CẢM
THÔNG
+++
I. VÀO ĐỀ
Hãy vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc” (Rm
12,14)
1.
Đối thoại với cây.
Một
người đứng trước cái cây và hỏi lá cây rằng :”Này lá cây, một mình bạn có đủ
không” ? Lá cây trả lời :”Thưa không, bởi vì sự sống của tôi là ở nơi cành
cây”.
Người
ấy lại hỏi cành cây :”Này cành cây, một mình bạn có đủ không”? Cành cây trả lời :”Thưa không, bởi vì sự sống
của tôi là ở rễ cây”.
Người
ấy lại hỏi rễ cây :”Này rễ cây, một mình bạn có đủ không” ? Rễ cây trả lời
:”Thưa không, bởi vì cho dù tôi ban nhựa sống cho lá và cành, nhưng nếu người
ta hái trụi lá và chặt hết các cành thì tôi cũng sẽ chết”.
Một
thoáng suy tư : Thiên Chúa chúng ta tôn
thờ là Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là Thiên Chúa có nhiều tương quan. Cũng thế,
chúng ta được dựng nên không phải để sống cô đơn, thiếu tương quan, nhưng là để
sống với nhau, cho nhau và vì nhau. Khép kín nơi chính mình, một cách nào đó,
là chúng ta đang sống ngược với niềm tin của mình. Nói khác đi, chúng ta phải biết cảm thông với nhau.
2.
Thánh Phaolô nhắn nhủ.
Thánh
Phaolô đưa ra một học thuyết mới mẻ về thân thể Đức Kitô : Giáo hội là thân
thể, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là các chi thể của thân thể ấy, tức là chi
thể của nhau. Các chi thể liên lạc mật thiết với thân, với đầu và với nhau, nên
anh em có một dây liên lạc với nhau một cách đặc biệt. Vì thế, trong thư gửi
cho tín hữu Rôma, Thánh Tông đồ đã khuyên nhủ
mọi người phải biết thông cảm với nhau :”Hãy vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc” (Rm 12,14).
3.
Quan niệm của người đời.
Mọi
người đều nhận thấy rằng mình không thể sống đơn độc được cả về phương diện vật
chất lẫn tinh thần. Không ai có thể sống tự lập , tự túc, tự cường được mà phải
nhờ vả nhau. Xã hội cần thiết cho con người để trao đổi cho nhau những nhu cầu vật chất, những tình cảm vui
buồn… Nhờ đó, đời sống con người mới quân bình được. Quan niệm này được diễn tả
qua những câu ca dao tục ngữ :
*
Một con ngựa đau cả tầu chê cỏ.
*
Lá lành đùm lá rách.
*
Chị ngã em nâng.
*
Máu chảy ruột mềm.
*
Không ai khen đám cưới, ai nỡ cười đám ma..
4.
Cảm thông trong đời sống vợ chồng.
Sống
ở đời, con người cần có sự cảm thông để nâng đỡ nhau về mọi phương diện. Sự cảm
thông cần cho con người cả về thể chất lẫn tinh thần, vì con người là một tinh
thần nhập thể, có xác, có hồn cần được thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tình
thần.
Trong
đời sống vợ chồng, sự cảm thông lại càng cần thiết. Gia đình là một môi trường
rất thuận lợi cho việc nâng đỡ nhau cả vật chất lẫn tinh thần. Trong việc nâng
đỡ nhau về tinh thần thì sự cảm thông là một điều kiện tiên quyết. Nhờ biết cảm thông với nhau mà vợ chồng mới
hăng hái và phấn khởi cùng nhau xây dựng tổ ấm
như người ta nói :”Đàn ông dựng
nhà, đan bà xây tổ ấm”(tục ngữ).
II. NÓI VỀ SỰ CẢM THÔNG.
1.
Cảm thông là gì ?
Cảm
thông hay thông cảm cũng là một. Theo tự điển của Viện Ngữ học thì cảm thông
là hiểu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm.. Ví dụ :
Thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của nhau. Người cùng cảnh ngộ nên dễ thông
cảm. Vì ốm nên tôi đã thất hứa, mong anh thông cảm.
2. Mức độ của cảm
thông.
-
Đối với vật vô tri vô giác như gỗ đá thì không có sự cảm thông.
-
Đối với thực vật, theo nghiên cứu của các nhà thực vật học, cây cối cũng có sự
cảm thông, nhưng hết sức kín đáo và nhẹ nhàng, ít ai biết tới, vi dụ : cây cối
ở gần người thì phát triển mạnh hơn, tươi tốt hơn, hoặc cây cối cũng có thiện
cảm hay ác cảm với nhau khi sống gần nhau.
-
Đối với loài súc vật thì sự thông cảm được biểu lộ rõ rệt. Con chó, con mèo
cũng tỏ ra thông cảm bằng việc ve vẩy đuôi, hay chà chà râu tỏ ý thương yêu. Nhờ biết vẫy đuôi và chà râu,
mà chó mèo được cưng nựng, được ở chung với người trong nhà không như ngan
ngỗng gà vịt…
-
Đối với con người thì sự cảm thông được biểu lộ ra bằng lời nói và việc làm, và
được biểu lộ bằng nhiều cách, rất đa dạng, tùy từng người, vì con người có lý
trí, tình cảm và tự do. Vì cảm thông là một nghệ thuật nên cảm thông không bị
đóng khung trong những định luật khô cằn.
Tuy
có công thức, nhưng công thức của cảm thông thì tương đối, có nhiều ngoại lệ vì
mỗi người là một sáng tạo độc đáo, không ai giống ai. Ví dụ : cùng một cái bắt
tay, một lời nói, hay một cái nháy mắt, mà với người này có nghĩa là thân
thiết; với người kia, lại là cử chỉ khiêu khích hận thù.
3. Cảm
thông đòi hy sinh.
Cảm
thông đòi triệt tiêu tính ích kỷ và dửng dưng, để quan tâm tới người khác, làm
cho người khác được tự tin, được thỏa mãn và vui sướng.
Gia
đình hạnh phúc không phải vì làm cho nhau được những việc lớn lao, mà vì cha mẹ
và con cái lắng nghe, cũng như thực tâm chú ý tới nhau với những cử chỉ săn sóc
nhỏ bé nhưng tế nhị. Lại thay đổi phù
hợp với từng lúc, từng nơi. Tình yêu đưa tới những sáng kiến không ngừng.
Cảm
thông mà cứng nhắc, sai nơi chốn, lại vô hồn, khách sáo thì giết chết cảm
thông. Nó đòi thực tình và cố gắng. Phải quan tâm tới người mình thương. Như phải
chịu gai nhọn đâm vào chân tay, miệng lưỡi.
Đâm vào chân, vì lúc tôi mệt lại phải đứng lên đi chở con vừa mới tan
học. Đâm vào miệng, vì khi giận dữ, lại phải làm chủ bản thân, để nói lời “Cảm
ơn”, vừa chân thành vừa dịu dàng…
4.
Cảm thông đòi phải vô vị lợi.
Chúng
ta cảm thông với người khác không phải
để tìm ích lợi cho mình, nhưng phải cho người khác. Đôi khi sự cảm thông đã
ngầm chứa một sự ích kỷ, đó là cảm thông một cách giả dối hay một sự cảm thông
trái mùa làm cho người được thông cảm khó chịu hoặc làm cho người ta thêm tủi
nhục, đau đớn.
Truyện : Tôi cũng vậy.
Hai
người đàn bà ngồi trong xe hỏa nói chuyện.
Bà mặc áo đen kể lể với người bạn về những sự khổ cực trong gia đình
mình : nào là làm ăn thua thiệt, con cái thì bướng bỉnh… nhất là mình mới mất
người chồng thân yêu, làm cho đời trở nên buồn tẻ, cô đơn.
Bà
mặc áo vàng ngồi bên tỏ vẻ thông cảm với người đàn bà đau khổ kia đã nói : Tôi
cũng rất buồn vì tôi mới mất một con chó Vện, con chó này khôn lắm, nó biết
canh nhà cẩn thận, tôi đi đâu xa , nó cũng tìm đến được. Thật là một con chó
đánh hơi tài tình. Nay nó chết, tôi buồn quá… Như vậy hai chị em mình cùng chia
sẻ nỗi buồn với nhau.
III. CẢM THÔNG TRONG ĐỜI
SỐNG VỢ CHỒNG
Khi
hai anh chị mới quen nhau, mỗi lần gặp gỡ, ai cũng thích nói và thích nghe
nhau. Trong tất cả mọi câu chuyện, anh chị đều muốn chia sẻ cho nhau một cách
thật tình, lời ăn tiếng nói luôn dịu dàng, lịch sự và tế nhị.
Nhưng
khi đã về chung sống với nhau thì tình hình lại đổi thay. Lúc này người ta tiết kiệm lời nói. Người ta
cũng ít quan tâm đến nhau hơn. Nói khác đi, người ta ít thông cảm với nhau.
Người ta thích đi vào đời sống riêng tư của mình và có khuynh hướng khép kín
lòng mình lại.
Báo
Phụ Nữ có bài viết như sau : Chị Hoàng, nhân viên bưu điện quận 4, TP HCM, phàn
nàn :”Cách đây 7 năm, lần nào đi chơi với tôi, ông xã cũng giành… nói. Chia
tay, vừa về đến nhà là ông gọi điện thoại. Vậy mà sau 5 năm chung sống, ông chỉ
mở máy ở cơ quan, bàn nhậu. Còn về
nhà gặp mặt tôi thì ông chỉ ừ cho qua chuyện”.
Khi
chuyên viên tư vấn hỏi về những dấu hiệu cho thấy chồng lơ là trách nhiệm thì
chị Hoàng lắc đâu :”Anh vẫn đưa lương đầy đủ, chăm sóc con cái, chẳng có tai
tiếng mèo mỡ gì. Đâu phải tại tôi không quan tâm. Chồng vừa về đến nhà là tôi
hỏi liền, vậy mà ông xã cứ la lên : Nhức
đầu quá, bà để tôi yên”.
Theo
tiến sĩ Nguyễn hữu Nguyên, chuyên viên
tư vấn của Trung tâm tình yêu, hôn nhân và gia đình, chuyện vợ muốn nghe
mà chồng không nói xẩy ra khá phổ biến. Hiện tượng này không xuất hiện ngay sau
ngày cưới, mà dần dần phát triển khoảng 5-6 năm sau khi chung sống…
Theo
các nhà Tâm lý, người đàn ông có khuynh hướng tiết kiệm lời nói, có lẽ vì đàn
ông hay che giấu trong lòng những bận tâm, lo lắng chứ không như phụ nữ dễ dàng
bộc lộ. Họ có khuynh hướng phòng thủ những vấn đề đang ôm ấp.
Nhưng
dầu sao, trong đời sống gia đình vợ chồng phải nỗ lực xây dựng mối tương quan
mật thiết bằng cách thông cảm với nhau
qua lời nói cũng như qua những cử chỉ, qua những sự săn sóc nhỏ nhặt. Gia đình được hạnh phúc không phải vì làm
được những việc lớn lao mà vì biết lắng nghe nhau, quan tâm đến nhau. Cần phải
có những cử chỉ săn sóc bé nhỏ nhưng tế nhị, lại phải phù lợp với từng lúc,
từng nơi. Tình yêu sẽ đưa đến sáng kiến
không ngừng.
Theo
các chuyên viên hôn nhân, để có một gia đình bền vững, ngay từ những ngày đầu
anh chị phải :
-
Tìm tiếng nói chung cho cả hai người, đừng giữ ý kiến riêng của mình.
-
Hãy biết cách nói chuyện với nhau và biết lắng nghe nỗi lòng của nhau.
-
Đừng bao giờ muốn chiến thắng người bạn đời. Trong hai người, dù ai thắng, kết
quả vẫn chỉ làm tình cảm vợ chồng ngày một rạn nứt.
Truyện : Biết thông cảm với
nhau
Chị
Xuân và anh Hạ rất yêu thương nhau. Họ biết sống hòa hợp và quan tâm đến nhau,
dùng những lời nói dịu dàng tế nhị và những cử chỉ dễ thương đối với nhau.
Khi
đi làm về, anh Hạ nghỉ ngơi thư giãn, vừa đọc báo, vừa để ý đến việc làm của vợ,
tỏ vẻ ngưỡng mộ và biết ơn. Chị Xuân thong thả đem cà phê tới cạnh chồng. Miệng
mấp máy như muốn nói chuyện gì. Anh Hạ tươi cười đỡ lấy. Anh buông tờ báo
xuống, mắt nhìn âu yếm, một tay xoa vai chị Xuân. Nếm cà phê, anh thở “phà”
hạnh phúc :
-
Cà phê ấm, ngon tuyệt ! Mà em còn ấm, còn tuyệt hơn.
Chị
Xuân hồn nhiên :
-
Em thương anh lắm, vì luôn tế nhị với vợ con !
-
Làm hài lòng người ngoài thì được, tại sao không học cách làm hài lòng những người tận tụy cả đời cho mình ?
Chị
bùi ngùi nghĩ đến Thu, con lớn của anh chị sắp đi học về.
-
Vui chuyện, chút nũa em quên nồi canh. Con chúng mình không thích
ăn canh mặn…
-
Mặn thì con không ưa, nhưng mặn mà thì
con cần lắm.
Chị
nguýt anh, miệng tủm tỉm :
-
“Măn mà” nên chúng mình sắp thêm “tác phẩm” thứ tư đây nè…
Anh
Hạ đứng thẳng dậy, kéo chị lại gần :
-
Cảm ơn em ! Em đang cho anh những giây phút thoải mái sau một ngày mệt nhọc.
Chúng
ta là con cái Chúa, là anh chị em với nhau. Chúa đã tỏ ra thông cảm rất nhiều
với con người chúng ta. Chúng ta được ví như con ngươi trong mắt Chúa, được
Người giữ gìn cẩn thận. Chúa đã dạy chúng ta bài học về sự chia sẻ, sự thông
cảm với nhau. Chúa đã thực hành trước
khi dạy chúng ta : Người biết chia vui trong tiệc cưới
Trong
cuộc sống gia đình, chúc anh chị luôn biết lắng nghe nhau, biết cảm thông với
nhau, biết nói với nhau những lời dịu dàng yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau
trong những việc nhỏ nhặt, để gia đình anh chị mãi mãi là tổ ấm, trong đó mọi
người đều biết mang lại hạnh phúc cho nhau.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt