ĐẠO VỢ CHỒNG
***
I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
Chúng ta đọc : Mt 19,3-9 ; Mc 10,1-12.
Người biệt phái luôn luôn
chống đối Chúa Giêsu, họ tìm mọi dịp gài bẫy Ngài để cho Ngài phải mất mặt với
dân chúng. Vì thế, hôm nay những người biệt phái đến chất vấn Chúa Giêsu về vấn
đề ly dị, vì đây là vấn đề gay go khó giải quyết :”Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình
vì bất cứ lý do nào không” (Mt 19,3) ? Họ hỏi
như vậy vì theo luật ông Maisen thì người ta được phép ly dị (Đnl 24,1-4).
Chúng ta nên biết rằng thời
đó ở Do thái có hai lập trường. Lập trường của trường phái Hillel thì rộng rãi,
cho phép ly dị một cách dễ dàng ví dụ như khi người vợ nấu món ăn không ngon,
cũng có đủ lý do để ly dị. Còn lập trường của trường phái Shammai thì khắt khe
hơn, chỉ chấp nhận ly dị trong ít trường hợp như khi người vợ ngoại tình. Cái
bẫy này tạo ra sự gay go cho Chúa Giêsu. Do đó,
Ngài trả lời thế nào cũng có thể bị kết án : hoặc quá rộng hoặc quá hẹp.
Để trả lời cho vấn nạn này,
Chúa Giêsu đã trả lời bằng cách trích hai đoạn trong sách Sáng thế (St 1,27 và
2,24). Đó là những lời thiết lập định
chế đơn hôn và vĩnh hôn. Như thế, dứt khoát là không được ly dị. Bởi vì :”Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người
không được phân ly” (Mt 19,6).
Những người biệt phái chưa
chịu thua. Họ trích một câu trong sách Đệ nhị luật (Đnl 24,1), nội dung là cho
phép ly dị với điều khiện phải viết chứng thư đưa cho người bị ly dị. Đức Giêsu đã trả lời cho họ biết : sở dĩ có
tình trạng đó là vì ly dị là một thể chế loài người tạo ra “vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Maisen cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu
không có như thế đâu”. Điều này cho thấy rằng con người vì ích kỷ, nghĩa là
đặt sự thỏa mãn của lòng mình trên hết, trên tất cả ý muốn của Thiên Chúa, và
vì vậy, họ bất trung với nhau trong đời sống hôn nhân.
Nhìn vào những tai hại do
hậu quả của việc ly dị trong hôn nhân, chúng ta nhận thấy Thiên Chúa đã khôn
ngoan đặt luật đơn hôn và vĩnh hôn cho hôn nhân, để bảo vệ hạnh phúc cho hôn
nhân và gia đình, đồng thời đem lại trật tự cho xã hội loài người.
II. TÌNH HÌNH HÔN NHÂN HIỆN NAY.
Ai cũng phải công nhận gia
đình ngày nay đang sa sút trầm trọng, hôn nhân bị tan vỡ, xã hội bị lung lay.
Ai cũng biết gia đình là nền tảng của xã hội mà nếu nền tảng không vững thì
ngôi nhà xã hội đứng vững thế nào được.
Lý do của sự sa sút ấy là do
người ta khinh thường hôn nhân, hoặc đầu độc hôn nhân bằng những tư tưởng phóng
khoáng, bằng những phim ảnh đồi trụy khiến người ta coi hôn nhân như chiếc áo,
muốn thay đổi lúc nào tùy ý theo nguyên tắc : hay thì ở, dở thì đi.
Nhận thấy mối nguy hiểm đó, Liên
hiệp quốc đã chọn năm 1994 làm năm quốc tế về gia đình. Giáo hội cùng đồng hành
với Liện hiệp quốc trong vấn đề này.
Hôn nhân tại Việt nam chúng
ta xưa nay được trân trọng, nhưng ngày nay, theo nếp sống Tây phương, hôn nhân
đang đà tuột giốc. Tệ nạn ly dị lan tràn, càng ngày càng tệ hại hơn.
III. HÔN NHÂN VỚI NGƯỜI VIỆT NAM.
Đa số người Việt nam vẫn còn
nhìn hôn nhân bằng cái nhìn mang nhiều tính chất thần thiêng và thánh
thiêng. Khi bàn về hôn nhân, phần đông
người Việt nam cho rằng hôn nhân của họ là do trời cao đã xếp đặt, thúc đẩy, và
tạo cơ hội để họ nối kết với nhau.
Theo quan niệm của nhân
gian, ông Tơ bà Nguyệt là hai vị thần lo việc cưới hỏi. Vị thần lấy dây xích
thằng buộc vào ai thì người ấy chịu, không thể cưỡng lại được. Do đó, ông Tơ bà
Nguyệt là những hình ảnh thực tế hóa của suy luận tâm linh về ý nghĩa tiền định
trong hôn nhân đối với người Việt nam.
Từ quan niệm Trời xếp đặt,
người Việt nam mới dùng từ như định mệnh,
thiên duyên, duyên phận hay duyên
kiếp.
IV. ĐẠO VỢ CHỒNG.
Bên ngoài những thủ tục,
hình thức nặng nề, phiền toái của người Việt nam mà họ cho là đạo đức, hôn nhân
của người Việt nam có rất nhiều điểm tương đồng với quan niệm hôn nhân của
những dân tộc chịu ảnh hưởng Kitô giáo.
Khi đề cập tới hôn nhân theo
nhãn quan tôn giáo, phần đông người Việt nam
tuy không dùng từ ngữ “bí tích”
hoặc “ơn gọi” để nói về cuộc sống
này, nhưng vẫn coi hôn nhân như một sự ràng buộc tinh thần.
Ngoài ra, những hành động
của đời sống hôn nhân được coi như một đạo lý sống, gọi là ĐẠO VỢ CHỒNG, ĐẠO PHU THÊ, giống như đạo TRUNG với vua, HIẾU với
cha mẹ.
Đạo là đường, đường thì dẫn
tới đích. Vậy đạo vợ chồng là đường đưa con người đến đích, mà đích điểm của
hôn nhân là HẠNH PHÚC. Đúng như văn hào Honoré de Balzac nói :”Hôn nhân là đường đưa ta tới thiên đàng hay
địa ngục”.
Ta có thể tìm thấy tính cách
thánh thiêng hay tính chất tôn giáo trong bất cứ đám cưới nào tại Việt nam.
Trong ngày thành hôn, cô dâu chú rể đến nhà thờ, đến chùa, thánh thất hay bàn
tờ tổ tiên tại tư gia để nhờ cả người chết về chứng giám cho lời hôn thê của
đôi bạn trẻ và được các ngài chúc phúc cho (ta gọi là lễ Gia tiên). Oâng bà tổ
tiên luôn nhắc nhở chúng ta hãy giữ trọn đạo vợ chồng, không được chồng chung
vợ chạ, không được lìa bỏ nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Hãy theo
lời khuyên của người xưa :”Tào khang chi thê bất khả hạ đường”.
Đạo lý hôn nhân của người
Việt nam nếu được phân tích một cách kỹ
lưỡng và khách quan, nó cũng diễàn đạt cùng một tư tưởng mà Kitô giáo đã quan
niệm về hôn nhân :
Đạo vợ chồng không phải cá tôm,
Đang
mua mớ nọ lại chồm mớ kia.
Theo Kitô giáo, cuộc sống hôn nhân bắt nguồn
từ Thượng Đế. Thánh Kinh Kitô giáo kể rằng : trong buổi đầu tạo dựng, Thượng Đế
đã tạo dựng con người bằng bùn đất, thổi sinh khí vào và làm cho sinh động. Sau
đó, Ngài cho Adong ngủ say, lấy một xương sườn của ông làm nên Evà, rồi dẫn đến trước mặt Adong,
khiến ông sửng sốt thốt lên :”Đây là
xương của xương tôi, thịt của thịt tôi”(St 2,23). Thượng Đế đã chúc phúc
cho sự kết hợp giữa hai người khi nói với họ :”Hãy sinh sản ra nhiều trên
mặt đất và hãy thống trị trái đất”(St 1,28). Có lẽ do lời chúc phúc này mà
người Việt nam cho việc đông con, nhiều cháu là hoa trái tốt của hôn nhân. Vì vậy, ngày xưa, trong ngày đầu năm người ta
thường chúc nhau : đa tử, đa tôn, đa phú quí.
Bức tranh sáng tạo, và đôi
vợ chồng đầu tiên của lịch sử nhân loại đó, sau này đã được Đức Kitô vẽ lại khi trả lời những tranh biện của người
Do thái đương thời về luật ly dị. Lợi dụng dịp này, Ngài đã tái xác định giá
trị tinh thần của hôn nhân, và nói với họ rằng từ đầu Thượng Đế đã không có ý
định cho phép con người ly dị. Rồi Ngài khẳng định :”Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly”(Mt 19,6).
Điều Đức Kitô trả lời cho
người Do thái, cũng chính là tư tưởng về đạo sống vợ chồng của người Việt nam, đó là “nhất phu nhất phụ” – một vợ một chồng.
(x. Trần mỹ Duyệt,
Bí quyết hạnh phúc của hôn nhân, tr 26-29)
Truyện : Thủy chung với vợ.
Vua Cảnh Công có cô con gái yêu, muốn gả cho Aùn Tử. Một hôm vừa
đến ăn tiệc nhà Aùn Tử, thấy vợ Aùn Tử, hỏi :
- Phu nhân đấy phải không ?
Aùn Tử thưa :
- Vâng phải đấy.
Vua nói :
- Ôâi ! Người trông sao vừa già, vừa
xấu ! Quả nhân có đứa con gái trẻ đẹp muốn cho về hầu, khanh nghĩ sao ?
Aùn Tử đứng dậy thưa rằng :
- Nội tử tôi nay thật già và xấu,
nhưng lấy tôi và cùng tôi ăn ở đã lâu kể từ lúc còn trẻ và đẹp. Xưa nay đàn bà
lấy chồng lúc trẻ cốt để nhờ cậy lúc già, lúc đẹp lấy, cốt để nhờ cậy lúc xấu.
Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi mà tôi cũng đã nhận sự nhờ cậy ấy. Nhà vua tuy
muốn ban ơn chắc cũng không nỡ để cho
tôi ăn oở bội bạc với những điều nột tử tôi đã nhờ cậy tôi bấy lâu nay.
Nói đoạn, Aùn Tử lậïy hai lậy, xin từ
không lấy.
(Nguyễn văn Ngọc, Cổ học tinh
hoa, quyển hạ, tr 87-88).
Aùn Tử là cái gương chung thủy cho mọi
người soi, ông đã thực hiện được lời khuyên bất hủ của người xưa :Tào khang chi
thê, bất khả hạ đường”. Ông đã thực hiện
được cái đạo vợ chồng một cách tốt đẹp :
Đạo vợ chồng khó lắm ai ơi,
Chẳng
dễ như ong bướm đậu rồi lại bay.
Đạo
vợ chồng chẳng dễ đổi thay,
Dẫu
làm võng giá hay rủi ăn mày cũng cứ theo nhau.
Lm Giuse Đinh lập
Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt