Yêu mến Thầy, thì
hãy giữ giới răn Thầy
Suy niệm Chúa Nhật VI Phục
Sinh năm - A
(Ga 14, 15 - 21)
Khi đến « giờ
Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha » (Ga 13, 1) . Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết đầy tình Thầy trò. « Tối
hôm trước ngày chịu khổ hình ». Chúng ta dễ hình dung ra thái độ nội tâm và
đoán được sự lo lắng của các môn đệ trước giờ Thầy đi chịu chết.
Thực ra, nguyên những lời của Chúa Giêsu đã thể
hiện mối lo sợ rồi. Người nói sẽ không để các môn đệ mồ côi, rõ ràng Người gợi
lên nỗi buồn Thầy trò phải chia ly.
Câu hỏi đặt ra : ở trung tâm của mùa Phục
sinh thật là vui, sao lại gợi lên những giờ đen tối chất chứa nỗi buồn ? Trước
ngày lễ Ngũ Tuần, nghĩa là trước khi loan báo Tin Mừng cho Muôn Dân, tại sao
lại cho chúng ta chứng kiến sự sợ hãi của các môn đệ ? Có lẽ vì bản văn giới
thiệu Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Vấn nạn vẫn còn đó. Chúng ta hãy cố gắng
từng bước theo di ngôn của Chúa Giêsu.
« Nếu
các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy » (Ga 14, 15). Lời di chúc này thật không đơn giản, có ý nói :
các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc giới răn của Thầy sẽ
được tuân giữ, có nghĩa là : khi yêu mến Chúa Giêsu, người ta sẽ tuân giữ
các giới răn Chúa để lại là yêu mến Người. Có thế hiểu cách khác : nếu các con
yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng các giới răn Thầy truyền.
Tôn trọng các giới răn là thể hiện lòng mến nên tuân giữ.
Lời của Chúa Giêsu nêu lên tương quan giữa các
giới răn với tình yêu dành cho mình, nên Người kết luận : « Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật
đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy » (Ga
14, 21). Và Người cam kết : « Thầy sẽ xin
Cha ». Nói thế là Người chịu trách nhiệp về những việc Người làm. Một cách
chắc chắn và bảo đảm là ; nếu Chúa
Giêsu bênh đỡ chúng ta, chúng ta còn sợ hãi gì ?
Chúa Giêsu xin Cha điều gì ? Người xin
Cha « ban cho các con một Đấng Phù Trợ
khác » (Ga 14, 16). Khi nói Đấng Phù Trợ khác, Chúa Giêsu chứng tỏ
sự lo lắng bảo vệ các môn đệ, và cho thấy Người là một Đấng Phù Trợ. Đó là lý
do tại sao Người nói đến một « Đấng Phù
Trợ khác ». Lời cầu xin của Chúa Giêsu còn ngụ ý nói rằng vụ án của Chúa qua
đi sẽ tiếp đến một vụ án khác là chính các môn đệ bị kết án vì niềm tin của họ
vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại. Chúng ta hãy để ý đến thuật ngữ Đấng
Bầu Chữa, Trạng Sư, hay Đấng An Ủi. Trong ngành tư pháp Do thái, vị luật sư hỗ
trợ thân chủ của mình và tư vấn, vì khi bào chữa cho thân chủ là lúc luật sư cố
gắng bảo vệ chính mình. Điều này ám chỉ về Chúa Thánh Thần. Ngài nâng đỡ các
môn đệ trong hành động cũng như lời nói, « Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con mọi sự » (Ga 14, 26).
Nhưng làm thế nào để biết được Ngài, đón nhận
Ngài hay đơn giản là để thấy được Thần Chân Lý ? Khỏi phải lo, vì « thế gian không thể đón nhận, vì thế gian
không thấy và cũng chẳng biết được Ngài » (Ga 14, 17). Chúa Giêsu thêm « còn
các con, các con biết Ngài » (Ga 14, 17). Vậy là chúng
ta an tâm. Nhưng điều đó có giúp chúng ta bám chặt vào Chúa Thánh Thần hơn
không ? Chưa chắc. Chúng ta biết Ngài là Đấng Phù Trợ và cũng biết rõ Ngài
chưa được đón nhận, vì Chúa Giêsu nói về tương lai là sẽ xin Cha : « Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ
khác, để Ngài ở với các con luôn mãi » (Ga 14, 16). Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần đã được biết đến : « Còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở
nơi các con và ở trong các con » (Ga
14, 17). Ngài không chỉ được Chúa Cha ban cho chúng ta, mà Ngài còn ở trong chúng
ta. Rõ ràng Chúa Giêsu không tự mâu thuẫn và không nói những gì là không thể.
Thậm chí còn rất thú vị khi cầu nguyện cùng Cha để xin Cha ban Thánh Thần của
Ngài xuống. Ngày Lễ Ngũ Tuần sắp tới sẽ là ngày Chúa Thánh Thần từ Đức Chúa Cha
do Chúa Con xin mà đến và chúng ta lãnh nhận qua Chúa Con, lần nữa và một lần
nữa.
Các môn đệ sợ bị bỏ rơi, tức là mồ côi. Chúa
Giêsu tìm cách giúp các ông an tâm khi nói : « Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con ». Chúa Giêsu không đến với họ trong tư
cách là Cha, vì Người là Con trong mối quan hệ với Cha. Trước lúc chia tay, nỗi
lo sợ bao trùm lên các môn đệ, vì họ không biết sống như những người con ;
họ biết mình mỏng giòn yếu đuối hay lo sợ về bí ẩn của cuộc đời. Nên Chúa Giêsu
hứa ban Thần Chân Lý, Đấng làm cho cho họ trở nên những người con. « Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng
Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con » (Ga 14, 18). Trong ngày đó, là ngày Chúa Thánh Thần xuống
trên các ông, ở với và trong các ôn mãi
mãi, bằng sự hiện diện vô hình, sự sống làm con được phục hồi. Họ sẽ đón nhận
hoa quả ơn cứu độ là Chúa Thánh Thần và họ sẽ nếm trước
niềm vui cứu rỗi là làm conThiên Chúa.
Chúa Giêsu kết luận : « Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật
đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và
Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó» (Ga 14, 21). Chỉ sợ hãi khi tách mình ra khỏi Chúa con và không
nhận biết tình yêu của Chúa Cha. Vậy,
khi tuân giữ giới răn và lệnh Chúa truyền, các môn đệ được tham dự vào tình
nghĩa tử với Chúa Cha. Chính Chúa Cha đến với con người trong Đức Giêsu và khi sai
Thánh Thần xuống. Vai trò của Chúa Thánh Thần là giúp các môn đệ trở nên những
chứng nhân cho lời Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con nài xin Chúa xin
Chúa Cha cử Chúa Thánh Thần đến với chúng con, và ở trên chúng con như đã ở với
các môn đệ Chúa, những người sống nhờ Thánh Thần Chúa và vui mừng nhận biết chỉ
có Chúa là ơn cứu độ chúng con : chúng con hướng về Chúa Cha và thưa rằng «
Abba, Lạy Cha » .
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ