi
quan về tính dục, mà tính dục lại gắn với hôn nhân. Thế nên chỉ nhấn mạnh đến
tiếng gọi của Chúa trong đời sống độc thân tu sĩ, còn cvác các đôi vợ chồng thì
khó lòng cảm nhận là CHÚA GỌI mình. Nhận định ấy đáng suy nghĩ và hãy tập nghe
TIẾNG GỌI của Ngài ngay giữa lòng cuộc sống (x. Mái ấm, tr 19-20).
KẾT
LUẬN
Chúng ta phải ý thức rằng : ơn gọi hôn
nhân không hẳn là một lời mời gọi hưởng hạnh phúc, mà hơn hết là một sự DẤN THÂN
lãnh trách nhiệm, lao đầu vào những gian nan khó khăn để thi hành nhiệm vụ một
cách chu toàn.
L:ời của một vị danh nhân :”Tôi luôn khâm phục những vị
anh hùng. Nhưng kẻ anh hùng nhất là người dám lập gia đình”. Câu nói này có vể
cường điệu quá, khó có thể chấp nhận được, nhưng dù sao, đứng về một phương diện
nào đó, câu nói ấy cũng hàm chứa một ý nghĩa sâu xa : vì những người đi lập gia
đình không hề nắm vững được tương lai như thế nào, không thể đo lường được con đường
phía trước với đầy gian nan, bất trắc có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Có lẽ vì thế
mà ông Ben Jonson mới nói :Hôn nhân là một cuộc xổ số”.
Ý thức như vậy, chúng ta sẽ thấy hôn
nhân là một ơn gọi của Thiên Chúa. Và khi đáp trả tiếng gọi mời một cách tự
nguyện, là chúng ta cũng tự mình đón nhận những trách nhiệm.
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt