DỄ THƯƠNG
***
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
Chúng ta đọc : Pl 2,6-11 ; Ga 3,16-17.
Đoạn thư của thánh Phaolô tông
đồ gửi tín hữu Philipphê mà chúng ta vừa nghe là một bản tụng ca lòng từ bi bao
la của Thiên Chúa đối với loài người khi Ngài sai Con của Ngài xuống thế cứu độ
trần gian (Pl 2,6-11). Đức Giêsu vốn dĩ ngang hàng vớùi Thiên Chúa, được hưởng
mọi sự vinh quang của một vì Thiên Chúa, đã tự nguyện trút bỏ mọi vinh quang đó,
xuống thế làm người, trở nên một con người hèn hạ nhất, sống vâng lời cho đến
chết và chết trên cây thập giá.
Ta thử hỏi : vì lý do nào mà
Chúa đã xuống thế làm người chịu chết chuộc tội cho chúng ta ? Có lẽ không có câu
trả lời nào xác đáng hơn khi nói :”Vì yêu thương chúng ta”. Thánh Gioan nói
:”Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,10), đồng thời Ngài cũng nói:”Không có mối
tình nào lớn lao cho bằng mối tình của kẻ chết vì người mình yêu”(Ga 15,13).
Cũøng giống tư tưởng của thánh
Phaolô, thánh Gioan tông đồ cũng nói lên việc Thiên Chúa Cha trao ban Con Một của
Ngài cho thế gian cũng do tình yêu, khi Ngài nói:”Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con
của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai
Con của Người xuống thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế
gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ”(Ga 3,16-17).
Trở lại ngược dòng lịch sử,
ta được biết từ ngàn đời Chúa đã thương ta nên đã dựng nên ta theo hình ảnh của
Ngài. Vì đã dựng nên ta theo hình ảnh của Ngài nên Ngài cũng yêu luôn hình ảnh
của Ngài, và hình ảnh của Ngài dễ thương biết bao ! Do vậy, con người phải được coi là dễ thương.
Oâng Adong thật dễ thương trước
mặt Chúa vì Thánh kinh nói :”Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp”. Thiên Chúa lại
dựng nên cho ông một người nữ là bà Evà. Bà này cũng thật dễ thương làm cho ông
say mê. Thiên Chúa đã ban bà này cho ông để làm vợ. Như vậy cả hai người dễ thương.
Họ thương yêu nhau và suốt ngày quấn quít bên nhau.
Nhưng sau khi phạm tội, ông
bà nguyên tổ mất đi vẻ dễ thương thuở ban đầu. Phải nói là ông bà đã trở nên dễ
ghét trước mặt Chúa. Tuy thế, Thiên Chúa vẫn yêu thương, yêu đến nỗi sai Con Ngài
xuống trần để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với họ, và sau cùng đã lấy máu mình mà
rửa sạch tội lỗi của họ. Do con người được
rửa sạch nhờ cái chết của Đức Giêsu, từ đây con người lại trở nên dễ thương trước
mặt Chúa.
II. NÓI VỀ NÉT DỄ THƯƠNG.
1. Theo quan niệm người
đời.
a) Con người dễ thương.
Con người được đánh giá là “linh ư vạn
vật”. Người là con vật thượng đẳng vì có hồn có xác. Vì thế, xem hình dáng bên
ngoài đã thấy dễ thương theo quan niệm của xã hội ta ngày xưa :
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai
thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba
thương má núm đồng tiền,
Bốn
thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Có những nét dễ thương lộ ra bên ngoài,
ai cũng thấy, nhưng cũng có những nét hấp dẫn dễ thương tiềm ẩn bên trong mà người
ta không trông thấy. Tuy thế vẫn cảm thấy có một cái gì quyến rũ, dễ thương :
Người xấu duyên lặn vào trong,
Bao
nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài.
Có những người tài sắc không có, không
có gì là sắc xảo, nhưng con người đó vẫn dễ thương như họ cư xử mềm mỏng, ăn nói
dịu dàng lịch thiệp, nhịn nhục, biết lắng nghe, biết phục vụ, biết nở nụ cười…
Vì thế :
Cô kia mặt nhọ như niêu,
Mẹ
chồng cô vẫn thương yêu quá chừng.
b)
Con người dễ ghét.
* Xét về bản tính con người thì người
ta thường cho là tốt. Mạnh Tử đã thay cho mọi người mà ca tụng bản tính con người
:”Nhân chi sơ tính bản thiện”. Nhưng cũng có người có cái nhìn bi quan về con
người, họ chủ trương ngược lại, họ cho bản tính con người là xấu. Đại diện cho
quan niệm này là Mặc Tử khi ông nói:”Nhân chi sơ tính bản ác”.
* Còn về phương diện cái nhìn thì phần
lớn cho là con người dễ thương. Cũng có người chủ trương ngược lại, họ cho là
con người dễ ghét. Đại diện cho quan niệm này là ông Diogène. Oâng này là một
triết gia hơi khác thường, thích sống trong cái thùng rỗng, ăn uống đạm bạc.
Oâng bất mãn với xã hội, đánh giá là họ sống không xứng đáng với con người, nên
đang giữa trưa, ông cầm đèn ra phố chợ. Lấy làm lạ, người ta hỏi ông :”Oâng đi
tìm gì” ? Oâng trả lời :”Tôi đi tìm người”.
Tại sao ông Diogène lại đi tìm người ?
Ngoài phố thiếu gì người mà phải đi tìm ? Thực ra ông muốn đi tìm mộ con người,
mà theo ông, con người này phải sống xứng danh là con người. Câu trả lời của ông có một ý nghĩa sâu xa : ông
cho là họ sống như lũ chó, không xứng đáng với con người “linh ư vạn vật”.
2. Theo quan niệm của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu cho rằng không có ai là người
dễ ghét mà chỉ có những người dễ thương. Có lần Ngài và các môn đệ đi Giêrusalem, phải đi ngang qua vùng Samaria mà
người ta không chịu đón tiếp mà còn tỏ vẻ khinh khi. Điều này làm cho các môn đệ tức giận. Các ông
xin Chúa cho phép các ông sai lửa trên trời xuống đốt cháy cái lũ dân đáng ghét
này. Nhưng Ngài đã ngăn cản các ông vì Ngài thấy họ không đáng ghét chút nào, đối
với Ngài họ vẫn dễ thương (x. Lc 9,54).
Nếu không có tâm hồn cao thượng thì
Maria Mađalena, tông đồ Phêrô và Giuđa thật đáng ghét vì họ là những người tội
lỗi, những tên phản bội. Nhưng Chúa Giêsu vẫn thấy họ dễ thương và tạo điều kiện
cho họ sám hối để trở nên con người thánh.
Sách Huấn ca so sánh con người khôn
ngoan và ngu đần. Sách thánh nói:”Người
khôn ngoan nói ít cũng gây được thiện
cảm, lời hoa mỹõ của kẻ ngu đần chỉ là thứ đổ đi”(Hc 20,13). Lời nói của người
khôn ngoan dễ gây được thiện cảm, nghĩa là lời nói của họ mặn mà, duyên dáng, hấp
gẫn, dễ nghe làm hài lòng người ta, giống như câu ca dao Việt nam :”Một thương
tóc bỏ đuôi gà, hai thương ăn nói mặn mà có duyên”.
III. QUAN NIỆM CHỦA CHÚNG TA.
Trong cuộc sống hằng ngày,
chúng ta phải có những mối quan hệ, không ai có thể sống đơn độc lẻ loi, cần phải
có người khác để chia sẻ cả tinh thần lẫn vật chất vì “Có đi có lại mới toại lòng
nhau”. Trong khi tiếp xúc với người khác, chúng ta thấy có những người rất có
duyên, có người lại vô duyên, có người dễ thương, có người dễ ghét. Như vậy
trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thấy những người chung quanh mình là những
người dễ thương hay dễ ghét.
1. Tùy theo quan niệm của mỗi
người.
Cùng một con người mà đối với
người này thì dễ thương mà đối với người khác thì lại dễ ghét . Tại sao lại có
tình trạng đó ? Chúng ta có thể trả lời : tùy theo lập trường, thái độ và tâm
trạng của mỗi người. Kinh thánh nói rằng:”Ai gieo gì thì gặt nấy”(Gl 6,7).
Gieo gió thì gặt được
bão,
Gieo ghen ghét thì
sẽ gặp ghen ghét,
Gieo yêu thương thì
sẽ gặt được yêu thương.
Người sống bên cạnh ta sẽ dễ
thương hay dễ ghét, phần lớn là do hình ảnh ta sẵn có đối với họ.Tha nhân là phản
ảnh tâm trạng của ta. Giống như khi soi gương, hình ảnh ta tốt xấu thế nào thì
trong gương cũng tốt xấu như vậy.
Trông trăng mà thẹn với trời,
Soi
gương mà thẹn với người trong gương.
Truyện : Mất búa.
Có người đánh mất cái búa,
ngờ cho đứa con nhà láng giềng lấy trộm. Anh ta trông dáng nó đi, rõ ra đứa ăn
trộm búa, nhìn vẻ mặt nó, rõ ra đứa ăn trộm búa, thấy nó cất nhắc, hành động,
không một tí gì, là không rõ ra một đứa ăn trộm búa cả.
Được một lúc, người ấy bới
trong hố, lại thấy cái búa. Thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng, ngôn ngữ,
cử chỉ lại không một tí gì là giống đứa ăn trộm búa cả.
(Liệt Tử, trong Cổ
học tinh hoa, tập 1, của Nguyễn văn Ngọc, tr 55)
2. Trong đời sống vợ chồng.
a) Thuở ban đầu.
Lúc mới yêu nhau, tình yêu dâng
lên phơi phới, người ta có khuynh hướng tuyệt đối hóa người yêu. Nơi người yêu,
cái gì cũng tốt, cái gì cũng dễ thương vì tất cả mọi cái đều được tha thứ. Tình
yêu làm cho mọi sự nên tốt :
Chồng yêu cái tóc nên dài,
Cái duyên nên mặn, cái tài nên khôn.
Hoặc người ta thi vị hóa sự
vật :
Mắt em là một dòng sông,
Thuyền
ta bơi lặng trong dòng mắt em.
(Xuân
Diệu)
b) Lúc ở với nhau.
Người ta nói : Ở
trong chăn mới biết chăn có rận. Khi ở với nhau, người ta có dịp khám phá nhau,
các nết xấu từ từ lộ ra. Các nét dễ thương ngày xưa biến dần. Những va chạm, những
nỗi bất hòa tiếp diễn, thay vào những nét dễ thương là những nét dễ ghét. Bởi
vì :
Yêu nhau quả ấu cùng tròn
Ghét
nhau quả bồ hòn cũng méo.
Để giữ vững tình yêu vợ chồng,
để củng cố cho gia đình vững chắc, người ta khuyên vợ chồng : “Hãy rửa tội cho
tình yêu mỗi ngày và hãy cưới nhau lại mỗi buổi sáng”. Làm như thế hy vọng vợ
chồng còn yêu nhau mãi, những nét dễ thương vẫn còn nối dài, vợ chồng sẽ cùng
nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Truyện : Méo miệng.
Sau khi đem vợ ra khỏi phòng
cấp cứu, người chồng trẻ vội đưa nàng đến ngay thẩm mỹ viện quen biết để xin bác
sĩ giải phẫu chỉnh hình cho cô.
Sau khi khám nghiệm, bác sĩ đồng
ý giải phẫu ngay lập tức. Thế là bác sĩ và y tá nhào ngay vào việc trong suốt 4
tiếng đồng hồ.
Tai nạn xe hơi đã khiến một
phần mặt cô rách nát, nhưng nhờ tài khéo léo, bác sĩ đã cứu cô khỏi sẹo. Nhưng
khi chữa đến miệng thì bác sĩ đành chào thua.
Giải phẫu xong, bác sĩ cho mời
người chồng vào thăm vợ. Hai người cầm tay nhau nghẹn ngào.
Quay sang bác sĩ, người vợ ấp
úng hỏi :
- Miệng tôi mãi mãi như thế
này phải không ?
Bác sĩ gật đầu :
- Một sợi gân miệng của cô đã
bị cắt đứt. Tôi e rằêng, miệng cô…
Người chồng vội ngắt lời :
- Miệng em nay trông duyên hẳn
ra !
Rồi chàng cúi xuống, hôn lên
miệng vợ. Bác sĩ đứng gần đấy đã trông thấy, và ông làm chứng rằng :
- Chàng đã cúi xuống, méo miệng,
rồi âu yếm hôn nàng…cho nàng niềm xác tín bốn làn môi ấy vẫn còn hòa điệu sắt cẫm.
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo
xứ Kim phát
Đà lạt