AI DẠI AI KHÔN ?
Chúa Nhật 17A Thường Niên
Nhân loại đang trải qua một cơn khủng hoảng lớn về các giá trị. Cuộc khủng hoảng đó bắt nguồn từ cái nhìn hời
hợt về những thực tại trần gian. Nhưng
một giá trị đích thực không dễ nắm bắt như người ta tưởng. Nhất là khi giá trị đó là Nước Trời.
CUỘC SĂN ĐUỔI KỲ THÚ
Cuộc săn đuổi những của cải vật chất đôi khi rất gay gắt. Anh thương gia cố ý săn lùng ngọc quí. Cuối cùng anh đã đạt được như ý. Còn một người vô danh chắc vô tình “gặp được
(kho báu) chôn giấu trong ruộng” (M6 13:44).
Có thể anh là một nông dân (?) Nhưng
chắc chắn anh phải là người có khả năng thẩm định giá trị kho báu đó. Bởi thế, anh “liền chôn giấu lại, rồi vui mừng
đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy” (Mt 13:44). Anh thương gia cũng có một khả năng và thái độ
tương tự. Đầu óc rất sáng suốt và khôn
ngoan. Yù chí rất mãnh liệt đến nỗi dám
đánh đổi một mất một còn. Kho báu và viên
ngọc là những giá trị tuyệt đối. Gia tài
hiện tại cũng không thể so sánh được !
Khi gặp được kho tàng vô giá, người ta “vui mừng”. Niềm vui đó do chính giá trị kho tàng đó đem
lại. “Nước Trời là kho báu vô giá đến nỗi
người khôn ngoan vui lòng bán tất cả để có cơ hội chiếm lấy; đó là cơ may của cả
một đời” (The New Jerome Biblical Commentary 1990:657) Mấy ai tìm được kho báu đó ? Kho báu đó không nổi lên trên mặt đất cho mọi
người xem thấy. Hầu hết người ta chỉ biết
những gì trước mắt và chỉ đánh giá theo dáng bên ngoài. Những của cải vật chất bao giờ cũng dễ bắt mắt
hơn những của cải tinh thần. Thế nhưng,
chỉ có “tâm hồn biết lắng nghe, một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn” (1 V 3:9.12) mới
có thể “phân biệt phải trái” (1 V 3:12) và “lấy ra từ trong kho tàng của mình cả
cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13:52) để tạo nên những giá trị và ý nghĩa đích thực
cho cuộc đời. chỉ những người khôn ngoan mới có thể lợi dụng
tất cả để đạt tới cứu cánh cuộc đời là Thiên Chúa.
Nhưng nếu không “học hỏi về
Nước Trời” (Mt 13:51), người ta không thể có được sự khôn ngoan đó. Quả thế, kiến thức về Nước Trời sẽ giúp “chúng
ta biết rằng : Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến
Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định” (Rm
8:28). Còn những ai không hiểu biết về
Nước Trời, chỉ thấy những quyền lợi trước mắt và tuyệt đối hóa những thực tại
trần gian. Tâm hồn họ bám chặt vào vật
chất, không thể hiểu những giá trị thiêng liêng. Càng không thể khám phá thánh ý Thiên Chúa. Bởi đấy họ không thể hiểu được ý nghĩa và giá
trị đau khổ. Cùng lắm họ chỉ đổ cho định
mệnh.
Ngược lại, chỉ có cái nhìn của Thiên Chúa mới cho Kitô hữu thấy rằng
“những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng
dạng với Con của Người” (Rm 8:29). Ơn
tiền định do động lực tình yêu khác hẳn định mệnh nghiệt ngã. Nói khác, không đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu
Kitô, không thể trở nên công chính để “hưởng phúc vinh quang” (Rm 8:30). Đó là dấu hiệu rõ nhất của những người không
nghe tiếng gọi tình yêu Thiên Chúa. Họ là những người xấu xa. “Đến ngày tận thế, các thiên sứ sẽ tách biệt
kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lửa” (Mt
13:49-50). Thật là khủng khiếp !
Muốn thoát khỏi định mệnh đó, phải lợi dụng “cả cái mới lẫn cái cũ trong
kho tàng” kiến thức về Nước Trời để thấy rằng “luật Chúa truyền ban hơn vàng muôn
bạc triệu” (Tv 118:72). Bởi thế, “theo mọi
huấn lệnh Ngài, con thẳng bước” (Tv 118:128) về hướng có “kho báu chôn giấu
trong ruộng” là chính Đức Giêsu Kitô. Chính
thánh Phaolô đã sung sướng nói lên : “Vì Đức Kitô, tôi coi tất cả là phân thổ”
hay “đối với tôi, sống là Đức Kitô”
Không mấy ai bắt gặp được “một viên ngọc quí” nhất trần gian là Đức
Giêsu ! Phải có một tầm hiểu biết sâu
xa về Nước Trời khám phá nổi ! Một khi đã
gặp được, niềm vui như bùng vỡ ! Có đổi cả cuộc đời lấy viên ngọc quí đó cũng
không xứng ! Phải chăng khi “bán tất cả”
hiện tại để mua lấy một kho báu thiêng liêng đó, con người đã chẳng bị mang tiếng
là điên rồ ? Đó là cái điên rồ của Thiên
Chúa. Nhưng “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn
ngoan của loài người” (1 Cr 1:25).
AI DẠI AI KHÔN ?
“Cái điên rồ của Thiên Chúa” đã thể hiện rõ nơi cái chết của các
anh hùng tử đạo. Các ngài đã đánh đổi cả mạng sống để mua lấy viên ngọc quí và
kho tàng vô giá đó. Ngày nay vẫn còn những người nối gót chân các vị. Chẳng hạn, tuần qua, cảnh sát Trung Cộng đã
bắt giam 31 người Công giáo Trung Hoa, trong đó có nữ tu Chen Mei và 26 thanh
thiếu niên dưới 18 tuổi, trong khi đang tham dự lớp giáo lý mùa hè tại tư gia ở
tỉnh Phúc Kiến. Nhà nước đe dọa và quấy
rối các thiếu niên ngây thơ ấy hầu áp lực
các em và cha mẹ bỏ Giáo Hội Công giáo hầm trú để gia nhập Hội Aùi Quốc (CWNews
22/07/02). Nhưng họ vẫn cương quyết
hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu. Oâng
Joseph Kung, chủ tịch Hội Hồng Y Kung nói : “Nhiều trường hợp, chính quyền
Trung Hoa đã đoan quyết với các chính quyền ngoại quốc và các nhà lãnh đạo tôn
giáo rằng hiến pháp Trung Hoa bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho các công dân
Trung Hoa. Chúng tôi đã thúc đẩy chính quyền các quốc gia
và các nhà lãnh đạo tôn giáo đó lên tiếng đòi chính quyền đối xử công bình đối
với nữ tu Chen Mei, giáo hữu và hàng trăm giám mục và giáo sĩ Công giáo Rôma đang
bị giam cầm trong các nhà tù và trại cải tạo tại Trung Hoa” (CWNews 22/07/02).
Có những khổ đau như thế, mới thấy quí trọng kho báu và hòn ngọc Chúa
đã trao tặng mỗi người chúng ta. Kho báu
và hòn ngọc đó đã phải trả bằng giá máu.
Nhưng cũng có khi các Kitô hữu trả bằng những hi sinh, mồ hôi và nước mắt. Chẳng hạn trong Cơ Quan Công giáo Cứu Trợ Giáo
Hội Thiếu Thốn ghi nhận số tặng hiến đã tăng 20 phần trăm trong năm 2001. Có trên 360,000 ân nhân từ 17 quốc gia Aâu
châu, Bắc và Nam Mỹ, và Uùc đã tặng tất cả 79.1 triệu đồng euro (tức 80.2 triệu
Mỹ kim). Giáo Hội Pháp tặng nhiều nhất
(16.7 triệu euro). Kế đến là Đức, 12.7
triệu euro và Thụy Sĩ, 7.5 triệu euro. Tiền sẽ dùng yểm trợ khoảng 6,700 phương án
trong 134 quốc gia. Tiền cứu trợ đặc biệt
gia tăng cho các Giáo Hội Nam Mỹ và Phi Châu xây chủng viện và các tân tu viện
cho các dòng nữ chiêm niệm tại Á châu, Phi châu và Nam Mỹ. Tất cả 10 triệu euro dành cứu trợ cho Phi châu,
11.3 triệu cho Á Châu và 12.9 triệu cho Nam Mỹ (Zenit 22/07/02). Một điều đáng suy nghĩ : Giáo Hội giàu nhất
thế giới là Hoa Kỳ lại không phải là Giáo Hội giúp đỡ nhiều nhất. Trong khi đó những Giáo Hội cần giúp đỡ nhất
lại nằm ngay sát nách Hoa Kỳ !
Nếu những tặng hiến vật chất còn nuôi hi vọng mua viên ngọc vô giá
hay kho báu Nước Trời, các đóng góp bằng chính con người sẽ đem lại gì ? Trước phong trào hàng trăm ngàn bạn trẻ dấn
thân, Đức Thánh Cha nói họ “đã thắp lên ngọn lửa hi vọng chiếu soi mọi người ngụp
lặn một đám mây mù trần gian vì những biến cố bi đát 11 tháng 9 và xung đột tại
Thánh Địa” (CWNews 22/07/02) Nếu không
có những nỗ lực lớn lao, đám mây mù đó không thể nào tan biến. Hơn nữa, các sứ giả Tin Mừng đang nỗ lực làm
cho muôn dân thấy giá trị lớn lao là kho báu và viên ngọc Nước Trời. Giữa thế giới đầy bạo lực đang khoét sâu niềm
hi vọng nhân loại, chỉ lời Chúa mới trả lại cho nhân loại tất cả. Nếu thế, “giải thích lời Ngài là đem lại ánh
sáng” (Tv 118:130) soi chiếu mọi người tìm thấy kho tàng và viên ngọc vô giá giữa
đêm tối trần gian hôm nay !
Lm. Đỗ Vân Lực, OP