Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt
Cảm Mến Công Ơn Của Các Anh Hùng Tử Ðạo
(2M 7,1-2.9-14; 2C 4,7-15; Mt 10,16-23)
Phúc Âm: Mt 10, 17-22
"Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và
vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng:
"Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và
sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền
và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi
người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì.
Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các
con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em,
cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì
danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy
sẽ được cứu độ".
Suy Niệm:
Ngày 24 Tháng 11
Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt
(2M 7,1-2.9-14; 2C 4,7-15; Mt 10,16-23)
Ngày lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt
A. Cảm Mến Công Ơn Của Các Anh Hùng Tử Ðạo
Bài sách Macabê thuật lại câu truyện tử đạo của
một gia đình 7 mẹ con ở thời Cựu Ước. Ðó là một gia đình không tên không tuổi;
và vì thế được phụng vụ coi như là tiêu biểu cho bao bậc tử đạo vô danh. Chúng
ta có thể tựa vào câu truyện ấy để nhắc tới những bậc tử đạo quá nhiều trên Ðất
nước chúng ta.
Thực vậy, Hội Thánh Việt
Ðiều đó chắc chắn không cần phải nói thêm.
Nhưng phải nói lên điều này, là: 300,000 tử đạo kia là một đoàn thể đông đảo đủ
mọi màu sắc, khác nào một cánh đồng bát ngát đủ mọi sắc hương. Giám mục, linh
mục và tu sĩ nam nữ có; nhưng số giáo dân đông hơn nhiều. Và già có, trẻ có;
thanh niên, phụ nữ, nhi đồng cũng có: không thiếu một hạng người nào. Ðặc biệt
hơn nữa là rất nhiều người đã tử đạo trong y phục lý trưởng cũng như quân nhân.
Họ là những người dân tốt, phục tùng Nhà nước, làm việc tận tâm, được lòng quan
chức nêu gương cho mọi người.
Tổng đốc Trịnh Quang Khanh là viên chức có lẽ
đã giết rất nhiều tín hữu ở miền Bắc. Thế mà dưới quyền ông vẫn có nhiều người
lính có đạo. Và những người này nhiều khi lại gương mẫu và xuất sắc. Ông quý
mến họ và ra sức dụ dỗ họ bỏ đạo... Ông không hiểu rằng chính đức tin họ đang
giữ là động lực cho đời sống công dân tốt lành kia. Thấy họ cương quyết trung
thành với tín ngưỡng đang khi vẫn nhiệt tình với chức năng, ông tìm cách bao
che cho họ. Nhưng họ không chịu. Ông Huy, ông Thể, ông Hiếu và nhiều người khác
dưới quyền Trịnh Quang Khanh đã ra xưng đạo, trước sự khâm phục và xót thương
của bao nhiêu chiến sĩ, không cùng một quan điểm tôn giáo nhưng không thể không
cảm mến những người chiến hữu và đồng bào giá trị như vậy.
Chúng ta không thể kể hết ở đây về đời sống gia
đình, xã hội của các Tử đạo Việt
Ngay cái chết của các tử đạo Việt
Do đó khi mừng lễ các ngài, chúng ta phải biết
để ý đến nét Việt
Bài thư Phaolô có thể giúp chúng ta làm công
việc này.
B. Ði Theo Ðường Lối Của Các Tử Ðạo
Quả thật các Tử đạo Việt
Và để có Thánh Thần và sự sống của Ðức Kitô ở
trong mình như vậy, các tử đạo đã phải hư vô hóa mình, tức là chết cho bản
thân, không sống theo xác thịt tự nhiên nữa, nhưng theo Thần trí của Ðức Kitô,
tức là đường lối của Người. Hết mọi tử đạo đều đã chết cho đức tin và vì đức
tin; nhưng đức tin ở đây không phải là một hệ thống tư tưởng vũ trụ nhân sinh
quan mà là đức tin sống động, tin Thiên Chúa và tin Ðức Yêsu Kitô đã yêu thương
mình cho đến chết. Ðó là đức tin đầy lòng mến và đầy lòng trông cậy, chắc chắn
rằng nếu cùng chết với Ðức Kitô và vì Ðức Kitô thì sẽ được sống lại với Ngài và
được đồng thừa tự với Ngài. Thế nên, các tử đạo là những người đầy Chúa Yêsu
sau khi đã tát cạn bản ngã và các khuynh hướng xấu xa ở nơi mình.
Và cũng chính nhờ đó mà đàng khác, các vị tử
đạo trước khi hy sinh mạng sống mình vì Chúa, đã có một đời sống xã hội đáng
khâm phục. Ðiều này cũng rất dễ hiểu! Lời thư Phaolô viết: sự chết hoành hành
nơi chúng tôi còn sự sống hoạt động nơi anh em. Các tử đạo cũng có thể nói:
chúng tôi đã chết cho bản thân để sự sống tăng trưởng nơi anh em. Thật vậy, con
người đã chết đi cho chính mình, thì sống cho Chúa. Nhưng đối với họ, Thiên
Chúa không phải chỉ là Ðấng Vô hình, mà hơn nữa còn là Ðấng đang hiện diện
trong Hội Thánh và trong anh em. Mọi hành vi làm cho người anh em nhỏ mọn nhất
là làm cho Chúa. Thành ra các đấng thánh là những người nhìn thấy Thiên Chúa
ngay ở đời này và cụ thể trên mặt đất này nơi Hội Thánh và nơi anh em. Và vì họ
không còn sống cho chính bản thân và vì bản thân nữa, nên mọi phục vụ của họ
chỉ còn quy vào một đối tượng. Ðó là Thiên Chúa nơi tha nhân... Ðó là tha nhân
trong cái nhìn của đức tin và lòng mến. Các tử đạo làm tốt các nhiệm vụ xã hội
là vì thế. Và mọi người thật có lý để nghi ngờ những kẻ đã phản bội đức tin của
mình.
Như thế, nếu hôm nay mừng lễ các Tử đạo Việt
Nam, chúng ta phải để ý đến nét Việt Nam nơi các ngài, tức là phải soi gương
các ngài trong đời sống xã hội phục vụ anh em đồng bào, thì chúng ta � người có đức tin � phải luôn duy trì và phát triển động lực thúc
đẩy đời sống xã hội kia tức là Thánh Thần và Ðức Kitô ở trong mình. Và cho được
như vậy, chúng ta phải mang sự chết của Ngài trong thân xác, là biết chết cho
bản thân và các khuynh hướng vị kỷ. Phải làm như vậy mới đi vào được đường lối
của các tử đạo và mới có thể theo các ngài cho đến cùng. Bởi vì muốn nên giống
các ngài hoàn toàn, chúng ta không những phải biết sống như các ngài mà còn
phải biết chết như các ngài. Mà muốn chết như các ngài, chúng ta phải sống đạo
như trên mà vẫn không quên Lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay.
C. Tin Tưởng Như Các Tử Ðạo
Chúa nhắc nhở chúng ta biết số phận thông
thường của các môn đệ Người: "Người ta sẽ bắt bớ các con". Và trong
sách Tin Mừng Yoan, Người còn nói rõ hơn: đó là điều thật dễ hiểu, vì tôi tớ
không trọng hơn Thầy. Có lạ chăng là việc thế gian yêu các con chứ các con có
thuộc về thế gian nữa đâu mà thế gian quý mến các con! Và lịch sử làm chứng Hội
Thánh của Ðức Yêsu, Hội Thánh tiếp nối sứ mạng cứu thế của Người, luôn luôn có
các tử đạo, không ở nơi này thì ở nơi khác, không dưới hình thức này thì dưới
hình thức khác. Ðó là mầu nhiệm, nhưng là mầu nhiệm tương đối dễ hiểu.
Sứ mệnh của Ðức Yêsu cũng như của Hội Thánh
Người là sứ mệnh tuyên chứng. Tuyên chứng về chân lý, về những chân lý siêu
phàm; thế mà chân lý thì như ánh sáng và thế gian đã bị tối tăm bao phủ nên
luôn luôn muốn vùi dập ánh sáng. Và cũng đồng thời tuyên chứng về tình yêu,
tình yêu của Thiên Chúa yêu thương loài người và chẳng tình yêu nào lớn bằng
tình yêu nơi người hy sinh mạng sống vì người mình muốn yêu.
Thế nên chính khi chịu chết vì đạo, người tín
hữu trở thành chứng tá hoàn toàn hơn cả. Cái chết của họ vừa nói lên niềm tin
chắc chắn, vừa nói lên tình mến tận cùng. Chỉ những kẻ có niềm tin yếu ớt mới
sợ tử đạo. Nhưng nếu chúng ta yếu thì đã có Chúa ban Thánh Thần của Người đến
nâng đỡ sự yếu đuối nơi chúng ta. Và việc này tùy ở chúng ta trong lúc bình
thường có cầu xin và sống đạo để nhận được nhiều Thánh Thần hay không?
Giờ đây chúng ta cử hành thánh lễ. Chung quang
bàn thờ này hiện diện vô hình đoàn thể các tử đạo Việt
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)