VÉT CẠN
---
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
“Đức
Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên
Chúa,
mà không nghĩ
nhất quyết phải duy trì
địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa.
Nhưng đã hoàn
toàn trút bỏ vinh quang,
mặc lấy thân nô
lệ,
trở nên giống
phàm nhân,
sống như người
trần thế.
Người lại còn
hạ mình,
vâng lời cho đến
nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây
thập tự.
(Pl
2,6-8)
Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê,
thánh Phaolô tông đồ khuyên nhủ các tín
hữu hãy yêu thương nhau, đừng ganh tị, hãy khiêm nhường, hãy tìm ích chung, hãy
có những tâm tình như chính Đức Kitô đã có. Và thánh nhân cảm nghiệm lòng thương
yêu của Chúa đối với chúng ta, nên đã viết bài thánh ca này mà chúng ta trích một
đoạn để ca ngợi lòng thương yêu sâu thẳm của Đức Giêsu trong việc Ngài bỏ mọi vinh
quang trên trời, xuống mặc thân nô lệ phàm nhân và chịu chết trên thập giá để cứu
chuộc chúng ta.
Chúng ta vừa qua mùa Giáng sinh. Trong
suốt thời gian này chúng ta đã kỷ niệm việc Ngôi Hai xuống thế làm người, mầu
nhiệm nhập thể. Chúng ta không thể hiểu được tại sao Ngôi Hai Thiên Chúa bỏ mọi
sự cao sang của mình, xuống thế làm người, một con người rốt hết, để sống với
chúng ta ? Ngài đã trở thành Emmanuel : Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Chúng ta chỉ
biết đấy là mầu nhiệm.
Chúng ta cũng sắp bước vào mùa chay,
trong thời gian này chúng ta lại tiếp tục suy niệm việc Thiên Chúa cứu chuộc nhân
loại bằng cái chết của Đức Giêsu trên thập giá. Thiên Chúa thiếu gì cách cứu
chuộc loài người mà lại chọn cái chết ô nhục trên thập giá như vậy ? Đó là một
mầu nhiệm.
Như vậy, chúng ta thấy trong đạo có ba
mầu nhiệm chính và lớn lao là :
- Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi,
- Mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người,
- Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
Chúng ta không thể hiểu được những mầu
nhiệm lớn lao ấy, chúng ta chỉ tin vào Chúa mạc khải và chỉ biết rằng vì yêu thương
chúng ta, Thiên Chúa đã hành động như vậy ; đồng thời cũng dạy chúng ta một bài
học là biết yêu thương phục vụ nhau bằng cách VÉT CẠN con người của mình, quên
mình đi để mưu cầu hạnh phúc cho người khác.
II. THƯỚC ĐO TÌNH YÊU.
1. Vét cạn bản thân.
Tình yêu lớn lao và cao cả nhất là cho
đi tất cả mà không cần tính toán so đo, không cần phải đền trả. Đó là “vét cạn” con người của mình mà phục vụ
người khác. Đó là gương mẫu của Đức Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà đã bỏ tất cả
để phục vụ loài người. Tinh thần ấy đã được thực hiện cao điểm ở trên thập giá:”Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của
người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình”.
Tình yêu lớn lao tỷ lệ thuận với việc
“vét cạn” chính bản thân mình. Tình yêu đích thực được đo bằng mức độ quên
mình, vét cạn chính mình. Càng quên mình bao nhiêu, tình yêu càng vĩ đại bấy
nhiêu. Thế mà người ta quên mất.
Một tác giả nhận xét rằng:”Ngày nay, ngườii
ta dạy dỗ người trẻ về mọi kỹ thuật tình ái, nhưng điều cốt lõi nhất là tình yêu,
người ta bỏ qua”. Nhưng tôi phải nói thêm : Đâu phải người ta không nói về tình
yêu, quá nhiều là đàng khác, nhưng cái cốt lõi là QUÊN MÌNH, người ta không dám
nói.
Khi nói tới tinh thần hy sinh xả kỷ
trong sự vét cạn bản thân, tôi có hai hình ảnh này để gợi ý và suy nghĩ :
a) Bà goá bỏ tiền vào hòm.
Người đàn bà ấy nghèo nhất, bỏ vào hòm
ít nhất, bà chỉ bỏ vào đó có hai đồng kẽm, trị giá bằng ¼ đồng bạc Roma. Nhưng
bà lại là người giầu có nhất, vì theo sự đánh giá của Đức Giêsu, bà đã bỏ vào hòm tiền nhiềâu hơn hết (Mc
12,43) . Tại sao vậy ? Bởi vì Chúa không chú ý đến số lượng mà chỉ chú trọng tới
“chất lượng”, như người ta thương nói :Người
ta thèm lòng chứ không thèm thịt”.
Do đó, bà goá này thành người giầu có nhất vì đã “vét cạn chính mình”, đã dâng
cho Thiên Chúa tất cả những gì mình có để sinh sống. Nhờ đó, bà có tất cả vì
Thiên Chúa là tất cả.
b) Ống sáo của Tagore.
Nói đến đây, tôi liên tưởng đến cái ống
sáo của thi sĩ Tagore. Có những người đã biến đời mình thành ống sáo đơn sơ, nhưng
vì Thiên Chúa đặt môi vào nên ống sáo rung lên những giai điệu tuyệt vời. Mà để
là ống sáo, điều kiện tiên quyết là phải rỗng. Những con người ấy đã vét cạn
chính mình để đong đầy Thiên Chúa.
2. Tình yêu vô điều kiện.
Khi nói về tình yêu đích thực, người
ta muốn thêm vào một từ :”vô điều kiện”. Tình yêu đích thực phải
luôn là vô điều kiện. Chúng ta vẫn yêu, nhưng yêu bằøng tình yêu có điều kiện.
Ví dụ chúng ta yêu
nhau vì người ta có chức quyền, tiền của hay sắc đẹp... Chúng ta yêu nhau theo
nguyên tắc :”DO ut DES” nghĩa là tôi cho anh để anh cho lại tôi, như vậy hai bên
cùng có lợi. Tình yêu loại này mà chúng ta sử dụng hằng ngày rất tự nhiên và
bình thường, không có gì là xấu. Nhưng đó là tình yêu còn ở mức độ thấp.
Yêu thương không phải là cho đi một cái
gì, mà là cho đi chính mình. Yêu thương là tận hiến. Nhưng chúng ta không thể nói
được rằng chúng ta cho đi chính mình hoặc tận hiến, nếu chúng ta là nô lệ của sự
vật, của người khác hay chính bản thân mình.
Nếu chúng ta chỉ nỗ lực tìm kiếm, cung cấp cho mình cái gì đó đem lại tiện
nghi dễ dãi, chúng ta sẽ không thể tận hiến được.
Tình yêu thương đích thực không làm
cho chúng ta trở thành nghèo nàn đi, mà khiến chúng ta được tự do thật sự. Nhưng
nếu muốn cho đi để hy vọng được nhận lại, chúng ta chẳng nhận được gì hết. Cần
phải biết cho đi cách nhưng không. Nếu chúng ta thành thật cho đi mà không chờ đợi
gì cả, chúng ta sẽ nhận được tất cả. Khi đó, giữa chúng ta và ngườikhác sẽ phát
sinh một cuộc thi đua, và chúng ta sẽ hiểu rằng tình yêu thương đích thực là như
thế (Adani).
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta vẫn
sử dụng thứ tình yêu có điều kiện này, mặc dầu không nói ra nhưng ai cũng phải
công nhận rằng đây là tình yêu có điều kiện. Nhưng trong đời sống hôn nhân thứ
tình yêu này rất nguy hiểm bởi vì nếu những điều kiện này không còn nữa thì gia
đình sẽ ra sao, vì hôn nhân được xây dựng trên tình yêu mà ? Khi tiền của không còn nữa thì tình yêu sẽ ra
sao , có bị cạn vơi đi không ? Lúc đó nguời ta sẽ nói :
Bây giờ gạo hết tiền không
Anh
ơi ở lại mà trông lấy hòm.
Bao
giờ tiền có gạo còn
Thì
tôi trở lại trông hòm cho anh.
(Ca
dao)
Duyên sắc có thể giữ mãi được nét
thanh xuân của mình không, hay sẽ phải mai một với tuổi già như “mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi”, chắc
chắn sắc đẹp sẽ phải giảùm sút và sẽ biết mất với thời gian, lúc ấy tình yêu sẽ
gặp nguy cơ :
Còn duyên kẻ đón người đưa,
Hết
duyên đi sớm về trưa một mình.
(Ca
dao)
Tình yêu của Thiên Chúa không như thế.
Đó là một tình yêu vô điều kiện. Chúa yêu ta khi ta còn là tội nhân, còn là đứa
con hoang đàng... Và tình yêu ấy gọi mời ta hoạ lại trong cuộc sống : vét cạn
chính mình để đong đầy Thiên Chúa. Tập sống quên mình để viên mãn yêu thương.
III. TÌNH YÊU VỢ CHỒNG.
Muốn cho đời sống vợ chồng càng bền chặt,
càng hạnh phúc, sự hy sinh quên mình đóng một vai trò quan trong. “Bá nhân
bá tính”, vợ chồng cũng thế, mỗi người một tính nết, không ai giống ai. Cho
nên, nhịn nhục, dung hoà là điều cần thiết. Đã là vợ chồng thì kông nên “đối đầu”
mà hãy “đối thoại” với nhau, để tìm
ra tiếng nói chúng, và để có sự hiệp nhất yêu thuơng. trong cuộc sống lứa đôi, hãy áp dụng phương châm này:”Chuyện to hóa
thành bé, chuyện bé hoá thành không” thì hạnh phúc mới bền lâu được.
Thi sĩ Xuân Diệu có viết :
Dù tin tưởng chung một đời một mộng,
Em
là em, anh vẫn cứ là anh”.
Do đó, hôn nhân là một lựa chọn hy sinh. Không mấy khi đòi hỏi
hy sinh mạng sống, nhưng “yêu là chết
trong lòng một ít”, mỗi bên phải biết hy sinh một chút bằng cách từ bỏ ý riêng
của mình . Về vấn đề này, tôi thấy Túy Hồng
viết rất hay :
“Tôi nguyện với tình yêu, lúc
quay lưng xô ngã cuộc đời người con gái, tôi sẽ từ bỏ tất cả, xa sân khấu, lui
khỏi địa vị một ngôi sao để làm một người tầm thường. Tôi sẽ từ giã sự nghiệp đang
lên, hy sinh cả danh vọng để trọng nghĩa làm vợ. Một người đàn bà không thể vừa
giỏi bên ngoài, vừa giỏi bên trong được. Vì chàng tôi phải ly thân với nghệ thuật.
Tên tuổi tôi phải chết cho lòng thành quấn quít bên chàng...”
(Trích
trong “Lòng thành”, Truyện hay của Túy Hồng, Sàigòn 1964, tr 82).
Người đàn bà Việt nam có truyền thống
hy sinh cho gia đình, họ dễ dàng quên thân mình để mưu cầu hạnh phúc cho gia đình,
cho chồng và cho con cái. Câu thơ dưới đây đã diễn tả được tâm lý của một người
thôn nữ đơn sơ mộc mạc trước việc hy sinh bản thân cho gia đình :
Vì
chàng thiếp phải bắt cua,
Những
như thân thiếp, thiếp mua ba đồng.
Vì chàng thiếp phải long đong,
Những
như thân thiếp cũng xong một bề
(Ca dao)
Truyện : chùm nho.
Vào thời các vị tu hành sống trong rừng,
trong sa mạc Ai cập và lo phụng sự Chúa bằng đọc kinh cầu nguyện và ăn chay, có
một vị tên là Josephus. Có một người biếu thầy Josephus một chùm nho ngon.
Josephus đọc bài Phúc âm sáng hôm ấy và nhớ lời dạy:”Con phải thương yêu anh em như
chính mình”. Thế là thay vì ăn chùm nho, thầy đem chùm nho ấy đến biếu một
thầy ẩn tu khác không xa chỗ thầy ở là bao. Sau dăm bảy bữa, một thầy ẩn tu khác
đến gõ cửa thầy Josephus và biếu thầy chùm nho hôm trước. Thầy Josephus đuợc biết
: chùm nho đã được chuyền đi hết mọi thầy ẩn tu trong vùng từ thầy này chuyển
qua thầy khác và sau cùng lại chuyềån lại cho thầy (W. Diamond, Đồng cỏ non, tr
133).
Chúng ta hãy xin ơn quảng đại cho vợ
chồng theo kinh của thánh I-nha-xi-ô :
“Lạy Chúa Giêsu,
xin dạy cho con biết quảng đại,
biết phụng sự Chúa cho xứng đáng,
biết cho mà không cần tính toán,
biết chiến đấu mà không sợ thương
tích,
biết làm việc mà không cần an
nghỉ,
biết tận lực mà không chờ một phần thưởng nào
khác,
ngoài sự nhận biết con đã làm
theo thánh ý Chúa thôi”.
Amen.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt