ÔNG TƠ
BÀ NGUYỆT
+++
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.
1. Ơn
gọi của Samuel.
Samuel
là một tiên tri đầu tiên được Thiên Chúa trực tiếp kêu gọi. Ông đã đáp lại
tiếng Chúa bằng cách thưa lại :”Xin Chúa
phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”.
Câu
chuyện đã xẩy ra cho Samuel được Kinh Thánh kể lại như sau :
“Thời ấy,
lời Đức Chúa thì hiếm và thị kiến cũng không hay xẩy ra. Một ngày kia, ông Ê-li
đang ngủ ở chỗ ông, mắt ông đã bắt đầu mờ, ông không còn thấy nữa. Đèn của
Thiên Chúa chưa tắt và Samuel đang ngủ trong đền thờ Đức Chúa, nơi đặt Hòm Bia
Thiên Chúa. Đức Chúa gọi Samuel. Cậu thưa :”Dạ con đây”! Rồi chạy lại với ông
Ê-li và thưa :”Dạ, con đây, thầy gọi con”.
Ông bảo :”Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi”. Cậu bèn đi ngủ. Đức
Chúa lại gọi Samuel lần nữa. Samuel dậy, đến với ông Ê-li và thưa :”Dạ, con
đây, thầy gọi con”. Ông bảo:”Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi”. Bấy giờ Samuel chưa
biết Đức Chúa, và lời Đức Chúa chưa được mạc khải cho cậu. Đức Chúa lại gọi
Samuel lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Ê-li và thưa :”Dạ, con đây, thầy gọi
con”. Bấy giờ ông Ê-li hiểu là Đức Chúa gọi cậu bé. Ông Ê-li nói với Samuel
:”Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa :”Lạy Đức Chúa, xin Ngài
phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe”. Samuel về ngủ ở chỗ của mình” (1Sm
3,1-9).
Sau
đó Thiên Chúa đã mạc khải cho Samuel nhiều điều và ông đã trung thành truyền
lại cho dân :”Và lời cùa Samuel đến với
toàn thể
2. Ơn
gọi của chúng ta.
Mỗi
người chúng ta đều có ơn gọi. Trước tiên Chúa gọi chúng ta vào đời để chúng ta
được hiện diện trên mặt đất này. Chúng ta chỉ là hư vô nhưng Chúa đã dựng nên
chúng ta theo hình ảnh Ngài, chúng ta được gọi là “linh ư vạn vật.
Tiếp
đến, Chúa gọi chúng ta vào Hội thánh của Ngài. Nhờ phép rửa tội chúng ta được
rửa sạch mọi tội, được gọi là con và thực sự là con Thiên Chúa. Với tư cách là
người con của Chúa, chúng ta được cứu rỗi và được thừa hưởng Nước Trời.
Ngoài
ra, Chúa còn gọi chúng ta vào cuộc sống hiện tại và cụ thể. Ngài đã có đầy đủ
kế hoạch về con người chúng ta, chỉ mong chúng ta thực hiện đúng chương trình
của Ngài. Chúa đã gọi chúng ta vào cảnh sống nào, dĩ nhiên, Ngài ban đầy đủ ơn
để ta có thể thực hiện được một cách hiệu quả và tốt đẹp.
Trong
cuộc sống hiện tại, Chúa gọi chúng ta vào cuộc sống độc thân hay lập gia đình ?
Đàng nào tốt hơn ? Thực ra đàng nào cũng tốt miễn là hợp với hoàn cảnh và lý
tưởng của mình.
Về
vấn đề độc thân, Chúa Giêsu có ý kiến :”Có
những người là hoạn nhân từ trong lòng mẹ sinh ra đã là như thế; có những người
là hoạn nhân vì bị người ta hoạn; và có những người là hoạn nhân do họ tự ý
sống như thế vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19,12).
Nhưng
tuyệt đại đa số muốn lập gia đình, và
lập gia đình cũng là một ơn gọi vì Chúa muốn thế :”Lúc khởi đầu công trình sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên con người có
nam có nữ. Bởi thế, người nam sẽ lìa cha mẹ để gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ
thành một thân xác; như thế, họ không còn là hai, nhưng là một thân xác” (Mc
10,6-8).
Trong
thông điệp Humanae vitae, Đức Giáo hoàng Phaolô VI cũng đề cập đến ơn gọi hôn
nhân. Ngài nói :”Hôn nhân không phải là
kết quả của ngẫu nhiên hay của các năng lực tự nhiên, vô ý thức tạo thành. Trái
lại, đó là một tổ chức khôn ngoan của Tạo Hóa để thực hiện ý định tình yêu của
Ngài trong nhân loại. Đôi vợ chồng tận hiến cho nhau, kết hơp với nhau, để hoàn
thiện lẫn nhau và để cộng tác với Thiên Chúa mà gây dựng và dưỡng dục những sinh mạng mới” (Hv số 9).
Hôm
nay Chúa gọi anh chị vào đời sống hôn nhân. Anh chị hãy sống theo ơn gọi ấy.
Tuy nhiên, anh chị được hoàn toàn tự do quyết định việc quan trọng này. Chúa
không áp đặt ai cả, Ngài chỉ gợi ý để
con người tự do và tự nguyện quyết định, giống như trường hợp Đức Maria, khi sứ
thần Thiên Chúa đến truyền tin cho Ngài.
II. CÂU CHUYỆN “ÔNG TƠ BÀ
NGUYỆT”.
Theo quan niệm cũ, dân
gian Việt nam cho rằng hôn nhân chỉ là duyên số hay duyên phận. Duyên số đã
được ông Nguyệt Lão ấn định, không ai có thể cưỡng lại được , bắt buộc phải lấy
nhau.
Nhưng
ông Nguyệt Lão là ai ? Từ điển Thanh
Nghị giải thích : Nguyệt Lão là một vị tiên, chủ về hôn nhân.
Nguyệt
Lão được hình dung như một ông già quắc thước ngồi trên cung trăng định đoạt
chuyện nhân duyên của người trần thế. Ông lấy một sợi tơ đỏ buộc chân một người
nam và một người nữ vào nhau. Thế là nhất định họ sẽ phải thành vợ chồng; vì
vậy, chuyện vợ chồng, theo quan niệm cũ, là do nơi sắp đặt của Nguyệt Lão.
Nguyệt
Lão còn được gọi là ông Tơ (vì ông ta dùng tơ đỏ, tơ hồng !). Nhưng trong cách
hiểu dân gian thì “lão” có thể là lão ông mà cũng có thể là lão bà. Cho nên,
người trần thế lại cũng tưởng tượng mà gán cho cõi tiên những quan hệ trần tục
như mình : đã có “Ông Tơ” thì thế tất
phải có “Bà Nguyệt”.
Sự
thực thì Ông Tơ và bà Nguyệt chỉ là hai tên gọi khác nhau của một vị tiên
là Nguyệt Lão mà thôi ! Về sau, Ông Tơ Bà Nguyệt được dùng với nghĩa
rộng, chỉ chung những người mối lái trong chuyện dựng vợ gả chồng. Và, dĩ
nhiên, những ông mai hay bà mối được gọi là ông Tơ bà Nguyệt này là người trần
mắt thịt chứ chẳng phải là tiên (Hoàng văn Hành, Kể chuyện, thành ngữ, tục ngữ,
2002, tr 386).
III. HÃY SỐNG TRỌN ƠN GỌI
CỦA MÌNH.
Với
con mắt đức tin, chúng ta không tin là hôn nhân đã được ấn định do một năng lực
vô… hình nào và không ai có thể cưỡng lại được.
Chúng ta có quyền tự do quyết định và hôm nay anh chị đã tự do và tự
nguyện kết hôn thì hãy cố gắng sống theo ơn gọi của mình.
Như
chúng ta đã biết, mỗi người xuất hiện trên trần gian đều có ơn gọi. Ơn gọi có
thể khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều có một ơn gọi chung là “nên
thánh”, vì Chúa đã phán với dân Israel, dân thánh của Chúa :”Các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng
thánh”.
Nên
thánh là một, nhưng phương pháp nên thánh thì khác nhau, tùy theo từng bậc,
từng hoàn cảnh cụ thể. Có người sống trong bậc tu trì, đó là ơn gọi Dâng hiến,
và đa số, sống trong bậc vợ chồng, đó là ơn gọi hôn nhân.
Chúng
ta có một gương nên thánh trong bậc vợ chồng trong bậc hôn nhân mà ai cũng có
thể bắt chước được. Đó là ông Martin và bà Guérin. Ông bà là song thân của thánh nữ Têrêsa Hài
Đồng Giêsu, đã sống trọn ơn gọi hôn nhân một cách tích cực và sung mãn. Chính
hai ông bà đã dâng hiến cho Giáo hội một vị thánh thời danh. Qua cuộc sống
gương mẫu của hai ông bà, mới đây, Hội thánh phong chân phước cho ông bà để nêu
gương cho các gia đình Công giáo.
Thánh
Phaolô đã nhắc nhở tín hữu Thessalonica :”Ý
muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh” (1Tx 4,3). Nhờ bí tích Hôn phối,
đôi vợ chồng Kitô hữu nhận được những ơn riêng để sống ơn gọi hôn nhân và gia
đình. Những ơn đó giúp họ cùng nhau xây
dựng một gia đình hạnh phúc, đồng thời cũng giúp họ nên thánh trong đời sống
hôn nhân và gia đình.
Một
lần nữa, anh chị hãy ý thức về ơn gọi hôn nhân của mình để cố gắng nên thánh
trong ơn gọi đó. Trong tông huấn Familiaris
consortio, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 đã quả quyết :”Hôn nhân là một ơn gọi và
là một sứ mạng đích thực” (FC, số 66).
Hôn
nhân là một Ơn gọi, vì trong đó hai người tình nguyện gắn bó để giúp nhau nên
thánh. Thánh hóa bản thân và thánh hóa lẫn nhau. Cố gắng làm cho gia đình mình
thành một gia đình thánh.
Hôn
nhân là một Ơn gọi, vì trong đó hai người yêu nhau thắm thiết, để minh họa cho
tình yêu cao đẹp và mầu nhiệm giữa Chúa Kitô và Hội thánh.
Hôn
nhân là một Ơn gọi, vì trong đó hai người yêu nhau được Thiên Chúa trao nhiệm
vụ kiến tạo một thế giới nồng nàn tình yêu và chứa chan hạnh phúc.
Hôn
nhân là một Ơn gọi, vì trong đó hai người yêu nhau được Thiên Chúa trao một
trách nhiệm, là giáo dục con cái trở nên những người con thánh thiện của Thiên
Chúa.
Để
chu toàn Ơn gọi này, Chúa Kitô đã hứa
ban những ơn cần thiết cho vợ chồng qua
tình yêu mà họ trao cho nhau, qua kinh nguyện và các bí tích, nhất là bí tích
Hòa giải để họ vượt qua những lỗi lầm trong tương quan vợ chồng và trong trách
nhiệm làm cha mẹ. Đặc biệt là bí tích Thánh Thể, giúp họ luôn kết hiệp với Chúa
và hiệp thông với nhau.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt