THÁCH ĐỐ
Chúa
Nhật18A Thường Niên
Bao nhiêu thách đố đã
vùi dập con người. Nhưng cũng có bao nhiêu
con người vượt qua thách đố. Tại sao
? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong
tình yêu Thiên Chúa.
NỀN TẢNG CUỘC SỐNG
Tin Mừng hôm nay thuật
lại Đức Giêsu đứng trước hai thách đố.
Thách đố thứ nhất là “tin ông Gioan Tẩy Giả chết.” (Mt 14:13) Đây là một biến cố báo trước thân phận Đức
Giêsu. Trước những đe dọa mạng sống ngôn
sứ, Đức Giêsu “xuống thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt” (Mt 14:13) để củng
cố niềm tin vào tình yêu Chúa Cha. Cái chết thật rùng rợn. Nhưng tình yêu Thiên Chúa còn mạnh hơn sự chết. Nhờ đó, Đức Giêsu đã vượt qua mọi thách đố và
trở thành nền tảng vững chắc cho mọi Kitô hữu, đến nỗi thánh Phaolô dám quả quyết
: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ?” (Rm 8:35) Từ nền tảng tình yêu vững chắc đó, thánh nhân
đầy tin tưởng : “Trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến
chúng ta.” (Rm 8:37) Đức Giêsu đã trở
thành sức mạnh áp đảo mọi kẻ thù.
Thách đố thứ hai chính là cảnh dân chúng say mê nghe lời Chúa, đến
nỗi quên cả ăn uống. Thấy cảnh tượng ấy, “các môn đệ lại gần thưa với Người :
‘Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các
làng mạc mua lấy thức ăn.” (Mt 14:15) Các
môn đệ muốn kéo Thầy trở về thực tế. Nếu
không, chắc chắn sẽ chứng kiến một thách đố lớn lao. Thay vì tung hô, đám đông có thể quay ra đả đảo
thày trò. Các môn đệ có vẻ nhìn xa trông
rộng hơn Thày. Nhưng biết một mà không
biết hai. Kiểu lo xa đó hướng cái nhìn của
họ vào thực tế chung quanh, nhưng lại bỏ quên mất Thày là trung tâm cuộc sống. Thầy vội trấn an: “Họ không cần phải đi đâu
cả, chính anh em hãy cho họ ăn.” (Mt 14:16)
Thái độ thật bình tĩnh. Một nhà
lãnh đạo không thể lo lắng thái quá trước cảnh tượng như vậy. Đức Giêsu đã dạy cho các môn đệ một đức tính
cần thiết cho người lãnh đạo.
Tất cả việc Đức Giêsu làm cho dân chúng đều chứng tỏ quyền năng Thiên
Chúa lãnh đạo dân tộc trên đường về Nước Chúa. Đến lúc ngắm nhìn cảnh “năm ngàn đàn ông, không
kể đàn bà và trẻ con” (Mt 14:21) “đều ăn và được no nê,” (Mt 14:20) các môn đệ mới
kinh ngạc trước quyền năng vô biên của Thầy. Quyền năng đó phát xuất từ tấm lòng cảm thương
trời bể, khi “Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo.” (Mt 14:15) Lòng cảm thông chan hòa khi Người “chữa lành
các bệnh nhân của họ.” (Mt 14:14) Khác
hẳn các nhà lãnh đạo trần gian, Đức Giêsu đã chăm sóc dân chúng đến nơi đến chốn. Cách Người lo lắng cho những kẻ theo Người cũng
không giống với các môn đệ. Chỉ có một tấm
lòng và một quyền năng như Thiên Chúa mới có thể chăm sóc dân chúng quá lòng họ
mong đợi. Từ tình trạng đói lả đến cảnh ăn
uống phủ phê, dân chúng mới thấy chỉ cần một chút hồng ân cũng làm cho người ta
dư dật. Thực vậy, sau khi ăn no, “người
ta thu lại được mười hai giỏ đầy những mẩu bánh còn thừa” (Mt 14:20)
Nếu tin tưởng tuyệt đối nơi Đức Giêsu, người ta còn chứng kiến một
phép lạ lớn lao hơn. Không những có thể
nuôi sống dân chúng về thể xác, Đức Giêsu còn có thể lấy chính thân mình làm
cho muôn dân thỏa mãn khát vọng về mặt thiêng liêng. Thế nên, từ niềm tin sâu xa và sống động nơi
Đức Giêsu, Kitô hữu sẽ đọc được nơi phép lạ hóa bánh một dấu chỉ về bí tích Thánh
Thể. Quả thực, chỉ có quyền năng Thiên
Chúa mới có thể biến đổi bánh rượu nên Mình Máu Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới có thể săn sóc toàn diện đời
sống dân chúng, cả Do thái lẫn dân ngoại, cả đời này lẫn đời sau. “Nếu việc nuôi sống dân chúng báo truơcù tiệc
Thánh Thể, thì tiệc Thánh Thể cũng tiên báo bữa tiệc thiên sai trong Nước Chúa.”
(The New Jerome Biblical Commentary 1990:658)
Trong đó, mọi người “sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị”
(Is 55:2) vì Thiên Chúa hoàn thành “giao ước vĩnh cửu” (Is 55:3) với muôn dân qua
cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô.
LỰA CHỌN DỨT KHOÁT
Giống như đoàn người
đông đảo theo Đức Giêsu ngày xưa, 800.000 bạn trẻ đã say mê nghe lời ĐGH Gioan
Phaolô II. Họ thức suốt đêm tại Quảng
trường Downsview, Canada. Mặc mưa to gió
lớn, họ vẫn nhất quyết tham dự thánh lễ với ĐGH (Zenit 28/07/02) Nhìn thấy cả biển người trẻ trước mặt, ĐGH
Gioan Phaolô đã nói : “Dù chỉ một đốm lửa cũng có thể làm cho cả đêm đen nặng nề
bừng dậy. Bao nhiêu ngọn lửa sẽ cùng đốt
lên, nếu các bạn liên kết trong tình hiệp thông với Giáo Hội ! Nếu các bạn yêu mến Đức Giêsu, yêu mến Giáo
Hội ! Mặc dù đã sống qua những đêm tăm
tối, dưới những chế độ độc tài khắc nghiệt, cha đã có đủ bằng chứng để xác tín
mãnh liệt rằng không có một khó khăn nào, một sợ hãi lớn lao nào có thể dập tắt
hoàn toàn niềm hi vọng đã bừng lên trong tâm hồn các bạn trẻ. Đừng để niềm hi vọng phải chết. Hãy liều mạng để đạt niềm hi vọng đó ! Chúng ta không phải là một tổng hợp những yếu
đuối và thất bại; chúng ta là tổng hợp của tình yêu Chúa Cha đối với chúng ta và
khả năng thực sự trở thành hình ảnh Con Chúa.” (Zenit 28/07/02)
Một cuộc sống mới cũng vừa bừng lên nơi tâm hồn các bạn trẻ Canada
sau ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Toronto năm 2002. Khởi đầu với con số bạn trẻ trên dưới
200.000. Ngày bế mạc, đã lên tới
800.000. Sau một tuần lễ sinh hoạt với ĐGH,
chính TGM Marcel André đã thú nhận Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là “một cuộc cách
mạng thực sự” đối với mục vụ giơí trẻ tại Canada (Zenit 29/07/02). Không có một phép lạ hóa bánh nào. Nhưng phép lạ đó là từ tình trạng ù lì, “các
bạn trẻ Canada giờ đây muốn tham dự vào việc phục vụ thực sự trong Giáo Hội.”
(Zenit 29/07/02) TGM Gervais tiếp lời :
“Bây giờ, các bạn trẻ biết rằng có thể phục vụï và các bạn muốn nhiệt tình tham
gia. Họ đang có mặt tại đây và họ muốn
làm những gì Đức Kitô đòi hỏi.” (Zenit 29/07/02)
Sức sống vẫn bừng lên trong Giáo Hội như đã bừng lên nơi đám đông
theo Đức Giêsu. Muốn cho mọi người thấy
sức sống đặc biệt của Giáo Hội, Đức Thánh Cha đã đối chọi hai biến cố chính mới
xảy ra : Năm thánh 2000 đã giúp khám phá lòng đạo nhiệt thành, và biến cố khủng
bố 11 tháng 9 lại là một việc thù hận. Đức
Thánh Cha nói với các bạn trẻ rằng hai biến cố này làm thành hai thái cực của hành
vi con người, và các bạn trẻ phải chọn giữa khuynh hướng sống tha hóa và cơ giới
dẫn tới “văn hóa sự chết” và xác tín Kitô giáo sinh ra sự sống. Những người lãnh đạo thiên niên kỷ mới sẽ trực
diện với việc lựa chọn đó. Đức Thánh
Cha nhấn mạnh : “Vấn đề vẫn còn đó, chúng ta nên xây dựng sự sống và đời sống cộng
đoàn chúng ta trên những nền tảng nào, những mấu cứ nào ?” (CWNews
29/07/2002)
Chắc chắn Kitô hữu đã có câu trả lời khi xác tín vào tình yêu Thiên
Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Không ai có thể trả lời hay hơn thánh Phaolô, đấng đã
từng xác quyết : “Đối với tôi, sống là Đức Kitô.” (Pl 1:21) Lý do vì “Thầy là con đường, là sự thật và là
sự sống.” (Ga 14:6) Nhưng hiện nay nhiều
con đường đang bị tắc nghẽn vì không còn dẫn các tâm hồn đến với Đức Giêsu nữa.
Chẳng hạn, nhiều nhóm Tin Lành và các giáo phái tôn giáo đã thu hút được 30 phần
trăm dân sôá Guatelama trong suốt 30 năm qua.
Guatelama đã trở thành thí điểm cho các nhóm quá khích xâm nhập Nam Mỹ. Tuy nhiên, khác với những tiên đoán quá lạc
quan của các giáo phái Tin Lành, Guatelama hiện nay vẫn còn 70 phần trăm theo Công
giáo. Nhưng “điều quan trọng nhất bây giờ
là cần Công giáo có chất lượng.” (Zenit 30/07/2002) Đó là điều giám mục Fernando C. Gamalero địa
phận Escuintla quả quyết. Có lẽ điều đó
sẽ thực hiện được sau lễ ĐGH Gioan Phaolô II phong thánh cho Pedro de San José. Phép lạ không phải là bánh và cá cho trên dưới
20,000 người ăn no. Nhưng 700,000 người
đầy hứng khởi khi nghe sứ điệp của ĐGH Gioan Phaolô II : “Gia sản của tu sĩ Pedro sẽ là nguồn động lực
thúc đẩy các Kitô hữu và tất cả dân chúng muốn biến cải cộng đồng nhân loại thành
một đại gia đình, trong đó các tương quan xã hội, chính trị và kinh tế xứng hợp
với con người.” (Zenit 30/07/2002)
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP