NỤ HÔN
***
I. NÓI VỀ NỤ HÔN.
1.
Nguyên do tục hôn môi.
Theo nhà văn cổ Hy lạp PLUTARQUE thì nụ
hôn là hậu quả của sự bất bình đẳng giữa
người phụ nữ và đàn ông.
Số l1 ngày xưa ở Hy lạp thời cổ đại, đàn
bà con gái bị cấm không được uống rượu. Vì thế, các đức ông chồng đáng kính mỗi
khi đi đâu về lại bắt vợ đưa môi ra cho mình ngửi, để kiểm tra xem bà vợ có uống
rượu trộm trong khi mình vắng nhà hay không.
Về sau, do các ông chồng thấy việc “kiểm
tra” này cũng hay hay, nên dần dà mới sinh ra cái lệ chạm môi vợ (Thể thao
& văn hóa,số xuân 1988, tr 24).
2.
Cái hôn qua thời gian.
Ở một số nước châu Phi, người dân thường
hôn xuống mặt đất, chỗ mà tộc trưởng đi qua, coi đó là điều hạnh phúc.
Thời cổ La mã, hoàng đế La mã cho phép
các nhà qúi tộc cao cấp nhất hôn môi
vua, nhân vật cấp thấp hơn được hôn tay, thần dân chỉ hôn gót chân vua.
Thời Sa hoàng, phần thưởng cao qúi nhất
mà vua ban cho là cái hôn.
Ở Bỉ, có một “Trung tâm tinh thần của
những người có đầu hói trên thế giới”. Hằng năm những người có đầu hói của các
nước Dức, Hà lan, Pháp... đến trung tâm này để gặp gỡ và hôn vào những... cái đầu hói của nhau (Thể
thao & văn hóa, số 40, 1990, tr 13).
3.
Hôn có lợi hay hại.
Như
đại hội quốc tế các bác sĩ nha khoa vừa qua họp ở Braxil khẳng đddid5nh
cái hôn là thủ phạm chính gây ra đau răng
(x. Thông tin & văn hóa, số 40) , không những thế nó còn ảnh hưởng trực tiếp
đến tuổi thọ của con người.
Theo một báo cáo chuyên đề của ông
Benjili, một bác sĩ nha khoa ở thành phố Calcutta (Ấn độ), một cái hôn sẽ làm
cho cuộc sống của con người bị rút ngắn đi 18 giây. Ông cho biết : một cái hôn
là bắt quả tim phải làm việc thêm, vì vậy hôn quá nhiều là một thú vui nguy hiểm
cần phải tránh.
Đặc biệt những người rậm râu mà hôn
thì tác dđộng rất xấu vào tim của phái yêu. Ông cũng cho biết miệng là một bộ
phận có nhiều vi trùng nhất của cơ thể con người. Mỗi cái hôn đã truyền sang người
khác ít nhất 40.000 vi trùng (Theo Khoa học phổ thông).
4.
Phân tích nụ hôn.
Dựa trên phân tích hoá học bằng máy móc
hiện đại, các nhà y học đã có được những số liệu cụ thể. Trung bình mỗi một chiếc hôn có khoảng :
- 2 gram nước bọt.
- 0,7 g đạm.
- 0, 761 g mỡ.
- 0,45 g muối.
- khoảng 22.000 vi trùng các loại.
Như vậy, trong một cái hôn không thể có
một chút đường nào (ví dụ nụ hôn ngọt ngào), trong khi đó hàm lượng muối tương đối
cao.
Qua các số liệu trên, hôn lq2 một dung
dịch tương đối bổ vì lượng đạm và mỡ của nó khá cao. Tuy vậy, có điều đáng ngại
là hôn cũng có thể tạo điều kiện cho những căn bệnh truyền nhiễm xâm nhật vào cơ
thể thông qua đường miệng (Văn hoá & thể thao, số xuân 1988, tr 25).
II. NỤ HÔN VÀ TÌNH YÊU.
Dù nụ hôn có lợi hay có hại, người ta vẫn hôn,
nhất là những cặp tình nhân vì đó là cách thể biệu lộ tình yêu. Ở bên Tây phương,
trong lễ nghi hôn phối hai người trao cho nhau cái hôn đầu tiên công khai trước
mặt mọi người, để nói lên tình yêu thắm
thiết của vợ chồng. Ở xã hội ta, tập tục này chưa được chấp nhận vì nó không phù
hợp với xã giao của ta.
1.
Ý nghĩa nụ hôn.
Nụ hôn diễn tả tình yêu giữa hai người,
hoặc chỉ diễn tả lòng qúi mên dành cho các nhà ngoại giao, nhưng những nhà ngoại
giao chỉ hôn trên má hay trên trán chứ không hôn môi.
Thường chỉ những người yêu nhau mới hôn
nhau. Nụ hôn cũng mang màu sắc khác nhau : nụ hôn của người mẹ đối với con cái
khác với cái hôn của đôi tình nhân hay của vợ chồng. Cái hôn này là cái hôn say đắm chứ không phải
là nụ hôn của những nhà ngoại giao, càng không phải là nụ hôn của những kẻ lường
gạt, giả dối.
Nói về ý nghĩa nụ hôn, ông M.
Maeterlinck nói : “Có những điều mà người ta chỉ có thể nói được khi hôn nhau... bởi vì những
vấn đề sâu kín và thanh cao nhất không thể thoát ra khỏi linh hồn, nếu có một cái
hôn nó kêu gọi”.
2.
Nụ hôn của người yêu.
Những người yêu nhau thường diễn tả
tình yêu bằng nụ hôn, nụ hôn trên môi, thường là một nụ hôn say đắm mà chỉ người
trong cuộc mới có thể cảm nghiệm được. Những người mới yêu nhau thường tặng cho
nhau những cái hôn nồng thắm mà còn ghi nhớ mãi về sau :
Mười năm
chừng mới hôm nay,
Hương trinh ngây ngất
còn say đắm hồn.
Còn nghe
thơm nụ môi hôn,
Còn nghe rung động
lần hôn buổi đầu.
(Hà
liên Tử)
Cái hôn đầu tiên rất
quan trọng. Thánh Chrysostme nói :”Một cô
gái mà để người đàn ông hôn lần đầu, tức là mở đường cho họ tiến tới. Và cô gái
ắt khó mà cưỡng nổi, trừ phi phải ngăn cản từ lúc đầu”.
Ông Jacob M. Braude cũng cảnh báo :”Để
người hôn mình, tức là mình đã thuận tình với người ta. Người con gái chẳng còn
dè dặt sau cái hôn đầu”.
3.
Nụ hôn và hy sinh.
Nụ hôn diễn tả tình yêu. Không yêu
nhau thì không bao giờ người ta hôn nhau. Nếu nụ hôn không hàm chứa tình yêu
thì chỉ là những nụ hôn của những nhà ngoại giao, họ chỉ hôn nhau theo phép xã
giao, hay cái hôn của những kẻ lường gạt, giả dối như cái hôn mà Giuđa đaãa tặng
cho Chúa Giêsu.
Không có tình yêu nào được mua bằng sự
dễ dãi mà phải mua được bằng hy sinh, càng hy sinh nhiều thì thình yêu càng bền
chặt, và tình yêu cao cả nhất là chết cho người mình yêu (x. Ga 15,13). như trường
hợp cha Maximilianô Kolbê chết thay cho một tù nhân. Người vợ yêu chồng chân thành sẽ dễ dàng hy
sinh hạnh phúc của mình cho chồng như người ta nói :
Vì chàng thiếp phải bắt cua,
Những như thân thiếp,
thiếp mua ba đồng.
Vì hàng thiếp phải long đong,
Những như thân thếp cũng xong một bề.
Nữ văn sĩ Túy Hồng cũng diễn tả tâm
tình này trong truyện ngăn “Lòng thành” :
“Tôi nguyện với
tình yêu, lúc quay lưng xô ngã cuộc đời người con gái, tôi sẽ từ bỏ tất cả, xa
sân khấu, lui khỏi địa vị một ngôi sao để làm một người tầm thường. Tôi sẽ từ
giã sự nghiệp đang lên, hy sinh cả danh vọng để trọn nghĩa làm vợ. Một người đàn
bà không thể vừa giỏi bên ngoài, vùa giỏi bên trong được. Vì chàng tôi phải ly
thân với nghệ thuật. Tên tuổi tôi phải chết cho lòng thành quấn quít bên chàng...”
(Trích trong “Lòng thành”,
Truyện hay của Túy Hồng, 1964, tr 82)
Chúa yêu thương mọi
người chúng ta. Chúa mời gọi chúng ta hãy bước theo Ngài, nhưng muốn theo Ngài
thì phải theo con đường Ngài đã vạch ra :”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác
thập giá mình hằng ngày mà theo Ta”(Mt 16,24). Con đường khổ gia xem ra là con đường
không mấy hấp dẫn đối với nhiều người, nhưng con đường đó sẽ dẫn tới vinh
quang. Chúa muốn ta đi theo con đường đó, phải chăng Ngài muốn theo phương pháp
:
Yêu con
cho roi cho vọt,
Ghét con cho ngọt cho bùi ?
Chúa yêu chúng ta, yêu với một trái
tin bừng cháy nên Ngài cũng muốn tặng cho chúng những nụ hôn. Nhưng chúng ta phải
biết rằng Chúa Giêsu luôn đội vòng gai trên đầu, ai được Chúa ôm hôn thì sẽ bị
những cái gai trên đầu Chúa châm vào trán mình. Vì thế, trước cái ôm hôn của Chúa
đội mạo gai, chúng ta sẽ có hai thái độ :
a)
Chấp nhận : Chúng ta sẵn sàng để Chúa hôn mặc cho những chiếc gai nhọn của
Chúa đâm vào trán mình. Nụ hôn càng thắm thiết, thì gai càng đâm sâu, trán càng
đau nhức. Đó là những người dám chấp nhận hy sinh đau khổ trong đời vì lòng mến
Chúa, đặc biệt trong đời sống hôn nhân.
b)
Từ chối : Khi được ôm hôn, có người nhìn lên đầu Chúa thấy những gai nhọn
hoắt đang định đâm vào trán mình, họ hoảng sợ, buông tay ra , lùi lại không dám
để cho Chúa hôn. Vì thế nụ hôn không thành. Nụ hôn vẫn còn đó ! Đó là những con
người ngại khó, họ sợ phải hy sinh, không dám theo con đường khổ giá của Chúa nữa. Họ chùn chân bước trên con đường đó:
“Đường đi khó, không
lhó vì ngăn sống cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông” Nguyễn bá Học).
KẾT
LUẬN
Tình yêu nào chỉ đdược mua bằng sự dễ
dãi sẽ không bền lâu vì nó chưa được qua thử thách như lửa thử vàng, nói chỉ được
mua bằng maạ«t giá rẻ ! Đúng là tiền nào của đó. Trái lại, tình yêu càng được mua bằng hy sinh
thì càng cao qúi, càng bền chặt vì nó đã được tôi luyện qua thử thách gian nan.
Chúa thương yêu ta, Chúa tặng chúng ta
những cái hôn nồng thắm đấy, ta có dám để cho Chúa hôn không ? Muốn được hôn là phải chấp nhân hy sinh.
Đời sống gia đình hiện nay thế nào ?
Ta có dám nhận hy sinh không ?
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà
lạt