MUỐI
MẶN
+++
I. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Chúa
Giêsu muốn cho các môn đệ phải làm chứng
cho Ngài bằng cuộc sống cụ thể hằng
ngày, mà vai trò chứng ta là phải làm sao giữ cho xã hội khỏi suy thoái, đồng
thời giúp cho xã hội được thăng tiến.
Để
giải thích cho vai trò đó, Ngài đã dùng hai hình ảnh rất quên thuộc và cụ thể
là muối và ánh sáng để nói lên sự quan trọng của vai trò đó. Ngài nói :
“Chính anh em là muối cho đời, nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối
cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quẳng ra ngoài cho người ta
chà đạp thôi.
Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên
núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp
lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh
sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc
tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt
5,13-16).
II. TẢN MẠN VỀ MUỐI
1. Sự
cần thiết của muối
Tiếng
La tinh có câu :”Nil utilius sole et sale” : không có gì hữu ích cho bằng mặt
trời và muối. Con người không thế sống được nếu thiếu ánh sáng và muối. Vì vậy, ngày xưa người Rôma đã trả lương bằng
muối.
Muối
là một khoáng chất mà ta có thể tạo ra
hay tìm thấy từ nước biển hay từ mỏ dưới đất.
Chúng
ta có những thứ muối quen dùng như “muối
biển, muối hột, muối khoáng, muối
mỏ”.
2.
Những tác dụng của muối.
Muối
có hai tác dụng chính :
* Làm
đồ gia vị : ngươi ta dùng muối làm đồ gia vị tức là thêm nó vào thức ăn
cho có vị và dễ ăn. Trong hầu hết các
món ăn, chúng ta cho muối hay mắm vào.
Chúng ta có “thịt gà luộc chấm muối tiêu chanh, ăn với lá chanh thái
nhỏ”, “hột vịt lộn rắc muối tiêu, ăn với lá răm”, “xoài tượng chấm muối ớt hay mắm ớt”… Thứ gì
cũng cần có mắm muối, không có nó, bữa ăn sẽ mất ngon.
* Để
ướp đồ ăn : người ta dùng muối để ướp cá, rau, trái cây… để giữ được
lâu. Ngoài món dưa muối (hay dưa món) chúng ta còn có chanh muối, trứng vịt
muối, xoài muối, chùm ruột muối, ổi muối, cóc muối… Thứ nào cũng cần có muối để
giữ được lâu.
3.
Nghĩa bóng của muối.
Ngoài
nghĩa đen mà chúng ta bàn ở trên, muối còn có nghĩa bóng nữa. Ví dụ : như chữ :
-
“Muối mặt” chỉ về sự lì lợm hay trơ
trơ mặt ra.
-
“Muối tiêu” chỉ về mái tóc đã có hai
mầu đen trắng như một số người dưới kia.
-
“Mặn mà” : chữ muối còn chỉ về sự mặn
mà của tình cảm con người như câu ca dao dưới đây :
Gừng cay, muối mặn, xin đừng bỏ nhau.
-
“Duyên dáng” : chữ muối còn chỉ sự
duyên dáng của lời nói, nhất là của đàn bà con gái :
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói
mặn mà có duyên.
-“Thêm bớt” : chữ “mắm muối” chỉ về sự
“thêm bớt” cho câu chuyện hay sự việc thêm vui.
Người ta hay nói : anh này thêm mắm muối cho câu chuyện thêm vui.
-
“Chữ tín” : vì muối có thể quí hơn
vàng nên người ta thường dùng để đổi chác và từ đó cũng lấy nó làm biểu tượng
có chữ tín giữa người với người. Nhiều khi người ta ký giao ước với nhau bằnng
muối.
Người
Ả rập thường nói : “Có muối giữa chúng ta”
để nói lên sự tin tưởng tín nhiệm nhau”.
Muối
cũng là biểu tượng của mối giây liên kết
giữa nhiều con người lại, là biểu tượng của tình liên đới.
III. HÃY LÀ MUỐI TRONG GIA ĐÌNH
Chúa
Giêsu đã nói với các môn đệ và cách riêng đối với cô dâu chú rể hôm nay :”Các con là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt
đi, thì lấy gì muối cho nó mặn lại được ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc
quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13).
Như
chúng ta đã biết công dụng của muối là làm đồ gia vị và để ướp thức ăn, nếu
muối mà nhạt đi thì còn tác dụng gì nữa ?
Đời
Kitô hữu phải là muối để ướp trần gian cho khỏi hư thối, cho khỏi sa đọa. Nếu
đời người Kitô hữu đã trở nên nhạt nhòa thì làm sao có thể làm cho thế gian trở
nên tốt được ? Lúc này họ đã trở nên một “Kitô hữu vô thần” như lời cha Karl
Rahner đã nói .
Vì
thế, người Kitô hữu, cách riêng vợ chồng Công giáo phải làm sao cho cuộc sống
của mình phải mặn mà để làm môi trường chung quanh thấm nhuần hương vị Kitô
giáo. Đời sống vợ chồng luôn bền vững
trong mọi hoàn cảnh nhất là trong những lúc gian nan thử thách :
Muối
mặn ba năm muối vẫn còn mặn
Gừng cay chín tháng gừng vẫn còn cay.
Đời vợ chồng đừng có đổi thay
Làm nên danh vọng, hay rủi ăn mày vẫn theo nhau.
Hãy
làm chứng nhân cho tình yêu của Chúa đối với chúng ta.
Cô
dâu chú rể hãy làm chứng cho Chúa bằng chính tình yêu hôn nhân của mình… Tình
yêu vợ chồng phải mô phỏng tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội thánh bằng một tình
yêu hy sinh vô vị lợi :”Bởi thế, người
nam sẽ rời bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một thân xác. Mầu
nhiệm này thật là lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh” (Ep 5,31-32).
Vợ
chồng Kitô hữu phải có trách nhiệm làm chứng cho Chúa bằng đời sống hôn nhân.
Lời Chúa vẫn còn vang vọng khi Chúa Giêsu từ giã các môn đệ để về trời :”Các con sẽ là chứng nhân của Thầy” (Lc
24,48).
Từ
ngữ “Chứng
nhân” mang gốc tích là “Tử đạo”, vì chữ Martus (La tinh) mà
ta thường dịch là “tử đạo” có nghĩa chính của nó là “chứng nhân”. “Tử đạo” hay
“chứng nhân” đều nói lên sự hy sinh thân mình để làm chứng cho một chân lý hay
cho một người nào đó.
Ta
làm chứng nhân cho Chúa và cho tình yêu của Ngài. Tình yêu của cô dâu chú rể
đây chính là phản ảnh của tình yêu Thiên Chúa với nhân loại, của Chúa Kitô với
Hội thánh của Ngài.
Tình
yêu này đòi hỏi vợ chồng phải hy sinh, phải hao mòn đi trong sự từ bỏ ý riêng
mình để phục vụ nhau. Hình ảnh muối phải
tan biết đi nói lên tính cách tự hủy mình (kenosis) để phục vụ người khác như
Chúa Giêsu đã làm cho nhân loại.
Truyện : Lễ nghi Tuyên hứa
Trong
một dịp tham dự lễ nghi Tuyên hứa của mấy em thiếu nhi Thánh Thể. Trước khi cử
hành nghi lễ, vị Linh mục Tuyên úy giải
nghĩa cho các em về sứ mệnh của các em.
Ngài nói :
“Các con là muối thế gian, các con biết muối là gì rồi. Đó
là một thứ gia vị mà mẹ hay chị các con vẫn bỏ vào nồi canh, để canh thêm ngon,
thêm ngọt. Khi mẹ hay chị các con múc canh lên, các con nhìn thấy muối đâu
không ? Không, vì muối đã tan biến ngay
khi người ta bỏ nó vào nồi canh đang sôi rồi. Tuy nhiên, muối vẫn có trong nồi
canh và làm cho bát canh thêm ngọt. Đó là việc của các con phải trở thành.
“Các con thân mến, các con là những trẻ như bao trẻ khác,
các con cũng ăn mặc, cũng làm việc, cũng chơi đùa như chúng. Nhờ thế, Người ta
không để ý đến các con. Các con hòa mình vào đám đông như muối tan trong canh.
Nhưng chúng con có ở đó, và chúng con đem thêm chút gia vị của bác ái, lịch sự,
sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác và thành thật… cho lớp học, cho gia đình chúng con.
Chúng con phải là muối thế gian” (L. Monette, La Croisade Eucharistique
(Canada), 5/1965, tr 118).
Lm
Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt